MỞ ĐẦUTrong quá trình giải quyết vụ án dân sự thì đương sự là chủ thể không thể thiếu. Trong tiếng việt “đương sự” được hiểu “là người, là đối tượng trong một sự việc nào đó được đưa ra giải quyết”. Như vậy theo nghĩa chung nhất thì đương sự chỉ là người, là đối tượng trong một vụ việc nào đó được đưa ra giải quyết trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, các vấn đề về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của đương sự chưa được chính bản thân của mọi người nắm bắt rõ. Vì vậy, để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, nhóm em xin được chọn đề : “Đương sự và việc xác định tư cách đương sự trong vụ án dân sự”
Trang 1MỞ ĐẦU
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự thì đương sự là chủ thể không thể thiếu Trong tiếng việt “đương sự” được hiểu “là người, là đối tượng trong một sự việc nào đó được đưa ra giải quyết” Như vậy theo nghĩa chung nhất thì đương sự chỉ là người, là đối tượng trong một
vụ việc nào đó được đưa ra giải quyết trong cuộc sống hàng ngày Tuy nhiên, các vấn đề về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của đương sự chưa được chính bản thân của mọi người nắm
bắt rõ Vì vậy, để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, nhóm em xin được chọn đề : “Đương sự
và việc xác định tư cách đương sự trong vụ án dân sự”
NỘI DUNG
I Pháp luật về đương sự trong vụ án dân sự
1 Khái niệm đương sự trong vụ án dân sự
Căn cứ theo khoản 1, Điều 68 BLTTDS 2015 có quy định: “Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan”.
Như vậy các đương sự trong vụ án dân sự bao gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự
Sự khác biệt giữa quy định đương sự của BLTTDS năm 2011 với quy định của BLTTDS năm 2015 phân định rõ đương sự vụ án dân sự và đương sự trong vụ án dân sự Trong đó, đương sự là cơ quan bao gồm các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân Cơ quan tham gia tố tụng dân sự thông qua người đại diện theo pháp luật (thủ trưởng cơ quan) hoặc đại diện theo ủy quyền Đương sự là tổ chức bao gồm: tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp Tổ chức tham gia tố tụng dân sự thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc dại diện theo ủy quyền
Tổ chức là pháp nhân hoặc không phải là pháp nhân đều có thể tham gia tố tụng dân sự với tư cách là đương sự Đối với cơ quan, tổ chức nước ngoài thì năng lực pháp luật tố tụng dân sự được xác định theo pháp luật của nước cơ quan, tổ chức đó được thành lập, pháp luật tố tụng dân sự được xác định trên cơ sở điều ước Quốc tế là căn cứ để thành lập tổ chức đó, quy chế hoạt động của tổ chức Quốc tế hoặc điều ước Quốc tế đã được ký kết với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam Đương sự là cá nhân bao gồm công dân Việt Nam, người có quốc tịch nước ngoài, người không có quốc tịch1
2 Năng lực pháp luật năng lực hành vi tố dụng dân sự của đương sự
i Năng lực pháp luật tố tụng dân sự
1 Bình luận khoa học bộ luật dân sự 2015, TS Bùi Thị Hiền (Chủ biên) NXB Lao Động .tr.112
Trang 2Khoản 1 điều 69 BLTTDS 2015 quy đinh:
“ Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự
do pháp luật quy định Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”
Đối với cá nhân: Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cá nhân là khả năng có các quyền và nghĩa vụ dân sự do pháp luật quy định Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết đi Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau
Đối với pháp nhân: Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của pháp nhân (tổ chức) là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ tố tụng dân sự
ii Năng lực hành vi tố tụng dân sự
Năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự được định nghĩa tịa khoản 2 điều 69 BLTTDS 2015:
“Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân
sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.”
Năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự được quy định cụ thể như sau:
Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân
sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác
Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì năng lực hành vi tố tụng dân sự của họ được xác định theo quyết định của Tòa án
Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không
có năng lực hành vi tố tụng dân sự Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương
sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện
Đương sự là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện
Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ, việc bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp cho họ được xác định theo quyết định của Tòa án
Trang 3Đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó Trong trường hợp này, Tòa án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng Đối với những việc khác, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện
3 Quyền và nghĩa vụ đương sự trong vụ án dân sự
Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong vụ án dân sự được quy định tại điều 70 BLTTDS năm 2015 BLTTDS năm có một điều (Điều 70) quy định quyền và nghĩa vụ của đương sự, đây là quyền và nghĩa vụ chung cho các đương sự, ngoài quyền và nghĩa vụ chung này, còn có các điều quy định quyền và nghĩa vụ riêng, đặc thù của từng đương sự, bao gồm: nguyên đơn (Điều 71), của bị đơn (Điều 72), của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (Điều 73), kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng (Điều 74)
Bên cạnh quy định quyền chung của các đương sự tại Điều 58 BLTTDS 2004 (Điều
70 BLTTDS 2015) còn quy định quyền riêng của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan phù hợp với tư cách tham gia tố tụng của họ
Để khắc phục một số vướng mắc của BLTTDS năm 2004, đảm bảo quyền lợi của các đương sự trong vụ án, BLTTDS 2015 đã bổ sung quy định về quyền, nghĩa vụ của bị đơn có yêu cầu phản tố ở khoản 4 và khoản 5 Điều 72 BLTTDS 2015 Theo đó, bị đơn có yêu cầu phản tố thì có quyền của nguyên đơn Ví dụ như trường hợp bị đơn vắng lần thứ hai tại phiên tòa, không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì nay BLTTDS 2015 đã có
căn cứ để đình chỉ yêu cầu phản tố của họ, cụ thể: “Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật”
Ngoài ra việc quy định thêm trường hợp bị đơn đưa ra yêu cầu độc lập đối với người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ở khoản 5 Điều 72 BLTTDS 2015 như trên tạo nên sự thống nhất với khoản 1 Điều 200 BLTTDS 2015, khắc phục được sự không tương thích như ở BLTTDS 2004
II Xác định tư cách đương sự trong vụ án dân sự
1 Cơ sở của việc xác định tư cách đương sự
Thứ nhất: xác định tư cách đương sự trên cơ sở xác định chủ thể có quyền khởi kiện,
bị khởi kiện hoặc có quyền yêu cầu, có liên quan đến giải quyết yêu cầu:
Trang 4Khi chủ thể khởi kiện hoặc yêu cầu thì tòa án cần xác định một cách chính xác các vấn
đề sau đây:
- Phải xác định chỉ thể có quyền khởi kiện hoặc yêu cầu hay không?
- Họ khởi kiện hoặc yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích của mình hay của người khác?
- Họ có quyền khởi kiện hoặc yêu cầu đối với ai?
Việc xác định ai có quyền khởi kiện, ai có quyền yêu cầu cần phải căn cứ vào bản chất của mỗi quan hệ pháp luật đang được xem xét, gái quyết và đối chiếu với các quy phạm pháp luật nội dung tương ứng
Thứ hai: xác định tư cách của đương sự căn cứ vào sự liên quan về quyền, nghĩa vụ và
vào thời điểm tham gia tố tụng đương sự đó
Khi xem xét sự liên quan về quyền, nghĩa vụ mà xác định việc giải quyết mối quan hệ giữa nguyên đơn và bị đơn có liên quan đến quyền và lợi ích của chủ thể thứ ba thì tòa án cần xác định chủ thể này với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án Đồng thời, khi xem xét yêu cầu giải quyết việc dân sự thì cần xác đúng việc giải quyết việc dân sự
sẽ liên quan đến quyền và nghĩa vụ của những ai thì cần được xác định là người có liên quan Ngoài ra căn cứ vào thời điểm tham gia tố tụng cũng là cơ sở để xác định tư cách tham gia của đương sự là nguyên đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Như vậy, có nhiều cơ sở để xác định tư cách chủ thể tham gia tố tụng, việc xác định chủ thể tham gia tố tụng chính xác sẽ giúp cho qua trình tố tụng được nhanh chóng, hiệu quả
2 Các quy định về việc xác định tư cách đương sự
i Xác định tư cách nguyên đơn
Xác định tư cách nguyên đơn trong trường hợp tùy theo mục đích khởi kiện để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân hay bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước
Theo quy định tại khoản 2 Điều 68 BLTTDS năm 2015 thì: “Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.”
