Nghĩa vụ và quyền của bố dượng, mẹ kế đối với con riêng của

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 54)

vợ hoặc của chồng

50

của một bên hoặc của cả hai bên đã có trong quan hệ hôn nhân trước. Do vậy, tình trạng bố dượng, mẹ kế sống chung với con riêng của bên kia là tương đối phổ biến. Xét trên cơ sở của quan hệ huyết thống thì giữa bố dượng, mẹ kế đối với con riêng của bên kia không phải là quan hệ cha – con, mẹ - con. Tuy nhiên do bố dượng là chồng của mẹ, mẹ kế là vợ của cha nên thực tế trong nhiều gia đình những người này vẫn gọi nhau và đối xử với nhau như cha, mẹ, con. Bên cạnh đó cũng có không ít gia đình lại có sự phân biệt đối xử giữa con chung, con riêng khi họ cùng chung sống dưới một mái nhà. Để đảm bảo quyền và lợi ích của con riêng và bố dượng, mẹ kế. Luật hôn nhân và gia đình quy định bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục con riêng cùng sống chung với mình như đối với con đẻ. Bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc chồng không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau:

1. Bố dượng mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng cùng sống chung với mình theo quy định tại các Điều 34, 36 và 37 của Luật này.

2. Con riêng có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 35 và Điều 36 của Luật này.

3. Bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau [22, Điều 38]. Như vậy, bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng nếu sống chung thì phát sinh các nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ và con với nhau. Trong trường hợp bố dượng mẹ kế không sống chung với con riêng của vợ hoặc của chồng thì giữa họ không tồn tại nghĩa vụ và quyền đối với nhau. Quy định này hoàn toàn phù hợp cả về lý luận cũng như thực tiễn.

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 54)