Như đã phân tích ở phần trên, người cao tuổi có một vị trí, vai trò quan trọng trong gia đình và trong xã hội; vì vậy để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi, pháp luật Vi
Trang 1A.LỜI MỞ ĐẦU
Đạo lý của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay là quý trọng và biết ơn người cao tuổi ,coi họ là “cây cao bóng cả”, là vốn quý của xã hội Làng xóm và cháu con trong gia đình luôn kính trọng, chăm sóc và nghe lời người già, nhất là những người già có trí tuệ cao, có nhiều đóng góp cho đất nước. NCT khắp mọi miền đất nước là tấm gương phản chiếu những giai đoạn thăng trầm của đất nước, là nhân chứng sinh động cho lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Trong
họ hội tụ đủ phẩm chất của người Việt Nam nhân nghĩa, thuỷ chung, cần cù lao động, dũng cảm thông minh, lạc quan yêu đời Do vậy, để người cao tuổi thực sự
có một cuộc sống tốt về cả vật chất và tinh thần thì trước hết cần phải quan tâm, bảo vệ quyền và lợi ích của người cao tuổi trong chính gia đình của họ Để hiều
hơn về vấn đề này, nhóm chúng em chọn phân tích đề tài: “Bảo vệ quyền và lợi ích của người cao tuổi trong gia đình Việt Nam hiện nay”.Do tầm hiểu biết còn
hạn chế nên bài viết còn có nhiều thiếu sót mong các bạn và thầy cô giáo giúp đỡ
để đề tài được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 2B.NỘI DUNG
I.Vai trò, vị trí của người cao tuổi trong gia đình Việt Nam.
Trong mỗi gia đình nói chung và trong gia đình người Việt Nam nói riêng, người cao tuổi luôn giữ một vai trò, vị trí vô cùng quan trọng Bởi người cao tuổi tiềm ẩn những tài năng, kinh nghiệm được tích lũy trong cả cuộc đời mà lớp người trẻ tuổi không thể có được
Trước hết,vai trò đặc biệt quan trọng của người cao tuổi được thể hiện rõ trong công tác nuôi dạy con cháu: người cao tuổi là tấm gương sáng trong lao động, học
tập, công hiến và nghệ thuật ứng xử Bận rộn với công việc, cha mẹ không phải lúc nào cũng có thể dành thời gian ở bên chăm sóc, giáo dục con Khi đó, ông bà luôn
là những người được nghĩ đến đầu tiên Những gia đình có ông bà cùng chung sống, bố mẹ đi làm cũng có thể yên tâm mỗi khi về muộn, không phải lo lắng giờ giấc đón con, hay không biết con ở nhà đã ăn uống gì chưa… Là thế hệ từng trải, chín chắn, thống nhất giữa lời nói với việc làm, các cụ luôn là tấm gương sáng về đức hy sinh, cần cù, nhân hậu, vị tha để con cháu noi theo Những lời dạy dỗ của các cụ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách các cháu ngay từ thuở ấu thơ Bằng lời ru ngọt ngào, từ những câu ca dao, tục ngữ, những câu chuyện cổ tích giàu tính nhân văn, các cụ khéo léo gieo vào tâm hồn thơ trẻ ý thức về cái xấu, cái đẹp, cái thiện, cái ác, cái vinh, cái nhục Các cụ cũng là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại Những câu chuyện về những năm tháng sống, chiến đấu của cha ông, những tấm gương hy sinh anh dũng của các thế hệ đi trước sẽ góp phần bồi dưỡng cho con cháu lòng yêu nước, ý thức tự hào dân tộc Với sự coi trọng lối sống tích cực “ở hiền gặp lành”, với quan niệm “sống hiền lành nhân hậu, để phúc đức cho con cháu”, từ suy nghĩ đến hành động của các cụ đều có tác dụng hướng con cháu đến những điều nhân đức, trong sáng, tránh xa các tệ nạn xã hội
