Một số kiến nghị để hoàn thiện các qui định của pháp luật hiện hành.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn (Trang 46 - 53)

4 Theo Điều 15 của nghị định 70/2001/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 “người thân thích của người chưa thành niên quy định tại Điều 2 của Luật Hôn nhân và gia đình bao

3.2. Một số kiến nghị để hoàn thiện các qui định của pháp luật hiện hành.

Trong những năm qua công tác, xét xử và thi hành án về các quan hệ hôn nhân và gia đình đã đạt được những kết quả khả quan, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật cũng như bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp cho con sau khi cha,mẹ ly hôn. Nhưng bên cạnh đó, còn có không ít những trường

9http://vietbao.vn/An-ninh-phap-luat/Thay-doi-quyen-nuoi-con-chung-sau-ly-hon-Tat-ca-phai-vi-con-tre/45135051/218/ tre/45135051/218/

hợp trên thực tế quyền và lợi ích của con chưa được đảm bảo. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con sau khi cha,mẹ ly hôn mà đầu tiên và cũng là tốt nhất chính là các quy định của pháp luật.

Thứ nhất, Điều 92 Luật HN&GĐ năm 2000 về đối tượng chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng theo qui định vẫn chưa rõ ràng “sau khi ly hôn,vợ chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”. Vậy phải hiểu đối tượng “ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình” này như thế nào?

Theo Điều 18 Bộ Luật dân sự năm 2005 thì người thành niên, tức người từ đủ 18 tuổi trở lên, có khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình. Theo đó họ có thể tham gia vào các quan hệ lao động , các quan hệ xã hội khác để tự chịu trách nhiệm, tự nuôi sống với bản thân. Lúc này, Theo Bộ Luật dân sự năm 2005 thì cha, mẹ không còn nghĩa vụ phải nuôi dưỡng nữa.

Nhưng hiện có không ít các sinh viên vừa đi học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Thời gian của các em hầu hết đều giành cho việc học tập và nghiên cứu, chưa thể lo cho cuộc sống của chính mình. Vì vậy, trong thời gian này, các em cũng cần sự trợ giúp từ phía những người làm cha, làm mẹ. Hay cụ thể hơn, đối tượng này vẫn cần Bố,mẹ phải cấp dưỡng. Chính vì Luật và các văn bản dưới Luật hướng dẫn chi tiết Luật HN&GĐ năm 2000 chưa có quy định cụ thể, cho nên thực tế xét xử tại các Tòa án đối tượng này thường không được quan tâm. Thông thường việc cấp dưỡng cho con thành niên đi học đều do bố,mẹ tự thỏa thuận. Do vậy, trong những trường hợp không thỏa thuận được về việc cấp dưỡng thì gánh nặng nuôi con ăn học lại đặt hết lên vai người trực tiếp nuôi con. Thiết nghĩ cơ quan có thẩm quyền nên có văn bản hướng dẫn về đối tượng này.

Thứ hai, về việc bảo vệ quyền và lợi ích cho con khi ly hôn do một bên mất tích.

Hiện nay, số lượng các vụ ly hôn do một bên mất tích không nhỏ. Theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định khi một bên vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích thì bên kia có quyền yêu cầu tòa án giải quyết cho vợ, chồng ly hôn. Trong trường hợp này, con cái thuộc đối tượng bảo vệ khi cha,mẹ ly hôn sẽ được bảo vệ theo quy định chung về ly hôn. Như vậy, dù người cha, người mẹ tuy đã ly hôn do bị mất tích thì vẫn có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng con. Nhưng người mất tích thì không có điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con. Do vậy, chỉ còn đặt ra vấn đề cấp dưỡng cho con của bên mất tích. Theo điều 56 Luật HN&GĐ năm 2000 thì cha mẹ ly hôn, con cái thuộc đối tượng được cấp dưỡng sẽ được cha, mẹ cấp dưỡng. Trên thực tế, có nhiều trường hợp Tòa án chỉ quan tâm đến việc giao con chưa thành niên, con đã thành niên bị tàn tật, bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình cho bên còn lại nuôi dưỡng, chưa quan tâm đến việc cấp dưỡng cho con của bên bị mất tích.

Theo Điều 79 Bộ luật dân sự năm 2005 thì tài sản của người bị tuyên bố là mất tích vẫn có người quản lý “tài sản của người mất tích được giao cho con đã thành niên hoặc ha,mẹ của người mất tích quản lý, nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; Nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản”. Và theo định hướng của Nghị quyết 02/ 2000/ NQ_HĐTP hướng dẫn một số quy định của luật HN&GĐ năm 2000 có quy định “ khi tòa giải quyết cho ly hôn với người tuyên bố mất tích thì cần chú ý giải quyết việc quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích theo... Bộ luật dân sự”. Như vậy, người bị mất tích vẫn có tài sản để cấp dưỡng nuôi con- quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau khi ly hôn đối với con cái. Do đó, Tòa án có thể quyết định trích tài sản của người bị mất tích để cấp dưỡng cho các con của người mất tích. Trong trường hợp này, Tòa án cần

phải áp dụng linh hoạt các quy định của pháp luật để quyền và lợi ích của con được đảm bảo tốt nhất khi cha, mẹ ly hôn.

