Quyền được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là một trong những quyền cơ bản của công dân. Trong tố tụng dân sự ngoài người đại diện của đương sự còn có người khác được đương sự nhờ tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh, vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong các giai đoạn của tố tụng hình sự là hết sức quan trọng. Trong phạm vi bài tập nhóm, nhóm đã chọn đề tài số 10: “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự”, qua đó làm rõ hơn các quy định của pháp luật của BLTTDS 2015 về vấn đề này.
Trang 1MỞ ĐẦU
Quyền được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là một trong những quyền cơ bản của công dân Trong tố tụng dân sự ngoài người đại diện của đương
sự còn có người khác được đương sự nhờ tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Lý luận và thực tiễn đã chứng minh, vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong các giai đoạn của tố tụng hình sự là hết sức quan trọng Trong phạm vi bài tập nhóm, nhóm đã chọn đề tài số
10: “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự”, qua đó làm rõ hơn các quy định của pháp luật của BLTTDS 2015 về vấn đề
này
NỘI DUNG
1 Khái quát về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
1.1 Định nghĩa
Theo tinh thần của BLTTDS 2015, tại Điều 9 có quy định bảo đảm quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự Theo đó, “đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật
sư hay người khác có đủ điều kiện của Bộ luật này bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” Đây cũng là một nguyên tắc Hiến định tại khoản 7 Điều 103 Hiến
pháp 2013: “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự được bảo đảm” So sánh với một số hệ thống pháp luật
trên thế giới, điển hình là pháp luật Anh – Mỹ, thì đương sự phải có luật sư là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì mới được khởi kiện
Trang 2Trên tinh thần đó, ngoài quyền tự bảo vệ mình của đương sự, BLTTDS 2015 quy định rõ ràng về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Khoản
1 Điều 75 BLTTDS 2015 quy định: “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự”.
Tại khoản 2 Điều 75 Quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự bao gồm: Luật sư tham gia TTDS theo quy định của pháp luật về luật sư; Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý; Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong vụ việc lao động theo quy định của pháp luật về lao động, công đoàn; Công dân Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện của pháp luật TTDS
1.2 Đặc điểm
Thứ nhất, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người am
hiểu pháp luật Đây là một đặc trưng quan trọng Khi có sự am hiểu nhất định về pháp luật thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự mới có thể bảo
vệ quyền lợi cho thân chủ của mình một cách tốt nhất, thành công nhất
Thứ hai, sự có mặt của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
phụ thuộc vào đương sự Điều này thể hiện ở việc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự xuất hiện từ khi đương sự yêu cầu và được tòa án chấp nhận
Thứ ba, mục đích tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự
1.3 Vai trò
Thứ nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự giúp đương sự nhận thức đúng quyền, nghĩa vụ của mình và bảo vệ các quyền và lợi ích đó trước Tòa án khi có sự
Trang 3vi phạm Đó là nhờ các quyền được pháp luật tố tụng quy định cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: quyền xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp cho Tòa án; nghiên cứu hồ sơ vụ án; giúp đương sự trình bày về yêu cầu của họ và cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu đó tại phiên tòa; tham gia hỏi tại phiên tòa;…
Thứ hai, hỗ trợ giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án Một lợi thế của người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là sự am hiểu pháp luật của họ Vì vậy, những chứng cứ họ đưa ra sẽ dễ dàng được chấp nhận, giúp cho quá trình giải quyết vụ việc được nhanh chóng, bảo vệ được lợi ích của đương sự Không những thế, với sự tham gia của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Từ
đó quá trình xét xử vụ án của Tòa án được công bằng, minh bạch hơn, làm cho người tiến hành tố tụng phải khách quan, tôn trọng pháp luật hơn trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự
2 Điều kiện trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Theo quy định tại khoản 2 Điều 75 BLTTDS 2015, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải thuộc một trong các chủ thể sau:
(1) Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư;
(2) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
(3) Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong vụ việc lao động theo quy định của pháp luật về lao động, công đoàn;
(4) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có án tích hoặc đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an
Trang 4Có thể thấy, đối tượng được phép tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong hoạt động tố tụng dân sự đa dạng hơn so với các hoạt động tố tụng hình sự hay tố tụng hành chính So sánh với hoạt động TTHS, theo Điều 16 BLTTHS 2015 quy định về đảm bảo quyền bào chữa cho người bị buộc tội:
“Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa…” Trong đó, người bảo vệ quyền và lợi ích của người bị buộc tội chủ yếu là Luật sư Do các hoạt động dân sự phức tạp và đa dạng hơn, BLTTDS 2015 đã cho thấy sự linh hoạt, mềm dẻo trong các quy định của mình
So với BLTTDS 2004, BLTTDS 2015 đã bổ sung thêm một đối tượng mới cũng
là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:“Đại diện của tổ chức đại
diện tập thể lao động là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong vụ việc lao động theo quy định của pháp luật về lao động, công đoàn.”
