Một số vướng mắc trong việc thực hiện việc bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn (Trang 35 - 46)

4 Theo Điều 15 của nghị định 70/2001/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 “người thân thích của người chưa thành niên quy định tại Điều 2 của Luật Hôn nhân và gia đình bao

3.1 Một số vướng mắc trong việc thực hiện việc bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn.

BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN VÀ MỘT SỐ

KIẾN NGHỊ

3.1 Một số vướng mắc trong việc thực hiện việc bảo vệ quyền lợi của conkhi cha mẹ ly hôn. khi cha mẹ ly hôn.

Cùng với sự phát triển của các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ hôn nhân gia đình nói riêng thì luật HN&GĐ Việt Nam đã ra đời ba Đạo luật : Luật HN&GĐ năm 1958, Luật HN&GĐ năm 1986 và gần đây nhất là luật HN&GĐ năm 2000. Luật HN&GĐ năm 2000 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 9/6/2000 - đạo luật mới nhất trong lịch sử Luật HN&GĐ và được coi là đạo luật hoàn thiện nhất cả về mặt nội dung và kỹ thuật lập pháp. Nhưng để Luật HN&GĐ năm 2000 đi vào cuộc sống, bảo vệ được các quan hệ hôn nhân và gia đình là vấn đề hết sức quan trọng, cũng là mục đích cuối cùng của pháp luật. Do vậy, nhà nước cần có sự đồng bộ trong việc quy định cũng như việc áp dụng các quy định này trên thực tế. Và việc bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha, mẹ ly hôn cũng không nằm ngoài các biện pháp trên.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tình trạng ly hôn giữa các cặp vợ chồng ngày càng cao. Cụ thể theo Báo cáo tổng kết công tác toàn nghành từ năm 2005 đến năm 2010 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng thì số lượng các vụ ly hôn mỗi năm một tăng:

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Số vụ ly hôn. 1611 1774 1903 1960 2212 2730

Số vụ tăng giữa các năm.

Như vậy, số vụ ly hôn có xu hướng ngày càng cao theo các năm trở lại đây, kéo theo việc giải quyết vấn đề con chung trong các bản án ly hôn cũng theo đó mà tăng lên. Việc đảm bảo quyền và lợi ích của con cũng trở nên ngày càng bức thiết. Trong thực tiễn việc áp dụng Luật HN&GĐ năm 2000 về vấn đề bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn trong những năm qua cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Quyền lợi của người con luôn được Toà án cân nhắc khi giải quyết ly hôn của cha,mẹ tránh ảnh hưởng xấu đến con cái, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho những đứa con theo quy định của pháp luật. Quyền và lợi ích của con được bảo vệ ở nhiều khía cạnh khác nhau, đầu tiên là việc xác định người trực tiếp nuôi con khi cha, mẹ ly hôn.

3.1.1.Trong việc xác định người trực tiếp nuôi con.

Thực tế thì sau khi ly hôn, không phải bản thân người vợ hay chồng mà chính con cái là những người phải chịu ảnh hưởng và thiệt thòi nhất về mặt tâm lý và tình cảm, cũng như các yếu tố khác trong đời sống bình thường. Chính vì vậy vấn đề con cái trong quá trình xem xét và giải quyết ly hôn là một vấn đề quan trọng, mà trước hết là việc giải quyết người trực tiếp nuôi con.

Nhìn chung, kể từ khi Luật HN&GĐ năm 2000 ra đời, việc giải quyết các vụ ly hôn nói chung và việc đảm bảo quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn nói riêng đã được các Toà giải quyết hợp lý và chính xác. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, Toà án đã không có hướng giải quyết thích hợp, đúng tinh thần của Luật HN&GĐ năm 2000.