Như vậy, khi xác định tư cách nguyên đơn ta xét theo hai trường hợp:
Trường hợp 1: khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân
Theo đó, chủ thể được xác định là nguyên đơn phải thỏa mãn đồng thời hai điều kiện:
Trang 5Thứ nhất: được giả thiết có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hay tranh chấp
với bị đơn
Thứ hai: tự mình khởi kiện hoặc được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khởi kiện.
Đây là hai điều kiện cần và đủ, hay nói cách khác, thiếu một trong hai điều kiện, một người không thể trở thành nguyên đơn
Trên thực tế, đa số mọi người đồng nhất người khởi kiện chính là nguyên đơn, đây là quan điểm không chính xác Nguyên đơn có thể là người tự mình đứng ra khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc được cơ quan, tổ chức cá nhân khác khởi kiện thay Khi này, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện thay đó sẽ tham gia vụ án với tư cách là người đại diện của nguyên đơn ( theo khoản 2 Điều 85 BLTTDS năm 2015)
Ví dụ:
1 A cho B vay 500 triệu Việt Nam đồng, có giấy vay nợ với chữ kí của cả hai bên Đến hạn trả, B không thực hiện nghĩa vụ trả tiền, A tự mình khởi kiện B ra Tòa án yêu cầu
B trả lại số tiền đã vay của A.
Trong trường hợp này, A thỏa mãn cả hai điều kiện: là người có quyền lợi bị xâm phạm (B vay tiền nhưng đến hạn không trả) đồng thời A là người khởi kiện B ra Tòa nên A là nguyên đơn.
2 X đi xe sai luật gây thiệt hại cho cháu Y (7 tuổi), Z là mẹ của cháu Y đã khởi kiện X yêu cầu Y bồi thường thiệt hại cho cháu Y.
Ở đây, người có quyền lợi trực tiếp bị xâm phạm là Y, Z là người khởi kiện để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Y Y tuy không phải là người khởi kiện nhưng là người có quyền lợi giả thiết bị xâm phạm, Y được Z khởi kiện thay nên Y là nguyên đơn Theo đó, Z là người đại diện theo pháp luật của Y.
3 Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc người cha phải thực hiện cấp dưỡng cho con chưa thành niên.
Tương tự như trên, người con chưa thành niên đó là nguyên đơn, còn ủy ban bảo vệ
và chăm sóc trẻ em sẽ có đại diện tham gia vụ án với tư cách là người đại diện của nguyên đơn.
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều có thể khởi kiện thay, cần căn cứ vào các quy định cụ thể của luật hôn nhân và gia đình, luật dân sự, thương mại và dựa trên cơ sở quan hệ pháp luật có tranh chấp, pháp luật nội dung điều chỉnh quan hệ đó Ví dụ trong quan
hệ hôn nhân, theo khoản 1 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì chỉ vợ, chồng hoặc cả hai người mới có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn Nhà làm luật quy định như vậy trên cơ sở đây là quyền nhân thân của vợ, chồng, người khác không thể thực hiện thay
Trang 6(trừ trường hợp quy định tai khoản 2 điều luật này) Như vậy, nếu anh A có hành vi bạo lực gia đình với vợ là chị B (chị B có năng lực pháp luật, năng lực hành vi đầy đủ), anh A không muốn ly hôn, chị B tuy là người có quyền lợi bị xâm phạm nhưng người khác không thể khởi kiện thay chị B yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn
Trường hợp 2: khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước
Cơ quan, tổ chức có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách và khi đó sẽ tham gia vụ án với tư cách là nguyên đơn Các cơ quan, tổ chức tham gia tố tụng dân sự thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền Khi đó, cơ quan, tổ chức này vẫn là nguyên đơn, tham gia vụ án thông qua người đại diện
Ví dụ: Cơ quan bảo vệ tài nguyên, môi trường khởi doanh nghiệp vì doanh nghiệp này
đã làm ô nhiễm môi trường Cơ quan này khởi kiện không phải vì lợi ích của cơ quan họ mà
là vì lợi ích xã hội.