Những chủ thể được liệt kê ở trên chỉ trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi đáp ứng đủ hai điều kiện sau đây:
Thứ nhất: Có yêu cầu của đương sự
Điều kiện đầu tiên để các chủ thể được liệt kê ở trên phải đáp ứng là phải có yêu cầu của đương sự Điều này chứng tỏ sự có mặt của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp phụ thuộc vào đương sự Yêu cầu của đương sự được thể hiện dưới hình văn bản, bày tỏ ý chí của đương sự đồng ý cho một người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Thứ hai: Được tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự
Căn cứ khoản 4 điều 75 BLTTDS 2015, khi đề nghị tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người đề nghị phải xuất trình các giấy tờ như: Đối với Luật sư,Trợ giúp viên pháp lý phải xuất trình cho Tòa án giấy giới thiệu của văn phòng Luật sư, văn phòng trợ giúp viên pháp lý nơi
họ là thành viên hoặc có hợp đồng làm việc và thẻ Luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp
Trang 5lý Đại diện của tổ chức, đại diện tập thể lao động xuất trình văn bản của tổ chức
đã cử mình tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, tập thể người lao động Người bảo vệ quyền và lợi ích khác thì phải xuất trình cho tòa án văn bản của UBND xã phường nơi họ cư trú hoặc cơ quan tổ chức nơi họ làm việc xác nhận không có tiền án, tiền sự, không đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công
an và xuất trình các giấy tờ tùy thân khác Ngoài ra, người đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải xuất trình văn bản có nội dụng thể hiện ý chí của đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
Sau khi kiểm tra giấy tờ và thấy người đề nghị có đủ điều kiện làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 75 BLTTDS 2015 thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, Tòa án phải vào sổ đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
và xác nhận vào giấy yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự Trường hợp từ chối đăng ký thì Tòa án phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ
lý do cho người đề nghị
Lưu ý: Trường hợp người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án thì có thêm điều kiện là quyền và lợi ích hợp pháp của những người được bảo vệ không đối lập nhau
3 Quyền, nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Pháp luật quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng dân sự (Khoản 1 Điều 76 BLTTDS 2015) Theo đó, việc tham gia của người bảo
vệ quyền và lợi ích cho đương sự từ khi khởi kiện có ý nghĩa trợ giúp ban đầu đối với đương sự, còn việc người bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự được quyền có mặt trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố tụng dân sự có ý nghĩa quan trọng
Trang 6vì khi đó đương sự sẽ ổn định về mặt tâm lý hơn khi trả lời các câu hỏi do kiểm sát viên đưa ra Ngoài ra, với sự am hiểu pháp luật của mình, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự còn có thể giúp đương sự nhìn ra những điểm sơ hở, thiếu chặt chẽ trong biên bản lời khai giúp đương sự khai lại, giải thích lại đúng với sự thật của vụ án Sự tham gia của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự còn bảo đảm cho những hoạt động trong quá trình tố tụng được tiến hành đầy đủ và công bằng hơn, về phía những người tiến hành tố tụng sẽ thận trọng hơn trong quá trình thực thi pháp luật
3.1 Quyền của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự
a Giai đoạn trước phiên tòa
Ở giai đoạn này, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự có những quyền sau:
- Quyền thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; nghiên cứu hồ sơ vụ
án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự So với trước đây, quy định về quyền, nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong BLTTDS 2015 đã có sữa đổi bổ sung Trước đây, quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được “xác định, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Tòa án…” thì nay BLTTDS 2015 đã sửa đổi cho phù hợp với vị trí của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là được “thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án…” Sở dĩ có sự sửa đổi này là do người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không thuộc nhóm người tiến hành tố tụng nên không thể giống như Tòa án được “xác minh” chứng cứ, tài liệu
