Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản pháp luật liên quan ra đời đã gópphần tích cực và quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ lyhôn với những nội dung cơ bản như quy địn
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Ly hôn là một hiện tượng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều trong thờigian gần đây Khi cuộc sống vợ chồng rơi vào tình trạng trầm trọng, đời sốngchung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì ly hôn làlối thoát cho cuộc sống bế tắc, không còn tình cảm của hai vợ chồng
Nhưng hậu quả pháp lý mà nó để lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến đốitượng vốn là niềm hạnh phúc của hai vợ chồng - đó là những đứa con Nhữngđứa trẻ cần được sự yêu thương, chăm sóc của cả cha và mẹ trong một gia đình
êm ấm Khi cha,mẹ ly hôn chúng phải chịu cảnh gia đình tan nát, nếu không có
sự bảo vệ tốt cho đối tượng này, thì sẽ rất dễ đánh mất cả tuổi thơ và tương lai
Vì vậy, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những đứa con sau khi vợ chồng
ly hôn đã và đang được xã hội quan tâm
Để bảo vệ quyền và lợi ích của đối tượng dễ bị tổn thương này, chúng tacần một cơ chế đồng bộ từ các quy định chặt chẽ của pháp luật đến giai đoạn thihành án trong xuốt thời gian đối tượng này được bảo vệ theo qui định của phápluật
Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản pháp luật liên quan ra đời đã gópphần tích cực và quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ lyhôn với những nội dung cơ bản như quy định về nguyên tắc giao con cho ai nuôi
là vì quyền lợi mọi mặt của con; quy định về mức cấp dưỡng, phương thức cấpdưỡng nuôi con, quyền thăm nom con; quy định về việc thay đổi người trực tiếpnuôi con khi quyền lợi mọi mặt của con không được đảm bảo, …
Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôncòn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do nhiều nguyên nhân khác nhau Đểnghiên cứu vấn đề được rõ hơn, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Phương
Trang 2Lan, Tôi mạnh dạn chọn đề tài : ‘‘Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn’’ làm đề tài khoá luận tốt nghiệp
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của con khi cha,mẹ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đìnhnăm 2000 và các vản bản pháp luật liên quan
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng cácquy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam và các Văn bản pháp luật liênquan về bảo vệ quyền và lợi ích của con sau khi cha mẹ ly hôn
4 Phương pháp ngiên cứu.
Luận văn sử dụng một số biện pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật biệnchứng của chủ nghĩa Mác- Lênin, Phương pháp phân tích, bình luận, so sánh,thống kê, được vận dụng để thực hiện đề tài này
Trang 35 Kết cấu của luận văn.
Luận văn chia làm ba chương
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củacon khi cha mẹ ly hôn
Chương 2: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn theopháp luật hiện hành
Chương 3: Một số vấn đề vướng mắc trong việc thực hiện việc bảo vệ bảo vệquyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn và một số kiến nghị
Trang 4CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH
HỢP PHÁP CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN.
1.1.Ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hôn.
1.1.1 Khái niệm ly hôn.
Hôn nhân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa được xác lập giữa nam và nữ trên
cơ sở tự do, tự nguyện Đây chính là yếu tố quyết định đến độ bền vững củaquan hệ hôn nhân mà họ xác lập Tuy nhiên, trong cuộc sống vợ chồng, vìnhững mâu thuẫn nhất định mà họ không thể sống chung với nhau được nữa Đểgiải phóng vợ chồng cũng như các thành viên khác thoát khỏi những bế tắc, mâuthuẫn trong cuộc sống gia đình không thể hòa giải này, vấn đề ly hôn được đặt
ra Ly hôn là mặt trái của một cuộc hôn nhân, nhưng nó cũng là cách giải thoátcho vợ chồng cũng như các thành viên khác trong gia đình khi quan hệ vợ chồngchỉ còn là hình thức
Pháp luật hôn nhân luôn coi trọng quyền tự do hôn nhân bao hàm cả tự dokết hôn cũng như ly hôn Đảm bảo quyền tự do ly hôn là một nội dung quantrọng của nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ đã được ghi nhận tại Điều 64Hiến pháp Việt Nam năm 1992 và được cụ thể hoá tại Điều 2 Luật HN&GĐnăm 2000 Tuy nhiên, tự do ly hôn không phải là tự do một cách tuỳ tiện mà
phải dựa vào những căn cứ luật định Đó là khi quan hệ vợ chồng lâm vào “tình
trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được’’(Khoản 1 Điều 89 Luật HN&GĐ năm 2000).
Pháp luật không bắt buộc nam nữ kết hôn khi họ không yêu nhau thì cũngkhông bắt buộc họ phải chung sống với nhau khi không còn tình cảm Ly hôn là
cơ hội mới để người vợ, người chồng có thể làm lại cuộc đời, thoát khỏi đau
khổ Bởi vì bản chất của ly hôn ‘‘chỉ là việc xác nhận một sự kiện: cuộc hôn
nhân này chỉ là một cuộc hôn nhân đã chết, sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và
Trang 5giả dối’’(1) và bởi vì: ‘‘Tự do ly hôn tuyệt không có nghĩa là làm tan rã những
mối liên hệ gia đình mà ngược lại, nó củng cố những mối liên hệ đó trên những
cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc trong một xã hội văn minh’’(2) Đứng trên quan điểm tiến bộ của chủ nghĩa Mac - Lê nin, Khoản
8 Điều 8 Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 quy định: ‘‘ Ly hôn là việc chấm
dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của
vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng’’
Như vậy ly hôn là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ vợ chồng.Nhưng không có nghĩa làm chấm dứt các quan hệ khác như quan hệ huyếtthống, quan hệ nuôi dưỡng Do đó, đứng trên tầm vĩ mô thì việc giải quyết lyhôn không những cần xem xét lợi ích của vợ, chồng mà còn cần tính đến quyềnlợi của con cái trong quan hệ hôn nhân đó, giúp giải quyết ly hôn chính xác, đemlại hiệu quả tích cực, thúc đẩy các quan hệ hôn nhân phát triển phù hợp với đạođức xã hội chủ nghĩa, phù hợp với lợi ích chung của toàn xã hội
1.1.2.Hậu quả pháp lý của ly hôn đến quyền và lợi ích của con khi cha
mẹ ly hôn.