Ngoài ra, cần chú ý tới hai trường hợp sau:
+ Với chủ thể khởi kiện là đơn vị thuộc pháp nhân như chi nhánh, văn phòng đại diện,
sở giao dịch thì pháp nhân mới là nguyên đơn vì các đơn vị này không có tư cách pháp nhân nên không thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
Ví dụ: X vay tiền của ngân hàng TMCP Liên Việt chi nhánh Đông Đô Đến hạn trả tiền X đã không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng vay tài sản nên giám đốc ngân hàng TMCP Liên Việt chi nhánh Đông Đô đã nộp đơn khởi kiện X đến Tòa án để yêu cầu X thực hiện nghĩa vụ trả tiền như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Khi này, ngân hàng TMCP Liên Việt là nguyên đơn và tham gia vụ kiện thông qua người đại diện theo ủy quyền là giám đốc ngân hàng TMCP Liên Việt chi nhánh Đông Đô.
+ Với doanh nghiệp tư nhân, tuy có chủ doanh nghiệp là người đại diện theo pháp luật nhưng khi tham gia vụ án dân sự thì chủ doanh nghiệp này là nguyên đơn (theo khoản 3 Điều
185 Luật Doanh nghiệp 2014) vì doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân nên không thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
Ví dụ: A là chủ doanh nghiệp tư nhân X kí hợp đồng vận chuyển hàng hóa với B Khi
B vi phạm hợp đồng, A khởi kiện B ra Tòa yêu cầu bồi thường thiệt hại do đã vi phạm nghĩa
vụ của hợp đồng.
Khi này, A tham gia vụ án dân sự này với tư cách là nguyên đơn.
ii Xác định tư cách của bị đơn
Khoản 3 Điều 86 BLTTDS năm 2015 quy định như sau:
Trang 7“Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân
sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.”
Việc xác định tư cách của bị đơn luôn được xác định cùng với tư cách nguyên đơn, theo đó, chủ thể được coi là bị đơn nếu thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau:
Thứ nhất: giả thiết đã xâm phạm hoặc tranh chấp với quyền lợi của nguyên đơn hoặc
xâm phạm đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng
Thứ hai: Bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khởi kiện
thay cho nguyên đơn
Như vậy, việc xác định tư cách bị đơn được thực hiện sau khi xác định tư cách nguyên đơn và dựa trên cơ sở của việc xác định tư cách nguyên đơn Việc tham gia tố tụng của bị đơn thường mang tính thụ động do bị bắt buộc tham gia vào tố tụng
Cũng như cách xác định tư cách nguyên đơn, chủ thể chỉ được coi là bị đơn nếu thỏa mãn cả hai điều kiện nêu trên, nếu thiếu một trong hai điều kiện thì đều không được coi là bị đơn
Ví dụ: A cho B mượn laptop B lấy laptop này bán lại cho C, C cho rằng B là chủ sở hữu mà không hề biết A mới chính là chủ sở hữu chiếc laptop Khi A phát hiện C đang giữ chiếc laptop của mình đã lập tức kiện đòi tài sản cụ thể là khởi kiện C ra Tòa án yêu cầu C trả lại mình chiếc laptop
Trong tình huống này, A là nguyên đơn, tuy C là người bị A khởi kiện nhưng C không phải bị đơn vì C thỏa mãn điều kiện thứ hai nhưng không thỏa mãn điều kiện thứ nhất Điều kiện thứ nhất là giả thiết đã xâm phạm hoặc tranh chấp với quyền lợi của nguyên đơn hoặc xâm phạm đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng hay nói cách khác người đó phải thực hiện hành vi được cho là xâm phạm hoặc tranh chấp với quyền lợi của nguyên đơn hoặc có hành
vi được cho là xâm phạm lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng C ở đây thực hiện hợp đồng mua bán tài sản hợp pháp với B, tài sản là chiếc laptop là vật không có đăng kí quyền sở hữu nên C không có nghĩa vụ phải biết về chủ sở hữu của chiếc laptop đó Việc sở hữu tài sản của
C là ngay tình, không hề có hành vi được coi là xâm phạm hay tranh chấp với quyền và lợi ích hợp pháp của A
B chính là người xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của A (vì thực hiện hành vi đem chiếc laptop của A đi bán) nghĩa là B đã thỏa mãn điều kiện thứ nhất khi xác định tư cách của bị đơn nhưng B vẫn không được coi là bị đơn vì còn thiếu điều kiện thứ hai đó là bị nguyên đơn khởi kiện (A khởi kiện C chứ không khởi kiện B)