Thông qua việc đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự, người bảo vệ sẽ nắm được nội dung của vụ án, biết chính xác người được bảo vệ bị khởi kiện về vấn đề gì Từ đó,
Trang 7người bảo vệ sẽ hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình Ngoài ra, đọc hồ sơ, tài liệu của vụ án còn giúp người bảo vệ có điều kiện phát hiện những sai lầm, thiếu sót, vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra Tuy nhiên quy định trên loại trừ trường hợp hồ sơ, chứng cứ tại Khoản 2 Điều 109 BLTTDS bao gồm chứng cứ, tài liệu liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mĩ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự (đây là nội dung mà BLTTDS 2015 đã có quy định rõ ràng, cụ thể hơn so với BLTTDS 2004) Nội dung của những tài liệu, chứng cứ này sẽ không được Tòa án công khai nếu có yêu cầu chính đáng của đương sự
- Quyền tham dự việc hòa giải vụ án dân sự, tham gia phiên tòa dân sự.
Hòa giải là một biện pháp giải quyết tranh chấp giữa các bên mà có sự tham gia của một bên thứ ba là bên trung gian thực hiện việc hòa giải Theo quy định của BLTTDS có những vụ việc bắt buộc phải tiến hành hòa giải và bắt buộc hòa giải tại tòa án cấp sơ thẩm mà không bắt buộc ở cấp phúc thẩm BLTTDS quy định cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự được tham gia phiên hòa giải cùng đương sự, nếu không tham gia được thì có thể gửi văn bản với nội dung cần thiết để bảo vệ cho quyền và lợi ích của đương sự đó tới phiên hòa giải Trước khi tham gia hòa giải, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự tư vấn cho đương sự dựa trên cơ sở pháp luật về nội dung chuẩn bị hòa giải, dự liệu cho đương sự những thuận lợi và khó khăn trong vụ việc cần giải quyết; bên cạnh đó cần phải chuẩn bị các tình huống dự phòng khác nhau cho phiên hòa giải Nếu hòa giải không thành thì phải tiếp tục củng cố chứng cứ và lập luận để chuẩn bị cho giai đoạn mở phiên tòa
- Quyền thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người
tham gia tố tụng khác theo quy định của BLTTDS
Theo quy định của BLTTDS thì một trong những chủ thể có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng khác là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
Trang 8đương sự Nếu xét thấy việc tham gia của người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch có thể không khách quan vô tư, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ mình thì chủ thể này có thể dựa vào những căn cứ luật định để đề nghị thay đổi những người này
b Giai đoạn trong phiên tòa xét xử
Trong giai đoạn mở phiên toà, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự có quyền trực tiếp tham gia tranh luận tại phiên tòa hoặc có văn bản bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự nếu không thể tham gia Việc trực tiếp tham gia tranh luận của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự Việc bảo vệ có đem lại kết quả tốt hay không cho thân chủ của mình phụ thuộc nhiều vào quá trình cũng như kết quả hỏi và tranh luận của người bảo vệ tại phiên tòa Người bảo vệ có quyền hỏi các đương sự và những người khác về vấn đề của
vụ án để có được những câu trả lời theo hướng có lợi cho người được bảo vệ Khi tranh luận, người bảo vệ phải phân tích, lập luận, đưa ra những lí lẽ bảo vệ cho đương sự của mình
c Giai đoạn sau khi phiên tòa kết thúc
Sau khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc mà đương sự có yêu cầu kháng cáo thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự tùy thuộc vào diễn biến vụ án, và thực tiễn nghiên cứu hồ sơ vụ việc, tài liệu, chứng cứ để rồi giúp cho đương sự thực hiện quyền của mình, kháng cáo một phần hay toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án
3.2 Nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự
Bên cạnh những quyền mà pháp luật quy định như trên thì theo BLTTDS 2015 người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự có nghĩa vụ sau:
- Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; trường hợp được đương sự ủy quyền thì thay mặt đương sự nhận giấy
Trang 9tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo và có trách nhiệm chuyển cho đương sự
Người bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự được mời hoặc cử tham gia tố tụng với nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Vì vậy họ có nghĩa
vụ phải trợ giúp cho đương sự về mọi mặt về các vấn đề pháp luật Những vẫn đề này có thể là người bảo vệ giải thích cho đương sự về các quyền của mình, quyền
và nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc thực hiện các yêu cầu, nguyện vọng của đương sự nhằm giúp họ cung cấp thêm những tình tiết có liên quan đến
vụ án mà có lợi cho họ
- Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành nghiêm chỉnh nội
quy phiên tòa
Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành các quyết định của Tòa
án trong thời gian giải quyết vụ án; Đây vừa là quyền và nghĩa vụ của người bảo
vệ Việc có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án sẽ đảm bảo người bảo vệ luôn theo sát vụ án, có sự trợ giúp kịp thời cho đương sự Qua việc xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa, có thể có thêm những tình tiết mới có ích cho việc bảo vệ
- Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa và các quyết
định của Tòa án
Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa và các quyết định của Tòa án Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự là những người
am hiểu về pháp luật, vì vậy trong công việc của mình họ luôn phải tôn trọng sự thật của án và đặc biệt phải tôn trọng pháp luật Họ chỉ có thể thực hiện chức năng của mình, tìm những tình tiết có lợi cho đương sự dựa trên sự thật của vụ án
4 Một số đóng góp hoàn thiện quy định pháp luật về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng theo hướng bổ sung thêm các quy
định bảo đảm quyền bào chữa, quyền của người bào chữa, bảo vệ khi tham gia tố
Trang 10tụng; nhận thức và xác định đúng vai trò, vị trí của người bào chữa, bảo vệ trong hoạt động tố tụng; xây dựng cơ chế bảo đảm cho các quy định của pháp luật về quyền của Trợ giúp viên pháp lý (sau này là luật sư) được thực hiện trên thực tế; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao trình độ và kỹ năng tranh tụng cho Trợ giúp viên pháp lý, người tham gia trợ giúp pháp lý, luật sư,đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động
Hai là, pháp luật cần quy định cụ thể hơn về trách nhiệm pháp lý đối với các cơ
quan, cá nhân, tổ chức nhất là cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc đảm bảo và thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự khi tham gia tố tụng dân sự Việc tham gia tố tụng của người bảo
vệ quyền và lợi ích cho đương sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ với các đương sự mà có ý nghĩa với Tòa án trong quá trình tìm hiểu sự thật khách quan, giải quyết vụ việc cho nên cần đảm bảo an toàn cho họ tại phiên tòa
Ba là, cần đẩy mạnh sự phát triển số lượng, chất lượng luật sư và đương sự khi
tham gia tố tụng dân sự đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội Liên đoàn luật
sư chủ động thực hiện các giải pháp xây dựng đội ngũ luật sư có năng lực, chuyên môn cao Có chính sách nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ luật sư đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, thu hút nguồn nhân lực tham gia hoạt động hành nghề luật sư, chú trọng những đối tượng được đào tạo cử nhân luật, đào tạo nghề luật sư hoặc đã được công nhận là luật sư ở nước ngoài Ngoài ra, cần nâng cao năng lực cho đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Trợ giúp viên pháp lý, đặc biệt là kỹ năng hành nghề trong quá trình tố tụng kết hợp với việc thực hành mẫu như các phiên tòa xét xử để vừa nâng cao trình độ kết hợp với việc bổ sung kinh nghiệm tố tụng thực tiễn cho đội ngũ này Đối với những Trợ giúp viên pháp lý chưa qua khóa đào tạo nghề luật sư cần được quan tâm cử đi đào tạo