Trang 3Tiếp đến, có thể đề cập đến vấn đề giáo dục, truyền thụ văn hoá cho các thế
hệ Một cách tự nhiên trong mỗi gia đình là sự truyện thụ, giáo dục về các giá trị
văn hoá giữa các thế hệ Ông bà, cha mẹ ta dạy bảo con cháu từ dáng đi, dáng đứng, dáng ngồi ngay ngắn, đàng hoàng “học ăn, học nói, học gói, học mở”, ăn nói
từ tốn, lễ phép, kính trên nhường dưới và truyền đạt dần kinh nghiệm ứng xử các tình huống cho phù hợp với chuẩn mực xã hội Nhờ những kinh nghiệm và tri thức sống, người cao tuổi trở thành cột trụ hướng dẫn, uốn nắn cho các thành viên trong gia đình hành động theo nền nếp đã được hình thành Chính những điều đó hình thành nên cách sống của gia đình, hình thành nên “gia phong” Từ đó, mỗi gia đình, mỗi làng có những tập quán, nét văn hoá riêng (cách chào hỏi, cách mời khách, cách xưng hô…) và tất cả điều đó tạo thành thói quen, thành nét đẹp, thành văn hoá
Là tấm gương chăm lo giáo dục, truyện thụ văn hoá cho các thế hệ, người cao tuổi luôn có vị trí tôn kính, là sự bảo đảm cho các chuẩn mực văn hoá gia đình được duy tri và thực hiện Thông qua việc răn dạy hay phê phán những biểu hiện
xa rời các giá trị văn hoá đã được hình thành hay khuyến khích, động viên, khen ngợi sự trưởng thành của con cháu, các thế hệ trong gia đình những chuẩn mực văn hoá gia đình có sức sống mạnh mẽ, có giá trị thực tiễn “ buộc” các thành viên phải
tự giác tuân theo như các quy phạm đạo đức
Không chỉ trong lĩnh vực nuôi dạy con cháu, trong phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo, làm giàu hợp pháp, người cao tuổi càng có vị trí, vai trò quan trọng Nước ta là nước nông nghiệp, trải qua nhiều năm chiến tranh, người cao tuổi
có những đóng góp to lớn, không chỉ cho cuộc sống gia đình mà cho cả quê hương đất nước Đến nay, ở khu vực nông nghiệp, nông thôn vẫn còn gần 70 % người cao tuổi vẫn tham gia lao động sản xuất, trợ giúp con cháu Người cao tuổi có nhiều
Trang 4kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống, các hoạt động dịch vụ Hàng vạn người cao tuổi đang làm chủ trang trại, cơ sở sản xuất, kinh doanh; tiếp tục có những đóng góp, tăng thu nhập cho gia đình Đây là một nhân tố quyết định đạt được mục tiêu gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc mà Đảng và Nhà nước ta đang hướng tới
Trong phòng chống bạo lực gia đình, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập vào mái ấm gia đình, người cao tuổi cũng có vai trò rất quan trọng Với kinh nghiệm
từng trải, người cao tuổi có bản lĩnh đấu tranh, phòng ngừa các tệ nạn xã hội, thấy
rõ những hiểm họa khôn lường do các tệ nạn xã hội gây ra cho gia đình, xã hội, để giáo dục cho con cháu phòng, chống có hiệu quả; xây dựng mái ấm gia đình thành gia đình văn hóa, không tệ nạn xã hội, không bạo hành; thành môi trường an toàn, tốt đẹp nhất cho con cháu phát triển
II Quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi trong gia đình Việt nam hiện nay.