iii Xác định tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Trang 8Trong vụ án dân sự, ngoài nguyên đơn và bị đơn còn xuất hiện một chủ thể khác là
người có quyền và nghĩa vụ liên quan Theo quy định tại khoản 4 điều 68 BLTTDS 2015: “ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa
họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.” Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham vào vụ án dân sự bên cạnh
nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Khi giải quyết một vụ án dân sự, giải quyết tranh chấp giữa nguyên đơn và bị đơn không tránh khỏi việc có sự ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của người thứ ba Vì vậy, để giải quyết vụ án dân sự một cách triệt để, toàn diện đòi hỏi phải có sự tham gia của bên thứ ba này với vai trò là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự tuy không phải là người khởi kiện, người bị kiện nhưng họ tham gia để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Bên thứ ba chỉ được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi vụ án dân sự được giải quyết thì họ được hưởng các quyền hoặc phải thực hiện một số nghĩa vụ Họ có thể chủ động tham gia bảo vệ quyền và lợi ích của mình bằng cách tự mình đề nghị hoặc được các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận, hoặc Tòa án phải chủ động đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm hai loại: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập:
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng vào vụ án dân sự đã xảy ra với nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Họ cho rằng đối tượng tranh chấp của nguyên đơn và bị đơn là thuộc về họ chứ không phải thuộc về nguyên đơn và bị đơn Vì vậy những yêu cầu mà họ đưa ra có thể gây bất lợi cho nguyên đơn hoặc bị đơn Tuy nhiên, trên thực tế những yêu cầu này hoàn toàn độc lập với yêu cầu của nguyên đơn và bị đơn Do những yêu cầu này độc lập, không phụ thuộc vào nguyên đơn và bị đơn nên người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan có yêu cầu độc lập có đủ điều kiện để khởi kiện vụ án dân sự để Tòa án giải quyết yêu cầu của mình Nhưng do vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn nên
họ phải tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để bảo vệ quyền
Trang 9và lợi ích của mình Sự tham gia của họ giúp vụ án được giải quyết nhanh chóng và chính xác hơn
Ví dụ: Chị B khởi kiện ra tòa án huyện X giải quyết việc ly hôn của chị và anh A Trong quá trình giải quyết li hôn phải phân chia tài sản chung vợ chồng Trước đó, anh A có vay anh C một khoản tiền để làm ăn đã đến hạn phải trả Nay biết việc anh A li hôn với chị B và phải phân chia tài sản, anh C có đơn yêu cầu Tòa án huyện X giải quyết khoản nợ quá hạn của anh A với mình Như vậy, trong trường hợp này, anh C là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vì yêu cầu đòi nợ của anh C hoàn toàn độc lập với yêu cầu giải quyết li hôn của chị B
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập hay còn gọi là người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng đứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn Nghĩa là khi tham gia vào vụ án dân sự đã xảy ra giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ luôn phụ thuộc vào những yêu cầu của nguyên đơn hoặc bị đơn Vì có sự phụ thuộc như vậy nên họ không thể khởi kiện ra Tòa án để giải quyết yêu cầu của mình, mà việc yêu cầu của họ sẽ được giải quyết ngay trong vụ án phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn
Ví dụ: A có 3 người con là B,C,D A chết không để lại di chúc, B kiện C ra tòa yêu cầu chia thừa kế Sau khi thụ lý trong thời hạn 15 ngày tòa án gửi yêu cầu đến D để hỏi D có yêu cầu
gì không? Và B không có yêu cầu gì về việc chia thừa kế đó Như vậy, trong trường hợp này,
D là người có quyền lợi liên quan không có yêu cầu độc lập.
3 Ý nghĩa của việc xác định tư cách đương sự
Việc xác định đúng tư cách tố tụng của đương sự trong vụ án dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết đúng đắn vụ án, bởi mỗi đương sự có một tư cách tố tụng riêng biệt và tương ứng với đó là các quyền, nghĩa vụ mà BLTTDS 2015 đã quy định cho họ
Trường hợp xác định sai tư cách tố tụng của đương sự hoặc đưa thiếu đương sự liên quan vào tham gia tố tụng trong vụ án sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của
họ, làm họ không có điều kiện thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của mình Qua đó làm sai lệch bản chất của vụ án và đây được coi là một vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
III Một số tồn tại thiếu sót của pháp luật trong việc quy định về đương sự và
hướng hoàn thiện
1 Một số tồn tại, thiếu sót của pháp luật trong việc quy định về đương sự
Những quy định về đương sự, đặc biệt là cách xác định tư cách của đương sự trong vụ
án dân sự của BLTTDS 2015 đã tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình trên thực tế, đồng thời cũng là cơ sở pháp lý giúp Tòa
Trang 10án giải quyết các vụ án dân sự một cách kịp thời, khách quan Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định về đương sự, xác định tư cách đương sự trong vụ án dân sự còn nhiều bất cập, hạn chế Có thể kể đến như sau:
Thứ nhất: về khái niệm đương sự, thành phần đương sự.
Khoản 1 Điều 68 BLTTDS 2015 mới chỉ dừng lại ở việc quy định về thành phần đương
sự mà không có quy định về khái niệm đương sự trong vụ án dân sự Do không có quy định
cụ thể về vấn đề này nên trong thực tiễn áp dụng đã xảy ra không ít trường hợp Tòa án đã xác định sai đương sự, dẫn đến việc triệu tập thiếu hoặc triệu tập tất cả những người không phải là đương sự tham gia vào quá trình giải quyết vụ án, làm cho quá trình giải quyết vụ án không đúng đắn, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không được tôn trọng và bảo vệ
Mặt khác, theo Điều 188 BLTTDS 2015 quy định về phạm vi khởi kiện, thì trong một
vụ án dân sự có thể có nhiều nguyên đơn, nhiều bị đơn Trong những vụ án này, có trường hợp giữa các nguyên đơn, bị đơn với nhau không mâu thuẫn về quyền, lợi ích mà quyền, lợi ích của họ chỉ mâu thuẫn với đương sự phía bên kia Nhưng cũng có những trường hợp giữa các nguyên đơn, bị đơn với nhau lại mâu thuẫn về quyền và lợi ích Việc giải quyết vụ án trong hai trường hợp trên sẽ khác nhau vì quyền và nghĩa vụ của đương sự trong từng trường hợp có sự khác nhau Đối với các vụ án mà giữa các nguyên đơn, bị đơn với nhau không mâu thuẫn về quyền, lợi ích thì nên quy định họ là đồng nguyên đơn, đồng bị đơn; còn nếu có mâu thuẫn với nhau thì không phải là đồng nguyên đơn, đồng bị đơn Tuy nhiên, Điều 68 BLTTDS 2015 lại không có quy định thế nào là đồng nguyên đơn, đồng bị đơn trong vụ án dân sự trong khi đó thực tiễn lại xuất hiện không ít những vụ việc có nhiều đương sự, việc thiếu quy định này sẽ gây khó khăn rất lớn cho Tòa án trong việc giải quyết vụ án dân sự
Thứ hai: về năng lực hành vi tố tụng dân sự.
Về nguyên tắc, để có năng lực hành vi tố tụng dân sự thì trước hết phải có năng lực hành vi dân sự Tuy nhiên, năng lực hành vi dân sự khác với năng lực hành vi tố tụng dân sự Bởi vì những người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mặc dù họ có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự mà không đòi hỏi phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác), nhưng không thể tự mình tham gia tố tụng được vì họ hiểu biết về pháp luật chưa đầy đủ và chưa có khả năng tự bảo vệ quyền lợi của mình trước Tòa án Do vậy, các quy định tại Điều 69 BLTTDS 2015 lấy điều kiện tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, lao động làm điều kiện tham gia vào quan hệ
tố tụng dân sự là chưa hợp lý, vì nội dung và yêu cầu tham gia vào các quan hệ pháp luật khác nhau là khác nhau
Thứ ba: về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.