Từ thời sơ khai, khi con người mới bắt đầu xuất hiện con người đã biết tổchức sống thành quần thể với nhau theo quan hệ ruột thịt, họ chăm sóc, nuôidưỡng lẫn nhau đặc biệt là đối với con cái Đó là một nghĩa vụ tự nhiên của conngười Dần dần khi hình thái xã hội ngày càng được nâng cao, hình thái nguyênthủy, bầy đàn được thay thế bằng hình thái gia đình thì trách nhiệm của cha mẹđối với con cái cũng không hề thay đổi Và khi nhà nước ra đời, thì nghĩa vụchăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ được luật hóa thành nghĩa vụ pháp lý Nghĩa
vụ này không liên quan đến quan hệ hôn nhân có còn tồn tại hay không
Sau sự kiện ly hôn thì quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng chấm dứt, nhưngkhông có nghĩa là chấm dứt tất cả các quan hệ gia đình bao gồm cả quan hệhuyết thống và nuôi dưỡng mà hôn nhân đem lại Trong quan hệ giữa cha, mẹ
1() C.Mac v PH.Anghen:To n t à PH.Anghen:Toàn t à PH.Anghen:Toàn t ập, nxb chính trị quốc gia, H N à PH.Anghen:Toàn t ội, 1995, t.1, tr.234
à PH.Anghen:Toàn t ập, NXB tiến bộ, Matxcova, 1980, T.25, tr.335
Trang 6đối với con cái thì quyền và nghĩa vụ không có gì thay đổi, mà chỉ thay đổi cáchthức thực hiện quyền và nghĩa vụ đó của người không trực tiếp nuôi dưỡng màthôi
Theo đó, cha mẹ sau khi ly hôn vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trông nom,chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàntật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tàisản để tự nuôi mình ( Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000) Đây lànhững nghĩa vụ không đơn thuần phát sinh dựa trên cơ sở quan hệ tình cảm ruộtthịt mà là nghĩa vụ pháp định
Nhưng xuất phát từ việc sau khi ly hôn thì cha mẹ không cùng chung sống
với nhau nữa, do đó đặt ra vấn đề pháp lý “ ai sẽ là người trực tiếp nuôi con, để
quyền và lợi ích của con được đảm bảo” Vì vậy theo Điều 92 luật hôn nhân và
gia đình năm 2000 quy định: vợ chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôicon và quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng sau khi ly hôn đối với con Còn nếu vợchồng không tự thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết Tòa án sẽ căn cứvào quyền lợi về mọi mặt của con, để giao con cho bên nào trực tiếp nuôidưỡng, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con
Và về nguyên tắc con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, nếucác bên không có thỏa thuận nào khác
Cần thấy rằng, sau khi ly hôn, hoàn cảnh gia đình ly tán sẽ ảnh hưởng rấtnhiều đến sự phát triển bình thường của các con chưa thành niên hoặc đã thànhniên bị tàn tật, bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động vàkhông có tài sản để tự nuôi mình Do vậy, khi quyết định giao con cho ai trựctiếp nuôi dưỡng, tòa án cần phải xem xét các yếu tố như tư cách đạo đức, hoàncảnh công tác, điều kiện kinh tế, thời gian chăm sóc của mỗi bên vợ chồng, đểquyết định giao con cho người có thể chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con mộtcách tốt nhất
Trang 7Bên nào không trực tiếp nuôi dưỡng thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.Theo hướng dẫn tại nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội
đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao cũng đã khẳng định “ Đây là nghĩa vụ
của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh
tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con” Như vậy cấp dưỡng cho con là nghĩa vụ của người không trực tiếp
nuôi con, không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác, không thể chuyển giao chongười khác, cũng như không phụ thuộc vào khả năng kinh tế của người trực tiếpnuôi dưỡng Tuy nhiên, nếu người trực tiếp nuôi con không yêu cầu ngườikhông trực tiếp nuôi con cấp dưỡng là hoàn toàn tự nguyện và họ có đầy đủ khảnăng, điều kện nuôi dưỡng con thì tòa án không buộc bên kia phải cấp dưỡngnuôi con
Người không trực tiếp nuôi con vẫn có quyền được thăm nom con,nhưng nếu họ lạm dụng quyền thăm nom con để cản trở, hoặc gây ảnh hưởngxấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếpnuôi con có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con của họ
Mặt khác, tuy các bên đã thỏa thuận hoặc tòa án đã quyết định người trựctiếp nuôi con là vợ hoặc chồng, nhưng trong hoàn cảnh cần thiết vì lợi ích củacon, và theo yêu cầu của các bên thì tòa án có thể thay đổi người trực tiếp nuôicon, nếu con từ chín tuổi trở lên thì cần phải xem xét đến nguyện vọng của con.Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được thực hiện khi người trực tiếp nuôidưỡng không đảm bảo được quyền lợi mọi mặt của con
Như vậy theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì khi vợchồng đã ly hôn, mỗi bên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và quyền đối với conchung không phân biệt con đẻ hay con nuôi ( khoản 5 Điều 2 Luật hôn nhân vàgia đình năm 2000), nhằm bảo vệ hợp pháp quyền và lợi ích của con, cũng chính
là nhằm bảo vệ thế hệ trẻ- tương lai của đất nước
Trang 81.2 Khái niệm bảo vệ và các cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn.
1.2.1 Khái niệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn.
Việc bảo vệ quyền và lợi ích của con đã được ghi nhận đầu tiên tại Điều 65Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 sửa đổi bổ
xung năm 2001 ghi nhận: Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ ,
chăm sóc và giáo dục Và được cụ thể hóa tại Khoản 6 Điều 2 Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000, thành một trong các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân
và gia đình “Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ , trẻ em, ”.
Con cái trong trường hợp cha mẹ ly hôn là một trường hợp cụ thể cần được bảo
vệ theo khoản 6 Điều 2 của luật này
Trong khoa học pháp lý, khái niệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của conkhi cha mẹ ly hôn chưa được làm sáng tỏ một cách cụ thể mà được tiếp cận chủyếu ở những cách thức hay phương pháp bảo vệ nhất định
Theo từ điển “ Tiếng Việt thông dụng”(3) thì bảo vệ có nghĩa là che chở, giữ
gìn, là chống lại mọi sự xâm hại Suy rộng ra, có thể hiểu bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn có nghĩa là làm cho quyền và lợi ích
của con không bị xâm hại, hạn chế ,khắc phục tác động xấu do hậu quả của lyhôn ảnh hưởng tới trẻ cũng như những hành vi xâm phạm tới quyền và lợi íchcủa con cần phải được xử lý
1.2.2 Cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn.
Khi cha mẹ ly hôn, con cái là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, do vậy việcbảo vệ quyền và lợi ích cho con khi cha mẹ ly hôn là việc làm cần thiết Nhưngbảo vệ như thế nào, bằng những phương pháp gì cho hiệu quả
Để bảo vệ đối tượng này tốt nhất thì cần có một cơ chế, cách thức bảo vệtoàn diện, trước hết cần được pháp luật ghi nhận ( hệ thống văn bản có giá trịhiệu lực và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước) Mặt khác, việc
Trang 9ghi nhận này chỉ có ý nghĩa khi những quyền và lợi ích của con phải được thựchiện tốt trên thực tế.