Thứ ba, về quy định cấp dưỡng bổ xung theo Điều 19 Nghị định 70/2001/NĐ-CP quy định chi tiết luật HN&GĐ năm 2000 “ trong trường hợp người được cấp dưỡng một lần lâm vào tình trạng khó khăn trầm trọng do bị tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà người đã thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng thực tế để cấp dưỡng ở mức cao hơn, thì phải cấp dưỡng bổ sung theo yêu cầu của người được cấp dưỡng”. Như vậy, phải hiểu “ có khả năng thực tế cấp dưỡng ở mức cao hơn” nhưu thế nào cho đúng?. Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định hướng dẫn cụ thể, gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền khi có đơn yêu cầu cấp dưỡng bổ sung. Một ý kiến cho hay “ Cũng phải đến "năm lần bảy lượt" gặp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thuyết phục vận động, nhờ thủ trưởng cơ quan can thiệp theo như Điều 20 Nghị định 70/2001/NĐ-CP thì mới "đòi" được tiền cấp dưỡng. Đấy là nghĩa vụ nuôi con mà còn trốn tránh thì lấy đâu ra việc cấp dưỡng bổ sung”10. Do vậy trong thời gian tới, nhà nước cần có hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề này.

Thứ tư, xét về mức cấp dưỡng cho con sau khi cha,mẹ ly hôn. Theo Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản pháp luật hướng dẫn Luật HN&GĐ năm 2000 thì không quy định mức cấp dưỡng cụ thể là bao nhiêu, mà chỉ quy định mang tính định tính mà thôi. Mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Theo Nghị quyết 02/2000/NQ-HDTP hướng dẫn trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tùy vào từng trường hợp

10http://donghoi.gov.vn/frontend/index.asp?

website_id=39&menu_id=706&parent_menu_id=706&article_id=13504&fusea ction=DISPLAY_SINGLE_ARTICLE

cụ thể, vào khả năng thực tế của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng cho con hợp lý”.

Tòa án ấn định mức cấp dưỡng căn cứ vào mức thu nhập, giá cả thị trường tại thời điểm xét xử vụ án. Trong khi đó, thời điểm ly hôn hầu hết con ở tuổi rất nhỏ, đồng nghĩa với việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng kéo dài có khi hơn trục năm, với đầy những biến đổi của thị trường giá cả. Do vậy, mỗi lần người trực tiếp nuôi con muốn thay đổi mức cấp dưỡng thì lại phải làm đơn yêu cầu Tòa án công nhận thay đổi mức cấp dưỡng. Theo BLTTDS năm 2004 kèm theo đơn yêu cầu trên phải kèm theo chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Như vậy, chính thủ tục này đã làm cho công tác thi hành án về cấp dưỡng càng mất nhiều thời gian, công sức hơn. Do vậy theo ý kiến của em, thì em đồng tình với Phạm Thanh Hải “ nên quy định mức cấp dưỡng tối thiểu từ 1/3 đến ½ mức lương cơ bản hiện hành của nhà nước cho một người con chưa trưởng thành.” , tạo thuận lợi cho tòa án, cũng như đảm bảo mức tối thiểu cho cuộc sống của con cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng.

Thứ năm, về việc tạm ngừng cấp dưỡng. Theo Điều 54 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định “ các bên có thể thỏa thuận tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”. Quy định này nhằm bảo vệ người có nghĩa vụ cấp dưỡng khi họ không có khả năng kinh tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như bị ốm đau, tai nạn,...Tuy nhiên pháp luật vẫn chưa có quy định về thời gian tạm ngừng thực hiện việc cấp dưỡng, dễ dẫn đến người có nghĩa vụ cấp dưỡng chốn tránh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của con. Do vậy, cần phải quy định thời gian tạm ngừng việc cấp dưỡng một cách cụ thể, rõ ràng, đảm bảo quyền và lợi ích của người cấp dưỡng cũng như người được cấp dưỡng.

Thứ sáu, về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trả tiền lương trong việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi con.

Theo Khoản 3 Điều 20 Nghị định 70/ 2001 NĐ-CP quy định “ Theo quyết định của Tòa án, cơ quan tổ chức trả tiền lương, tiền công lao động, các thu nhập thường xuyên khác cho người có nghĩa vụ cấp dưỡng có trách nhiệm thực hiện việc khấu trừ khoản cấp dưỡng”. Nhưng “ trách nhiệm” này chưa có hướng dẫn cụ thể nếu các cơ quan có trách nhiệm khấu trừ lương trên không thực hiện có hậu quả pháp lý ra sao. Việc quy định như vậy có quá chung chung hay không, khi việc có thực hiện trách nhiệm khấu trừ lương của người có nghĩa vụ cấp dưỡng dựa vào ý thức của các cơ quan trên. Thông thường các cơ quan được pháp luật quy định trên thường từ chối phối hợp với cơ quan tư pháp và né tránh việc khấu trừ lương theo quy định vì ngại va chạm, cho rằng đó không phải là nghĩa vụ của họ. Do vậy, việc thực hiện quy định này còn gặp nhiều khó khăn trên thực tế.

KẾT LUẬN

Ly hôn là lối thoát cho cuộc sống của vợ, chồng nhưng để lại những hậu quả nặng nề cho chính những đứa con của mình. Do vậy, bảo vệ quyền và lợi

ích của con khi cha, mẹ ly hôn là một nội dung quan trọng của Luật HN&GĐ năm 2000. Để bảo vệ quyền này trên thực tế, Nhà nước ta đã xây dựng được cơ chế tương đối hoàn thiện từ pháp luật nội dung cho đến quá trình áp dụng pháp luật thông qua giai đoạn xét xử và thi hành án. Và đặc biệt, vai trò của các cơ quan địa phương được nâng cao, góp phần bảo vệ tốt hơn cho quyền và lợi ích của con sau khi cha,mẹ ly hôn. Tất cả đều nhằm hướng tới đảm bảo sự phát triển bình thường về tâm sinh lý cho trẻ, đảm bảo thực hiện nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con khi cha, mẹ ly hôn, góp phần vào việc xây dựng một xã hội ngày càng tiến bộ, văn minh.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w