1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ Y TẾ

104 695 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 28,27 MB

Nội dung

- Hành vi có hại cho sức khỏe: hút thuốc lá; trẻ bị tiêu chảy mà kiêng bú, kiêng ăn; không ngủ mùng; trẻ nghi bị sốt xuất huyết mà đi chích lể… - Hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV cao: d

Trang 3

SỞ Y TẾ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Sổ tay truyền thông

CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

VỀ Y TẾ

Trang 5

LỜI GIỚI THIỆU

Nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong truyền thông các chương trình mục tiêu quốc gia về Y tế cho đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đồng, góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân;

Được sự chỉ đạo của Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh phối hợp với các đơn vị tuyến tỉnh tổ chức biên soạn và phát hành tài liệu

“Sổ tay truyền thông các chương trình mục tiêu quốc gia

về Y tế”.

Do thời gian và kinh nghiệm biên soạn còn hạn chế, chắc chắn tài liệu không tránh khỏi những thiếu sót, Ban biên soạn kính mong nhận được sự chia sẻ và góp ý xây dựng của quý đồng nghiệp và quý bạn đọc.

Trân trọng!

BAN BIÊN SOẠN

Trang 7

1 Vị trí, tầm quan trọng của kỹ năng

truyền thông trong công tác chăm sóc

sức khỏe:

Muốn làm tốt công tác chăm sóc sức

khỏe ban đầu, công tác phòng chống dịch,

bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân nói

chung thì việc đầu tiên phải làm tốt công

tác truyền thông giáo dục sức khỏe

(TT-GDSK) Muốn làm TT-GDSK đạt hiệu

quả ngoài tinh thần trách nhiệm, kiến thức

và phương tiện, đòi hỏi người làm công

tác này phải có những kỹ năng cần thiết

để truyền đạt

Chăm sóc y tế sẽ thành công hơn khi có

sự giao tiếp có hiệu quả giữa bệnh nhân

với các bác sĩ, y tá, CTV…

Kỹ năng truyền thông là kỹ năng thiết

yếu trong công tác chăm sóc sức khoẻ

2 Thông tin:

Thông tin là những tin tức, thông điệp được

cá nhân, tổ chức phổ biến thông qua sách báo,

tivi, đài phát thanh… gửi tới người nhận (không

quan tâm đến phản ứng của họ).

3 Truyền thông:

Truyền thông là một quá trình tác động qua lại liên tục giữa 2 hay nhiều người để cùng nhau chia sẻ các thông tin, ý kiến, thái độ, tình cảm,

kỹ năng tạo nên sự thay đổi hành vi của đối tượng Đặc trưng quan trọng của truyền thông

là tính 2 chiều.

4 Giáo dục sức khỏe:

Bản chất của GDSK là một quá trình giao tiếp (quá trình truyền thông):

- GDSK là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm và lý trí của con người nhằm làm thay đổi hành

vi có hại thành hành vi có lợi cho sức khỏe của cá nhân, nhóm và cộng đồng

- Định nghĩa giáo dục sức khoẻ: Có nhiều định nghĩa về GDSK và định nghĩa đầu tiên có từ năm 1943

NGUỒN TIN Thông tin NGƯỜI NHẬN

KỸ NĂNG CƠ BẢN VỀ TRUYỀN THÔNG

GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Các thành phần của một tiến trình truyền thông:

Trang 8

“Một hoạt động nhằm vào các cá nhân

để đưa đến việc thay đổi hành vi”

WHO, 1977

“là một quá trình nhằm giúp nhân dân

tự thay đổi những hành vi có hại cho sức

khoẻ để chấp nhận thực hiện những hành

vi tăng cường sức khoẻ”

Bộ Y tế (1993)

5 Hành vi sức khỏe:

- Hành vi sức khỏe là những thói quen,

việc làm hằng ngày ảnh hưởng tốt hoặc

xấu tới sức khỏe

- Hành vi có lợi cho sức khỏe: cho trẻ

sơ sinh bú sớm sau sinh; phụ nữ có thai đi

khám thai đầy đủ; ngủ mùng phòng bệnh

sốt xuất huyết; ho kéo dài trên 2 tuần phải

đi khám phát hiện lao; thực hiện ăn chín

uống chín

- Hành vi có hại cho sức khỏe: hút

thuốc lá; trẻ bị tiêu chảy mà kiêng bú,

kiêng ăn; không ngủ mùng; trẻ nghi bị sốt

xuất huyết mà đi chích lể…

- Hành vi nguy cơ cao (lây nhiễm HIV

cao): dùng chung bơm kim tiêm với người

nghiện chích ma túy mà không được tiệt

trùng đúng cách; quan hệ với gái mại dâm

mà không dùng bao cao su; quan hệ tình

dục khi đang mắc các bệnh lây truyền qua

đường tình dục…

- Những hành vi không có lợi, không

có hại cho sức khỏe: đeo vòng bạc vào cổ

tay cho con; nhổ răng sữa cho con xong

thì thực hiện “hàm dưới vứt lên, hàm trên

vứt xuống”…

6 Các bước thay đổi hành vi:

B.1- Không biết hoặc biết không đủ về

hành vi mới

B.2- Nhận thức được các rủi ro và lợi

ích của hành vi mới

B.3- Có thái độ tích cực và quyết định thử tiến hành hành vi mới

- Theo cách truyền tin: trực tiếp và gián tiếp

- Theo quy mô đối tượng người nhận: quảng đại quần chúng, nhóm nhỏ, cá nhân

- Theo cách tổ chức: Truyền thông

sự kiện

- Theo cách tác động đến đối tượng: trực quan

- Theo mô hình điểm

- Sân khấu hóa và văn hóa dân gian;

7.2 - Truyền thông gián tiếp:

Thông tin, thông điệp, nội dung người gửi muốn truyền đến người nhận phải thông qua phương tiện, tài liệu, kênh truyền thông, ví dụ: sách báo, phát thanh, truyền hình, tờ rơi, áp phích, băng rôn, pano…

Trang 9

Ưu điểm:

- Đưa thông tin nhanh đến được nhiều

người, tranh thủ được yếu tố thời gian

- Người nghe, xem dễ mất tập trung

- Thông tin cung cấp được nhận thức

không đồng đều, có thể gây

hiểu nhầm

- Thông tin cung cấp khó

đáp ứng được nhu cầu của

những đối tượng chuyên biệt

- Liên quan đến phương

tiện nghe, nhìn

- Khó thu nhận phản hồi,

khó làm thay đổi thái độ, hành

vi đối tượng

7.3 Truyền thông trực tiếp:

Thông tin, thông điệp, nội

dung người gửi chia sẻ trực

tiếp với người nhận (mặt giáp

mặt), ví dụ: tư vấn, vãng gia, thảo luận nhóm, nói chuyện sức khỏe, hội thi, biểu diễn

và thực tập, sắm vai, tham quan, thực địa, văn nghệ nhóm nhỏ…

Ưu điểm:

- Truyền thông chính xác hơn (có thể nhận hồi báo dễ dàng hơn, người tham dự tập trung hơn)

- Thông tin cung cấp đáp ứng được nhu cầu của những đối tượng chuyên biệt

- Có thể tạo ra sự chủ động của người tham dự, sự tương tác giữa các thành viên, tạo điều kiện cho việc thay đổi thái độ, hành vi (truyền thông hiệu quả)Khuyết điểm:

- Tốn nhiều thời gian

- Được ít đối tượng

- Đòi hỏi nhiều nhân lực, truyền thông viên phải có kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe

- Không tạo được dư luận xã hội

Trang 10

Truyền thông gián tiếp có ưu điểm

nổi bật là đưa thông tin nhanh, đến nhiều

người, tạo được dư luận xã hội, nhưng

nhược điểm là khó thay đổi hành vi

Truyền thông trực tiếp có ưu điểm

nổi bật là dễ nhận được thông tin phản

hồi của đối tượng, có khả năng giúp thay đổi hành vi (mang lại hiệu quả), nhưng nhược điểm là tốn nhiều thời gian chỉ được ít đối tượng, đòi hỏi kỹ năng của người truyền thông

Trong thực tế các phương pháp này

không mâu thuẫn nhau mà kết hợp với

nhau, tuỳ thời điểm, tuỳ vấn đề sức khoẻ,

tuỳ đối tượng, tùy vào nguồn lực để lựa

chọn ưu tiên phương pháp truyền thông

phù hợp

8 Những điểm làm tăng tính hiệu

quả của truyền thông đại chúng

(gián tiếp):

- Biết được thói quen sử dụng tài liệu

của đối tượng

- Muốn tác động đến nhiều người trong

khu vực hay cộng đồng, có thể sử dụng

đài phát thanh

- Nếu trong khu vực có nhiều tivi,

truyền hình là một phương tiện tốt để

tác động

- Muốn tác động đến những người lãnh

đạo, có thể dùng ấn phẩm

- Tìm hiểu những phóng viên, cách thức

họ viết về các vấn đề cần truyền thông

như thế nào để định hướng và bổ sung

thông tin

Hãy theo nguyên tắc: nhanh, thực

tế, thẳng thắn, công bằng và thân thiện

9 Các phương tiện truyền thông giáo dục sức khỏe:

9.1 - Phương tiện truyền tin:

- Phương tiện nghe nhìn (hiện đại): Máy chiếu phim dương bản, đèn chiếu qua đầu (over head), projetor, cassette, máy vi tính, radio, truyền hình…

- Phương tiện cổ điển: Bảng đen, bảng

nỉ, bảng giấy…

9.2 - Phương tiện mang tin:

- Phương tiện mang tin nghe - nhìn: + Nghe: đĩa hát, băng âm thanh, chương trình phát thanh

+ Nhìn: slide, + Nghe-nhìn: Slide có tiếng, phim tiếng, băng đĩa video…

- Phương tiện mang tin cổ điển: Tranh tường, tranh lật, tranh bảng nỉ, bích chương, biểu đồ, bản đồ, đồ thị, sách, vật thật, mô hình, tờ bướm, khẩu hiệu…

Ghi chú: phương tiện trực quan là

những phương tiện truyền đạt thông tin dùng các tín hiệu trực quan (âm thanh thật, hình ảnh, mùi, vị, sờ, nắm), không

sử dụng công cụ ngôn ngữ, không đòi hỏi người nhận phải suy luận

TÓM LẠI

Trang 11

Nói chuyện sức khoẻ là một phương

pháp giáo dục kinh điển cho đến nay vẫn

còn được sử dụng phổ biến Tuy nhiên, để

một buổi nói chuyện sức khỏe có hiệu quả

cao cần phải chuẩn bị kỹ khâu tìm hiểu

đối tượng và lập kế hoạch cẩn thận Nên

sung những thông tin cần thiết cho mỗi đề

mục Chú ý đầu tiên nên nêu bật tầm quan

trọng của vấn đề mà người nghe quan tâm

hơn và cuối cùng nên tóm tắt những điểm

chính và kết luận

- Khi thực hiện, cố gắng tìm hiểu xem

người nghe đã biết đến đâu cũng như có thái độ, niềm tin liên quan đến bài nói để biến đổi cho phù hợp

2 Về phương pháp:

- Luôn bắt đầu bằng phần “tan băng”, làm cho không khí trở nên thân tình, thư giãn, giúp người nghe dễ nhập cuộc Có thể thực hiện bằng cách cho một câu đố,

kể một câu chuyện vui hoặc ít nhất là nói một điều gì đó gần gũi với người dự có liên quan đến đề tài định nói

- Làm cho buổi nói chuyện trở nên

“động” bằng nhiều cách: Đặt câu hỏi, đặt vấn đề nhờ người nghe suy nghĩ, trả lời hoặc đề xuất cách giải quyết; Kể những câu chuyện vui, những kinh nghiệm thực

tế có liên quan

- Tôn trọng những phút “rì rào” (người nghe bàn luận với nhau) sau khi ta trình bày một vấn đề gây ấn tượng nào đó

- Nói đủ lớn cho cả những người ngồi dưới cũng có thể nghe được

Nên đối diện với người nghe trong khi nói, có thể lần lượt nhìn từ người này đến người khác Không nên lúc nào cũng xem

sổ tay hoặc nhìn lên bảng, lên trần nhà, điều này khiến người nghe bớt chú ý

1 Đại cương:

Giáo dục sức khỏe (GDSK) cho cá nhân

là một hình thức đặc biệt của GDSK nhằm

vào cá nhân; là một tiến trình thông qua

đối thoại, tương tác của người giáo dục

viên giúp cho đối tượng hiểu rõ về hoàn cảnh, vấn đề sức khoẻ của chính mình, từ

đó có thể tìm ra biện pháp giải quyết thích hợp và thực hiện

Không giống GDSK cho quảng đại

GIÁO DỤC SỨC KHỎE

CHO CÁ NHÂN NÓI CHUYỆN SỨC KHOẺ

Trang 12

quần chúng, nhóm lớn hoặc nhóm nhỏ,

vấn đề sức khỏe ở đây không mang tính

chung chung mà là cụ thể cho từng đối

tượng Vấn đề có thể là những nỗi lo âu về

bệnh tình, sự thắc mắc về chăm sóc, cũng

có thể vấn đề là một quyết định cần đưa

ra, một hành vi cần thay đổi

Thêm vào đó, vấn đề của mỗi người có

những nét riêng, không ai giống ai cho dù

là cùng một chủ đề sức khoẻ Mỗi người

lại có hoàn cảnh riêng và đặc điểm tâm

lý riêng bao gồm trình độ, khả năng nhận

thức, cảm xúc, tình cảm, xu hướng

Do đó, GDSK cho cá nhân không thể

được thực hiện chung chung, giống nhau

cho tất cả các đối tượng Trong GDSK cho

nhóm lớn, nhóm nhỏ cần có kỹ năng quan

trọng là “Nói sao cho người ta nghe” thì

trong GDSK cá nhân lại là “Nghe sao cho

người ta nói” Bởi vì chỉ có lắng nghe, tìm

hiểu mới biết được những điểm riêng của

đối tượng để mà từ đó giúp họ trong việc

giải quyết vấn đề sức khoẻ

2 Sự thấu cảm:

Không phải chỉ là sự thông cảm, hiểu

biết hoàn cảnh của đối tượng về mặt lý

trí mà là sự chia sẻ cảm xúc như là chính

người giáo dục viên đang trải qua hoàn

cảnh của đối tượng Điều này có thể đến

một cách tự nhiên, đặc biệt là khi người

giáo dục viên đã từng trải qua những hoàn

cảnh tương tự

Ngoài sự thấu cảm do đã từng trải qua

hoàn cảnh như đối tượng, người giáo dục

viên có thể thấu cảm bằng cách đặt mình

vào hoàn cảnh của họ để thấu hiểu tâm

trạng, cảm xúc của đối tượng Sự thấu

cảm là một điều hết sức cần thiết ở người

giáo dục viên vì lúc đó như là chính mình

đang giúp mình chứ không phải là giúp một người xa lạ Điều này giúp tránh đi những lời khuyên thiếu thực tế

3 Sự tôn trọng, chấp nhận:

Không ai muốn bị phán xét và người giáo dục viên thật sự cũng không phải là thẩm phán Sự tôn trọng vô điều kiện, sự chấp nhận từ chính thâm tâm rằng đối tượng là một con người có giá trị bất kể địa vị, hành vi hoặc thái độ tích cực hay tiêu cực sẽ giúp tạo ra một mối tương giao

ấm cúng

Tôn trọng, chấp nhận không có nghĩa

là tán thành Ngược với chấp nhận là định kiến, thành kiến Một khi người giáo dục viên tự khép lòng lại thì sẽ không thấy hết những khía cạnh khác nhau trong đối tượng và vấn đề của đối tượng Tôn trọng

và chấp nhận chính là sự mở lòng đối với tha nhân

4 Sự chân thành:

Người giáo dục viên phải đến với đối tượng bằng sự chân thành với thái độ quan tâm một cách tự nhiên xuất phát từ nhu cầu của đối tượng hơn là vì nhiệm

vụ, cố gắng làm cho xong việc với mục đích riêng Cần xem đối tượng như là một người bạn, người thân hoặc thậm chí là chính mình Như vậy thì dù ta chưa thể giúp được đối tượng giải quyết được vấn

đề thì cũng đã giúp phần nào cho tâm lý của đối tượng

5 Một số nguyên tắc chung trong giáo dục sức khoẻ cho cá nhân:

5.1 - Người giáo dục viên giúp đối tượng nhận ra vấn đề và giải quyết vấn đề theo cách riêng, phù hợp chứ không phải

để áp đặt một cách giải quyết có sẵn Thế nên, qua một buổi vẫn có thể chưa đề cập

Trang 13

được vấn đề hoặc chưa tìm ra cách giải

quyết vấn đề cũng không phải là thất bại

Điều quan trọng đầu tiên trong GDSK

cho cá nhân chính là mối quan hệ Dù vấn

đề chưa giải quyết nhưng đã thiết lập được

mối quan hệ tốt thì những lần sau hy vọng

có thể giải quyết được

5.2 - Trong đại đa số trường hợp ta

không nên áp đặt những cách ứng xử cho

đối tượng bởi vì chính bản thân đối tượng

thường cũng không muốn người khác “dạy

đời”, đồng thời cách ứng xử của ta chưa

chắc là đã phù hợp với hoàn cảnh của đối

tượng Kể cả trường hợp lời khuyên của ta

mà đối tượng nghe theo và thực hiện đạt

thông tin phù hợp, trên cơ sở đó đặt những

câu hỏi dẫn dắt từng bước đến sự hiểu biết

về kiến thức, về tình trạng của mình và

sự tự chọn lựa cách giải quyết vấn đề của

mình một cách phù hợp

4.3 - Có thể nói kỹ năng quan trọng nhất

trong GDSK cho cá nhân biểu hiện trong

cả 3 hoạt động giao tiếp, truyền thông,

lắng nghe chân thành

- Khơi gợi và lắng nghe để thật sự thấu cảm hoàn cảnh của đối tượng cũng như để biết những vấn đề sức khoẻ, vấn đề tâm

lý, xã hội mà đối tượng đang gặp phải, thậm chí đang rất bức xúc nhưng nhiều khi không dám hoặc không tiện nói ra

- Khơi gợi và lắng nghe giúp đối tượng cảm thấy được quan tâm, thúc đẩy muốn chia sẻ

- Khơi gợi và lắng nghe giúp biết được đối tượng đã hiểu biết tới đâu, điểm nào đúng, điểm nào sai, giúp việc thông tin, hướng dẫn được xác đáng, đỡ mất thời gian và đặc biệt quan trọng hơn là giúp đối tượng liên hệ những điều mới với những gì đã biết khiến việc tiếp thu được tốt hơn

- Khơi gợi và lắng nghe những hồi báo

để kiểm điểm lại những hiểu biết của đối tượng, giúp cho việc điều chỉnh các thông tin, tránh nhầm lẫn

- Khơi gợi và lắng nghe những ý kiến, những quyết định của đối tượng giúp đối tượng cảm thấy tự tin hơn, làm nền tảng cho những quyết định cá nhân và sự thay đổi hành vi

Lưu ý: ta khơi gợi và lắng nghe để

nhằm xác định vấn đề chứ không phải

để thỏa mãn tính tò mò Cần tránh những câu hỏi về những vấn đề nhạy cảm không cần thiết

6 Các hình thức GDSK cho cá nhân:

- Có nhiều cách phân chia các hình thức GDSK cho cá nhân Thông thường, phân biệt theo 3 hình thức: trao đổi trực tiếp, trao đổi qua điện thoại, trao đổi qua thư tín Trong bài này, chúng ta đề cập chủ yếu đến hình thức trao đổi trực tiếp

Trang 14

- Một điều cần lưu ý là dù đối tượng

GDSK cho cá nhân có vấn đề về sức khoẻ

nhưng không phải ai cũng ý thức được

Có người ý thức được và có nhu cầu cần

giải quyết nhưng cũng có những người

không ý thức được và do đó không có nhu

cầu Cũng có người có nhu cầu nhưng

không biết tìm đến đâu hoặc ngại không

muốn bày tỏ Cũng chính vì vậy mà

hình thức trao đổi trực tiếp lại được chia

thành hai dạng:

+ Đối tượng tìm đến giáo dục viên: ở

cơ sở y tế, trung tâm tham vấn, điện thoại,

viết thư,… hình thức này có khi ta gọi là tham vấn sức khoẻ

+ Giáo dục viên tìm đến đối tượng: tiếp cận cộng đồng, vãng gia

Ví dụ: một phụ nữ nghèo, đông con, không xem tivi, không nghe đài, không tham gia họp tổ phụ nữ và nhiều khi cũng không ý thức được nguyên nhân của đói, nghèo, bệnh tật là do đông con Trong trường hợp này, nhiều khi ta phải tìm đến nhà (vãng gia) để thăm hỏi và giúp cho chị ta hiểu vấn đề và có biện pháp giải quyết phù hợp

1 Mục đích:

Mục đích 1: kiểm tra việc thực hiện các

lời khuyên mà bạn đã đưa ra trước đó Ví

dụ: trẻ dưới 1 tuổi đi tiêm phòng chưa? phụ

nữ có thai đi tiêm ngừa uốn ván chưa?…

Mục đích 2: Giúp gia đình học thêm

một số kỹ năng trong khả năng của họ Ví

dụ: Cách nấu bột cho trẻ mới bắt đầu ăm

sam (ăn dặm), cách pha dung dịch ORS

khi trẻ bị tiêu chảy…

Mục đích 3: thu thập các thông tin cần

thiết Ví dụ: điều tra số người trong một

gia đình, những ai vừa chuyển đến, chuyển

đi; tìm hiểu các hành vi ứng xử của các

thành viên trong gia đình cũng như của

người chủ trong gia đình, bạn có thể tác

động vào người chủ gia đình…

Mục đích 4: Thực hiện các công tác

sức khỏe khác như chăm sóc người ốm

tại nhà, vận động tiêm chủng và kế hoạch

hóa gia đình…

Mục đích 5: Ngoài ra, thăm hộ gia đình

thường xuyên giúp bạn giữ mối quan hệ

tốt với gia đình

2 Các bước thực hiện trong vãng gia:

- Chào hỏi, giới thiệu bản thân và mục đích đến thăm;

- Quan sát và hỏi thăm sức khoẻ của mọi người;

- Kiểm tra việc thực hiện lời khuyên trước đây;

- Quan sát và hỏi về các vấn đề vệ sinh như: nước sạch, nhà vệ sinh;

- Tiến hành khuyên bảo nếu bạn thấy cần thiết;

- Chào, cảm ơn gia đình và hẹn lần đến thăm sau;

VÃNG GIA

Trang 15

Bệnh sốt xuất huyết Dengue (đăng

- gơ) là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp

tính do muỗi truyền, có thể gây thành

dịch lớn Đây là bệnh dịch lưu hành tại

các địa phương ở Việt Nam Do đặc điểm

khí hậu, địa lý khác nhau, ở miền Nam,

miền Trung bệnh xuất hiện quanh năm, ở

miền Bắc, Tây Nguyên bệnh thường xảy

ra từ tháng 4 đến tháng 11 Bệnh sốt xuất

huyết Dengue phát triển nhiều nhất vào

các tháng 7, 8, 9, 10 trong năm

Tác nhân gây bệnh: Do vi rút Dengue

với 4 týp huyết thanh DEN 1, DEN 2,

DEN 3, DEN 4

Thời kỳ ủ bệnh và lây truyền: Thời

kỳ ủ bệnh từ 3-14 ngày, trung bình từ 5-7

ngày Bệnh nhân là nguồn lây bệnh trong

thời kỳ có sốt, nhất là 5 ngày đầu của sốt,

là giai đoạn trong máu có nhiều vi rút

Tính cảm nhiễm và sức đề kháng: Mọi

người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có

thể bị mắc bệnh, từ trẻ sơ sinh tới người

lớn Sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch

bền vững suốt đời với týp vi rút Dengue

gây bệnh nhưng không được miễn dịch

bảo vệ chéo với các týp vi rút khác Nếu

bị mắc bệnh lần thứ hai với týp vi rút

Dengue khác, có thể bệnh nhân sẽ bị nặng

hơn và dễ xuất hiện sốc Dengue

Véc tơ truyền bệnh: Bệnh không lây

truyền trực tiếp từ người sang người mà

do muỗi chích người bệnh truyền vi rút

sang người lành qua vết chích Ở Việt

Nam, hai loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Deugue là Ades aegypti và Ades albopictus, trong đó quan trọng nhất là muỗi Ades aegypti

Nhiều yếu tố khiến dịch SXH càng trở nên nguy hiểm:

Khác với trước đây, hiện tại bệnh SXH

có nhiều đặc điểm hết sức đáng lo ngại

Trang 16

- Thói quen ít vận động của trẻ ngày

càng phổ biến, trẻ ngồi lâu trước máy vi

tính… nên dễ làm mồi cho muỗi chích

- Các công trình xây dựng trong đó có

những vũng nước đọng lớn thậm chí cả

tầng hầm đọng nước, tạo điều kiện cho

muỗi đẻ trứng, phát triển Các hố ga thoát

nước khử mùi của hệ thống thoát nước đô

thị cũng có lăng quăng phát triển làm cho

công tác diệt lăng quăng rất khó khăn

Phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue:

Bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có vắc

xin phòng ngừa, chưa có thuốc điều trị

đặc hiệu Vì vậy công tác phòng bệnh là

rất quan trọng

Diệt muỗi trong nhà: giữ cho nhà cửa

được sạch sẽ, sáng sủa, khô ráo; nhà cửa,

kể cả gầm giường, gầm tủ cần được

lau quét sạch sẽ hàng ngày; không treo

nhiều quần áo trên mắc áo, trên tường

Nhà cửa dơ bẩn, tối tăm, ẩm thấp là

những điều kiện thuận lợi cho muỗi cư trú

và phát triển

Dùng thêm thuốc xịt muỗi, nhang trừ

muỗi là những việc hữu ích Có thể dùng

vợt điện, hun khói xua muỗi…

Diệt lăng quăng:

- Giữ cho sân vườn, khu vực quanh

nhà được quang đãng, khô ráo Nên phát

quang các bụi rậm quanh nhà, vì đó cũng

là nơi muỗi cư trú

- Nên dọn cho sạch, khô các nơi đọng

nước sau khi mưa (máng xối…), hủy các

vật thừa chứa nước (vỏ xe, gáo dừa, chai

lọ…) vì đó là nơi muỗi tới sinh sản

- Cần đậy kín các lu, khạp chứa nước

Đậy kín hay lật úp các vật chứa nước không

dùng Thả cá 7 màu để chúng ăn hết lăng

quăng, không cho chúng phát triển thành muỗi Cho muối vào chén chống kiến…

- Thường xuyên súc rửa các vật chứa nước sử dụng hàng ngày Thay nước bình bông hàng tuần…

Chống muỗi chích:

- Mọi người trong gia đình đều nên ngủ mùng, không những ban đêm mà kể cả ban ngày Vì loại muỗi vằn truyền bệnh SXH chích người ban ngày (nhất là lúc sáng sớm hay xế chiều)

- Những khi trẻ ngồi học, thân thể và nhất là hai chân cần được che kín bằng quần dài; Nếu cần, có thể dùng thêm vớ (bít tất) để bảo vệ 2 bàn chân Không cho trẻ chơi đùa chỗ tối…

Tại sao diệt lăng quăng lại hiệu quả hơn phun hóa chất diệt muỗi.

Việc phun thuốc diệt muỗi đại trà có thể làm giảm tức thời số lượng muỗi nhưng lại không diệt được lăng quăng Một tuần sau, lăng quăng lại lớn lên thành muỗi và tiếp tục chích người, truyền bệnh

Diệt lăng quăng là diệt tận gốc Không

có lăng quăng, sẽ không có muỗi; diệt lăng quăng không độc hại cho con người

và môi trường sống, các biện pháp dễ thực hiện, không đòi hỏi cán bộ có kỹ thuật mà mỗi người dân đều có thể tự thực hiện Mọi người cùng đồng lòng thực hiện “làm sạch lăng quăng trong nhà”, hiệu quả của công tác phòng chống sốt xuất huyết sẽ lớn gấp bội

Sự tham gia của cộng đồng giúp cho các cá thể trong cộng đồng có cơ hội, chủ động nắm bắt cơ hội, chủ động bàn bạc, tham gia, giải quyết các vấn đề của cộng đồng, thúc đẩy cộng đồng phát triển

Trang 17

MÔ HÌNH PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT

DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

Mô hình có sự kết hợp giữa Chính

quyền - Ban ngành - Y tế, lấy tuyến xã,

phường làm nòng cốt:

- Chính quyền có vai trò chủ đạo xuyên

suốt trong mọi hoạt động kết hợp cùng

hoạt động của mạng lưới cộng tác viên

(CTV) tại cộng đồng

- Y tế làm tham mưu chuyên môn, Ban

ngành đoàn thể hoạt động tích cực cùng

hỗ trợ Ban ngành đoàn thể có thể là Giáo

dục (Giáo viên và học sinh), Đoàn thanh

niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Mặt trận

Tổ quốc, công an

Chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống SXH dựa vào cộng đồng:

Chiến dịch phải cho thấy rõ đây không phải đơn thuần là một chiến dịch truyền thông, tuyên truyền, cổ động, càng không phải là Chiến dịch vệ sinh môi trường, thu gom rác như ngày chủ nhật xanh, Ngày môi trường thế giới

Điểm chính yếu của chiến dịch là các hoạt động đến tận hộ gia đình, tuyên truyền vận động, cùng thực hiện các biện pháp loại trừ lăng quăng

Trang 18

Bệnh lao là một bệnh lây truyền do

trực khuẩn lao gây nên (Mycobacterium

tuberculosis) Đặc điểm của loại trực

khuẩn này là: ái khí, gây bệnh trong tế

bào, vị trí thích hợp nhất của chúng là ở

các tế bào phế nang của phổi Đường lây

chủ yếu của lao phổi là đường hô hấp, do

hít phải những hạt đờm có trực khuẩn lao

của bệnh nhân bị lao phổi khi ho, khạc,

hắt hơi, nói chuyện bắn ra Ước tính một

lần hắt hơi có thể tạo ra khoảng 40.000

hạt nhỏ li ti chứa trực khuẩn lao

1 Tình hình dịch tễ học bệnh lao:

Hiện nay bệnh lao vẫn là bệnh có nhiều

người mắc và tỷ lệ tử vong cao không chỉ

ở Việt Nam mà trên toàn thế giới Theo

số liệu của Tổ chức y tế thế giới (WHO),

ước tính hiện có 2,2 tỷ người đã nhiễm

lao, mỗi năm có khoáng 9 triệu người mắc mới và hơn 2 triệu người chết do lao Trong đó, 13% số mắc lao có đồng nhiễm HIV và 0,35 triệu người chết do lao đồng nhiễm HIV

Việt Nam đứng thứ 12 trong 22 nước

có số bệnh nhân lao cao nhất thế giới, đứng thứ 14 trong 27 nước có gánh nặng bệnh nhân lao đa kháng thuốc Kết quả cho thấy dịch tễ bệnh lao ở Việt Nam còn

ở mức cao

Năm 2010, theo ước tính (WHO) số bệnh nhân lao mới mắc tại Việt Nam là 180.000 người Tuy nhiên, chương trình chống lao quốc gia (CTCLQG) chỉ phát hiện và điều trị 99.035 bệnh nhân Như vậy còn khoảng 81.000 bệnh nhân chưa được phát hiện.Trong đó tỷ lệ tử vong là

PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO

Trang 19

2.9%, tương đương khoảng 3.000 bệnh

nhân; tỷ lệ tử vong do lao sẽ giảm nếu

tăng số bệnh nhân được phát hiện và điều

trị sớm và giảm số bệnh nhân mắc mới

Nguyên nhân làm gia tăng bệnh lao là

do sự lan tràn của đại dịch HIV: ở người

bình thường bị nhiễm lao có nguy cơ phát

triển bệnh lao từ 5-10% trong suốt cuộc

đời, nhưng nguy cơ đó sẽ tăng lên 30-

50% ở người nhiễm HIV đồng nhiễm lao

Một nguyên nhân khác là sự gia tăng di

dân từ khu vực có bệnh lao cao sang khu

vực có bệnh lao thấp, do sự gia tăng dân

số thế giới, nghèo đói kéo dài và sự xuống

cấp của mạng lưới y tế cơ sở

2 Biểu hiện lâm sàng của bệnh lao

phổi: Triệu chứng thường gặp của bệnh

lao phổi:

- Ho, khạc đàm kéo dài trên 2 tuần

- Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi

phường để khám bệnh và được giới thiệu

đến phòng khám lao huyện/TP Tại phòng

khám lao huyện/TP, nếu nghi ngờ nhiễm

lao sẽ được khám và xét nghiệm đờm để

phát hiện và điều trị kịp thời

3 Chữa trị bệnh lao:

Mục đích của việc điều trị bệnh lao là:

- Điều trị khỏi cho bệnh nhân

Khi được cơ sở chuyên khoa lao chẩn đoán là mắc bệnh lao, người bệnh sẽ được đăng ký điều trị lao tại phòng khám TTYT huyện/thành phố theo các phác đồ thống nhất của CTCLQG, thuốc được CTCLQG cấp miễn phí, người bệnh phải tuân theo các nguyên tắc điều trị lao: dùng đủ thuốc, đúng liều, đều đặn, đủ thời gian liên tục trong 6 tháng Điều trị lao được chia làm

2 giai đoạn:

- Giai đoạn tấn công 2 tháng: bệnh nhân được phát thuốc 1 lần/tuần tại trạm y tế và được giám sát cùng với các tình nguyện viên cộng đồng hàng tuần tại nhà

- Giai đoạn duy trì 4 tháng: bệnh nhân được cấp thuốc uống tại nhà; nhân viên y tế

xã, phường phải kiểm tra việc uống thuốc của bệnh nhân tại nhà

4 Các biện pháp phòng ngừa:

- Cắt đứt chu kỳ bệnh lao, phát hiện sớm người mắc bệnh lao và điều trị cho đến khi khỏi bệnh để không lây nhiễm cho người lành

- Tiêm phòng Vắc xin BCG cho trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt, tốt nhất là ngay sau sinh

- Không ngừng nâng cao mức sống, dinh dưỡng, nhà ở và môi trường

- Đối với bệnh nhân: Đeo khẩu trang trong suốt thời kỳ điều trị tấn công; khạc nhổ đờm vào ca, bô có nắp đậy hoặc vào khăn giấy rồi đốt đi; thường xuyên phơi nắng đồ dùng cá nhân, giữ vệ sinh nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ

Trang 20

1 Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh phong còn gọi là bệnh cùi, bệnh

hủi Bệnh do trực khuẩn phong gây nên,

có tên khoa học là Mycobarterium Leprae

Bệnh lây trực tiếp từ người bệnh sang

người lành Không có bất kỳ đường lây

nào khác

Tất cả mọi người, ai cũng có thể bị mắc

bệnh phong Những người tiếp xúc trực

tiếp (ở cùng nhà) với bệnh nhân phong dễ

bị lây bệnh hơn

2 Đặc điểm của bệnh phong:

- Là bệnh lây truyền, không phải do di

truyền Thời gian ủ bệnh trung bình 3-5

năm, có khi đến 20 năm hoặc lâu hơn

- Bệnh phong là bệnh lây truyền nhưng

lây chậm, ít lây và khó lây

- Bệnh không gây chết người, nhưng

gây tàn tật, biến dạng cơ thể nhất là mắt,

chân và tay Các bộ phận bị tấn công gồm

da, thần kinh ngoại vi, mắt

- Hiện nay đã có thuốc điều trị khỏi

hoàn toàn, cấp miễn phí điều trị tại nhà

3 Dấu hiệu bệnh phong:

- Dấu hiệu sớm là: Những đám da thay

đổi màu sắc, châm kim không biết đau,

gần lửa không biết nóng, không tiết mồ

hôi và rụng lông

- Khi bị nặng, lâu ngày bệnh phong sẽ

gây nên tàn phế, dị dạng như: Hở mi, mắt

nhắm không kín; Mù mắt do xơ sẹo giác

mạc; Teo cơ, co, rụt, cụt, lở loét ở các

ngón bàn tay và bàn chân

4 Điều trị bệnh phong:

- Thuốc điều trị bệnh phong: Chương trình phòng chống phong cấp phát miễn phí điều trị tại nhà cho bệnh nhân

- Không có bất kỳ một cơ sở y tế nào được phép bán và có thuốc chữa bệnh phong bán Thuốc Đông y điều trị không khỏi được bệnh phong

- Nếu bệnh nhẹ, uống thuốc trong 6 tháng liên tục, mỗi tháng 01 vỉ Nếu bệnh nặng, uống thuốc liên tục trong 12 tháng, mỗi tháng 01 vỉ Hiện nay không có bất

kỳ cách điều trị nào khác thay thế để điều

PHÒNG CHỐNG BỆNH PHONG

Trang 21

trị khỏi được bệnh phong Thuốc có đánh

số thứ tự từ ngày đầu đến ngày cuối mỗi

vỉ thuốc Điều trị hết phác đồ, bệnh nhân

chắc chắn khỏi bệnh Khi đã có tàn tật, di

chứng thì không bao giờ khỏi được mà

ngày càng nặng hơn kể cả khi điều trị hết

bệnh và uống đúng phác đồ Muốn không

- Bệnh phong được khám phát hiện

miễn phí toàn bộ tại nhà, tại trạm y tế, tại

trung tâm y tế Bệnh phong được khám

và chẩn đoán xác định tại Trung tâm

Phòng chống Bệnh xã hội tỉnh, địa chỉ: 21

Phạm Ngọc Thạch, phường Phước Hưng,

TP Bà Rịa, tỉnh BR-VT Số điện thoại

064 3732941

- Chuyên khoa da liễu – Trung tâm

Phòng chống Bệnh xã hội tỉnh:

• Thường xuyên tổ chức khám cho

100% người tiếp xúc với bệnh nhân hàng

năm tại nhà bệnh nhân

• Thường xuyên tổ chức khám điều trị

bệnh ngoài da miễn phí để phát hiện bệnh

phong sớm tại các tổ, nhóm, nghi có thể có

bệnh nhân phong mới trong cộng đồng

• Tổ chức khám chữa bệnh ngoài da và phát hiện bệnh phong từ trạm y tế; Phòng khám da liễu của Trung tâm y tế các thành phố, huyện; Trung tâm Phòng chống Bệnh

xã hội tỉnh

- Khi phát hiện ra bệnh nhân phong mới thì bệnh nhân được cấp thuốc điều trị miễn phí tại nhà cho đến khi hoàn thành phác đồ điều trị theo qui định và chắc chắn khỏi bệnh theo chỉ dẫn của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế Việt Nam và thực tế áp dụng tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm

1982 đến nay

- Những bệnh nhân bị tàn tật sẽ được hướng dẫn phòng ngừa thêm, điều trị các tàn tật hiện có, được cấp thuốc nhỏ mắt, kính mắt chống bụi, kem bôi mềm da, lành sẹo, giày phòng ngừa lỗ đáo

- Cách chăm sóc này thực hiện suốt đời, cần có sự tham gia của lãnh đạo địa phương, xã hội, cộng đồng dân cư, nhân viên y tế, bệnh nhân và gia đình bệnh nhân

6 Mục tiêu của Chương trình phòng chống bệnh phong:

- Loại trừ bệnh phong: tức là làm cho toàn dân xóa bỏ quan niệm cũ về bệnh phong và hiểu biết những kiến thức khoa học về bệnh phong Bà Rịa-Vũng Tàu đã được Bộ Y tế công nhận hoàn thành chương trình loại trừ bệnh phong vào năm 2008

- Thanh toán hoàn toàn bệnh phong: nghĩa là hoàn toàn không còn bệnh phong trên toàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng như trên cả nước Dự kiến mục tiêu này chúng

ta sẽ đạt vào năm 2030

Trang 22

PHÒNG CHỐNG BỆNH

SỐT RÉT

1 Đại cương:

- Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký

sinh trùng Plasmodium ở người gây nên

Bệnh lây theo đường máu Vật trung gian

truyền bệnh chủ yếu là do muỗi Anopheles

(muỗi đòn xóc) Muỗi hút máu người bệnh

rồi chích sang người lành và truyền bệnh

- Bệnh thường biểu hiện bằng những

cơn sốt rét điển hình với ba triệu chứng:

rét run (sốt rét), sốt (nóng), vã mồ hôi

Bệnh tiến triển có chu kỳ và có hạn định

nếu không bị tái nhiễm Bệnh lưu hành

theo địa phương, trong những điều kiện

thuận lợi có thể gây thành dịch

- Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh

nhưng có thuốc điều trị đặc hiệu và có

thể phòng chống được Ở nước ta bệnh

lưu hành chủ yếu vùng rừng, đồi, núi, ven

biển nước lợ; bệnh xảy ra quanh năm,

nhưng chủ yếu vào mùa mưa

2 Chẩn đoán:

Trường hợp sốt rét lâm sàng: Trường

hợp sốt rét lâm sàng, tức là xét nghiệm

chưa tìm thấy ký sinh trùng hoặc chưa có

kết quả xét nghiệm nhưng có đủ 4 tiêu

chuẩn sau:

- Sốt: Có thể rất điển hình của cơn sốt

rét: rét run, sốt và vã mồ hôi, hoặc không

điển hình như sốt không thành cơn (người

bệnh thấy ớn lạnh, gai rét), sốt cao liên

tục, sốt dao động, cũng có thể chỉ là có sốt

trong 3 ngày gần đây

- Không tìm thấy các nguyên nhân gây

Các thể lâm sàng: Các thể lâm sàng

bệnh sốt rét bao gồm: sốt rét thể thông thường và sốt rét ác tính

Sốt rét thể thông thường: Là trường

hợp bệnh sốt rét mà không có dấu hiệu

đe dọa tính mạng người bệnh Chẩn đoán dựa vào 3 yếu tố: dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm

- Dịch tễ: đang ở hoặc đã đến vùng sốt rét lưu hành hoặc có tiền sử sốt rét gần đây

- Triệu chứng lâm sàng:

• Cơn sốt điển hình có 3 giai đoạn: rét

Trang 23

run - sốt - vã mồ hôi.

• Cơn sốt không điển hình như: sốt

không thành cơn, ớn lạnh, gai rét (hay gặp

ở người sống lâu trong vùng sốt rét lưu

hành), sốt liên tục hoặc dao động (hay gặp

ở trẻ em, người bệnh bị sốt rét lần đầu)

• Những dấu hiệu khác: thiếu máu, lách

to, gan to

- Xét nghiệm: xét nghiệm máu có ký

sinh trùng sốt rét thể vô tính, hoặc xét

nghiệm chẩn đoán nhanh phát hiện kháng

nguyên sốt rét hoặc kỹ thuật PCR dương

tính Nơi không có kính hiển vi phải lấy

lam máu gửi đến điểm kính gần nhất

Thể sốt rét ác tính: Sốt rét ác tính là

sốt rét có biến chứng đe dọa tính mạng

người bệnh

- Sốt rét ác tính thường xảy ra trên

những người bệnh nhiễm P falciparum

hoặc nhiễm phối hợp có P falciparum

- Các trường hợp nhiễm P vivax và P

- Điều trị cắt cơn sốt kết hợp với chống

lây lan (sốt rét do P.falciparum) và điều trị tiệt căn (sốt rét do P.vivax, P.ovale)

- Các trường hợp sốt rét do P.falciparum không được dùng một thuốc sốt rét đơn thuần, phải điều trị thuốc sốt rét phối hợp

để hạn chế kháng thuốc và tăng hiệu lực điều trị

- Điều trị thuốc sốt rét đặc hiệu kết hợp với điều trị hỗ trợ và nâng cao thể trạng

- Các trường hợp sốt rét ác tính phải chuyển về đơn vị hồi sức cấp cứu của bệnh viện từ tuyến huyện trở lên, theo dõi chặt chẽ và hồi sức tích cực

Y tế thôn ấp xử trí ban đầu:

Theo dõi người bệnh nếu có một trong các dấu hiệu dự báo sốt rét ác tính thì cần cho uống ngay liều đầu tiên của Dihydroartemisinin - Piperaquin phosphate và chuyển lên tuyến trên Thuốc phải được nghiền nhỏ và pha trong nước cho tan hoàn toàn Trước khi cho uống thuốc phải cho người bệnh uống một ít nước, nếu uống được, không bị sặc, mới cho uống tiếp thuốc đã pha

Người bệnh có các dấu hiệu dự báo sốt rét ác tính cần xử trí như sau:

- Tiêm ngay liều đầu tiên Artesunat hoặc Quinin hydrochloride nếu là phụ nữ

có thai dưới 3 tháng tuổi sau đó chuyển người bệnh lên tuyến trên

- Không chuyển ngay những người bệnh đang trong tình trạng sốc (mạch nhanh nhỏ khó bắt, chân tay lạnh, vã mồ hôi, tụt huyết áp), phù phổi cấp, co giật

- Trường hợp không thể chuyển lên tuyến trên được, cần đề nghị tuyến trên tới tăng cường bằng phương tiện nhanh nhất, đồng thời tiếp tục điều trị tích cực trong khi chờ đợi

Trang 24

- Đối tượng: người vào vùng sốt rét

lưu hành nặng trên 1 tuần (khách du lịch,

người đi rừng, ngủ rẫy, người qua lại biên

giới vùng có sốt rét lưu hành)

- Chỉ áp dụng cho khu vực miền Trung,

Tây Nguyên và Đông Nam bộ không nằm

trong vùng sốt rét kháng thuốc

- Cán bộ y tế từ tuyến xã trở lên mới

được cấp thuốc tự điều trị, hướng dẫn cho

họ biết cách sử dụng thuốc và theo dõi sau

khi trở về

- Thuốc sốt rét được cấp để tự điều trị là

Dihydroartemisinin-Piperaquin, liều theo tuổi và uống trong 3 ngày

5 Phòng bệnh:

Các biện pháp bảo vệ cá nhân:

- Biện pháp vật lý: nằm mùng (màn), lưới chắn muỗi, bẫy vợt muỗi, mặc quần

áo dài tránh muỗi chích

- Biện pháp sinh học: nuôi cá ăn bọ gậy (lăng quăng), chế phẩm sinh học diệt bọ gậy

- Các biện pháp hóa học: phun hóa chất tồn lưu trên vách, tường, mái nhà, tẩm mùng hóa chất (mùng tẩm hóa chất tồn lưu lâu), tẩm rèm, chăn sử dụng kem muỗi, hương muỗi

Trang 25

1) Lợi ích của việc tiêm chủng:

Phòng bệnh là nhiệm vụ trọng tâm của

y tế công cộng Phòng bệnh luôn luôn tốt

hơn chữa bệnh Tiêm vắc xin là biện pháp

phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ cho

người tiêm không mắc bệnh và tránh xảy

ra các vụ dịch lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ

và tính mạng người dân Vắc xin giúp

phòng bệnh truyền nhiễm và bảo vệ cuộc

sống Vắc xin giúp kiểm soát rất nhiều

bệnh truyền nhiễm trước đây đã từng xảy

ra thường xuyên như bại liệt, sởi, bạch

hầu, ho gà, rubella, quai bị, uốn ván và

viêm màng não mủ, viêm phổi do Hib…

Cha mẹ luôn quan tâm đến sức khoẻ,

sự an toàn của những đứa con và làm

nhiều việc để bảo vệ chúng Vắc xin cũng

bảo vệ trẻ em và người lớn theo cách đó

để tránh được bệnh tật, tử vong do bệnh

truyền nhiễm Khi tỷ lệ mắc một số bệnh truyền nhiễm đã giảm xuống, thì các vi rút và vi khuẩn gây bệnh vẫn còn tồn tại Thậm chí những bệnh đã được thanh toán

ở một số nước như bệnh Bại liệt, vẫn có thể truyền sang những người chưa được bảo vệ bằng vắc xin

Chi phí để điều trị các bệnh truyền nhiễm thường tốn kém, chưa kể tới việc phải nghỉ học, nghỉ làm và thêm nhiều người chăm sóc, thậm chí có trường hợp

tử vong, và như vậy thì thiệt hại không thể tính được bằng tiền

Tiêm vắc xin cho trẻ em quan trọng vì:

• Trẻ sơ sinh có miễn dịch đối với nhiều bệnh vì chúng nhận được kháng thể từ

mẹ Tuy nhiên, thời gian có miễn dịch này

có thể chỉ kéo dài 1 tháng cho tới 1 năm Ngoài ra, trẻ nhỏ không có được miễn

CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG

Trang 26

dịch của người mẹ đối với 1 số bệnh có

vắc xin phòng như bệnh Ho gà

• Nếu đứa trẻ không được tiêm vắc xin

và bị phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh,

cơ thể chúng có thể không đủ khoẻ để

chống lại bệnh tật Trước khi có vắc xin,

rất nhiều trẻ đã chết do mắc các bệnh mà

ngày nay vắc xin phòng ngừa được như

bệnh Ho gà, Sởi và Bại liệt Ngày nay các

tác nhân gây những bệnh này vẫn còn tồn

tại, nhưng trẻ em có thể được bảo vệ bằng

vắc xin, do đó những bệnh này ngày nay

không còn nhiều người mắc nữa

• Tiêm phòng cho từng cá nhân cũng

góp phần bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng,

đặc biệt là cho những người không được

miễn dịch, bao gồm trẻ chưa đến tuổi tiêm

vắc xin (ví dụ trẻ chưa đến tuổi tiêm vắc

xin Sởi nhưng có thể bị nhiễm vi rút Sởi),

những người không được tiêm chủng do

các nguyên nhân y tế (như trẻ bị bệnh

bạch cầu) và những người không có đáp

ứng đầy đủ đối với tiêm chủng, nhờ đó

những người được tiêm vắc xin không có

đáp ứng miễn dịch cũng được bảo vệ Hơn

nữa, những người bị ốm sẽ ít có khả năng

phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh có thể

lan truyền qua những trẻ chưa được tiêm

vắc xin Tiêm chủng cũng làm chậm lại

hoặc chặn đứng các vụ dịch

Chương trình tiêm chủng mở rộng

(TCMR) đã được triển khai ở các địa

phương trên cả nước từ nhiều năm nay

Theo đó, mỗi năm có hàng triệu trẻ em

được tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc-xin

để phòng ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm

nguy hiểm

Thực tế của chương trình TCMR ở Việt

Nam trong hơn 25 năm qua cho thấy, tiêm

chủng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng

bệnh, nhất là các loại bệnh nguy hiểm Bằng tiêm chủng vắc-xin, tỷ lệ mắc bệnh của nhiều bệnh nhiễm khuẩn đã giảm đi hàng chục đến hàng trăm lần

Thông qua việc triển khai chương trình TCMR và các chương trình y tế khác, Việt Nam đã giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, từ 56 trẻ tử vong/1.000 trẻ đẻ sống năm 1990 xuống còn 15,5/1.000 trẻ năm 2011 Bên cạnh những ích lợi trực tiếp và gián tiếp của vắc-xin trong việc làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong của các bệnh nhiễm khuẩn, nó còn có những tác động lâu dài cho cá nhân và cộng đồng như tăng khả năng và năng suất lao động

do không bị ốm đau Đặc biệt, thực hiện tốt TCMR cho trẻ em sẽ giúp các bà mẹ giảm thời gian và công sức chăm sóc trẻ Trẻ sẽ ít bệnh hơn, góp phần nâng cao sức khỏe cho phụ nữ

Hiện nay, các bà mẹ đã thấy rõ lợi ích

to lớn của việc tiêm chủng cho trẻ và đã tích cực đưa trẻ đi tiêm phòng Bởi chi phí cho việc đưa trẻ đi tiêm vắc-xin rẻ hơn rất nhiều so với chi phí để chữa bệnh Đặc biệt 8 loại vắc-xin phòng bệnh cho trẻ nhỏ trong chương trình TCMR quốc gia (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não

mủ, viêm gan siêu vi B, bại liệt, sởi) được tiêm miễn phí

Lịch tiêm chủng hiện nay:

Ngày 17/3/2010, Bộ Y tế đã ra quyết định số 845/QĐ-BYT về lịch tiêm chủng các vắc-xin phòng lao, viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, viêm nàng não mủ, viêm phổi do Hib, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em và lịch tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai:

Trang 27

• Lịch tiêm chủng cho trẻ em:

2-5T • Nhật Bản Viêm não • Nhật bản BViêm não

Trẻ từ

2T • tả Vắc xin • Tả **

Trẻ 3T • hànThương • **Thương hàn

Ghi chú : ** Chỉ thực hiện những vùng nguy cơ cao

• Lịch tiêm chủng vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai:

Liều Thời gian tiêm

1 Tiêm càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu

2 Ít nhất 1 tháng sau lần 1

3 Ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc trong thời kỳ có thai lần sau

4 Ít nhất 1 năm sau lần 3 hoặc trong thời kỳ có thai lần sau

5 Ít nhất 1 năm sau lần 4 hoặc trong thời kỳ có thai lần sau

2) An toàn tiêm chủng - Những điều cần biết:

Tác dụng phụ của tiêm vắc-xin:

Các vắc xin thực sự rất an toàn Hầu hết các phản ứng phụ của vắc xin đều nhẹ, xảy ra tạm thời, như sưng chỗ tiêm hoặc sốt nhẹ Những phản ứng này có thể được điều chỉnh bằng cách cho uống paracetamol sau khi tiêm chủng Các phản ứng nặng hơn thường rất hiếm xảy

ra (khoảng 1/1.000 tới 1/1.000.000 liều),

và một số phản ứng khác thì hiếm tới mức không đánh giá chính xác được tỷ

lệ nguy cơ

Nếu chỉ nhìn vào nguy cơ thì không

đủ - chúng ta cần phải đánh giá cả nguy

cơ và lợi ích Thậm chí ngay cả khi xảy ra

1 phản ứng nặng trong số 1 triệu liều vắc xin được sử dụng thì cũng không thể vì vậy mà phủ nhận lợi ích to lớn của tiêm chủng Nếu không có vắc xin, sẽ có thêm rất nhiều trường hợp mắc bệnh, và kèm theo đó là nhiều biến chứng và tử vong

Trang 28

Ví dụ, theo phân tích về lợi ích và nguy

cơ của vắc xin DTC ở Hoa Kỳ, nếu không

có chương trình tiêm chủng thì số trường

hợp mắc ho gà sẽ cao gấp 71 lần và số tử

vong tăng gấp 4 lần So sánh giữa nguy

cơ khi mắc bệnh và nguy cơ khi tiêm vắc

xin chúng ta sẽ thấy rõ lợi ích của việc

tiêm chủng cho trẻ em

Thực tế một đứa trẻ có thể phải chịu

tác hại nặng nề do bệnh tật nhiều hơn rất

nhiều so với do vắc xin Trong khi chỉ

một trường hợp tổn thương nặng hoặc

tử vong do vắc xin đã là quá nhiều, thì

rõ ràng giá trị lợi ích của vắc xin vượt

xa nguy cơ tai biến, và sẽ có rất nhiều

trường hợp bị mắc bệnh hoặc chết nếu

không tiêm phòng Trên thực tế, có một

biện pháp can thiệp hiệu quả như vắc xin

để phòng ngừa bệnh tật mà lại không sử

dụng là vô cùng bất hợp lý Vấn đề là

tăng cường an toàn tiêm chủng

Các phản ứng sau tiêm chủng:

- Phản ứng sau tiêm chủng là tình trạng bệnh xảy ra sau khi tiêm chủng được nghĩ

là do tiêm chủng gây ra Các trường hợp này có thể do vắc xin hoặc liên quan tới quá trình tiêm chủng

- Phân loại các phản ứng sau tiêm chủng:

PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG

NGUYÊN NHÂN

Phản ứng do vắc xin

Phản ứng xảy ra

do vắc xin (do các đặc tính của vắc xin), không phải

do sai sót trong tiêm chủng

Sai sót trong tiêm chủng

Phản ứng gây ra

do sai sót trong tiêm chủng (pha vắcxin , tiêm vắc xin )

Do trùng hợp

Phản ứng xảy ra sau tiêm chủng nhưng không phải

do vắc xin mà do trùng hợp ngẫu nhiên

Phản ứng do bị tiêm

Phản ứng do lo âu hoặc do bị tiêm đau chứ không phải do vắc xinKhông rõ Không xác định được nguyên

nhân

Trang 29

Các phản ứng nhẹ:

Tác dụng của vắc xin là tạo ra miễn

dịch (tạo kháng thể) thông qua phản ứng

của hệ thống miễn dịch của người được

tiêm chủng Vắc xin có thể tạo ra các phản

ứng phụ nhẹ Phản ứng tại chỗ, sốt và

những triệu chứng toàn thân có thể là một

phần của đáp ứng miễn dịch bình thường

Ngoài ra, một số thành phần của vắc xin

(như tá dược, hoặc chất bảo quản) có thể

gây ra phản ứng Vắc xin có hiệu quả thì

ít gây phản ứng nhưng tạo miễn dịch tốt

Các phản ứng tại chỗ (tại nơi tiêm trên

cơ thể ) bao gồm đau, sưng, hoặc đỏ Các

phản ứng tại chỗ hoặc toàn thân, sốt xảy

ra ở khoảng 10% số người tiêm vắc xin,

trừ trường hợp tiêm DTC hoặc VAT mũi

nhắc lại thì có thể gây sốt đối với gần 50%

số người được tiêm

Tiêm vắc xin BCG thường gây phản

ứng tại chỗ chậm xuất hiện vào tuần thứ 2

sau tiêm, tạo nốt (sưng nhẹ chỗ tiêm) sau

đó loét và khỏi sau vài tháng Sẹo BCG

(sẹo rộng và lồi lõm) thường thấy ở người

châu Á và châu Phi

Các phản ứng thường gặp này xuất

hiện 1 hoặc 2 ngày sau khi tiêm chủng,

trừ trường hợp sốt và các triệu chứng toàn

thân sau khi tiêm vắc xin Sởi/Sởi - Quai

bị-Rubella xuất hiện 5 - 12 ngày sau khi

tiêm chủng Mặc dù khoảng 5 - 15% số

trường hợp tiêm vắc xin Sởi/Sởi-Quai

bị-Rubella có sốt và phát ban trong thời gian

này, nhưng chỉ có khoảng 3% số trường

nó không gây hậu quả gì về sau nếu được điều trị kịp thời, và mặc dù bệnh não có thể là phản ứng hiếm gặp khi tiêm vắc xin Sởi và DTC, nhưng thực tế chưa chứng minh được mối quan hệ nhân quả của vắc xin đối với bệnh này

Các sai sót trong thực hành tiêm chủng:

Hầu hết các phản ứng đã nêu, hoặc

"nhẹ và thường gặp" hoặc "nặng và hiếm gặp" đều khó hoặc không thể phòng ngừa đối với người tiêm Tuy nhiên, có một loại phản ứng mà người tiêm có thể phòng được mức độ nặng nề Đó là "các sai sót trong thực hành tiêm chủng" Loại sai sót này thường do con người hơn là do vắc xin hoặc do kỹ thuật, có thể được phòng tránh bằng cách tập huấn cho cán bộ và cung cấp đầy đủ trang thiết bị để tiêm chủng an toàn

Sai sót trong thực hành tiêm chủng có thể dẫn tới việc xuất hiện một chùm phản ứng nếu người tiêm không thực hiện đúng những điều đã được tập huấn Thực hành tiêm chủng không đúng có thể gây áp xe hoặc nhiễm các bệnh lây qua đường máu Nghiêm trọng nhất là sốc nhiễm độc do xử

lý không tốt lọ vắc xin sau khi hoàn nguyên Một số trẻ nhỏ được tiêm cùng một lọ vắc xin đã tử vong rất nhanh sau khi tiêm

Trang 30

Những biện pháp đơn giản để tiêm chủng an toàn:

Đối với cán bộ y tế và người tham gia công tác tiêm chủng:

- Tiêm đúng vị trí, đúng kỹ thuật Hút vắc xin xong tiêm ngay, không hút sẵn vắc xin vào nhiều bơm kim tiêm

- Không lưu kim tiêm cắm trong

lọ vắc xin

- Thực hiện đúng hướng dẫn của nhà sản xuất về việc sử dụng, bảo quản vắc xin

- Thực hiện pha hồi chỉnh vắc xin đúng:

• Dùng đúng dung môi pha hồi chỉnh cho mỗi lọ vắc xin bằng cách kiểm tra lọ vắc xin cũng như dung môi có cùng 1 nhà sản xuất hay không

• Khi pha hồi chỉnh, cả lọ dung môi và vắc xin cùng ở nhiệt độ +2oC đến +8oC

• Sử dụng 1 bơm kim tiêm cho mỗi lần pha hồi chỉnh Hút tất cả lượng dung môi có trong lọ Sau khi sử dụng, cho ngay bơm kim tiêm vào hộp an toàn

- Những vắc xin đã pha hồi chỉnh, sau khi kết thúc buổi tiêm chủng hoặc sau 4 tiếng đối với vắc xin BCG và 6 tiếng đối với vắc xin Sởi đều phải huỷ bỏ

- Sử dụng 1 bơm kim tiêm cho mỗi trẻ, tốt nhất là bơm kim tiêm

- Tiêm không vô trùng

- Tái sử dụng bơm kim

Nhiễm các bệnh lây qua đường máu, như viêm gan hoặc HIV

Sai sót khi pha hồi

chỉnh:

- Sử dụng không đúng

dung môi để pha hồi

chỉnh

- Thay thế vắc xin hoặc

dung môi bằng thuốc

- Áp xe tại tại chỗ;

- Tác dụng phụ của thuốc, ví dụ insulin;

- Tử vong;

- Vắc xin mất tác dụng;

- Vận chuyển/bảo quản

vắc xin không đúng

- Phản ứng tại chỗ

do vắc xin đông băng;

- Vắc xin mất tác dụng;

- Bỏ qua khám sàng lọc,

tư vấn, chống chỉ định - Phản ứng nặng;

Các sai sót trong thực hành tiêm chủng

và hậu quả:

Trang 31

• Kiểm tra bao gói cẩn thận Loại bỏ

kim tiêm hoặc bơm tiêm nếu bao gói bị

rách, thủng hoặc nghi ngờ hỏng, sử dụng

không an toàn

• Không được chạm tay vào bất cứ bộ

phần nào của kim tiêm Loại bỏ kim tiêm

nếu như nó tiếp xúc với bất kỳ bề mặt

không vô khuẩn nào

Giữ chặt trẻ, hướng dẫn mẹ hoặc người

- Sờ vào kim tiêm

- Huỷ bơm kim tiêm trong những hộp

không có nắp đậy

Đối với mẹ hoặc người nhà của trẻ cần

biết khi đưa trẻ đi tiêm chủng:

- Mang theo phiếu hoặc sổ tiêm chủng

- Đọc kỹ bảng hướng dẫn “Các bà mẹ khi đưa con đi tiêm chủng cần thực hiện”

và áp phích “Quy định về tiêm chủng” dán tại các điểm tiêm

- Đối chiếu từng điểm trong áp phích

“Quy định về tiêm chủng” với việc thực hành tiêm chủng của cán bộ y tế Chỉ cho con em mình tiêm chủng khi nhận thấy cán bộ y tế đã thực hiện đúng về quy định

về tiêm chủng

- Các bà mẹ có trách nhiệm thông báo tình trạng sức khỏe của con em mình như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước, tiền sử dị ứng của bố mẹ trẻ

- Yêu cầu cán bộ y tế thông báo về chủng loại, hạn sử dụng của vắc xin và hướng dẫn theo dõi trẻ sau tiêm chủng

- Theo dõi trẻ trong vòng 30 phút tại cơ

sở y tế và theo dõi trẻ tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng

- Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế khi trẻ sốt cao hay có những biểu hiện khác thường như quấy khóc kéo dài, bú ít, tím tái, khó thở sau khi tiêm chủng

Các phản ứng sau tiêm chủng cần biết:

- Đau tại chỗ tiêm;

- Quấy khóc thường do đau;

- Sốt nhẹ hoặc cao trong vòng 24-48 giờ;

- Nổi nốt cứng hay nốt dưới da có thể xảy ra và tồn tại trong một hay vài tuần;

- Một số ít có nổi mẩn, ngứa, mề đay hoặc hồng ban;

- Có thể rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mất ngủ, dễ kích động, trẻ bứt rứt khó chịu

Tiêm phòng bệnh sởi cho trẻ

Trang 32

Tiêm vắc xin phòng bệnh là biện pháp hiệu quả

nhất để bảo vệ cho bản thân và cho cả cộng đồng

- Bứt rứt, quấy khóc nhiều, không đáp

ứng thuốc giảm đau hạ sốt thông thường

- Lừ đừ, bỏ bú

- Sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm

Khi nào không chủng ngừa cho trẻ?

- Trẻ đang có bệnh cấp tính, viêm phổi,

tiêu chảy…(thường có biểu hiện sốt cao,

mệt mỏi, ho, hoặc tiêu chảy nhiều lần);

- Trẻ đang được điều trị các loại thuốc

ức chế miễn dịch hoặc Corticoide liều cao

và kéo dài quá một tuần

- Trẻ có phản ứng trầm trọng với thuốc

chủng ngừa ở những lần chủng trước

- Trẻ bị HIV (+) có triệu chứng suy

giảm miễn dịch

- Trẻ đang có bệnh ung thư, suy giảm

miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải

Làm gì khi con bạn bị sốt sau tiêm

*Nên làm:

- Cho trẻ uống nhiều nước

- Trẻ tiếp tục được ăn, uống bình thường

- Nằm phòng thoáng

- Uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ 38oC trở lên

- Lau mát tích cực với nước ấm (nhiệt

độ nước ấm thấp hơn nhiệt độ trẻ 2 độ) bằng phương pháp lau mát dùng 5 khăn:1 khăn đắp trán; 2 khăn đắp nách; 2 khăn đắp bẹn Lau với nước ấm

- Theo dõi nhiệt độ mỗi 15-30 phút, chấm dứt lau mát khi nhiệt độ <38,5oC

Vì lợi ích và sự an toàn của trẻ, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm phòng theo đúng lịch hẹn Việc tiêm phòng phải được thực hiện đúng chỉ định và tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc qui định

Trang 33

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế

giới (WHO) đã có khoảng 1,5 tỷ người

trên thế giới bị tăng huyết áp (THA) và có

tới 7,5 triệu người tử vong do nguyên nhân

trực tiếp từ căn bệnh này Tại Việt Nam,

năm 1960 chỉ có 1% dân số trưởng thành

(ở miền Bắc) bị THA, năm 1992 tỷ lệ này

là 11,7% , năm 2002 là 16,3%, đến năm

2008 thì tỷ lệ THA của những người trên

25 tuổi đã tăng lên 25,1% Điều này có

nghĩa là tại Việt Nam, cứ 4 người trưởng

thành thì có 1 người bị tăng huyết áp

1 Định nghĩa:

THA là khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg

và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg

2 Nguyên nhân:

Phần lớn THA ở người trưởng thành

là không rõ nguyên nhân (THA nguyên

phát), chỉ có khoảng 10% các trường hợp

là có nguyên nhân (THA thứ phát)

3 Chẩn đoán và phân độ THA:

Dựa vào trị số huyết áp do cán bộ y tế

đo được

PHÂN ĐỘ HUYẾT ÁP

HUYẾT

ÁP TÂM THU (mmHg)

HUYẾT

ÁP TÂM TRƯƠNG (mmHg) Huyết áp tối

ưu < 120 và < 80Huyết áp

bình thường 120 – 129 và/hoặc 80 – 84 Huyết áp

bình thường cao (Tiền tăng huyết áp)

130 – 139 và/hoặc 85 – 89

Tăng huyết

áp độ 1 140 – 159 và/hoặc 90 – 99 Tăng huyết

áp độ 2 160 – 179 và/hoặc 100 – 109 Tăng huyết

áp độ 3 ≥ 180 và/hoặc ≥ 110 Tăng huyết

áp tâm thu đơn độc ≥ 140 và < 90

4 Điều trị:

4.1 Nguyên tắc chung:

- THA là bệnh mãn tính, cần theo dõi điều trị lâu dài, điều trị đúng và

đủ hàng ngày

- Mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim mạch”

- “Huyết áp mục tiêu” cần đạt là < 140/90mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để

PHÒNG CHỐNG

BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

Trang 34

điều chỉnh kịp thời.

- Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh

nhân đã có tổn thương cơ quan đích Không

nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến

chứng thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ

• Giảm ăn mặn (< 6 gam muối hay 1

thìa càphê muối mỗi ngày)

• Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi

• Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol

và axít béo no

- Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy

trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ

thể (BMI: body mass index) từ 18,5 đến

22,9 kg/m2

- Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90

cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ

- Hạn chế uống rượu, bia

- Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá

hoặc thuốc lào

- Tăng cường hoạt động thể lực ở mức

thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động

ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60

phút mỗi ngày

- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh;

cần thư giãn, nghỉ ngơi, tránh bị lạnh

đột ngột

4.3 - Điều trị THA bằng thuốc tại

tuyến cơ sở:

- Chọn thuốc khởi đầu:

• Tăng huyết áp độ 1: có thể lựa chọn một

thuốc trong số các nhóm: lợi tiểu thiazide

liều thấp; ức chế men chuyển; chẹn kênh

canxi loại tác dụng kéo dài; chẹn beta giao

- Quản lý người bệnh ngay tại tuyến cơ

sở để đảm bảo bệnh nhân được uống thuốc đúng, đủ và đều; đồng thời giám sát quá trình điều trị, tái khám, phát hiện sớm các biến chứng và tác dụng phụ của thuốc

- Nếu chưa đạt huyết áp mục tiêu: chỉnh liều tối ưu hoặc bổ sung thêm một loại thuốc khác cho đến khi đạt huyết

áp mục tiêu

- Nếu vẫn không đạt huyết áp mục tiêu hoặc có biến cố: cần chuyển tuyến trên hoặc gửi khám chuyên khoa tim mạch

5 Biến chứng và nguyên nhân gây THA thứ phát:

- Bệnh thận cấp hoặc mạn tính: viêm cầu thận cấp/mạn, viêm thận kẽ, sỏi thận, thận đa nang, thận ứ nước, suy thận

- Hẹp động mạch thận; U tủy thượng thận (Pheocromocytome); Cường Aldosterone tiên phát (Hội chứng Conn); Hội chứng Cushing’s; Bệnh lý tuyến giáp/cận giáp, tuyến yên; Hẹp eo động mạch chủ; Bệnh Takayasu

- Do thuốc, liên quan đến thuốc (kháng viêm non-steroid, thuốc tránh thai,

Trang 35

corticoid, cam thảo, hoạt chất giống giao

cảm trong thuốc cảm/thuốc nhỏ mũi…)

- Nhiễm độc thai nghén, hội chứng

ngừng thở khi ngủ, bệnh lý và yếu

tố tâm thần…

5.2 Các yếu tố nguy cơ tim mạch:

- Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái

tháo đường

- Có microalbumin niệu hoặc mức lọc

cầu thận ước tính <60 ml/ph

- Tuổi (nam > 55 tuổi, nữ > 65 tuổi)

- Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch

sớm (nam trước 55, nữ trước 65 tuổi)

- Thừa cân, béo phì, béo bụng, chế độ

ăn quá nhiều muối, ít rau quả…

- Hút thuốc lá, thuốc lào, uống nhiều

rượu, bia, ít hoạt động thể lực, stress và

căng thẳng tâm lý,

5.3 Biến chứng của THA hoặc tổn

thương cơ quan đích do THA:

- Đột quỵ, thiếu máu não thoáng qua,

sa sút trí tuệ, hẹp động mạch cảnh

- Phì đại thất trái (trên điện tâm đồ hay

siêu âm tim), suy tim, nhồi máu cơ tim,

cơn đau thắt ngực

- Bệnh mạch máu ngoại vi

- Xuất huyết hoặc xuất tiết võng mạc,

phù gai thị

- Protein niệu, tăng creatinin huyết thanh, suy thận…

Quy trình đo huyết áp đúng:

Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5-10 phút trước khi đo huyết áp

- Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc, rượu bia) trước đó 2 giờ

- Tư thế đo chuẩn: người được đo huyết

áp ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim Ngoài

ra, có thể đo ở các tư thế nằm, đứng Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường, nên đo thêm huyết áp tư thế đứng nhằm xác định có hạ huyết áp tư thế hay không

- Sử dụng huyết áp kế thủy ngân, huyết

áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế điện tử (loại đo ở cánh tay) Các thiết bị đo cần được kiểm chuẩn định kỳ Bề dài bao đo (nằm trong băng quấn) tối thiểu bằng 80% chu vi cánh tay, bề rộng tối thiểu bằng 40% chu vi cánh tay Quấn băng quấn đủ chặt, bờ dưới của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu 2cm Đặt máy ở vị trí để đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang mức với tim

- Nếu không dùng thiết bị đo tự động, trước khi đo phải xác định vị trí động mạnh cánh tay để đặt ống nghe Bơm hơi thêm 30mmHg sau khi không còn thấy mạch đập Xả hơi với tốc độ 2-3mmHg/nhịp đập Huyết áp tâm thu tương ứng với lúc xuất hiện tiếng đập đầu tiên (pha I của Korotkoff) và huyết áp tâm trương tương ứng với khi mất hẳn tiếng đập (pha V của Korotkoff)

- Không nói chuyện khi đang đo huyết áp

Trang 36

PHÒNG CHỐNG BỆNH

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

1 Định nghĩa:

Đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạnh bệnh

lý do rối loạn chuyển hoá carbonhydrat

gây tăng glucose máu mãn tính, nguyên

nhân do những khiếm khuyết trong việc

sản xuất và/hoặc hoạt động của phân tử

insulin Hậu quả của việc tăng glucose

máu mãn tính sẽ gây nên các tổn thương

mãn tính ở mạch máu

ĐTĐ là một trong những bệnh không lây nhiễm có tỷ lệ mắc cao, tốc độ gia tăng nhanh nhất trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển Bệnh ĐTĐ có

2 týp, trong đó chủ yếu là týp 2, chiếm từ 85% đến 95% trường hợp Người ta nhận thấy cứ khoảng 15 năm thì tỷ lệ mắc bệnh lại tăng lên gấp đôi Hiện nay nó được coi

là một dịch bệnh ở nhiều nước đang phát

triển và những nước mới công nghiệp hoá

Bệnh ĐTĐ týp 2 là bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được, và

đó là cách hiệu quả nhất để tiết kiệm ngân sách y tế, nâng cao chất lượng cuộc sống Chế độ dinh dưỡng và luyện tập cũng là một giải pháp hữu hiệu trong việc kiểm soát glucose máu, làm chậm xuất hiện và tiến triển các biến chứng ĐTĐ

2 Phân loại:

ĐTĐ týp 1: Chiếm khoảng

- Lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ở

cả hai cánh tay, tay nào có con số huyết

áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi huyết

áp về sau

- Nên đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi

lần cách nhau ít nhất 1-2 phút Nếu số

đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau

trên 10mmHg, cần đo lại một vài lần

sau khi đã nghỉ trên 5 phút Giá trị huyết

áp ghi nhận là trung bình của hai lần đo

cuối cùng

- Trường hợp nghi ngờ, có thể theo dõi huyết áp bằng máy đo tự động tại nhà hoặc bằng máy đo huyết áp tự động 24 giờ (Holter huyết áp)

- Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg dưới dạng HA tâm thu/HA tâm trương (ví dụ 126/82 mmHg), không làm tròn số quá hàng đơn vị và thông báo kết quả cho người được đo

Trang 37

5-10% bệnh nhân ĐTĐ, do cơ chế tự miễn

dịch, cơ thể tự sản xuất ra kháng thể, gây

chết tế bào Beta của tụy

ĐTĐ týp 2: Thường gặp nhất, chiếm

85% – 95% các trường hợp mắc ĐTĐ

Nguyên nhân ĐTĐ typ 2 là do:

- Hiện tượng đề kháng với hoạt động

của insulin tại tế bào đích (đặc biệt ở

người quá cân, béo phì, béo bụng, cao

tuổi) và/hoặc

- Suy giảm trong việc bài tiết insulin

của tế bào Beta tụy

ĐTĐ thai nghén: Là tình trạng rối loạn

đường huyết ở bất kỳ mức độ nào phát

hiện được ở thời kỳ mang thai Tỷ lệ mắc

khoảng 10%

ĐTĐ thứ phát (thể đặc biệt): ĐTĐ

trong các trường hợp này là hậu quả của

các bệnh lý cụ thể như:

- Hemochromatosis, viêm tuỵ, xơ hóa

tuỵ, u nang tuỵ, phẫu thuật cắt bỏ tuỵ

- Các bệnh nội tiết gây tiết quá

nhiều hormone đối kháng với tác dụng

của insulin

- Một số thuốc ức chế bài tiết insulin

(như phenytoin) hay ức chế hoạt

động của insulin (như estrogens hay

- Yếu tố di truyền: đóng vai trò quan

trọng, những người có mối liên quan

huyết thống với người ĐTĐ có nguy cơ

mắc ĐTĐ cao gấp 4-6 lần Nguy cơ càng

cao ở người có tiền sử cả họ nội và họ

ngoại bị ĐTĐ Khi bố hoặc mẹ bị ĐTĐ

thì nguy cơ ĐTĐ ở con tăng 30%, còn nếu cả bố và mẹ bị ĐTĐ thì nguy cơ tăng tới 50%

- Tuổi ≥ 45: Tuổi càng cao càng có nguy

cơ mắc ĐTĐ, yếu tố tuổi được coi là nguy

cơ hàng đầu, đặc biệt ở người trên 50 tuổi,

do hiện tượng suy giảm chức năng của tuyến tụy nội tiết và sự đề kháng với hoạt động của insulin tăng dần theo tuổi

- Sắc tộc có nguy cơ cao mắc ĐTĐ:

Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở người da vàng cao hơn người da trắng từ 2-4 lần, tuổi mắc bệnh của người da vàng cũng trẻ hơn (trên 30 tuổi so với trên 50 tuổi ở người da trắng)

Các yếu tố nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2

có thể phòng tránh được:

- Thừa cân, béo phì: BMI ≥ 23 đối với người châu Á; Vòng eo ≥ 80 cm với nữ và

≥ 90 cm với nam đối với người châu Á;

Tỷ lệ vòng eo/vòng hông ≥ 0,95 với nam

- ĐTĐ Týp 1: Thường xuất hiện ở

trẻ em và người trẻ tuổi, các đặc điểm

cơ bản về lâm sàng là: Tuổi trẻ (thường

< 30 tuổi), thể trạng gầy, các triệu chứng

Trang 38

lâm sàng như đái nhiều, uống nhiều, ăn

nhiều, mệt mỏi, sút cân, xuất hiện rầm

rộ, cấp tính và trong thời gian ngắn; đau

bụng, nôn (ói), nặng hơn dẫn đến hôn mê

và tử vong nếu không được chẩn đoán

và điều trị kịp thời Đây là điểm quan

trọng trong bệnh sinh và diễn biến ở bệnh

nhân ĐTĐ týp 1

- ĐTĐ Týp 2: Diễn biến âm thầm, các

triệu chứng thường không điển hình Vì

thế bệnh thường được phát hiện muộn,

khi đã có biến chứng Trên thực tế có tới

50% bệnh nhân ĐTĐ typ 2 khi phát hiện

ra bệnh đã có biến chứng

4.2 Cận lâm sàng:

- Chẩn đoán xác định bệnh ĐTĐ phải

dựa vào xét nghiệm nồng độ glucose máu

huyết tương tĩnh mạch 2 lần ở những thời

điểm khác nhau

- Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ và các dạng

rối loạn đường huyết theo hướng dẫn chẩn

đoán và điều trị của Bộ Y tế năm 2011:

5 Các biến chứng của bệnh đái tháo đường:

5.1 Biến chứng cấp tính:

- Hôn mê nhiễm toan ceton

- Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu

- Nguy cơ nhiễm trùng

- Hôn mê hạ đường huyết

- Bệnh mạch chi: Tổn thương xơ hoá lan toả, cùng với tình trạng tăng đông gây thiếu máu, tắc mạch, hoại tử chi

* Tổn thương mạch máu nhỏ:

- Bệnh võng mạc do ĐTĐ có nhiều mức độ: tổn thương không tăng sinh, tiền tăng sinh, tăng sinh, xuất huyết, xuất tiết võng mạc, cùng với tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, gây mù loà

- Bệnh lý thần kinh tự động: tổn thương thần kinh phó giao cảm làm nhịp tim nhanh, liệt ruột gây táo bón xen kẽ những đợt ỉa lỏng Tổn thương thần kinh bàng quang gây đái khó, ứ đọng nước tiểu gây nhiễm trùng

≥ 11,1 mmol/L Rối loạn dung nạp

glucose máu Glucose máu lúc đói < 7 mmol/L

Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp 7,8 – 11 mmol/L Suy giảm dung nạp

glucose máu lúc đói Glucose máu lúc đói 6,1 – 6,9 mmol/L

Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp < 7,8 mmol/L

Trang 39

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG

VÀ LUYỆN TẬP CỦA NGƯỜI BỆNH

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2

1 Chế độ dinh dưỡng của người bệnh

đái tháo đường týp 2:

Nguyên tắc:

- Đủ chất, khối lượng hợp lý

- Không làm tăng glucose huyết tương

nhiều sau khi ăn

- Không làm hạ glucose huyết tương

lúc xa bữa ăn

- Duy trì được hoạt động thể lực bình

thường hàng ngày

- Duy trì cân nặng ở mức lý tưởng

- Phù hợp với thói quen, tập quán ăn

uống của người bệnh

- Không làm tăng các yếu tố nguy cơ

như: rối loạn lipid huyết tương, tăng huyết

áp, suy thận

- Đơn giản và không quá đắt tiền

- Không nên thay đổi quá nhanh và

nhiều cơ cấu cũng như khối lượng của các

bữa ăn

Cơ cấu năng lượng và lựa chọn các

chất dinh dưỡng:

a) Cơ cấu năng lượng

- Glucid: 55-60% tổng số năng lượng

- Protid: 15-20% tổng số năng lượng

- Lipid: 20-25% tổng số năng lượng

b) Lựa chọn các chất dinh dưỡng

- Chọn các thực phẩm giàu đạm, nguồn gốc động vật ít béo: như thịt nạc, cá

- Hạn chế sử dụng các thực phẩm có nhiều cholesterol: Phủ tạng, da động vật; tôm to, lươn,

Lipid:

- Nên dùng dầu thực vật thay thế cho

mỡ động vật: dầu đậu nành, dầu vừng

- Chọn thực phẩm có hàm lượng mỡ thấp

Các chất xơ:

- Các chất xơ vào dạ dày làm kéo dài thời gian lưu trữ thức ăn → kéo dài thời gian hấp thu glucose tại ống tiêu hóa

→ giảm việc tăng nhanh glucose máu Ngoài ra chất xơ còn làm giảm hấp thu cholesterol, chống táo bón

- Chất xơ có nhiều trong rau, hoa quả

- Mỗi ngày nên ăn 3-4 đơn vị rau 400g), 2-3 đơn vị quả chín (200-300g)

(300-Vitamin và các yếu tố vi lượng:

Trang 40

- Cần đảm bảo đủ vitamin và các yếu tố

vi lượng, thường có trong rau quả tươi

- Giảm muối nhằm giảm HA, các nguy

cơ bệnh thận: giảm đến mức có thể, nên

ít hơn 6g muối/ngày Tránh dùng các thực

phẩm có nhiều muối như: thức ăn muối

(dưa, thịt cá muối), không nên dùng nhiều

canh vì canh cần nêm lượng muối nhiều

thay vì luộc hoặc xào sẽ tốt hơn

2 Chế độ luyện tập của người bệnh

ĐTĐ týp 2:

Nguyên tắc:

- Cần duy trì chế độ luyện tập đều

đặn, thường xuyên, lựa chọn những

hoạt động và cường độ phù hợp với tình

trạng sức khỏe của mỗi người Cố gắng

luyện tập càng nhiều và ra được mồ hôi

càng tốt nhưng không quá gắng sức, tối

thiểu mỗi ngày nên dành ít nhất 30 phút

Các hoạt động:

- Những hoạt động thích hợp: đi bộ, chạy chậm, đạp xe đạp, bơi lội, khí công, yoga, thái cực quyền, …

- Những hoạt động không thích hợp: Đối với những người có tuổi, đường huyết cao, THA độ 3, tim mạch, bệnh thận… không nên lựa chọn các môn thể thao có tính đối kháng, có cường độ mạnh như: bóng đá, tennis đơn, cầu lông đơn, tập tạ, lặn,…

Ngày đăng: 01/03/2016, 11:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w