Hay nói cách khác thì phương thức cơ bản nhất để quyền và lợi ích của con
khi cha mẹ ly hôn chính là việc bảo vệ bằng pháp luật “ Đảm bảo bằng pháp
luật, một trong các điều kiện quan trọng nhất để quyền con người được thực hiện” [ 29, 50] Điều này càng có ý nghĩa khi các quyền và lợi ích của con bị
xâm hại, bởi xuất phát từ tính cưỡng chế của pháp luật Vì thế, để bảo vệ tốtquyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn trước hết, chúng ta phải có một hệthống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ
Nhưng chỉ ghi nhận các quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn bằngpháp luật là chưa đủ, mà các quyền và lợi ích của con cần phải được tôn trọng
và đảm bảo thực thi trên thực tế Trước hết việc bảo vệ này phải xuất phát từchính người cha, người mẹ của những đứa trẻ trong việc tự giác thực hiện cácquyền và nghĩa vụ mà pháp luật ghi nhận cho họ Nhưng trên thực tế khôngphải bậc làm cha, làm mẹ nào cũng ý thức được trách nhiệm của mình đối vớicon cái sau khi chấm dứt quan hệ hôn nhân Do vậy, cần đề cao vai vai trò củacác cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc áp dụng các biện pháp chế tài buộcngười cha, người mẹ phải nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ cũng đồng thời làquyền của họ
1.3 Sự cần thiết của việc phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn.
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” là câu nói bao hàm đầy đủ ý
nghĩa về trẻ em Trẻ em là tương lai của nhân loại, của thế giới, của mỗi dântộc, mỗi cộng đồng, mỗi họ tộc và mỗi gia đình Trong nhiều thập kỷ qua,việc chăm sóc trẻ em ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đã được quan tâm Trong đó, Việt nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thếgiới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày
Trang 1020/2/1990 Từ đó đến nay, các quyền của trẻ em đã được luật hóa trong cácvăn bản của pháp lý của Vệt Nam.
Theo điều 65 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ xung năm 2001 qui định : “
trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”.
Quyền của trẻ em còn được cụ thể hóa thành luật cụ thể: Luật bảo vệ, chămsóc và giáo dục trẻ em năm 2004, cũng như trong các luật và văn bản phápluật liên quan
Xuất phát từ quyền trẻ em được pháp luật bảo vệ, các quyền và lợi íchcủa con cũng được pháp luật quy định một cách cụ thể nhằm bảo vệ lợi ích
chung của nhà nước, của gia đình, của toàn xã hội “ các thành viên trong
gia đình có quyền hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ nhau phù hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam Con cháu chưa thành niên được hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà; con cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ, ông bà; cha mẹ có trách nhiệm nuôi dậy con thành những công dân tốt” (Điều 41 Bộ luật dân
sự năm 2005; Điều 64 Hiến pháp năm 1992)
Trên tinh thần đó, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 được Quốc hộiKhóa X thông qua ngày 09/06/2000 đã có quy định cụ thể về quyền và lợiích của con khi cha mẹ ly hôn một cách hệ thống và tương đối đầy đủ Theo
điều 92 luật HN&GĐ năm 2000 có qui định “ sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn
có nghĩa vụ, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”.
Gia đình là nơi gắn kết giữa các thành viên , là nơi thể hiện sự yêuthương, gắn bó với nhau Gia đình cũng là môi trường đầu tiên và tốt nhất choviệc chăm sóc, giáo dục trẻ, bảo đảm cho các em trở thành công dân có ích cho
xã hội Nhưng khi cha mẹ ly hôn thì gia đình không thể nào tránh khỏi ly tángiữa các thành viên Sự chăm sóc, giáo dục của gia đình đối với các em bây giờ
Trang 11cũng có sự thay đổi Cụ thể đứa trẻ chỉ được sống chung với cha hoặc mẹ củachúng Đây là những mất mát to lớn về mặt tình cảm, sự yêu thương, chăm sóc,giáo dục cũng như vật chất của cha hoặc mẹ, gây nên những tổn thương tâm lýkhông nhỏ cho trẻ.
Mặt khác, đối tượng được pháp luật bảo vệ khi cha mẹ ly hôn “con chưa
thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”, là những đứa con chưa phát
triển hoàn thiện cả về vật chất lẫn tinh thần Do vậy, những đối tượng nàycần được bảo vệ, chăm sóc giáo dục từ phía các bậc cha mẹ, nhà trường vàtoàn xã hội
Ở các chủ thể này, hầu như đều là đối tượng không thể tự mình bảo vệcác quyền và lợi ích mà pháp luật quy định Việc bảo vệ các quyền và lợi íchcho con cần được thực hiện trước tiên từ chính người cha, người mẹ Nhưngkhông phải ai cũng nghĩ và tự giác thức hiện được như vậy, mà nhiều trườnghợp chính người làm cha làm mẹ này lại là người xâm phạm đến quyền và lợiích của con Một thực tế rất phổ biến là người không trực tiếp nuôi con khôngthực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con hoặc người trực tiếp nuôi con có hành vingăn cấm người kia thăm nom con, thậm chí không nhận tiền cấp dưỡng nuôicon từ người kìa, nhằm để trả thù nhau Các hành vi trả thù này của cha, mẹ đãxâm phạm đến quyền và lợi ích của con được pháp bảo vệ
Và một thực tế, trẻ sống trong các gia đình ly hôn thường bị những tổnthương về mặt tâm lý Cụ thể, những đứa trẻ này thường hay mặc cảm trongcuộc sống hàng ngày, ngại tiếp xúc, kín kẽ khi nói về bản thân và gia đìnhkhông trọn vẹn của mình Những trẻ có cha mẹ ly hôn phải chịu nhiều thiệt thòi
so với các bạn bè đồng lứa, hơn nữa, chúng vẫn còn chưa thể tự lo được chomình Vì vậy, chúng ta rất cần có sự quan tâm đặc biệt đến đối tượng này Hơnnữa, chúng đang trong quá trình phát triển về nhân cách và nhận thức, rất cầnđược dạy đỗ, chỉ bảo, định hướng của cha, mẹ Đây cũng là lứa tuổi dễ bị lợi
Trang 12dụng, dễ sa vào cạm bẫy nên cần sự quan tâm, sự định hướng của cha, mẹ Donhững thiệt thòi không dễ bù đắp, những nguy cơ mà các em dễ đi vào conđường phạm pháp, bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ có cha mẹ ly hôn là một việclàm rất cần thiết.
Trang 13CHƯƠNG 2 BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA CON KHI CHA
MẸ LY HÔN THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
2.1 Đối tượng được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích khi cha mẹ ly hôn.
Ly hôn đem lại lối thoát cho người cha người mẹ thoát khỏi cuộc sống bếtắc, nhưng mặt hạn chế của ly hôn đã để lại hậu quả tâm lý không nhỏ chonhững đứa con, đặc biệt là những đứa con chưa phát triển hoàn chỉnh về thể chất
và tinh thần Đây là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, ảnh hưởng không nhỏ đếntương lai, sự phát triển tâm sinh lý của trẻ sau này Do vậy, đây là đối tượngđược pháp luật bảo vệ khi cha mẹ ly hôn
Theo khoản 1 Điều 92 luật HN&GĐ năm 2000 quy định “ sau khi ly hôn,
vợ chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”
Như vậy không phải bất kỳ người con nào cũng được pháp luật bảo vệ khicha mẹ ly hôn Theo điều luật trên thì khi cha mẹ ly hôn chỉ có con chưa thànhniên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không cókhả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mới được pháp luật bảo
vệ
Theo Bộ luật dân sự năm 2005 thì “ người chưa đủ mười tám tuổi là
người chưa thành niên”( Điều 18 Bộ luật dân sự năm 2005) ở lứa tuổi này, các
em có quyền được nhận sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của cha mẹ vì chúngcòn ngây thơ, chưa thể tự lo cho bản thân được xuất phát từ quyền trẻ em theocông ước về quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên, thì Trẻ có cha mẹ ly hôncũng có quyền được hưởng những quyền mà mọi trẻ em được hưởng như họctập, vui chơi, sự quan tâm, chăm sóc… Đây là lứa tuổi chưa phát triển hoànchỉnh về tâm lý lẫn sinh lý Chúng chưa đủ sức khoẻ và trình độ tham gia vàocác quan hệ lao động phức tạp để tự nuôi sống bản thân
Trang 14Hơn nữa pháp luật cũng quy định chúng chưa có quyền và nghĩa vụ đầy
đủ của một công dân độc lập Rất nhiều trường hợp chúng cần có người đại diện
để thực hiện các giao dịch dân sự hoặc tham gia vào các quan hệ pháp luật khác
Vì vậy, chúng chưa thể tự sống một cuộc sống độc lập và rất cần sự nuôi dưỡng,dìu dắt của người thân đặc biệt là cha mẹ Nuôi con là trách nhiệm của cha mẹnhưng đó không phải là nghĩa vụ suốt đời Bởi vì khi con đã thành niên, trừnhững trường hợp ngoại lệ, họ hoàn toàn có khả năng nuôi sống bản thân mình.Đây là điểm mới mang tính phù hợp hơn giữa Luật HN&GĐ năm 2000 với LuậtHN&GĐ năm 1986 chỉ quy định chung chung về nghĩa vụ chăm sóc, nuôi
dưỡng con cái‘‘Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng giáo dục con, chăm
lo việc học tập và sự phát triển lành mạnh của con về thể chất, trí tuệ và đạo đức" ( Điều 19 Luật HN&GĐ năm 1986 )
Theo Khoản 1 Điều 92 Luật HN&GĐ năm 2000 thì “ Các con đã thành
niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình” cũng thuộc đối tượng được pháp luật bảo vệ
khi cha mẹ ly hôn
Căn cứ theo Bộ luật dân sự năm 2005, những đối tượng trên là nhữngngười về độ tuổi đã thoả mãn quy định của pháp luật là một công dân độc lậpnhưng họ lại bị khiếm khuyết về thể chất hoặc nhận thức và điều khiển hành vinên không có khả năng lao động họ Không có khả năng lao động đồng nghĩavới việc không tự tạo ra thu nhập để tự lo cho cuộc sống của mình, trừ trườnghợp đặc biệt Do vậy, Pháp luật vẫn quy định trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóccủa cha mẹ cho những đối tượng này Đây là quy định thể hiện tính nhân vănsâu sắc, tính nhân đạo của pháp luật Bởi vì, nếu chỉ dựa vào đạo đức, tráchnhiệm của cha mẹ, quyền lợi của những người con này không phải lúc nào cũngđược đảm bảo
Theo Pháp lệnh người tàn tật năm 1998 quy định : người tàn tật là người
‘‘… bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện
dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho
Trang 15lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn’’ Nhưng không phải mọi người
con đã thành niên bị tàn tật cha mẹ đều có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà chỉ nhữngngười không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình Còn đốivới những người đã đủ mười tám tuổi, bị tàn tật nhưng vẫn lao động tạo ra thunhập hoặc tuy bị tàn tật không có khả năng lao động nhưng vẫn có tài sản nuôiđược bản thân ( do được thừa kế, được tặng cho theo Bộ luật dân sự năm 2005)thì khi đến tuổi thành niên, thì cha mẹ không còn nghĩa vụ nuôi dưỡng theo luậtđịnh
Đối với người mất năng lực hành vi dân sự khi cha mẹ ly hôn pháp luậthôn nhân cũng đặt ra vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Theo Điều 22 Bộ
luật dân sự năm 2005 quy định “ khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc
bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định”.
Như vậy những đối tượng được pháp luật bảo vệ khi cha mẹ ly hôn bao
gồm “ con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi
dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”
(Khoản 1 Điều 92 Luật HN&GĐ năm 2000) Đây là quy định mang tính nhânvăn sâu sắc, hợp pháp hóa các quyền được chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng đốivới tất cả các con, miễn là con chung của cha mẹ, không phân biệt người con đó
có khỏe mạnh, có vấn đề về tâm thần hay không, không phân biệt con trai haycon gái, con đẻ hay con nuôi, con trong giá thú, hay con ngoài giá thú ( khoản 5Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000)
Vậy vấn đề đặt ra là, theo khoản 1 điều 92 Luật HN&GĐ, đối tượng đượcpháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn có bao gồm cảtrường hợp đã thành niên, không mất năng lực hành vi dân sự nhưng không cókhả năng lao động?
Trang 16Trên thực tế đối tượng này khá phổ biến ở nước ta, như trường hợp cha
mẹ ly hôn mà có con đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung học
và dậy nghề Các em khi tham gia học tập tại các cấp bậc trên, tuy đã có tư cáchcông dân đầy đủ nhưng thời gian giành hết cho việc học tập, nghiên cứu làmhạn chế khả năng lao động đồng thời khoản tiền để chu cấp cho việc học tậpcủa con ở các trường đại học, cao đẳng, này cũng rất tốn kém Do vậy, cácđối tượng này cũng rất cần được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích khi cha mẹ lyhôn
2.2 Nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn.
Quan hệ pháp luật giữa cha,mẹ và con phát sinh dựa trên quan hệ huyếtthống và quan hệ nuôi dưỡng việc chấm dứt quan hệ hôn nhân hay không khôngảnh hưởng đến quan hệ cũng như các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ với concái Cả cha và mẹ đều bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ yêuthương,chăm sóc, giáo dục các con chung Theo Điều 92 Luật HN&GĐ năm
2000 quy định “ sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm
sóc, giáo dục ,nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản
để tự nuôi mình” Đối với con chưa thành niên , con đã thành niên bị tàn tật, bị
năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tựnuôi mình thì những nghĩa vụ đó của cha, mẹ không đơn thuần phát sinh từ quan
hệ quan hệ tình cảm, ruột thịt mà là nghĩa vụ pháp định Như vậy, dù khôngcùng chung sống nhưng nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con vẫn đượcđặt ra cho cả người trực tiếp nuôi con và người không trực tiếp nuôi con Tuynhiên, việc chăm lo cho cuộc sống hằng ngày của con do người trực tiếp nuôicon đảm nhiệm Quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con củangười không trực tiếp nuôi con được thể hiện qua việc cấp dưỡng cho con, việc
Trang 17thăm nom con, cũng như nghĩa vụ đại diện và chịu trách nhiệm bồi thường thiệthại cho con theo quy định của pháp luật.
Quy định như vậy hoàn toàn hợp lý với Điều 12 Luật BVCS&GDTE năm
2004 quy định : ‘‘Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể
chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức’ Khoản 1 Điều 37 Luật HN&GĐ năm 2000
quy định : ‘‘Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều
kiện cho con học tập ’’ Điều này cũng phù hợp với quy định của Luật
BVCS&GDTE : ‘‘ Trẻ em có quyền được học tập’’ (Khoản 1 Điều 16) Bên cạnh đó, ‘‘cha mẹ hướng dẫn chọn nghề, tôn trọng quyền chọn nghề, quyền
tham gia hoạt động xã hội của con’’(Khoản 2 Điều 37 Luật HN&GĐ năm
2000) Tuy nhiên, khi cha mẹ ly hôn có thể ảnh hưởng đến việc học tập của cáccon Do sự thay đổi về môi trường sống, sự thiếu thốn tình cảm có thể kéo theonhững hậu quả không tốt cho sự phát triển tâm sinh lý của trẻ sau này bao gồm
cả việc học tập của con Vì vậy việc quyết định giao con cho ai trực tiếp nuôidưỡng cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng, tất cả phải vì quyền lợi của con
2.3.Xem xét giải quyết vấn đề người trực tiếp nuôi con khi cha mẹ ly hôn.
Quan hệ hôn nhân và gia đình thực chất cũng là quan hệ dân sự Do vậytrong việc giải quyết quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung và quan hệ xácđịnh người trực tiếp nuôi con nói riêng, tòa án cần phải tôn trọng sự thỏa thuậncủa các bậc cha, mẹ (Theo khoản 2 Điều 92 Luật HN&GĐ qui định) Nhưngkhông phải cha mẹ muốn thỏa thuận thế nào cũng được, mọi thỏa thuận của cha
mẹ xác định người trực tiếp nuôi dưỡng đều phải căn cứ vào mọi quyền lợi củacon Nếu xét thấy thỏa thuận chưa hợp lý, quyền lợi của con chưa được đảm bảothì Tòa án cần phải xem xét để điều chỉnh cho đúng vì lợi ích của con Tránhtrường hợp cha mẹ thỏa thuận việc ai nuôi con nhằm chốn tránh trách nhiệm,làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của con trong trường hợp đặc biệt, Tòa án
có thể quyết định giao con cho ông bà hoặc những người thân thích khác nuôi
Trang 18dưỡng, giáo dục nếu xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ tư cách hay không cóđiều kiện thực tế chăm sóc, nuôi dưỡng,giáo dục con.
Sau khi ly hôn, hầu như các bậc cha mẹ đều “ tranh giành” với nhau
quyền nuôi con, không bên nào chịu bên nào, mà con cái chỉ có thể sống với chahoặc mẹ của chúng Trong trường hợp đặc biệt, khi cha mẹ không đủ tư cách thìcon cái có thể được những người thân thích như, anh, chị, ông bà nội, ông bàngoại của người được nuôi dưỡng( Điều 48, Điều 47 Luật HN&GĐ năm 2000).Việc tòa án xác định ai là người trực tiếp nuôi con trong trường hợp này, cần
phải căn cứ vào các nhu cầu cần thiết của con “ các điều kiện cho sự phát triển
về thể chất, đảm bảo việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần” (Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của
Luật HN&GĐ năm 2000) Việc ở cùng ai ảnh hưởng không nhỏ đến sự pháttriển tâm lý, nhân cách, thể chất của con Do vậy vấn đề đầu tiên để bảo vệquyền và lợi ích cho con là xác định người trực tiếp nuôi dưỡng
Theo khoản 2 Điều 92 Luật HN&GĐ qui định “ vợ, chồng thể thỏa thuận
về người trực tiếp nuôi con, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con như điều kiện trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng của người cha, người mẹ, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu không có thỏa thuận khác.”
Xuất phát từ nhu cầu chăm sóc con đặc biệt trong thời gian đầu, vềnguyên tắc, con dưới 3 tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bênkhông có thỏa thuận khác( Khoản 2 Điều 92 Luật HN&GĐ năm 2000) Như vậy
có thể hiểu nếu các bên không có thỏa thuận người trực tiếp nuôi con thì về
Trang 19nguyên tắc con dưới ba tuổi sẽ do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng Xuất phát từ thiênchức làm mẹ, pháp luật quy định như thế bởi ở lứa tuổi này, chỉ có người mẹmới chăm sóc con mình một cách tốt nhất Tòa án chỉ giao con dưới ba tuổi chongười cha nếu người mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng conhoặc từ chối nuôi dưỡng.
Đây là quy định rất có ý nghĩa khi đảm bảo quyền được chăm sóc của đốitượng đặc biệt- con dưới ba tuổi Ở độ tuổi này đứa trẻ rất cần sự chăm sóc củangười mẹ, do vậy nếu người mẹ có thu nhập ổn định, có điều kiện chăm sóc giáodục thì đứa con dưới ba tuổi sẽ giao cho người trực tiếp nuôi dưỡng là tốt nhất
Ngoài ra, trong trường hợp con đủ chín tuổi trở nên khi cha mẹ quyếtđịnh giao con cho ai trực tiếp nuôi dưỡng, tòa án cần phải xem xét nguyện vọngcủa con (khoản 2 Điều 92 Luật HN&GĐ năm 2000) Nội dung của quy định còn
được cụ thể hóa tại Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP : ‘‘ nếu con từ đủ chín tuổi
trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai’’ Như vậy, pháp luật đã tốn trọng ý kiến
của con cái, coi ý kiến chọn ở với ai là một trong những yếu tố để tòa án quyếtđịnh giao con cho ai trực tiếp nuôi dưỡng Bởi ở lứa tuổi này, các em đã có độnhận thức nhất định, biết người nào quan tâm, chăm sóc mình nhiều hơn Đây làmột điểm rất hợp lý tiến bộ và hợp lý trong quy định của pháp luật So với LuậtHN&GĐ năm 1959 và 1986 Xung quanh giải quyết vấn đề xác định người trựctiếp nuôi con đều hướng đến đối tượng chính là đứa con Tất cả các yếu tố đểTòa xem xét ai là người trực tiếp nuôi dưỡng đều dựa trên các quyền và lợi íchcủa con, phải xem xét cẩn thận đến nguyện vọng của con Điều này là hoàn toànchính đáng và nó cũng phù hợp với tinh thần của Điều 12 Công ước Liên hợp
quốc về quyền trẻ em mà Việt Nam là quốc gia thành viên : ‘‘Các quốc gia
thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về tất cả mọi vấn đề
Trang 20có tác động đến trẻ em, những quan điểm của trẻ em được coi trọng một cách thích ứng với tuổi và độ trưởng thành của các em’’.
Nhưng cũng xuất phát từ chính lứa tuổi vẫn còn non nớt, thiếu chín chắn
và đặc biệt theo quy định của pháp luật đủ chín tuổi vẫn chưa phải độ tuổi thànhniên, chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ( chưa có khả năng nhận thức vàđiều khiển hành vi một của mình một cách đầy đủ )” Nhằm tạo điều kiện tốtnhất cho con phát triển về thể chất cũng như tinh thần thì tòa án khi hỏi ý kiếncủa con cũng cần phải xem xét thêm các yếu tố khác.Do vậy ý kiến của con khi
đủ chín tuổi chỉ là một trong các yếu tố quyết định đến việc ai là người nuôi con.Bởi trên thực tế thì các con khi được hỏi muốn ở với ai, đa số chúng không biết
trả lời thế nào hoặc trả lời một cách lung mung ,theo cảm tính “ở với ai cũng
được ,không ở với ai hết, ở với cả hai” Vì vậy, sự lựa chọn của con cũng chỉ là
một yếu tố để Toà án ‘‘xem xét’’, cùng với các yếu tố khác đã tạo nên tính hợp
lý của pháp luật
2.4.Cấp dưỡng cho con sau khi cha mẹ ly hôn.
Sau khi ly hôn, Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con được đặt ra đối với người
không trực tiếp nuôi dưỡng “người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp
dưỡng cho con”( khoản 1 Điều 92 Luật HN&GĐ năm 2000) Nghĩa vụ cấp
dưỡng này không phụ thuộc vào người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tếhay không , người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡngnuôi con (Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP) Pháp luật quy định như vậy xuấtphát từ trách nhiệm chăm lo, chăm sóc lẫn nhau giữa người cha, người mẹ đốivới con chung mà do chính mình sinh ra, nuôi dưỡng Tuy pháp luật không quyđịnh cụ thể nhưng có thể hiểu ngầm trách nhiệm cấp dưỡng chỉ được áp dụngđối với con chung của cha mẹ Theo luật HN7&GĐ năm 2000 thì quan hệcha,mẹ, con được xác định theo nguyên tắc suy đoán (Điều 63 Luật HN&GĐnăm 2000) Do vậy, người cha, người mẹ nào muốn không phải thực hiện nghĩa
vụ nuôi con mà không phải con chung của mình thì phải chứng minh trước tòa
Trang 21Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người khôngtrực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Tòa án cần phải giải thích cho
họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biếtnhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.Nếu xét thấy việc họ không yêucầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thìtòa án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con ( Nghị quyết 02/2000/ NQ-HĐTP)
2.4.1 Xác định mức cấp dưỡng của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn.
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha,mẹ đối với con sau khi ly hôn gắn liền vớinhân thân của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, không thể thay thế bằng nghĩa vụkhác và không thể chuyển giao cho người khác( Khoản 1 Điều 50 Luật HN7GĐ
năm 2000) Nó thể hiện trách nhiệm của cha, mẹ đối với con cái, cũng như “
không loại trừ khả năng người tham gia quan hệ cấp dưỡng( cha hoặc mẹ đối với con) suy nghĩ rằng, việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là nhằm củng cố, duy trì tình cảm, sự yêu thương, quý mến lẫn nhau giữa hai người”3 Ngoài tínhnhân thân nghĩa vụ cấp dưỡng còn mang tính tài sản.Khi thực hiện nghĩa vụ cấpdưỡng luôn có sự chuyển giao một lợi ích vật chất từ người có nghĩa vụ cấpdưỡng sang người được cấp dưỡng
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con sau khi cha mẹ ly hôn,Điều 56 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha,mẹ
đối với con sau khi ly hôn: “khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con
chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có khả năng để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết” Cụ thể hóa Điều luật trên Nghị
quyết 02/2000/NQ-HĐTP quy định “ tiền cấp dưỡng cho con bao gồm những
chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tùy vào từng
3 Đinh Thị Mai Phương ( chủ biên) Bình luận khoa học Luật HN&GĐ năm 2000.Nxb chính trị quốc gia
Hà Nội-2004.
Trang 22trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.” Như vậy, các bên có thể thỏa thuận mức cấp dưỡng cụ thể
cho con, dựa trên mức sinh hoạt trung bình tại địa phương , bao gồm các chi phícho việc ăn mặc, khám chữa bệnh, học hành và các chi phí khác đảm bảo chocon một cuộc sống tối thiểu ở địa phương đó Nếu các bên không thỏa thuậnđược về mức cấp dưỡng cho con thì Tòa án sẽ căn cứ vào khả năng thực tế củamỗi bên, vào mức sống của từng địa phương để quyết định mức cấp dưỡng nuôicon cho hợp lý Tòa án chỉ can thiệp nếu như các bên không thỏa thuận đượcmức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn Đây là quy định cũng rất hợp lý củapháp luật, tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của các bên để xác định mức cấpdưỡng cụ thể, phù hợp nhất cho con cũng như người cha, người mẹ có nghĩa vụcấp dưỡng
Nhưng xuất phát từ thời gian thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thường khádài Trong khoảng thời gian này cả bên được cấp dưỡng và bên có nghĩa vụ cấpdưỡng đều có những thay đổi nhất định về điều kiện kinh tế cũng như nhu cầuthiết yếu Do đó khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi Việcthay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thìyêu cầu Tòa án giải quyết ( Khoản 2 Điều 53 Luật HN&GĐ năm 2000) Đây làquy định mang tính hợp lý, vì không ai có thế đoán trước được tương lai các bêntrong quan hệ cấp dưỡng này có thay đổi nhiều về điều kiện kinh tế, nhu cầuthiết yếu hay không
2.4.2 Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được hiểu là cách thức, biệnpháp mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng tiến hành thực hiện Luật HN&GĐ năm
2000 quy định phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho tất cả các trườnghợp có nghĩa vụ cấp dưỡng nói chung và nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với
con cái sau khi ly hôn nói riêng Theo đó“ Việc cấp dưỡng có thể thực hiện định
kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm hoặc một lần” ( Điều 54 Luật HN&GĐ năm
2000) Cụ thể hóa Điều luật này Điều 18 Khoản 1 Nghị định 70 /2001/NĐ-CP
Trang 23đã hướng dẫn cụ thể “ người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng
hoặc giám hộ của người đó thỏa thuận về phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bằng tiền hoặc tài sản Nghĩa vụ cấp dưỡng được ưu tiên theo phương thức định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm hoặc hàng năm” Như vậy nghĩa
vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con cái được pháp luật tôn trọng ý kiến thỏathuận của các bên ( bên được cấp dưỡng hoặc giám hộ của người được cấpdưỡng đối và người có nghĩa vụ cấp dưỡng) Các bên có thể thỏa thuận cấpdưỡng bằng tiền hay bằng tài sản có thể bao gồm các sản phầm nông sản, thủysản, mà chính người có nghĩa vụ cấp dưỡng tạo ra Các bên cũng hoàn toàn cóthể thỏa thuận được khoảng thời gian cấp dưỡng trong phạm vi quy định củapháp luật “ thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặcmột lần” phù hợp với tính chất ngề nghiệp của người có nghĩa vụ cấp dưỡnghoặc nhu cầu của người được cấp dưỡng Nhưng yêu tiên thực hiện nghĩa vụtheo phương thức định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm hoặc hàng năm[23]
Việc Tòa án cho phép các bên thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo phươngthức thỏa thuận đã thực sự đảm bảo quyền và lợi ích các bên của quan hệ cấp
dưỡng, đảm bảo nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện thuận lợi Trong trường hợp
các bên không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định phương thức cấp dưỡngđịnh kỳ hàng tháng ( Điểm C Mục 11 nghị quyết 02/2000/ NQ- HĐTP) Đây làcách thức thực hiện nghĩa vụ đều đặn cho các nhu cầu thiết yếu cho con với sốtiền hoặc tài sản hợp lý nhất đối với cả người cấp dưỡng và người được cấpdưỡng Vì thông thường số tiền cấp dưỡng hàng tháng chỉ dao động từ ba trămđến một triệu Việt Nam đồng Với số tiền này, người có nghĩa vụ cấp dưỡng cókhả năng thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, mặt khác cấp dưỡng hàng tháng cũngđảm bảo nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện đều đặn bảo vệ quyền lợi tốt hơncho con
2.4.3 Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con sau khi
ly hôn
Trang 24Đảm bảo nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện cho con sau khi cha, mẹ lyhôn góp phần không nhỏ cho việc bảo đảm quyền và lợi ích của con Nhưnghiện tại, bên cạnh những bậc cha, mẹ có ý thức tự nguyện thì vẫn còn không ítcác trường hợp thiếu thiện chí thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con Vì vậy,việc đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện trên thực tế, gópphần tạo nên ý nghĩa thiết thực của các quy định pháp luật về đảm bảo quyền vàlợi ích hợp pháp của con sau khi cha, mẹ ly hôn.
Các quy định của pháp luật luôn khuyến khích những bậc làm cha, làm
mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho sau khi ly hôn tự giác thực hiện nghĩa vụ củamình Đối với các trường hợp cha,mẹ không tự giác thực hiện nghĩa vụ cấpdưỡng của mình đối với con thì sẽ bị Tòa án buộc phải thực hiện Theo Điều 55Luật HN&GĐ năm 2000 và khoản 1 Điều 20 Nghị định số 70/ 2001/NĐ-CP:trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ cấpdưỡng thì theo yêu cầu của người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ củangười được cấp dưỡng, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ,Viện kiểm sát, Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấpdưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó
Ngày thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có thể do các bên thỏa thuận; nếukhông thỏa thuận được thì ngày thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được tính từ ngàyghi trong bản án, quyết định của tòa án Kể từ ngày được Tòa án quy định trongBản án, hoặc thỏa thuận, nếu người cha, người mẹ có trách nhiệm cấp dưỡngvẫn không tự nguyện thực hiện thì người được cấp dưỡng hoặc người giám hộcủa người được cấp dưỡng có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án buộc người cónghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ [20].Trong thời hạn 15 ngày kể từngày nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án, người phảithi hành nghĩa vụ không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì cơ quan thihành án có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế( Điều 46 Luật Thi hành án dânsự) Theo Điểm c khoản Điều 78,79, 80,81,82,83 Luật thi hành án dân sự, biệnpháp cưỡng chế được áp dụng trong trường hợp này có thể cưỡng chế bàng cách
Trang 25khấu trừ thu nhập, khấu trừ vào tài khoản, thu tiền từ hoạt động kinh doanh, thuhồi giấy tờ có giá, trừ tiền, kê biên tài sản,
Song song với việc ban hành các biện pháp cưỡng chế buộc người cónghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện đối với con sau khi cha mẹ ly hôn, Pháp luậtcòn có quy định về hình thức xử phạt đối với người vi phạm pháp luật về nghĩa
vụ cấp dưỡng Điều 107 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định “ người nào vi phạm
, không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc có các hành vi vi phạm pháp luật
về hôn nhân và gia đình thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường ” [21] Điều 12 nghị định số 87/2001/NĐ-CP của chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vự hôn nhân và gia đình quy định “Phạt cảnh cáohoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi từ chối hoặctrốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi lyhôn theo quy định của pháp luật.” Trong trường hợp nhất định, người cha,người mẹ không chịu thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn có thể
bị truy cứu trách nhiệm hình sự “ Người có nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năngthực tế để thực hiện cấp dưỡng mà cố ý hoặc chốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡnggây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn
vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù
từ ba tháng đến hai năm” ( Điều 152 Bộ luật Hình sự năm 1999)
Như vậy, các quy định của pháp luật về đảm bảo nghĩa vụ cấp dưỡng chocon của cha mẹ sau khi ly hôn tương đối đồng bộ, hoàn chỉnh, góp phần đảmbảo việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng này trên thực tế
2.5.Quyền thăm nom con sau khi cha mẹ ly hôn.
Điều 12 Luật BVCS&GDTE quy định : ‘‘Trẻ em có quyền được chăm
sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức’’ Khoản 1
Điều 36 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định : ‘‘ Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền
cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên
bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không
Trang 26có tài sản để tự nuôi mình’’ Khi vợ chồng ly hôn, họ không thể cùng nhau thực
hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng con hàng ngày như trước được nữa Mà việcchăm sóc, nuôi dưỡng này tập chung chủ yếu trên vai người trực tiếp nuôidưỡng Nhưng không vì thế mà làm mất đi quyền chăm sóc , nuôi dưỡng concủa người không trực tiếp nuôi dưỡng Người không trực tiếp nuôi dưỡng vẫnthực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng con thông qua việc cấp dưỡng và thăm
nom con Theo đó “ người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con;
không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này” ( Điều 94 Luật HN&GĐ
năm 2000) Để bảo vệ quyền thăm nom con, Điều 15 Nghị định 87/2001/NĐ-CP
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình quy định đối với hành vi vi phạm quy định về quyền thăm nom con sau khi ly hôn “Phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi thường xuyên cản trở người không trực tiếp nuôi con thăm nom con sau khi ly hôn, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của Toà án.”
Nhưng xuất phát từ thực tế, không ít trường hợp vì trả thù nhau các bậclàm cha, làm mẹ không trực tiếp nuôi con đã lạm dụng quyền thăm nom con củamình để gây cản trở, khó khăn cho người có trực tiếp nuôi dưỡng con Vì vậy,trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom đểcản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôidưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyềnthăm nom con của người đó (Điều 94 Luật NH&GĐ năm 2000 ) Việc hạn chếquyền này được đảm bảo trong quá trình thi hành án thuộc thẩm quyền của cơquan thi hành án sau khi tòa án ra quyết định hạn chế quyền thăm nom củangười đó
Theo Điều 45, Điều 46 Luật thi hành án năm 2008 quy định hết thời hạn
15 ngày kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp
lệ quyết định thi hành án mà không thực hiện việc hạn ché quyền thăm nom concủa mình thì sẽ bị cưỡng chế[21]
Trang 27Xuất phát từ hậu quả ly hôn, chúng chỉ được chung sống với cha, với mẹhoặc trong trường hợp nhất định chúng sẽ chung sống với người thân hác màkhông phải là cha, mẹ của chúng theo quyết định của Tòa án Do đó không thểtránh khỏi sự thiếu thốn tình cảm, sự yêu thương của cha, mẹ.Việc quy định cụthể và đảm bảo vấn đề quyền thăm nom con, cũng như hạn chế quyền thăm nomcủa người không trực tiếp nuôi con, tất cả đều vì quyền lợi của con, đảm bảo chocon ổn định về tình cảm, tinh thần cho con
2.6.Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Dựa trên nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và các con khi cha mẹ
ly hôn, pháp luật quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một bên hoặc của cả hai bên Điều 93 LuậtHN&GĐ năm 2000 quy định:
“ Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc của cả hai bên, Toà án có
thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.’’
Như vậy, lý do duy nhất để Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con saukhi ly hôn đó là quyền lợi về mọi mặt của con Điều đó không đồng nghĩa vớiviệc khi người không trực tiếp nuôi con có điều kiện tốt hơn thì được thay đổingười trực tiếp nuôi con.Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con chỉ được thựchiện khi người đang trực tiếp nuôi con không đảm bảo được quyền lợi về mọimặt cho con Vì xuất phát từ việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sẽ lại làmxáo trộn cuộc sống của đứa con Vì vậy, chỉ trong trường hợp thật sự cần thiếtthì Toà án mới chấp nhận yêu cầu đó Ví dụ như trường hợp người không trựctiếp nuôi con không còn khả năng thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc,giáo dục, nuôi dưỡng con mà bên kia có điều kiện hơn; người trực tiếp nuôi consau khi ly hôn đi công tác xa nhà nhiều năm, bị bệnh tật lâu ngày; hoặc có hành
Trang 28vi xâm phạm lợi ích của con, hành hạ, ngược đãi con, Tòa án sẽ dựa vào từngtrường hợp cụ thể về quyền lợi về mọi mặt của con có được đảm bảo hay không
để tòa án quyết định việc có thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng hay không
Cũng như trong các quyết định khác có liên quan đến quyền lợi của concái, trong quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con, pháp luật cho phépnhững người con từ đủ chín tuổi trở lên được thể hiện nguyện vọng của mình.Người con sau một thời gian sống cùng người trực tiếp nuôi con cũng phần nàocảm nhận được cuộc sống của mình chung sống với người trực tiếp nuôi dưỡng
có được đảm bảo về mặt tinh thần, tình cảm cũng như nhu cầu thiết yếu của conhay không Nhưng dù sao, ở lứa tuổi này con cái vẫn đưa ra các quyết định thiên
về cảm tính nhiều hơn Do vậy, ý kiến của con khi đủ chín tuổi chỉ là để Toà ánxem xét việc quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng hay không
Và để Toà án thay đổi người trực tiếp nuôi con thì phải có yêu cầu củamột hoặc cả hai bên cha mẹ Xuất phát từ tư cách làm Cha, làm mẹ - ngườiquan tâm nhất đến cuộc sống của con cái , người hiểu nhất những nhu cầu củacon cái và luôn muốn cho con mình có cuộc sống tốt nhất Vì vậy, khi cảm thấycuộc sống của con mình không được đảm bảo thì họ có quyền yêu cầu Toà ánthay đổi người trực tiếp nuôi con Tuy nhiên, quy định trên tỏ ra chưa phù hợpvới thực tiễn bởi vì khi rõ ràng cuộc sống của người con không được đảm bảonhưng cha mẹ chúng vì lý do riêng tư nào đó lại không có yêu cầu Tòa án thayđổi người trực tiếp nuôi con thì cũng không có ai có quyền yêu cầu Toà án thựchiện việc này Đặc biệt, trường hợp người trực tiếp nuôi con rơi vào tình trạngmất năng lực hành vi dân sự thì việc yêu cầu này chỉ có thể trông chờ vào ngườikhông trực tiếp nuôi con Như chúng ta đã biết, khi quyền lợi của con khôngđược đảm bảo trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiệnnghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con thì các tổ chức như Hội liên hiệp phụ nữ, Uỷ banbảo vệ và chăm sóc trẻ em có thể đứng ra yêu cầu Toà án buộc người đó phảithực hiện nghĩa vụ này Vậy trong trường hợp này, có thể nói luật không quy
Trang 29định những tổ chức này cũng có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con
là một thiếu sót cần bổ sung
2.7.Quyền đại diện cho con sau khi ly hôn.
Theo Điều 39 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định “Cha mẹ là người đại
diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.” Như vậy đối với con cái chưa thành niên, con đã
thành niên mất năng lực hành vi dân sự có cha mẹ ly hôn, càng phải quan tâmđến vấn đề đại diện
Theo Điều 139 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “ Đại diện là việc
một người ( sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện” Như vậy cha, mẹ là người đại diện đương nhiên theo
pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân
sự, trừ một số trường hợp nhất định Do sự kiện pháp lý ly hôn, con cái thuộcđối tượng chăm sóc, nuôi dưỡng trên chỉ có thể sống với cha hoặc mẹ hoặc vớingười thân khác khi cha, mẹ không đủ điều kiện chăm nom, nuôi dưỡng
Khi cha mẹ ly hôn mà có con thuộc đối tượng trên thì người trực tiếp nuôicon cũng đồng thời là người đại diện theo pháp luật của con nếu họ đủ điều kiệnnếu không thuộc các trường hợp không được đại diện
Trường hợp đối với con chưa thành niên, cha mẹ có thể bị Tòa án ra quyếtđịnh không cho đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ một năm đếnnăm năm nếu thuộc quy định tại Điều 41 Luật HN&GĐ năm 2000 Theo đó
‘‘Khi cha mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khoẻ, nhân
phẩm, danh dự của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con ; phá tán tài sản của con ; có lối sống đồi trụy, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, đạo đức xã hội thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà Toà án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá