1 Khái niệm “bảo vệ quyền và lợi ích lợp pháp của người cao tuổi”: Trước hết, quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi được hiểu là những quyền và lợi ích của người cao tuổi được nhà
Trang 1MỞ ĐẦU:
Trong thời gian gần đây, tuổi thọ của con người ngày càng được nâng cao, không chỉ do được chăm sóc tốt về sức khỏe và còn do được đảm bảo đầy đủ
về điều kiện sinh hoạt Không nằm ngoài sự phát triển chung ấy, tỉ lệ người cao tuổi của Việt Nam cũng ngày càng tăng lên Chính vì thế mà việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi là nghĩa vụ của mỗi cá nhân, mỗi gia đình cũng như toàn thể xã hội Đặc biêth trong gia đình, tế bào của xã hội thì việc bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi cần được chú trọng hơn nữa Vì chỉ khi quyền lợi cơ bản của người cao tuổi được đảm bảo trong gia đình thì việc chăm sóc, phát huy quyền lợi của người cao tuổi của toàn cộng đồng mới được thực hiện
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề vì thế nhóm 8 xin chọn chủ đề: “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi trong gia đình Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vần đề cũng như có thêm kiến thức cho bản thân Trong quá trình nghiên cứu do kiến thức còn hạn chế vì vậy không tránh khỏi thiếu sót, rất mong thầy cô và các bạn sẽ góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn
Trang 2NỘI DUNG:
I.Các khái niệm.
Khái niệm “người cao tuổi”:
Đại hội thế giới về tuổi già tại Viên (1982) đã thống nhất quy định, tuổi già bắt đầu từ 60 trở lên Sau nhiều lần điều chỉnh, đến cuối thập kỷ
80, khái niệm Người cao tuổi được dùng thay cho Người già Tuy hai khái niệm này không khác nhau về khoa học, song về mặt tâm lý, cụm từ Người cao tuổi mang ý nghĩa tích cực hơn Còn khái niệm người cao tuổi, theo định nghĩa mới của tổ chức y tế thế giới phải từ 70 tuổi trở lên Tại nước ta, cho đến khi Pháp lệnh Người cao tuổi (tháng 4 nǎm 2000) và hiện nay là Luật người cao tuổi (2009) được ban hành, chúng ta đã có quy định 60 tuổi trở lên là người già Điều 2 Luật người cao tuổi năm 2009
quy định cụ thể: “Người cao tuổi được quy định trong luật này là công
dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên” (1)
Khái niệm “bảo vệ quyền và lợi ích lợp pháp của người cao tuổi”:
Trước hết, quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi được hiểu là những quyền và lợi ích của người cao tuổi được nhà nước ghi nhận trong các văn bản pháp luật và được nhà nước bảo đảm thực hiện,buộc mọi người phải tôn trọng và không được xâm phạm tới
II Vị trí và vai trò của người cao tuổi trong gia đình Việt Nam.
1 Vị trí.
Trang 3Trong gia đình Việt Nam hiện nay người cao tuổi giữ một vị trí vô vùng quan trọng Người cao tuổi ở nước ta bây giờ có khoảng hơn 8,7 triệu người Đây là lớp người có công lớn với đất nước, từng trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ đầy gian khổ và giai đoạn xây dựng lại đất nước trong đống tro tàn của cuộc chiến tranh để làm nên lịch sử vẻ vang của thế hệ Hồ Chí Minh nay đang tiếp tục đem trí tuệ, kinh nghiệm, nghề nghiệp, tài năng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Người cao tuổi nước ta có công sinh thành, nuôi dạy con cháu, xây dựng gia đình, dòng họ, quê hương, đất nước, giáo dục thế hệ trẻ về nhân cách, giữ gìn gia phong, kỷ cương phép nước Đặc biệt, trong xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, người cao tuổi có
vị trí, vai trò hết sức quan trọng Bởi người cao tuổi còn tiềm ẩn nhiều tiềm năng, thế mạnh mà lớp người trẻ tuổi không thể có được Đó là những trí tuệ, kinh nghiệm quí cùng với những phẩm chất tốt đẹp mà những người cao tuổi đã phấn đấu rèn luyện tích lũy cả đời, vượt qua biết bao gian khó xây dựng cuộc sống gia đình Việt Nam
2 Vai trò.
Thực tiễn ở nước ta cho thấy người cao tuổi có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình kiến tạo gia đình thành đạt Gia đình,dòng họ có con, cháu trưởng thành, phát đạt đều do sự rèn rũa, giáo dục của ông bà, cha mẹ, do kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng
họ Những gia đình con cháu hư đốn đều bắt nguồn từ những nền tảng, giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình bị băng hoại, cũng do ông bà, cha
mẹ ở những gia đình này suy thoái, không còn là mẫu mực cho con cháu
Do vậy, lớp người cao tuổi có công đầu trong nuôi dưỡng, giáo dục con
Trang 4cháu trong gia đình, dòng họ, từ biết yêu thương, kính trọng ông bà, cha
mẹ, anh chị em trong gia đình, dòng họ đến yêu quê hương đất nước, yêu thương con người và yêu thiên nhiên Cũng từ gia đình mà người cao tuổi
đã dày công truyền thụ kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức kinh tế, văn hóa,
xã hội, khoa học, công nghệ và các ngành nghề truyền thống cho con cháu, cho thế hệ trẻ; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ; tích cực tham gia các phong trào khuyến học, khuyến tài, hỗ trợ giáo dục, đào tạo bồi dưỡng người có đức, có tài
Trong phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo làm giàu hợp pháp, người cao tuổi càng có vị trí, vai trò quan trọng Nước ta là nước nông nghiệp, trải qua nhiều năm chiến tranh, người cao tuổi có những đóng góp to lớn, không chỉ cho cuộc sống gia đình mà cho cả quê hương đất nước Đến nay, ở khu vực nông nghiệp, nông thôn vẫn còn gần 70 % người cao tuổi vẫn tham gia lao động sản xuất, trợ giúp con cháu Người cao tuổi có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, duy trì
và phát triển các ngành nghề truyền thống, các hoạt động dịch vụ Hàng vạn người cao tuổi đang làm chủ trang trại, cơ sở sản xuất, kinh doanh; tiếp tục có những đóng góp, tăng thu nhập cho gia đình, nuôi dạy con cháu Đây là một nhân tố quyết định đạt được mục tiêu gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc
Trong phòng chống bạo lực gia đình, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập vào mái ấm gia đình, người cao tuổi cũng có vai trò rất quan trọng Với kinh nghiệm từng trải, người cao tuổi có bản lĩnh đấu tranh, phòng ngừa các tệ nạn xã hội, thấy rõ những hiểm họa khôn lường do các
tệ nạn xã hội gây ra cho gia đình, xã hội, để giáo dục cho con cháu phòng,
Trang 5chống có hiệu quả; xây dựng mái ấm gia đình thành gia đình văn hóa, không tệ nạn xã hội, không bạo hành; thành môi trường an toàn, tốt đẹp nhất cho con cháu phát triển
Người cao tuổi tổ chức, động viên hội viên tham gia có hiệu quả
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” Tuyên truyền vị trí, vai trò tác động của văn hoá mới trong đời sống
gia đình và xã hội, đăng ký phấn đấu xây dựng gia đình văn hoá, tham gia xây dựng và thực hiện qui ước, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao đã thu hút đông đảo người cao tuổi tham gia Người cao tuổi với tiềm năng và kinh nghiệm sống của mình góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Người cao tuổi thực sự có công trong việc giữ gìn, phát triển văn hoá, nghệ thuật truyền thống dân tộc Nhiều người
cao tuổi đã được tặng danh hiệu “Bàn tay vàng” “Nghệ nhân” của các
ngành nghề truyền thống (Đồ gỗ, đồ mỹ nghệ ) Người cao tuổi tham gia
tích cực vào cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư " bằng những việc làm cụ thể như công tác an ninh nhân
dân, phòng chống tội phạm, hoà giải, khuyến học, khuyến tài Các hoạt động này vừa phát huy được tiềm năng của người cao tuổi, góp phần xây dựng đời sống văn hoá, vừa là chăm sóc đời sống tinh thần, tạo cho người cao tuổi có cuộc sống hoà hợp với cộng đồng, cótinh thần lạc quan, lấy việc giúp ích cho mọi người làm niềm vui, khắc phục tâm lý thấy mình là người thừa trong xã hội
III Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi trong gia đình Việt Nam hiện nay.
Trang 61.Quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi trong các quy định của pháp luật.
Trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người, đặc biệt là nhờ sự phát triển của khoa học và công nghệ, dẫn tới những thành tựu vượt bậc
về kinh tế cùng với những tiến bộ xã hội, tuổi thọ trung bình đã không ngừng được nâng lên Thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, thế giới đã chứng kiến một cuộc cách mạng về tăng tuổi thọ, gắn liền với sự giảm nhanh tỷ lệ sinh, làm cho số lượng người cao tuổi ngày càng tăng và ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong dân số Đó là xu thế già hoá dân số, mang tính toàn cầu và trở thành một vấn đề xã hội có tác động rất lớn tới tiến trình phát triển chung của tất cả các nước trên nhiều mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, nghệ thuật
Để đáp lại cơ hội và thách thức của hiện tượng già hóa dân số trong thế kỉ 21 và xúc tiến phát triển một xã hội mới cho mọi lứa tuổi, năm
1990, để tập trung sự chú ý của thế giới về vấn đề người cao tuổi, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc quyết định lấy ngày 1/10 hàng năm làm ngày quốc
tế người cao tuổi, bắt đầu từ ngày mùng 1/10/1991 Tháng 4/2002, Đại hội đồng thế giới lần thứ hai về người cao tuổi tại Madrid, Tây Ban Nha
đã thông qua chương trình hành động quốc tế về người cao tuổi và đã được đại diện chính phủ 159 nước, trong đó có Việt Nam, cùng cam kết thực hiện Chương trình hành động này đưa ra ba hướng ưu tiên Một là, người cao tuổi và sự phát triển, hai là, tăng cường , sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, ba là, bảo đảm môi trường thuận lợi
và hỗ trợ người cao tuổi
Việt nam là một trong những nước sớm triển khai các hoạt động trợ người cao tuổi Đây không chỉ là cam kết của nhà nước Việt Nam trước
Trang 7cộng đồng quốc tế mà còn là nét đẹp truyền thống của nền văn hóa, của nhân dân Việt Nam, một biểu hiện cao quý về tình người, về đạo đức Việt Nam
Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận từ xa xưa, Nhà nước cũng như làng xã
và gia đình đều rất quan tâm đến người cao tuổi Kế tục truyền thống đó, Nhà nước Việt Nam đã xây dựng và bảo đảm thực hiện chế độ chính sách đối với người cao tuổi Điều đó được quy định và thể hiện từ Hiến pháp
1946, được kế thừa và phát triển trong các Hiến pháp 1959, 1980, 1992, được cụ thể hóa trong Luật Hôn nhân và gia đình, Luật bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, Bộ Luật Lao động, Bộ Luật Hình sự …và nhiều văn bản dưới luật
Năm 2000, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Người cao tuổi tạo khung pháp lý riêng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người cao tuổi và phát huy tiềm năng to lớn của họ Năm 2009, Quốc hội thông qua Luật người cao tuổi
Luật Người cao tuổi với 6 Chương, 31 Điều đã thể hiện rất rõ nét tính ưu việt cũng như truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của xã hội ta thông qua việc quy định về quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi; trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi
Ngoài những quy định về quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi, Luật cũng quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân và các hành vi bị cấm thực hiện đối với người cao tuổi như: Lăng mạ, ngược đãi, xúc phạm, hành hạ, phân biệt đối xử đối với người cao tuổi; xâm phạm, cản trở người cao tuổi thực hiện quyền về hôn nhân, quyền về sở hữu tài sản
và các quyền hợp pháp khác; Không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi hay lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để vụ
Trang 8lợi….Luật còn dành nguyên hai chương quy định về phụng dưỡng, chăm sóc
và chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi trong đó đáng chú nhất là quy định Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể chúc thọ, mừng thọ theo quy định, người cao tuổi sẽ được chăm sóc sức khỏe thông qua việc định kì khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, đặc biệt ưu tiên cho người đủ 80 tuổi trở lên Các bệnh viện sẽ thành lập các khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh cao tuổi Cụ thể: Người từ đủ 80 tuổi trở lên được ưu tiên khám trước người bệnh khác, trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng; Tổ chức khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh là người cao tuổi và được Chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại Trạm
y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú
Theo Luật, người cao tuổi được chăm sóc đầy đủ hơn về đời sống tinh thần trong hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, hưởng phúc lợi từ các công trình công cộng và giao thông công cộng do Nhà nước và xã hội đầu tư Chính phủ sẽ ban hành danh mục dịch vụ mà người cao tuổi sử dụng với mức miễn, giảm nhất định cũng như quy định việc bố trí một phần ngân sách nhà nước để thực hiện bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi, hộ gia đình nghèo có người cao tuổi như: người đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu và bảo hiểm xã hội sẽ được trợ cấp hàng tháng, được hưởng bảo hiểm y tế, được hỗ trợ chi phí mai táng khi chết và những ưu đãi người cao tuổi trong các hoạt động Tại Điều 16 Luật quy định: Người cao tuổi được giảm giá vé, giá dịch vụ khi sử dụng một số dịch vụ theo quy định như giao thông vận tải, văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí và
du lịch; Về việc thành lập và vận hành của các cơ sở chăm sóc người cao tuổi nhất là đối với người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn thông qua chính sách bảo trợ xã hội như: Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và
Trang 9quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng; Người từ đủ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng và hỗ trợ chi phí mai táng khi chết
Riêng đối với người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, có nguyện vọng và được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội thì được hưởng các chế độ như: Trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng bằng mức nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội; Được hưởng bảo hiểm y tế; được cấp tư trang, vật dụng phục
vụ cho sinh hoạt thường ngày, thuốc chữa bệnh thông thường, dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng và được hỗ trợ chi phí mai táng khi chết
Bên cạnh đó, Luật cũng quy định: Các cơ quan nhà nước cũng có trách nhiệm tạo điều kiện tốt nhất để người cao tuổi phát huy vai trò phù hợp với khả năng của mình thông qua việc bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị, việc trực tiếp cống hiến trong khoa học, sản xuất, kinh doanh Như vậy, ngoài nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, chăm sóc của gia đình, người thân, nhà nước có những cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp và sẽ bổ sung, tăng dần theo xu thế đà tăng trưởng của nền kinh tế để bảo đảm chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi
Việc ban hành và thi hành Luật người cao tuổi là một chính sách phù hợp, bảo đảm người cao tuổi được chăm sóc và phát huy vai trò quan trọng của mình trong đời sống xã hội Mặt khác, nó thể hiện tinh thần nhân văn - truyền thống "uống nước nhớ nguồn" thấm đượn tình cảm quý báu từ ngàn đời của dân tộc ta
Không chỉ có Luật người cao tuổi quy định về chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi, Việt Nam còn có Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân,
Trang 10Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ Luật Lao động, Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự, Luật phòng chống bạo lực gia đình… đều có các quy định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân quy định: “Người cao tuổi, thương binh, bệnh binh và người tàn tật được
ưu tiên trong khám bệnh, chữa bệnh, được tạo điều kiện thuận lợi để đóng góp cho xã hội phù hợp với sức khỏe của mình” Luật Hôn nhân và Gia đình còn quy định con cháu trong nhà có nghĩa vụu chăm sóc, kính trọng, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà
Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành, các chiến lược, các chương trình hành động liên quan đến người cao tuổi như: Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có người cao tuổi…
2 Quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi qua các hoạt động thực tiễn.
Thực hiện cam kết Madrid, Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng triển khai thành lập Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam theo Quyết định
số 141/2004/QĐ-TTg, ngày 5/8/2004, của Thủ tướng Chính phủ Ủy ban là
tổ chức liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng các chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện pháp luật, chính sách của Nhà nước đối với công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; tổ chức sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, các đoàn thể trong việc tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với người cao tuổi; thực hiện chỉ đạo các hoạt động hợp tác quốc tế