Thứ nhất, theo Điều 92 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho ai trực tiếp nuôi dưỡng là dựa vào quyền lợi mọi mặt của con. Trước hết Tòa án tôn trọng sự thỏa thuận của cha, mẹ, nếu thỏa thuận đó đảm bảo quyền lợi chính đáng của con. Và về nguyên tắc con dưới ba tuổi sẽ do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Nhưng trên thực tế thì vì những nguyên nhân nhất định mà trong một số trường hợp, nguyên tắc này không được tôn trọng áp

dụng. Cụ thể, đối với trường hợp giành quyền nuôi con của anh H và chị M trong tòa án sơ thẩm tại TAND thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp5. TAND thị xã Sa Đéc đã căn cứ Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình để tuyên giao con chung dưới ba tuổi cho anh H , giao cháu bé cho anh H, vì “ xét anh H. có đủ điều kiện nuôi con hơn so với chị M”. Mặc dù trong phiên tòa, chị M đã chứng minh chị có chỗ ở ổn định, và có nghề nghiệp, thu nhập ổn định 800 nghìn đồng/ tháng. Nhưng điều đáng chứ ý là Tòa án lại bỏ qua đoạn cuối khoản 2 của cùng điều luật khi quyết định giao con cho anh H nuôi dưỡng “Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi nếu các bên không có thỏa thuận khác”.

Trong trường hợp này tòa án đã vô tình “quyên luật” hay vì nguyên nhân khác lại giao con dưới ba tuổi cho người cha, mặc dù người vợ vẫn có đủ các điều kiện về tài chính, thời gian, cũng như nhân cách để chăm sóc, nuôi dưỡng tốt cho con.với cách giải quyết không đúng đắn theo quy định của pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm của thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đã gây ra tâm lý bất bình cho chị M cũng như dư luận. Chị M bày tỏ ý kiến “Tôi đi nhờ tư vấn, từ luật sư, trung tâm trợ giúp pháp lý đến Ủy ban Dân số trẻ em tỉnh Đồng Tháp, đâu đâu cũng khẳng định nếu tôi có việc làm, thu nhập ổn định thì được quyền nuôi con vì cháu bé dưới ba tuổi. Vậy mà tòa lại tước quyền nuôi con của tôi!”. Như vậy, khi xem xét các quyền lợi của con dưới ba tuổi để giao cho bên nào trực tiếp nuôi dưỡng, Tòa án cần phải lưu ý đến đối tượng con chung ở đây là con dưới ba tuổi. Đây là lứa tuổi mà cần có sự chăm sóc tốt nhất từ phía người mẹ, nên nếu không có thỏa thuận nào khác thì về nguyên tắc con dưới ba tuổi do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng ( Điều 92 luật HN&GĐ năm 2000). Chứ không phải người cha có khả năng kinh tế cao hơn người mẹ thì con dưới ba tuổi sẽ được giao cho người cha giống như trường hợp trên.

Thứ hai, xung quanh quy định “ nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con” [20] khi Tòa án quyết định giao con cho ai trực tiếp nuôi dưỡng. hiện nay các văn bản hướng dẫn cụ thể hóa quy định trên cũng chưa có thống nhất, gây khó khăn cho Tòa án .

Khoản 2 Điều 92 Luật Hôn nhân và Gia đình (Luật HN và GĐ) năm 2000 quy định: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”.

Trong Công văn số 62/2002/KHXX, Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn:

“Trước khi ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không hỏi ý kiến của con chưa thành niên là điều tra chưa đầy đủ”. Như vậy, theo quy định, trong một vụ án ly hôn, việc hỏi ý kiến của con từ đủ chín tuổi trở lên có ý nghĩa bắt buộc, làm cơ sở để Tòa án xem xét, quyết định giao con cho ai nuôi. Quy định này nhằm bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha,mẹ ly hôn.

Tuy nhiên, trong nội dung Điều 11 Nghị quyết số 02 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, hướng dẫn việc thực hiện khoản 2 Điều 92 Luật HN và GĐ, việc hỏi ý kiến của người con chỉ đặt ra trong trường hợp cha mẹ không thoả thuận được việc giao con cho ai nuôi. Do vậy có thể hiểu theo hai cách : việc quyết định giao con cho ai nuôi không cần phải hỏi ý kiến của người con, hoặc phải lấy ý kiến của con cả khi cha mẹ thoả thuận được việc giao con cho ai nuôi. Vì vậy, dẫn đến thực tiễn áp dụng quy định này cũng không thống nhất phụ thuộc vào quan điểm của từng Tòa án.