Như đã phân tích ở phần trên, người cao tuổi có một vị trí, vai trò quan trọng trong gia đình và trong xã hội; vì vậy để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi, pháp luật Việt Nam quy định người cao tuổi có các quyền cơ bản như: quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, thân thể, danh dự, uy tín, nhân phẩm Đồng thời, người cao tuổi có các lợi ích hợp pháp về việc cấp dưỡng, nuôi dưỡng; chế độ chăm sóc sức khỏe; lương hưu, lương trí, trợ cấp, bảo trợ xã hội…
Luật người cao tuổi năm 2009 và các văn bản hướng dẫn là một hệ thống chính sách toàn diện, phù hợp, bảo đảm cho người cao tuổi được chăm sóc, phát huy vai trò quan trọng của mình trong gia đình Bên cạnh đó, Luật hôn nhân gia đình năm 2000 cũng quy định các điều khoản cụ thể để bảo vệ lợi ích của người cao tuổi
Trang 5Quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi trong gia đình trước hết là các
quyền cơ bản được quy định tại Điều 3, Chương I, Luật người cao tuổi năm 2009:
- Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ;
- Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn;
- Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ
- Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi;
- Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi;
- Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp;
- Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác
- Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội.
Luật Người cao tuổi thông qua ngày 23/11/2009 đã đưa ra những điều khoản cụ thể và là cơ sở pháp lí quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người cao tuổi nhất là trong mối quan hệ với gia đình Khoản 3, điều 5, Luật người cao tuổi quy định: “gia đình người cao tuổi có trách nhiệm chủ yếu trong
công việc phụng dưỡng người cao tuổi”
Một trong những truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam đó là “uống nước nhớ nguồn”; trong một gia đình các con, các cháu đều có bổn phận yêu quý, kính
trọng, biết ơn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; đặc biệt con có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ khi cha mẹ ốm đau bệnh tật Trong thực tế, nếu một gia đình có
Trang 6nhiều con thì không phân biệt con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, các con phải cùng nhau chăm sóc cha mẹ Nếu các con không có đủ điều kiện thì các cháu có nghĩa
vụ đó Đây là một trong những nét đặc trưng của đất nước phương Đông; ở phương Tây đa phần người cao tuổi được đưa vào các trung tâm điều dưỡng; thì ở nước ta, cha mẹ, ông bà luôn phải được con, cháu, anh chị em chăm sóc, nuôi dưỡng khi già yếu Pháp luật Việt Nam quy định rất chặt chẽ trong vấn đề nuôi dưỡng, cấp dưỡng cho cha mẹ Nếu như cha mẹ sống chung với con thì con có nghĩa vụ nuôi dưỡng
cha mẹ; theo khoản 1, Điều 14, NĐ 70/2001/NĐ-CP quy định: “trong trường hợp
gia đình có nhiều con, thì các con trực tiếp thỏa thuận người nuôi dưỡng cha mẹ
và thỏa thuận đó phải được sự đồng ý của cha mẹ ” Nhưng nếu con không sống
chung với cha mẹ thì Điều 57, Luật hôn nhân gia đình, quy định: “con đã thành
niên không sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để nuôi mình” Như vậy, các con không
trực tiếp nuôi dưỡng cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thăm nom, chăm sóc, cấp dưỡng cho cha mẹ theo quy định của pháp luật Pháp luật cũng quy định cụ thể đối với
“con riêng có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế cùng sống chung
với mình” (Khoản 2, Điều 38, Luật hôn nhân gia đình) Có thể nói, đây là một
trong những yếu tố quan trọng đảm bảo quyền được bảo vệ sức khỏe, được chăm sóc của người cao tuổi trong gia đình Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng gắn liền với quyền nhân thân của người cao tuổi trong gia đình
Để bảo vệ quyền cũng như lợi ích của người cao tuổi trong gia đình, pháp luật cũng đưa ra những quy định tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người cao tuổi được
an nghỉ tuổi già Những công dân có thời gian dài hi sinh, cống hiến cho đất nước
và lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội, thì khi từ 60 tuổi trở lên, trở thành người cao tuổi, họ sẽ được pháp luật đảm bảo các điều kiện tốt nhất để nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng; các thành viên trong gia đình phải quan tâm, chăm sóc, phụng dưỡng
Trang 7Nghị định số 06/2011/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi ; theo Luật, người cao tuổi được chăm
sóc đầy đủ hơn về đời sống tinh thần trong hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, hưởng phúc lợi từ các công trình công cộng và giao thông công cộng do Nhà nước và xã hội đầu tư Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ
mà người cao tuổi sử dụng với mức miễn, giảm nhất định, cũng như quy định việc
bố trí một phần ngân sách nhà nước để thực hiện bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi, hộ gia đình nghèo có người cao tuổi như: người đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu và bảo hiểm xã hội sẽ được trợ cấp hàng tháng, được hưởng bảo hiểm y tế…Vì vậy, đây là quy chế pháp lí tiến bộ mang lại lợi ích cho người cao tuổi, trên
cơ sở pháp lí này người cao tuổi có được môi trường an dưỡng tốt nhất; không chỉ
là sự chăm sóc của gia đình mà còn của cả xã hội
Bên cạnh đó, Chương II, Luật người cao tuổi đưa ra các quy định về việc chăm
sóc, phụng dưỡng người cao tuổi, đây là những lợi ích hợp pháp mà người cao tuổi
được bảo vệ như: “Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi tùy theo hoàn cảnh cụ thể phải sắp xếp nơi ở phù hợp với điều kiện sức khoẻ, tâm lý của người cao tuổi; chu cấp về kinh tế; thanh toán chi phí điều trị và chăm sóc y tế
động viên khi người cao tuổi ốm đau” (khoản 3, điều 10) Để góp phần đảm bảo
lợi ích hợp pháp mà luật người cao tuổi đã quy định, ngày 18/2/2011 Bộ tài chính
đã ra Thông tư quy định quản lí và sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi ở nơi cư trú; chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi Trong thông tư đã cụ thể hóa những lợi ích mà người cao
tuổi được hưởng như: tổ chức kiểm tra sức khỏe định kì cho người cao tuổi; tổ chức chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi; biểu dương khen thưởng người cao tuổi
có thành tích xuất sắc…
Trang 8Bên cạnh đó, Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 cũng đưa ra
những quy định nhằm bảo vệ quyền của người cao tuổi trong gia đình; cấm các con, cháu có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ, ông bà… Ngoài ra, còn có nhiều chương trình hành động, các dự án quốc gia nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi hiện nay đang được nhà nước triển khai và chú trọng đầu tư hơn nữa
III Thực trạng công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi hiện nay
1.Những điều đã làm được
Trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách chăm lo,
ưu đãi người cao tuổi, thể hiện trong việc ban hành Pháp lệnh NCT và chương trình mục tiêu quốc gia Cuộc vận động "Toàn xã hội chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi" được phát động trong năm 2008 có một ý nghĩa nhân văn cao cả với mục đích vừa tôn vinh "kính lão trọng thọ" thế hệ cha anh, vừa đặt ra nhiệm vụ
cụ thể đối với toàn xã hội nhằm chăm sóc, phát huy người cao tuổi với phương châm đa dạng, phong phú và xã hội hoá
Năm 2000, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Người cao tuổi tạo khung pháp lý riêng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người cao tuổi và phát
huy tiềm năng to lớn của họ Năm 2009, Quốc hội thông qua Luật người cao tuổi.Luật Người cao tuổi với Chương 6, Điều 31 đã thể hiện rất rõ nét tính ưu
việt cũng như truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của xã hội ta thông qua việc quy định về quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi; trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi Theo Luật, người cao tuổi được chăm sóc đầy đủ hơn về đời sống tinh thần trong hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, hưởng phúc lợi từ các công trình công cộng và giao thông công cộng do Nhà nước và xã hội
