1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THAM VẤN QUỐC GIA VỀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG

36 519 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 506,5 KB

Nội dung

Văn bản chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam về BĐKH Công văn số 1357/CP-QHQT ngày 13 tháng 11 năm 1998 của Thủ tướngChính phủ giao cho Tổng cục KTTV làm cơ quan đầu mối của Chính phủ Việt Nam

Trang 1

THAM VẤN QUỐC GIA VỀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG

Các cơ quan tổ chức và tài trợ:

Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE)

Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP)

Trang 2

TP Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 6 năm 2008

MỤC LỤC

PHẦN I: BÁO CÁO KHOA HỌC 3

THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Trần Thục, Lê Nguyên Tường, Nguyễn Văn Thắng, Trần Hồng Thái

4

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG

GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ, TS Nguyễn Văn Thắng

PHẦN II: DỰ THẢO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG 39 PHẦN III: DANH SÁCH ĐẠI BIỂU THAM DỰ HỘI THẢO 124

Trang 3

PHẦN I BÁO CÁO KHOA HỌC

Trang 4

THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Trần Thục, Lê Nguyên Tường, Nguyễn Văn Thắng, Trần Hồng Thái

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường

và nước biển dâng Vì thế sự thích ứng trở nên ngày càng quan trọng, ngày càngđược quan tâm nhiều hơn trong các nghiên cứu và trong cả tiến trình thương lượngcủa Công ước về BĐKH

2 Khái niệm về thích ứng với biến đổi khí hậu

Thích ứng là một khái niệm rất rộng, và khi áp dụng vào lĩnh vực BĐKH nóđược dùng trong rất nhiều trường hợp

Sự thích ứng với khí hậu là một quá trình qua đó con người làm giảm nhữngtác động bất lợi của khí hậu đến sức khoẻ và đời sống và sử dụng những cơ hộithuận lợi mà môi trường khí hậu mang lại

Thuật ngữ thích ứng có nghĩa là điều chỉnh, hoặc thụ động, hoặc phản ứngtích cực, hoặc có phòng bị trước, được đưa ra với ý nghĩa là giảm thiểu và cải thiệnnhững hậu quả có hại của BĐKH

Khả năng thích ứng đề cập đến mức độ điều chỉnh có thể trong hành động,

xử lý, cấu trúc của hệ thống đối với những biến đổi dự kiến có thể xảy ra hay thực

sự đã và đang xảy ra của khí hậu Sự thích ứng có thể là tự phát hay được chuẩn bịtrước, và có thể được thực hiện để đối phó với những biến đổi trong nhiều điều kiệnkhác nhau

Sự thích ứng còn có nghĩa là tất cả những phản ứng đối với BĐKH nhằm làmgiảm tính dễ bị tổn thương Sự thích ứng cũng còn có nghĩa là các hành động tậndụng những cơ hội thuận lợi mới nảy sinh do BĐKH Trong việc đánh giá nhữngtác động của BĐKH, nhất thiết phải kể đến sự thích ứng Cây cối, động vật, và conngười không thể tiếp tục tồn tại một cách đơn giản như trước khi có BĐKH nhưnghoàn toàn có thể thay đổi các hành vi của mình Cây cối, động vật, và các hệ sinhthái có thể di cư sang một khu vực mới Con người cũng có thể thay đổi hành vi đểđối phó với những điều kiện khí hậu khác nhau, nếu như cần thiết thì cũng có thể di

cư Để giải thích đầy đủ về tính dễ bị tổn thương do BĐKH, sự đánh giá tác độngcần phải tính đến quá trình tất yếu sẽ xảy ra: sự thích ứng của các đối tượng tácđộng Không có đánh giá về những quá trình thích ứng, nghiên cứu tác động sẽkhông thể đánh giá chính xác và đầy đủ những ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH Một

lý do nữa cho đánh giá thích ứng là giúp cho những nhà lập chính sách biết có thểlàm gì để giảm thiểu các rủi ro của BĐKH

Trang 5

Để thích ứng với BĐKH cần hiểu rõ khái niệm thích ứng, đánh giá các côngnghệ và biện pháp khác nhau nhằm phòng tránh những hậu quả bất lợi của BĐKHbằng cách ngăn chặn hoặc hạn chế chúng, bằng cách nhanh chóng tạo ra một sựthích ứng với BĐKH và phục hồi có hiệu quả sau những tác động, hay là bằng cáchlợi dụng những tác động tích cực.

3 Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

Có nhiều biện pháp thích ứng có thể được thực hiện trong việc ứng phó vớiBĐKH Báo cáo đánh giá lần thứ 2 của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) đã đềcập và miêu tả 228 phương pháp thích ứng khác nhau Cách phân loại phổ biến làchia các phương pháp thích ứng ra làm 8 nhóm:

Chấp nhận tổn thất Các phương pháp thích ứng khác có thể được so sánh

với cách phản ứng cơ bản là “không làm gì cả”, ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận

những tổn thất Trên lý thuyết, chấp nhận tổn thất xẩy ra khi bên chịu tác độngkhông có khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào (ví dụ như ở những cộngđồng rất nghèo khó, hay ở nơi mà giá phải trả cho các hoạt động thích ứng là cao sovới sự rủi ro hay là các thiệt hại có thể)

Chia sẻ tổn thất Loại phản ứng thích ứng này liên quan đến việc chia sẻ

những tổn thất giữa một cộng đồng dân cư lớn Cách thích ứng này thường xảy ratrong một cộng đồng truyền thống và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp Trong

xã hội truyền thống, nhiều cơ chế tồn tại để chia sẻ những tổn thất giữa cộng đồng

mở rộng, như là giữa các hộ gia đình, họ hàng, làng mạc hay là các cộng đồng nhỏtương tự Mặt khác, các cộng đồng lớn phát triển cao chia sẻ những tổn thất thôngqua cứu trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết bằng các quỹ công cộng Chia sẻ tổnthất cũng có thể được thực hiện thông qua bảo hiểm

Làm thay đổi nguy cơ Ở một mức độ nào đó người ta có thể kiểm soát được

những mối nguy hiểm từ môi trường Đối với một số hiện tượng “tự nhiên” như là

lũ lụt hay hạn hán, những biện pháp thích hợp là công tác kiểm soát lũ lụt (đập,mương, đê) Đối với BĐKH, có thể điều chỉnh thích hợp làm chậm tốc độ BĐKHbằng cách giảm phát thải khí nhà kính và cuối cùng là ổn định nồng độ khí nhà kínhtrong khí quyển Theo hệ thống của UNFCCC, những phương pháp được đề cập đó

được coi là sự giảm nhẹ BĐKH và là phạm trù khác với các biện pháp thích ứng.