Thực tiễn cho thấy, việc xem xét ý kiến, nguyện vọng của con và coi đó là một trong những cơ sở để Tòa án quyết định việc giao con cho ai nuôi là cần thiết, xét dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn. Bởi vì, việc hỏi ý kiến để các con

nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình cũng là một cách thức bảo vệ quyền và lợi ích của con. Điều này là hoàn toàn chính đáng, phù hợp với tinh thần của Điều 12 Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em mà Việt Nam là quốc gia thành viên. Theo đó: Các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về tất cả mọi vấn đề có tác động đến trẻ em, những quan điểm của các em được coi trọng một cách thích ứng với tuổi và độ trưởng thành của các em. Theo Khoản 2 Điều 92 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định thì cùng với các yếu tố khác như điều kiện chăm nom, tư cách đạo đức, điều kiện kinh tế,...Ý kiến của con được pháp luật bảo vệ tuy không có ý nghĩa quyết định cuối cùng nhưng cũng là một trong những cơ sở cần thiết để Tòa án xem xét, lựa chọn người trực tiếp nuôi con, bảo đảm cho trẻ sự phát triển tốt nhất.

Thứ ba, theo Điều 48, Điều 47 Luật HN&GĐ năm 2000 thì khi cha, mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục hoặc khi không còn cha mẹ thì con cái- đối tượng được pháp luật bảo vệ sẽ được anh, chị hoặc ông bà nội, ông bà ngoại chăm sóc[20]. Cụ thể, đối với trường hợp khi cha,mẹ ly hôn mà cả cha và mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con thì anh, chị em mới có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng. Nếu không có anh, chị em thì quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng thuộc về ông bà nội, ông bà ngoại của cháu.

Như vậy, khi cả cha và mẹ không có điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng thì trách nhiệm này mới được giao cho những người thân thích khác của con như anh chị em, ông bà nội, ông bà ngoại[20]. Nhưng trên thực tế, vẫn còn những trường hợp đáng tiếc xảy ra khi áp dụng quy định tại Điều 48, Điều 47 của Luật HN&GĐ năm 2000. Cụ thể đó là trường hợp giải quyết vấn đề con chung của chị Ng. và anh N. khi ly hôn tại TAND thị xã Bến tre( hiện là Thành phố Bến tre thuộc tỉnh Bến tre) 6.

Tại phiên sơ thẩm tháng 11-2008, anh N. khai vợ chồng họ kết hôn năm 2003, đã có một con chung năm tuổi. Sau hai năm chung sống tại TP.HCM, vợ chồng bất đồng quan điểm nên chị Ng. đem con về sống với cha mẹ ruột tại Bến Tre. Nay anh yêu cầu tòa cho ly hôn và quyền được trực tiếp nuôi con. Trong bản tự khai của chị Ng. thì hiện chị đang chấp hành hình phạt tù sáu năm về tội mua bán trái phép chất ma túy. Và chị cũng có nguyện vọng được nuôi con . Nhưng sau khi xem xét các điều kiện của anh N. và chị Ng, thì chị Ng. hiện đang chấp hành hình phạt tù không có điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng con, phiên tòa sơ thẩm TAND thành phố Bến tre tuyên giao con chung cho anh N.trực tiếp nuôi dưỡng. Tòa cũng ghi nhận là nếu sau này, vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên thì tòa có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Quyết định của bản án sơ thẩm TAND thành phố Bến tre hoàn toàn đúng đắn theo quy định của luật HN&GĐ năm 2000. Nhưng tại phiên tòa phúc thẩm, TAND thành phố Bến Tre đã ra phán quyết trái ngược hoàn toàn so với cấp sơ thẩm: Giao quyền nuôi con cho chị Ng. Vì chị Ng. đang thụ án tù nên tòa giao cho mẹ chị tiếp tục nuôi dưỡng cháu bé cho đến khi chị chấp hành án xong.