Trang 9đầu tư Chính phủ sẽ ban hành danh mục dịch vụ mà người cao tuổi sử dụng với mức miễn, giảm nhất định cũng như quy định việc bố trí một phần ngân sách nhà nước để thực hiện bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi, hộ gia đình nghèo có người cao tuổi như: người đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu và bảo hiểm xã hội sẽ được trợ cấp hàng tháng, được hưởng bảo hiểm y tế, được hỗ trợ chi phí mai táng khi chết và những ưu đãi người cao tuổi trong các hoạt động
Bên cạnh đó, Luật cũng quy định: Các cơ quan nhà nước cũng có trách nhiệm tạo điều kiện tốt nhất để người cao tuổi phát huy vai trò phù hợp với khả năng của mình thông qua việc bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị, việc trực tiếp cống hiến trong khoa học, sản xuất, kinh doanh Như vậy, ngoài nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, chăm sóc của gia đình, người thân, nhà nước có những cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp và sẽ bổ sung, tăng dần theo xu thế đà tăng trưởng của nền kinh tế để bảo đảm chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi
Việc ban hành và thi hành Luật người cao tuổi là một chính sách phù hợp, bảo đảm người cao tuổi được chăm sóc và phát huy vai trò quan trọng của mình trong đời sống xã hội Mặt khác, nó thể hiện tinh thần nhân văn - truyền thống "uống nước nhớ nguồn" thấm đượn tình cảm quý báu từ ngàn đời của dân tộc ta
Hội Người cao tuổi Việt Nam được thành lập ngày 10 tháng 5 năm 1995,là tổ chức xã hội, đại diện cho nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của của người cao tuổi Việt Nam Hội có nhiệm vụ tập hợp hợp, đoàn kết, động viên người cao tuổi tham gia sinh hoạt Hội người cao tuổi, góp phần thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Làm nòng cốt trong phong trào toàn dân chăm sóc, phụng dưỡng, phát huy vai trò người cao tuổi; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi; Nghiên cứu nhu cầu, nguyện vọng của người cao tuổi để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm
Trang 10quyền; Đại diện cho người cao tuổi Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế, các hoạt động đối ngoại nhân dân vì lợi ích của người cao tuổi và của Tổ quốc
Phong trào “đền ơn đáp nghĩa” đối với người có công trong đó cả người cao tuổi, được triển khai mạnh mẽ và thu được nhiều kết quả, trong những năm qua Quĩ đền ơn đáp nghĩa đã vận động được 5.000 tỷ đồng, xây dựng mới 243.412 căn nhà tình nghĩa, sửa chữa 104.125 nhà, với tổng số tiền 2.389 tỷ đồng, giúp đỡ trên 300.000 gia đình chính sách có nhà ở ổn định, tặng 604.000 sổ tiết kiệm tình nghĩa, 15.000 vườn cây tình nghĩa trị giá hàng trăm tỷ đồng…
Các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ngày càng được xã hội hóa, nhiều hoạt động xã hội từ thiện được triển khai để khám bệnh cho người cao tuổi, nhất là người già cô đơn, người nghèo tại cộng đồng, thu hút được sự tham gia của nhiều tổ chức, nhiều hình thức sinh hoạt câu lạc bộ thu hút đông đảo người cao tuổi tham gia Câu lạc bộ người cao tuổi là một hình thức hoạt động của người cao tuổi, rất đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức Có tác động tích cực để người cao tuổi tự chăm sóc đời sống tinh thần, nâng cao sức khoẻ Các câu lạc bộ văn hoá, văn nghệ, thơ ca, thể dục thể thao, sức khoẻ ngoài trời, phụ nữ cao tuổi đơn thân, bà nội bà ngoại, truyền thống phụ nữ… đã duy trì sinh hoạt thường xuyên, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ; là nơi giao lưu tình cảm, chia sẻ vui buồn, học hỏi kinh nghiệm, thể hiện phương châm sống khoẻ, sống vui, phát huy được nhiều hơn khả năng, kinh nghiệm trong cuộc sống, góp phần thực hiện các chương trình kinh tế- xã hội ở địa phương.Đến nay, ngoài số người cao tuổi có bảo hiểm y tế theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội và Pháp lệnh Ưu đãi người có công, đã có 91.347 người từ 85 tuổi trở lên được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế; gần 1,5 triệu người cao tuổi nghèo, người già cô đơn được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế hoặc được miễn, giảm viện phí khi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập