dâu, con rể
51
nhà mà trong nhiều gia đình cha mẹ chồng, cha mẹ vợ chung sống với con dâu, con rể, đặc biệt khu vực thành thị do vấn để hạn hẹp về chỗ ở. Để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam với đặc trưng là giàu tình thương yêu, hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình đồng thời gắn nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên với nhau trong việc tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau trong cuộc sống, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định thêm về quyền, nghĩa vụ của con dâu, con rể, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng. Theo đó: “Trong trường hợp con dâu, con rể sống chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ thì giữa các bên có các quyền, nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau theo quy định tại các điều 69, 70, 71 và 72 của Luật này” [27, Điều 80].
Quy định này được hiểu là giữa cha mẹ chồng, cha mẹ vợ đối với con dâu, con rể nếu sống chung với nhau thì có các nghĩa vụ và quyền của cha mẹ; nghĩa vụ và quyền của con; nghĩa vụ và quyền chăm sóc nuôi dưỡng; nghĩa vụ và quyền giáo dục con. Đây là quy định hoàn toàn mới so với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sự ra đời của nó là thật sự cần thiết và có ý nghĩa hết sức to lớn. Là cần thiết bởi vì nó tạo ra hành lang pháp lý trong quan hệ giữa cha mẹ chồng, cha mẹ vợ với con dâu, con rể - một vấn đề quan trọng mà ở những Luật hôn nhân và gia đình trước đây còn bỏ ngỏ. Nó có ý nghĩa to lớn bởi vì quy định này góp phần đảm bảo cuộc sống ổn định cả về vật chất lẫn tinh thần giữa các thành viên trong gia đình, nhất là đối với những người già yếu mà đang sống cùng con dâu, con rể. Thật khó hình dung ra được khi cha mẹ chồng, cha mẹ vợ già yếu, thậm chí không có thu nhập sẽ như thế nào nếu thiếu đi sự quan tâm chăm sóc, phụng dưỡng của con dâu, con rể cùng sống chung với mình, ngược lại cha mẹ chồng, cha mẹ vợ cũng có thể quan tâm, giúp đỡ, chăm sóc, giáo dục con dâu con rể, giúp các con tạo lập cuộc sống ổn định, vững chắc.
52