Như trên đã phân tích, theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, trong trường hợp cha mẹ ly hôn mà cả hai không có khả năng nuôi dưỡng con thì con sẽ do anh, chị, em nuôi dưỡng. Nếu cả cha mẹ, anh, chị, em không còn thì ông bà nội, ông bà ngoại mới nuôi dưỡng cháu.

Trong vụ án cụ thể này, sau khi chấp hành hình phạt tù về, chị Ng. vẫn có quyền xin thay đổi người nuôi con( Điều 93 Luật HN&GĐ năm 2000). Như vậy, việc tòa phúc thẩm sửa án, giao con chung của cha mẹ cho bà ngoại nuôi là không có cơ sở pháp lý, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người con chung khi cha mình vẫn đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng.

Những năm vừa qua công tác thi hành án cấp dưỡng cho con đã được cơ quan thi hành án đẩy mạnh và có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, án thi hành cấp dưỡng cho con là một trong những loại án khó thi hành nhất, mất nhiều thời gian công sức để kết thúc một vụ việc thi hành án cấp dưỡng nhất. Bởi vì mức cấp dưỡng thông thường chỉ dao động từ 100 đến 300 ngàn nhưng người phải thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng không tự nguyện thực hiện, cộng với phương thức cấp dưỡng phổ biến theo từng tháng, mà hầu hết thời gian cấp dưỡng kéo dài. Do vậy, cơ quan thi hành án rất tốn công để thuyết phục các bên tự thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu đối tượng phải thi hành án không tự nguyện thi hành và điều kiện thi hành án của đối tượng đó vẫn có đủ đi chăng nữa, thì cơ quan thi hành án đôi khi cũng không thể áp dụng biện pháp cưỡng chế để kê biên tài sản nhanh được. Bỡi lẽ số tiền đưa ra thi hành rất ít so với giá trị tài sản kê biên[23].

Với tình cảm của người cha, người mẹ đối với con mình thì dù sau khi ly hôn đa số các bậc làm cha, làm mẹ đều tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con mình. Nhưng trên thực tế cũng vẫn còn không ít những trường hợp cố tình chây ỳ, không chịu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định trong bản án, quyết định của tòa án, buộc cơ quan thi hành án phải vào cuộc. Khi Án đã có hiệu lực pháp luật, người được THA đã có đơn yêu cầu THA và cũng đã hết thời gian tự nguyện THA nhưng người phải THA vẫn không chịu thi hành. Nhiều án cấp dưỡng không thi hành được do người cha, người mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cứ tìm cách lần lữa, chây ỳ, cố tình không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho chính đứa con của mình. Đó là trường hơp ly hôn giữa anh Trần Văn Tám và Chị Phạm Thị Loan, được Toà án nhân dân thành Phố H xử cho ly hôn tại Bản án số: 99/HNGĐ-ST ngày 30/7/2003. Chị Loan được nuôi hai cháu ( Nga- sinh năm 1997, Tuyết- sinh năm 1999) 7. Anh Tám, phải cấp dưỡng nuôi hai đứa con, mỗi tháng 290.000đ/tháng đến khi hai cháu đủ 18 tuổi.

Quá trình thi hành án, Anh Tám đã tự nguyện thi hành được hai năm đầu, sau đó anh Tám không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nữa. Nhiều lần cơ quan THA thuyết phục hai bên đương sự bằng nhiều lời lẽ, vừa động viên vừa giáo dục để Anh Tám ý thức thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ dân sự của mình, nhưng anh Tám vẫn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.Trước tình hình đó, Cơ quan THA tiến hành xác minh điều kiện thi hành án, thì hiện tại anh Tám đã

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn (Trang 35 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w