Ngăn ngừa các tác động Là một hệ thống các phương pháp thường dùng để

thích ứng từng bước và ngăn chặn các tác động của biến đổi và bất ổn của khí hậu

Ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp, thay đổi trong quản lý mùa vụ như tăng tưới tiêu,chăm bón thêm, kiểm soát côn trùng và sâu bệnh gây hại

Thay đổi cách sử dụng Khi những rủi ro của BĐKH làm cho không thể tiếp

tục các hoạt động kinh tế hoặc rất mạo hiểm, người ta có thể thay đổi cách sử dụng

Ví dụ, người nông dân có thể thay thế sang những cây chịu hạn tốt hoặc chuyểnsang các giống chịu được độ ẩm thấp hơn Tương tự, đất trồng trọt có thể trở thànhđồng cỏ hay rừng, hoặc có những cách sử dụng khác như làm khu giải trí, làm nơitrú ẩn của động vật hoang dã, hay công viên quốc gia

Thay đổi/chuyển địa điểm Một sự đối phó mạnh mẽ hơn là thay đổi/chuyển

địa điểm của các hoạt động kinh tế Có thể tính toán thiệt hơn, ví dụ di chuyển các

Trang 6

cây trồng chủ chốt và vùng canh tác ra khỏi khu vực khô hạn đến một khu vực mát

mẻ thuận lợi hơn và thích hợp hơn cho các cây trồng trong tương lai

Nghiên cứu Quá trình thích ứng có thể được phát triển bằng cách nghiên cứu

trong lĩnh vực công nghệ mới và phương pháp mới về thích ứng

Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi Một kiểu hoạt động

thích ứng khác là sự phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin côngcộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi Những hoạt động đó trước đây ítđược để ý đến và ít được ưu tiên, nhưng tầm quan trọng của chúng tăng lên do cần

có sự hợp tác của nhiều cộng đồng, lĩnh vực, khu vực trong việc thích ứng vớiBĐKH

Hiểu biết về thích ứng với BĐKH có thể được nâng cao bằng cách nghiêncứu kỹ sự thích ứng với khí hậu hiện tại cũng như với khí hậu trong tương lai Thíchứng với khí hậu hiện tại không giống như thích ứng với khí hậu trong tương lai, vàđiều đó cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức thích ứng Nghiêncứu về thích ứng với khí hậu hiện tại chỉ rõ rằng các hoạt động thích ứng hiện naycủa con người không mang lại kết quả tốt như đáng lẽ phải có Những thiệt hại nặng

nề ngày càng gia tăng do các thiên tai lớn, các thảm hoạ thiên nhiên luôn đi kèm vớicác hiện tượng bất thường của khí quyển Tuy nhiên, không thể qui kết những thiệthại này chỉ do các hiện tượng đó mà còn do sự thiếu sót trong chính sách thích ứng(cũng có thể gọi là sự điều chỉnh) của con người, trong vài trường hợp sự thiếu sót

đó còn gia tăng thiệt hại

Sự thích ứng diễn ra ở cả trong tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội Sự sốngcủa tất cả các loài động thực vật đều đã và đang thích ứng với khí hậu Cũng tương

tự như vậy trong các hệ thống kinh tế - xã hội Tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội(ví dụ: nông nghiệp, lâm nghiệp, tài nguyên nước…) đều thích ứng ở một mức độnhất định với BĐKH, và ngay cả sự thích ứng này cũng thay đổi để phù hợp với cácđiều kiện mới của BĐKH Ví dụ, có sự thích ứng của các nông dân, của nhữngngười phục vụ nông dân và những người tiêu thụ nông sản, những nhà lập chínhsách nông nghiệp, tóm lại là của tất cả các thành viên liên quan trong hệ thống nôngnghiệp Điều tương tự cũng diễn ra trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác Mỗilĩnh vực thích ứng trong tổng thể và cả trong từng phần cục bộ, đồng thời cũngthích ứng trong sự liên kết với các lĩnh vực khác Thích ứng trong lĩnh vực kinh tế -

xã hội nói chung được coi là dễ thực hiện hơn khi các hoạt động đầu tư có một chutrình sản phẩm ngắn Ví dụ, vụ mùa ngũ cốc khác nhau có thể được gieo trồng hàngnăm, trong khi các cây lấy gỗ lại đòi hỏi sự thay thế lâu dài hơn, còn rừng thì cómột chu trình sống từ hàng thập kỷ đến hàng thế kỷ Những sự đầu tư tập trung dàihạn và quy mô lớn (như đắp đập, các dự án tưới tiêu, bảo vệ vùng ven biển, cầu, và

hệ thống thoát nước mùa bão) có thể đòi hỏi chi phí thích ứng sau khi xây dựng tốnkém hơn nhiều so với nếu được quan tâm tính đến trong giai đoạn đầu khi mớiquyết định đầu tư Vì thế thích ứng dài hạn là một quá trình liên tục liên quan tới hệsinh thái và các hệ thống kinh tế - xã hội ở mức độ tổng quát Sự thích ứng, về bảnchất tác động, là quá trình dẫn tới tiến bộ hoặc tiến hoá Vì thế các nghiên cứu về sựthích ứng với BĐKH trong tương lai cũng phải tính đến những biến đổi khác Cũng

do đó, cần phải hiểu tại sao những kịch bản về khí hậu trong tương lai cần được dựđoán kèm với những kịch bản kinh tế - xã hội, mặc dù biết rằng điều đó sẽ làm tăng

Trang 7

đáng kể sự thiếu chính xác của dự đoán Về lý thuyết, mọi vật và mọi người đều cókhả năng thích ứng.

4 Hoạt động của Việt Nam về ứng phó với biến đổi khí hậu

Chính phủ Việt Nam đã sớm tham gia và phê chuẩn Công ước Khung củaLiên hiệp quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto Nhiều bộ, ngành, địa phương đãtriển khai các chương trình, dự án nghiên cứu tình hình diễn biến và tác động củaBĐKH đến tài nguyên, môi trường, sự phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất và bướcđầu thực hiện các giải pháp ứng phó

Văn bản chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam về BĐKH

Công văn số 1357/CP-QHQT ngày 13 tháng 11 năm 1998 của Thủ tướngChính phủ giao cho Tổng cục KTTV làm cơ quan đầu mối của Chính phủ Việt Namtham gia và thực hiện Nghị định thư Kyoto;

Chỉ thị số 35/2005/CT-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướngChính phủ về việc tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khungcủa Liên hợp quốc về BĐKH tại Việt Nam;

Quyết định số 47/2007/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộcCông ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH giai đoạn 2007-2010;

Công văn số 1754/VPCP-NN ngày 03 tháng 4 năm 2007 của Văn phòngChính phủ thông báo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùnggiao Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, cập nhật và

xử lý các thông tin về BĐKH, nước biển dâng; đồng thời tăng cường hợp tác vớicác tổ chức thế giới về BĐKH để nghiên cứu xây dựng chương trình hành độngthích ứng với BĐKH và nước biển dâng tại Việt Nam;

Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướngChính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo CDM;

Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủgiao cho Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựngChương trình mục tiêu quốc gia đối phó với việc BĐKH toàn cầu, kêu gọi sự hỗ trợcủa cộng đồng quốc tế cho Chương trình này và trình Thủ tướng Chính phủ trongquý II năm 2008

Văn bản chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về BĐKH

Tổng cục KTTV (trước đây) được Chính phủ giao làm Cơ quan đầu mối thựchiện Công ước Vienna về bảo vệ tầng ôzôn và Nghị định thư Montreal về các chấtlàm suy giảm tầng ôzôn;

Tháng 3 năm 2003, Bộ trưởng Bộ TN&MT có công văn giao Vụ Hợp tácquốc tế, Bộ TN&MT làm cơ quan thẩm quyền quốc gia về CDM ở Việt Nam;

Ngày 12 tháng 12 năm 2006, Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành Thông tư10/2006/TT-BTNMT “Hướng dẫn xây dựng dự án Cơ chế Phát triển sạch trongkhuôn khổ Nghị định thư Kyoto”;

Trang 8

Bộ trưởng Bộ TN&MT đã ban hành Quyết định số 1016/QĐ-BTNMT ngày

4 tháng 7 năm 2007 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Công ước Khí hậu vàNghị định thư Kyoto;

Ngày 30 tháng 7 năm 2007, Bộ trưởng Bộ TN&MT ra quyết định thành lậpVăn phòng thường trực của Ban Chỉ đạo thực hiện Công ước, Nghị định thư Kyoto;

Ngày 16/11/2007, Bộ trưởng Bộ TN&MT đã ra Quyết định số BTNMT về việc "Ban hành Chương trình hành động của Bộ TNMT thực hiệnChương trình hành động của Chính phủ về một số chủ trương, chính sách lớn đểnền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chứcThương mại Thế giới giai đoạn 2007-2010" Trong quyết định đã xác định các

1819/QĐ-nhiệm vụ chủ yếu, trong đó nhấn mạnh việc “Thực hiện các hoạt động liên quan

đến thích ứng với BĐKH”.

Nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam

Đã có nhiều nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam về đối với các lĩnh vực kinh tế-xã hội và các địa phương Những nghiên cứu này do các cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu, tổ chức thuộc Liên hiệp hội Khoa học của Việt Nam, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ thực hiện với các mức độ sâu và rộng khác nhau Trong báo cáo này chỉ mới tập hợp được một số các nghiên cứu sau đây:

"Thông báo quốc gia đầu tiên (TBQG-I) của Việt Nam về BĐKH cho Công

ước khung của liên hợp quốc về BĐKH" (1999-2002), do Viện KTTV chủ trì thực

hiện với sự tài trợ của GEF Mục tiêu của dự án là giúp Việt Nam thực hiện các camkết và nghĩa vụ của mình theo Điều 4.1 và 12.1 của Công ước khung của liên hợpquốc về BĐKH thông qua việc chuẩn bị TBQG-I cho Ban thư ký Công ước khungcủa LHQ về BĐKH theo hướng dẫn của Hội nghị lần thứ 2 các Bên tham gia Côngước khung của LHQ về BĐKH dành cho các Bên không thuộc Phụ lục I;

“Nghiên cứu chiến lược Quốc gia về cơ chế phát triển sạnh (CDM)”, do

Viện KTTVMT chủ trì thực hiện với sự tài trợ của AusAID và World Bank Mụctiêu của của dự án là phân tích tiềm năng CDM của Việt Nam và xây dựng chiếnlược phát triển thị trường CDM ở Việt Nam.;

"Tăng cường năng lực thực hiện Cơ chế phát triển sạch tại Việt Nam"

(2004), do Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ TN&MT chủ trì điều phối thực hiện Mụctiêu của dự án là: Tăng cường hiểu biết và phổ biến các thông tin, tài liệu hướng dẫnnâng cao nhận thức về BĐKH, CDM và các cơ hội, lợi ích do CDM mang lại; Tăngcường năng lực cán bộ, hình thành khung pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việcthực hiện các hoạt động CDM ở trong nước; Nâng cao kỹ năng và năng lực nhằmxác định và xây dựng danh mục các dự án CDM tiềm năng tại Việt Nam và thiết lậpthủ tục thích hợp xem xét, phê duyệt dự án CDM tại Việt Nam; và Chia sẻ kinhnghiệm thực hiện CDM với các nước trên thế giới và trong khu vực;

“Thông báo Quốc gia lần thứ hai (TBQG-II) của Viêt Nam cho Công ước

Khung của LHQ về BĐKH” (2006-2009), do Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ TN&MT

chủ trì thực hiện với sự tài trợ của GEF Dự án sẽ tiến hành kiểm kê quốc gia KNK,xây dựng kịch bản BĐKH ở Việt Nam đến năm 2100, đánh giá tác động của

Trang 9

BĐKH, xây dựng các biện pháp thích ứng với BĐKH và khung chiến lược đối phóvới BĐKH tại Việt Nam;

"Tăng cường năng lực cho Cơ quan đầu mối quốc gia về BĐKH"

(2007-2008), do Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ TN&MT thực hiện với sự tài trợ của ĐanMạch Mục tiêu của Dự án là tăng cường năng lực về nhân lực, tổ chức, kỹ năngnghiệp vụ cho cơ quan đầu mối quốc gia về BĐKH ở Việt Nam và hỗ trợ cơ quannày tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác trong và ngoài nước trong việc lồng ghép vấn

đề BĐKH vào kế hoạch, chương trình phát triển bền vững;

“Biến đổi khí hậu ở Châu Á: Việt Nam” (1992-1994), do Viện Quy hoạch

Thủy lợi - Bộ Thủy lợi và Viện KTTV - Tổng cục KTTV phối hợp với các cơ quankhác thực hiện với sự tài trợ của ADB;

“Đánh giá tính dễ bị tổn thương của dải ven bờ Việt Nam-Giai đoạn I”, do

Trung tâm KTTV Biển - Tổng cục KTTV thực hiện với sự hỗ trợ của chính phủ HàLan Dự án đã đánh giá tính dễ tổn thương của toàn bộ dải ven bờ Việt Nam đối vớitác động của mực nước biển dâng và phác thảo các bước đầu tiên cho việc quản lýtổng hợp dải ven bờ ở Việt Nam Các địa phương được chọn để nghiên cứu thí điểm

là Nam Định, TP Huế và Bà Rịa-Vũng Tàu Trong giai đoạn tiếp theo, các biệnpháp quản lý tổng hợp giải ven bờ đã được đề xuất, trong đó cũng đã đề cập đến khảnăng của BĐKH và nước biển dâng;

"UNDP/UNITAR/GEF - CC:TRAIN (giai đoạn 1)" (1994-1996), do Viện

KTTV chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện ViệtNam là 1 trong 3 nước tham gia dự án khu vực này Mục tiêu của dự án là giúp cácnước xây dựng chính sách về BĐKH để thực hiện Công ước khung của LHQ vềBĐKH;

"Ảnh hưởng tiềm tàng về kinh tế-xã hội của BĐKH tại Việt Nam" (1994).

Mục tiêu của dự án là xem xét tác động của các dao động khí hậu hiện tại đối vớimôi trường tự nhiên và kinh tế ở Việt Nam, đánh giá các BĐKH do phát thải cáckhí nhà kính gây ra;

“Chiến lược giảm nhẹ khí nhà kính với chi phí thấp nhất ở Châu Á”

(ALGAS) (1995-1997), do Viện KTTV thực hiện với sự hỗ trợ của UNDP và ADB.Việt Nam là trong 12 nước tham gia dự án khu vực này Mục tiêu của dự án là nângcao năng lực quốc gia trong việc kiểm kê lượng phát thải khí nhà kính, đánh giá cácphương pháp giảm nhẹ, và bước đầu xây dựng chiến lược và kế hoạch hành độnggiảm khí nhà kính với chi phí thấp nhất;

“Kinh tế trong hạn chế phát thải khí nhà kính, Pha 1: Xây dựng phương phápluận cho việc đánh giá giảm nhẹ biến đổi khí hậu”, do Viện KTTV thực hiện với sự

hỗ trợ của UNEP/GEF Nội dung của dự án là phân tích việc giảm thiểu KNK vàcác giải pháp hiệu quả, chú trọng vào các vấn đề chính: Kinh tế vĩ mô liên quan; Sửdụng đất và lâm nghiệp; và Nông nghiệp và năng lượng;

"Hỗ trợ thực hiện các biện pháp tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH ở

những lĩnh vực ưu tiên (Giai đoạn II)", do Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ TN&MT chủ trì

điều phối các hoạt động thực hiện dự án Dự án này là bước tiếp theo dự án xâydựng TBQG, giúp Việt Nam đẩy mạnh thêm các hoạt động đã được tiến hành trong

Trang 10

giai đoạn chuẩn bị và thực hiện dự án xây dựng TBQG Mục tiêu chính của dự án làtăng cường năng lực và duy trì các nỗ lực để tiếp cận và truyền bá thông tin liênquan đến công nghệ ứng phó với BĐKH;

“Xây dựng năng lực thích ứng với BĐKH ở miền Trung Việt Nam” (2002

-2005), do CECI thực hiện Mục tiêu của dự án là củng cố năng lực để lập, xây dựng

và thực hiện các chiến lược thích ứng cho cộng đồng thông qua việc phòng chốngthiên tai, lồng ghép việc phòng và giảm thiểu rủi ro, thiệt hại vào kế hoạch pháttriển địa phương;

“Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho địa phương trong việcthích ứng và giảm nhẹ BĐKH, góp phần thực hiện Công ước Khung của Liên hiệpquốc và Nghị định thư Kyoto về BĐKH” (2007), do Trung tâm Khoa học Côngnghệ Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường thực hiện với sự tài trợ các dự án nhỏ, QuĩMôi trường toàn cầu (GEF SGP) Mục tiêu dự án là nâng cao nhận thức và hiểu biết

về BĐKH và tăng cường năng lực quản lý của các địa phương tham gia dự án (LàoCai, Ninh Thuận và Bến Tre) trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hành độngthích ứng và giảm nhẹ BĐKH; tuyên truyền, phổ biến kiến thức về BĐKH trongcộng đồng các địa phương tham gia dự án, góp phần nâng cao nhận thức trong toàn

xã hội;

“Nghiên cứu BĐKH ở Đông Nam Á và đánh giá tác động, tổn hại và biện

pháp thích ứng đối với sản xuất lúa và tài nguyên nước” (2007), do Viện KTTVMT

hợp tác với SEA START thực hiện Mục tiêu của dự án là xây dựng các kịch bảnbiến đổi khí hậu cho khu vực Đông Nam Á và Việt Nam, đánh giá những tác độngcủa BĐKH đến các yếu tố như nhiệt độ, mưa;

“Nghiên cứu tác động của BĐKH ở lưu vực sông Hương và chính sách thích

nghi ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” (2006-2008), do Viện KTTVMT

thực hiện với sự tài trợ của Chương trình hỗ trợ nghiên cứu khí hậu Hà Lan(NCAP) Đây là một nghiên cứu thí điểm áp dụng, lồng ghép các thông tin vềBĐKH vào kế hoạch phát triển KT-XH cho một vùng cụ thể để có các giải phápthích nghi với BĐKH;

“Lợi ích của thích nghi với BĐKH từ các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ,

đồng bộ với phát triển nông thôn” (2007-2008), do Viện KTTVMT thực hiện với sự

tài trợ của DANIDA Đan Mạch tài trợ Mục tiêu tổng quát của dự án là xác địnhnhững lợi ích rõ rệt và nhiều mặt từ các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ là phát triểnnông thôn, thích nghi với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH;

“Tác động của nước biển dâng và các biện pháp thích ứng ở Việt Nam”

(2008-2009), do Viện KTTVMT thực hiện với sự tài trợ của DANIDA - Đan Mạch.Mục tiêu của dự án tập trung chủ yếu vào việc giảm thiểu các tác động do nước biểndâng gây nên bởi BĐKH ở Việt Nam thông qua việc đề xuất các biện pháp thíchứng Nâng cao hiểu biết về các phương pháp đối phó với thiên tai do BĐKH vànước biển dâng ở Việt Nam;

“Tác động của BĐKH đến tài nguyên nước ở Việt Nam và các biện pháp

thích ứng” (2008-2009), do Viện KTTVMT thực hiện với sự tài trợ của DANIDA

Đan Mạch Mục tiêu của dự án là tăng cường năng lực của các ban ngành, tổ chức

và của người dân Việt Nam trong việc thích nghi với tác động của BĐKH đến tài

Trang 11

nguyên nước, giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động xấu cũng như thiệt hại doBĐKH gây ra; khôi phục có hiệu quả các tác động này hoặc tận dụng các tác độngtích cực của BĐKH.

5 Thích ứng với biến đổi khí hậu trên nguyên tắc phát triển bền vững

Việt Nam được đánh giá là một trong những nước chịu tác động mạnh mẽcủa BĐKH Hậu quả tác động của BĐKH đối với kinh tế - xã hội và môi trườngchưa thể lường hết được, song chắc chắn BĐKH là nguy cơ hiện hữu đối với mụctiêu xóa đói giảm nghèo và là nguy cơ tiềm tàng đối với sự phát triển bền vững vàviệc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ Ứng phó với biến đổi khí hậu, vì thế, phảiđược tiến hành trên nguyên tắc phát triển bền vững, tổng hợp, ngành/liên ngành,vùng/liên vùng

Nhận thức rõ tác động của BĐKH, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai nhiềuchương trình, dự án liên quan, trong đó có nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu tìnhhình diễn biến khí hậu, tác động của chúng, các giải pháp ứng phó, chương trình phòngchống thiên tai, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.Tuy nhiên, BĐKH là một vấn đề phức tạp, nhận thức của các tầng lớp xã hội còn rấthạn chế Mặt khác, cơ sở hạ tầng ở nhiều vùng có nguy cơ cao về tác động củaBĐKH còn rất thấp, trình độ khoa học, công nghệ còn hạn chế, xuất phát điểm củanền kinh tế thấp Nền kinh tế phát triển nhanh nhưng khó bền vững trong điều kiệnBĐKH

Nghiên cứu về thích ứng trong Thông báo quốc gia đầu tiên là nghiên cứutoàn diện nhất cho tới giờ về khả năng thích ứng của quốc gia đối với BĐKH toàncầu Mặc dầu vậy, những chiến lược thích ứng được đề xuất cho những vùng và lĩnhvực kinh tế dễ bị tổn thương nhất mới chỉ ở mức định tính và còn rất chung chung

do sự giới hạn đáng kể trong hiểu biết về những ảnh hưởng tiềm ẩn lâu dài củaBĐKH đối với quốc gia Những nghiên cứu sau này sẽ phải trả lời những câu hỏi:

Những khu vực nào sẽ phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất của BĐKH?

Những ngành kinh tế nào sẽ chịu ảnh hưởng xấu? Có những hoạt động nàothu được lợi ích từ những hậu quả tiềm tàng của BĐKH?

Những biện pháp nào có thể giảm được nhiều nhất tính dễ bị tổn thương?

Làm thế nào để lồng ghép sự thích ứng vào những chiến lược phát triển ưutiên khác?

Chúng ta đã có truyền thống hàng nghìn năm đương đầu và chống chọi vớithiên tai Những biện pháp truyền thống đối phó với BĐKH như xây dựng hệ thống

đê, mương, các công trình làm chậm và chuyển hướng lũ, dự báo thời tiết vẫn sẽđược khai thác tích cực

BĐKH sẽ tác động mạnh mẽ không chỉ trong sự gia tăng tính bất ổn của khíhậu mà còn trong cường độ và tần suất của những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt,

có thể sẽ gây thiệt hại to lớn cho sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước Nhữngchiến lược thích ứng về BĐKH sẽ thay đổi khái niệm về sự thích ứng từ bị động đốiphó thành chủ động phòng ngừa, đưa những ảnh hưởng tiềm ẩn của BĐKH như làmột chỉ dẫn quan trọng cho việc hoạch định chính sách, khác với kiểu thích ứng

Trang 12

“trông và chờ” truyền thống Trọng tâm nhất của những phương án thích ứng đượcnhằm vào những lĩnh vực dễ bị ảnh hưởng nhất của đất nước do BĐKH trong tươnglai, bao gồm cả tài nguyên nước, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, vùng ven biển,năng lượng, giao thông vận tải, và y tế.

Những chọn lựa thích ứng cho các khu vực và lĩnh vực dễ bị thiên tai sẽđược phát triển dựa trên những đánh giá về BĐKH ở Việt Nam và những kế hoạchphát triển ở cấp tỉnh, cấp quốc gia và ở cấp ngành Bởi vậy những chọn lựa thíchứng cụ thể có thể là rất đa dạng ở những lĩnh vực và cấp độ khác nhau và phụ thuộcrất nhiều vào những chính sách ưu tiên cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên vànguồn nhân lực hiện có Nhìn chung, một “chính sách đưa việc thích ứng vào trong

kế hoạch phát triển quốc gia” ở cấp trung ương có thể dẫn đến sự thành công trongxây dựng những chiến lược thích ứng mức địa phương/khu vực nhằm củng cố khảnăng thích ứng của đất nước trong mối liên kết với những ưu tiên khác

Do đường bờ biển nước ta dài và tập trung đông dân cư cũng như vai tròthiết yếu của miền duyên hải trong việc phát triển kinh tế đất nước, những chiếnlược thích ứng cho vùng ven biển vì thế sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu đểgiảm những ảnh hưởng tiềm ẩn của BĐKH ở nước ta Một chương trình mục tiêuthích ứng với BĐKH là một bước đi quan trọng cho quá trình hoạch định các chínhsách phát triển kinh tế xã hội có tính toán đến tác động của biến dổi khí hậu

Tài liệu tham khảo

1) Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước Khung của Liên hiệp quốc vềBĐKH, Hà Nội 2003;

2) Adaptation to climate change: Theory and Assessment, Cambridge UniversityPress;

3) IPCC, “Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on ClimateChange”: WGI: "The Physical Science of Climate Change", WGII: "Impacts,Adaptation & Vulnerability", WGIII: "Mitigation of Climate Change", 2007;4) Burton I., Smith J B., and Lenhart S., Adaptation to Climate Change: Theoryand Assessment, UNEP/IVM Handbook, Version 2.0, October 1998

Trang 13

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG

GS.TSKH Nguyễn Đức NgữNguyên Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn

TS Nguyễn Văn ThắngGiám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng Khí hậu

I Biến đổi khí hậu toàn cầu - Mối quan tâm lớn của toàn thế giới

Trong thời gian gần đây, nhất là từ khi Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khíhậu công bố Báo cáo đánh giá lần thứ 3 (IPCC, 2001), cung cấp các thông tin vànhững bằng chứng khoa học về sự can thiệp nguy hiểm của con người vào hệ thốngkhí hậu trái đất như là đầu vào cho các nhà lập chính sách, nhằm quyết định các giảipháp để ngăn ngừa sự can thiệp nguy hiểm đó và là cơ sở để đặt vấn đề biến đổi khíhậu trong khuôn khổ của sự phát triển bền vững và hơn nữa, còn là một trong nhữngthách thức lớn nhất đối với mục tiêu này, Biến đổi khí hậu trở thành chủ đề củanhiều Diễn đàn và Hội nghị cấp cao trên thế giới Nhiều Hội nghị đã ra tuyên bố vềbiến đổi khí hậu như Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ 6 (ASEM 6) họp tháng 11năm 2006 tại Copenhagen (Đan Mạch), Hội nghị thượng đỉnh các nước công nghiệpphát triển (G8) họp tháng 6 năm 2007, Hội nghị cấp cao APEC họp tháng 9 năm

2007 tại Úc, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc họp tháng 9 năm 2007, Hội nghị quốc tế

về Biến đổi khí hậu họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 12 năm 2007, và gần đây nhất làHội nghị diễn đàn kinh tế thế giới họp tại Đa vốt (Thụy Sĩ) tháng 1 năm 2008 v.v Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon phát biểu trong thông điệp gửi Chínhphủ các nước rằng "Biến đổi khí hậu cũng khiến nhân loại phải đối mặt với những

đe dọa to lớn như chiến tranh", rằng "Biến đổi khí hậu không chỉ là vấn đề môitrường, mà còn là mối đe dọa toàn diện, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đếntình trạng cung cấp lương thực toàn cầu, đến vấn đề di dân và đe dọa nền hòa bình

và anh ninh thế giới" Nhiều nước đã thành lập các tổ chức để chỉ đạo và điều phốicác hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng các chương trình, chiến lượchoặc kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu

Ở trong nước, gần đây dư luận cũng quan tâm nhiều hơn đến biến đổi khíhậu, nhất là sau báo cáo của Ngân hàng thế giới, công bố tháng 2 năm 2007 về ảnhhưởng của mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu đối với Việt Nam Nguyên Chủtịch nước Trần Đức Lương có bài đăng trên báo Nhân dân số ra ngày 14 tháng 3năm 2007 với tiêu đề "Hiểm họa của Biến đổi khí hậu toàn cầu đối với Việt Nam vànhìn từ Việt Nam" Ngày 03 tháng 12 năm 2007, Chính phủ đã ra Nghị quyết số60/2007/NQ-CP về việc giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp vớicác Bộ, ngành liên quan xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biếnđổi khí hậu toàn cầu

Thực ra, ngay từ đầu những năm 1990, những bằng chứng về sự biến đổi khíhậu, tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng lên đã được Ban LiênChính phủ về Biến đổi khí hậu đưa ra tại Hội nghị Khí hậu thế giới lần thứ 2 họp tạiGeneve (Thụy Sĩ) năm 1990 và là cơ sở cho nhiều cuộc hiệp thương liên Chính phủ

để tiến tới Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu, được 155

Trang 14

nước và vùng lãnh thổ ký tại Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển họp

ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992

Tuy nhiên, phải mất 5 năm (1997), Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước mớiđược thông qua Nghị định thư này như một cam kết có tính pháp lý để thực hiệnCông ước, theo đó, các nước công nghiệp hóa phải giảm các phát thải tổng hợp khínhà kính ít nhất 5% so với mức năm 1990 của nước mình vào thời kỳ 2008 - 2012

Mặc dù vậy, phải mất thêm 8 năm nữa (2005), Nghị định thư Kyoto mới cóhiệu lực thi hành sau khi nó được phê chuẩn bởi 55 Bên của Công ước, bao gồm cácnước phát triển chiếm tới ít nhất 55% tổng lượng phát thải đioxit cacbon năm 1990

từ nhóm các nước công nghiệp hóa Trong khi đó, các số liệu quan trắc cho thấyhàm lượng các khí nhà kính trong khí quyển tiếp tục tăng lên và đạt mức cao nhất từtrước đến nay, nhiệt độ không khí và đại dương trung bình toàn cầu tiếp tục tăng lênchưa từng có, băng và tuyết trên phạm vi rộng lớn của trái đất tiếp tục tan chảy vàmực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục dâng lên, thiên tai và những thiệt hại docác hiện tượng khí hậu cực đoan ngày càng gia tăng ở nhiều nơi, đe dọa sự pháttriển và an ninh thế giới

Người ta nhận ra rằng, trên thực tế, cộng đồng thế giới hầu như chưa làmđược gì để hướng tới mục tiêu của Công ước là ngăn ngừa sự can thiệp nguy hiểmcủa con người dẫn tới sự biến đổi của khí hậu

Biến đổi khí hậu tác động đến mọi quốc gia, mọi người, song không mộtquốc gia riêng lẻ nào, dù có tiềm lực lớn bao nhiêu, một mình có thể giải quyếtđược vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu

Nhận thức và nhất trí về viễn cảnh của thế giới trong tình trạng trái đất nónglên và những hiểm họa tiềm tàng của nó, cho đến nay có thể nói là đã đạt được trênquy mô toàn cầu (tại Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về BĐKH, không một thànhviên tham dự nào tỏ ý nghi ngờ vấn đề này), song quy kết nguyên nhân, xác định vàchia sẻ trách nhiệm thì khó khăn hơn nhiều, chung quy cũng vì lợi ích riêng và vì cảnhững lý do chính trị

Dù sao, việc đạt được những thỏa thuận như Công ước Khung của Liên HiệpQuốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto để giải quyết một vấn đề toàn cầu phức tạpnày đã là một thành công to lớn của nhân loại

II Thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng.

Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) đã đưa ra 4 báo cáo đánhgiá tình hình BĐKH toàn cầu:

Báo cáo đánh giá lần thứ nhất (1990) là cơ sở để Liên Hiệp Quốc quyết địnhthành lập Ủy ban Hiệp thương liên Chính phủ về một Công ước khí hậu và đã tiếntới Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu được ký kết tháng 6năm 1992

Báo cáo đánh giá lần thứ hai (1994) là cơ sở để thảo luận và thông qua Nghịđịnh thư Kyoto tại Hội nghị lần thứ 3 các Bên Công ước (1997)

Báo cáo đánh giá lần thứ ba (2001), sau 10 năm thông qua Công ước Khungcủa Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu

Trang 15

Báo cáo đánh giá lần thứ tư (2007), sau 10 năm thông qua Nghị định thưKyoto và một năm trước khi bước vào thời kỳ cam kết đầu tiên theo Nghị định thư(2008 - 2012), để chuẩn bị cho việc thương lượng về thời kỳ cam kết tiếp theo.

Mỗi lần đánh giá đều có những tiến bộ mới về nguồn số liệu và phươngpháp, làm giảm đáng kể những điều chưa chắn chắn tồn tại trước đây, do đó, nângcao rõ rệt mức độ tin cậy của những kết luận về biến đổi khí hậu trong quá khứcũng như trong tương lai

Sau đây là những kết luận chính trong báo cáo đánh giá lần thứ tư của IPCCđược công bố tháng 2 năm 2007

1 Sự nóng lên toàn cầu của hệ thống khí hậu hiện nay là chưa từng có và

rất rõ ràng từ những quan trắc nhiệt độ và đại dương trung bình toàn cầu, sự

tan chảy của băng và tuyết trên phạm vi rộng lớn và sự dâng lên của mực nướcbiển trung bình toàn cầu:

- Xu thế tăng nhiệt độ trong chuỗi số liệu 100 năm (1906 - 2005) là 0,740C; Xuthế tăng nhiệt độ trong 50 năm gần đây là 0,130C/1 thập kỷ, gấp 2 lần xu thếtăng của 100 năm qua

- Nhiệt độ trung bình ở Bắc cực đã tăng với tỷ lệ 1,50C/100 năm, gấp 2 lần tỷ lệtăng trung bình toàn cầu, nhiệt độ trung bình ở Bắc cực trong 50 năm cuối thế

kỷ 20 cao hơn bất kỳ nhiệt độ trung bình của 50 năm nào khác trong 500 nămgần đây và có thể là cao nhất, ít nhất là trong 1300 năm qua

- Nhiệt độ trung bình ở đỉnh lớp băng vĩnh cửu ở Bắc bán cầu đã tăng 30C kể từnăm 1980

- 11 trong số 12 năm gần đây (1995 - 2006) nằm trong số 12 năm nóng nhấttrong chuỗi quan trắc bằng máy kể từ năm 1850

2 Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng với tỷ lệ trung bình1,8mm/năm trong thời kỳ 1961 - 2003 và tăng nhanh hơn với tỷ lệ 3,1mm/nămtrong thời kỳ 1993 - 2003 Tổng cộng, mực nước biển trung bình toàn cầu đãtăng lên 0,31m trong 100 năm gần đây

Chính sự tan băng ở Greenland, Bắc cực và Nam cực đã làm cho mực nướcbiển tăng nhanh hơn trong thời kỳ 1993 - 2003 Ngoài ra, nhiệt độ trung bìnhcủa đại dương toàn cầu tăng lên (ít nhất là tới độ sâu 3000m) cũng góp phầnvào sự tăng lên của mực nước biển

3 Số liệu vệ tinh cho thấy, diện tích biển băng trung bình năm ở Bắc Cực

đã thu hẹp 2,7%/thập kỷ Riêng mùa hè giảm 7,4%/thập kỷ Diện tích cực đạicủa lớp phủ băng theo mùa ở Bắc bán cầu đã giảm 7% kể từ năm 1990, riêngtrong mùa xuân giảm tới 15%

Mới đây, tại Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu họp ở Bruxen (Bỉ), các báocáo khoa học cho biết, ở Bắc cực, khối băng dày 2 dặm (khoảng trên 3km) đangmỏng dần và đã mỏng đi 66cm Ở Nam Cực, băng cũng đang tan với tốc độ chậmhơn và những núi băng ở Tây Nam cực đổ sụp Những lớp băng vĩnh cửu ởGreenland tan chảy Ở Alaska (Bắc Mỹ, trong những năm gần đây nhiệt độ đã tăng1,50C so với trung bình nhiều năm, làm tan băng và lớp băng vĩnh cửu đã giảm

Trang 16

40%, những lớp băng hàng năm dày khoảng 1,2m đã giảm 4 lần, chỉ còn 0,3m Báocáo cũng cho biết, các núi băng trên cao nguyên Thanh Hải (Trung Quốc) ở độ cao5000m mỗi năm giảm trung bình 7% khối lượng và 50 - 60m độ cao, uy hiếp nguồnnước của các sông lớn ở Trung Quốc Trong 30 năm qua, trung bình mỗi năm, diệntích lớp băng trên cao nguyên Tây Tạng bị tan chảy khoảng 131km2, chu vi vùngbăng tuyết bên sườn cao nguyên mỗi năm giảm 100 - 150m, có nơi tới 350m Diệntích các đầm lầy trong khu vực này cũng giảm 10% Tất cả đang làm cạn kiệt hồnước Thanh Hải, một hồ lớn nhất Trung Quốc, đe dọa hồ sẽ bị biến mất trong vòng

200 năm tới Nếu nhiệt độ trái đất tiếp tục tăng, khối lượng băng tuyết ở khu vựccao nguyên sẽ giảm 1/3 vào năm 2050 và chỉ còn 1/2 vào năm 2090

III Nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu hiện nay.

1 Biến đổi khí hậu trong thời đại địa chất.

Khí hậu trái đất đã trải qua nhiều lần biến đổi Khoảng 45 triệu năm về trước,một thiên thạch khổng lồ va vào trái đất làm bề mặt trái đất bị bao phủ một lượngkhói bụi dày đặc, và trái đất bị chìm trong bóng tối một thời gian dài do không cóánh sáng mặt trời Trái đất bị lạnh đi và loài khủng long bị tiêu diệt

Khoảng 2 triệu năm trước công nguyên, trái đất cũng trải qua nhiều lần băng

hà lạnh lẽo và gian băng ấm áp, với chu kỳ mỗi lần khoảng 100 nghìn năm Chênhlệch nhiệt độ trung bình giữa kỳ băng hà và gian băng khoảng 5 - 70C, riêng ở vùngcực khoảng 10 - 150C

Thời kỳ gian băng khoảng 125 nghìn đến 130 nghìn năm trước công nguyên,nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất cao hơn thời kỳ tiền công nghiệp (1750)khoảng 20C và mực nước biển trung bình cao hơn trong thế kỷ 20 từ 4 đến 6m

Thời kỳ băng hà cuối cùng kết thúc cách đây khoảng 10 -15 nghìn năm Sauthời kỳ này, trái đất ấm dần lên, các sinh vật mới dần dần phát triển Sa mạc Saharatrong khoảng 12 nghìn đến 4 nghìn năm trước công nguyên có cây cỏ và chimmuông Khoảng 5 - 6 nghìn năm trước công nguyên, nhiệt độ trái đất cao hơn hiệnnay

Đầu thế kỷ 14, Châu Âu trải qua một kỷ băng hà nhỏ kéo dài khoảng vàitrăm năm Những khối băng khổng lồ hình thành và những mùa đông khắc nghiệtlàm cho mùa màng thất bát, dẫn đến nạn đói, nhiều gia đình phải di cư đi nơi khác

Những biến đổi khí hậu xảy ra trong thời kỳ địa chất đều do các nguyên nhân

tự nhiên, trong đó chủ yếu là sự chuyển động của trái đất, các vụ phun trào của núilửa và hoạt động của mặt trời

2 Nguyên nhân của biến đổi khí hậu trong thời kỳ hiện đại.

Nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu hiện nay, tiêu biểu là sự nóng lên toàncầu đã được khẳng định là do hoạt động của con người Kể từ thời kỳ tiền côngnghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng,chủ yếu từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vàokhí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng hiệu ứngnhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất

Trang 17

Những số liệu về hàm lượng khí CO2 trong khí quyển được xác định từ cáclõi băng được khoan ở Greenland và Nam cực cho thấy, trong suốt chu kỳ băng hà

và gian băng (khoảng 18 nghìn năm trước), hàm lượng khí CO2 trong khí quyển chỉkhoảng 180 - 200ppm (phần triệu), nghĩa là chỉ bằng khoảng 70% so với thời kỳtiền công nghiệp (280ppm) Từ khoảng năm 1800, hàm lượng khí CO2 bắt đầu tănglên, vượt con số 300ppm và đạt 379ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng khoảng 31%

so với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt xa mức khí CO2 tự nhiên trong khoảng 650nghìn năm qua

Hàm lượng các khí nhà kính khác như khí mêtan (CH4), ôxit nitơ (N2O) cũngtăng lần lượt từ 715ppb (phần tỷ) và 270ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên1774ppb (151%) và 319ppb (17%) vào năm 2005 Riêng các chất khí chlorofluorocacbon (CFCs) vừa là khí nhà kính với tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấpnhiều lần khí CO2, vừa là chất phá hủy tầng ô zôn bình lưu, chỉ mới có trong khíquyển do con người sản xuất ra kể từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm pháttriển

Đánh giá khoa học của IPCC cho thấy, việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiênliệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vậntải, xây dựng v.v đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phárừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9%, các ngànhsản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là các hoạt động khác(chôn rác thải v.v )

Từ năm 1840 đến năm 2004, tổng lượng phát thải khí CO2 của các nước giàuchiếm tới 70% tổng lượng phát thải khí CO2 toàn cầu, trong đó ở Hoa Kỳ và Anh,trung bình mỗi người dân phát thải 1100 tấn, gấp khoảng 17 lần ở Trung Quốc và

48 lần ở Ấn Độ

Riêng năm 2004, lượng phát thải khí CO2 của Hoa Kỳ là 6 tỷ tấn (lấy tròn),bằng khoảng 20% tổng lượng phát thải khí CO2 toàn cầu Trung Quốc là nước phátthải lớn thứ 2 với 5 tỷ tấn CO2(1), tiếp theo là Liên Bang Nga 1,5 tỷ tấn, Ấn Độ 1,3

tỷ tấn, Nhật Bản 1,2 tỷ tấn, CHLB Đức 800 triệu tấn, Canada 600 triệu tấn, Vươngquốc Anh 580 triệu tấn Các nước đang phát triển phát thải tổng cộng 12 tỷ tấn CO2,chiếm 42% tổng lượng phát thải toàn cầu so với 7 tỷ tấn năm 1990 (29% tổng lượngphát thải toàn cầu), cho thấy tốc độ phát thải khí CO2 của các nước này tăng khánhanh trong khoảng 15 năm qua Một số nước phát triển dựa vào đó để yêu cầu cácnước đang phát triển cũng phải cam kết giảm phát thải như là điều kiện để họ thựchiện các cam kết của mình theo Công ước khí hậu

Năm 1990, Việt Nam phát thải 21,4 triệu tấn CO2 (không kể các khí nhà kínhkhác) Năm 2004, phát thải 98,6 triệu tấn CO2, tăng gần 5 lần, bình quân đầu người1,2 tấn một năm (trung bình của thế giới là 4,5 tấn/năm, Xingapo 12,4 tấn, Malaixia7,5 tấn, Thái Lan 4,2 tấn, Trung Quốc 3,8 tấn, Inđônêxia 1,7 tấn, Philippin 1,0 tấn,Myanma 0,2 tấn, Lào 0,2 tấn)(2) Như vậy, phát thải các khí CO2 của Việt Nam tăngkhá nhanh trong 15 năm qua, song vẫn ở mức rất thấp so với trung bình toàn cầu và

1 Ghi chú: Tuy vậy, bình quân đầu người của Trung Quốc là 3,8 tấn CO2, vẫn thấp hơn mức trung bình toàn cầu (4,5 tấn/người/năm)

() Nguồn: UNDP - Báo cáo phát triển con người năm 2007/2008

Trang 18

nhiều nước trong khu vực Dự tính tổng lượng phát thải các khí nhà kính của nước

ta sẽ đạt 233,3 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2020, tăng 93% so với năm

1998(3)

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là trong khi các nước giàu chỉ chiếm 15% dân sốthế giới, nhưng tổng lượng phát thải của họ chiếm tới 45% tổng lượng phát thải toàncầu; các nước Châu Phi và cận Sahara với 11% dân số thế giới chỉ phát thải 2%, vàcác nước kém phát triển với 1/3 dân số thế giới chỉ phát thải 7% tổng lượng phátthải toàn cầu

Đó là điều mà các nước đang phát triển nêu ra về bình đẳng và nhân quyềntại các cuộc thương lượng về Công ước khí hậu và Nghị định thư Kyoto

Chính vì thế, một nguyên tắc cơ bản, đầu tiên được ghi trong Công ướcKhung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu là "Các Bên phải bảo vệ hệ thốngkhí hậu vì lợi ích của các thế hệ hiện nay và mai sau của nhân loại, trên cơ sở côngbằng, phù hợp với những trách nhiệm chung nhưng có phân biệt và Bên các nướcphát triển phải đi đầu trong việc đấu tranh chống Biến đổi khí hậu và những ảnhhưởng có hại của chúng"

Trong Nghị định thư Kyoto (Điều 10) còn ghi "Tất cả các Bên, có xem xétnhững trách nhiệm chung nhưng có phân biệt và các tình huống, mục tiêu và những

ưu tiên phát triển đặc biệt của quốc gia và khu vực, không đưa thêm bất kỳ cam kếtmới nào cho các Bên không thuộc Phụ lục I" (tức Bên các nước đang phát triển)

3 Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính

Trong thành phần của khí quyển trái đất, khí nitơ chiếm tới 78% khối lượngkhí quyển, khí oxy chiếm 21%, còn lại khoảng 1% là các khí khác như acgon, đioxitcacbon, mêtan, ôxit nitơ, nêôn, hêli, hydro, ôzôn v.v và hơi nước Tuy chỉ chiếmmột tỷ lệ rất nhỏ, các khí vết này, đặc biệt là khí điôxit cacbon, mêtan, ôxit nitơ vàCFCs, một loại khí chỉ mới có trong khí quyển từ khi công nghệ làm lạnh phát triển,

là những khí có vai trò rất quan trọng đối với sự sống trên trái đất Trước hết, đó là

vì các chất khí nói trên có khả năng hấp thụ bức xạ hồng ngoại do mặt đất phát ra,sau đó, một phần lượng bức xạ này lại được các chất khí đó phát xạ trở lại mặt đất,qua đó hạn chế lượng bức xạ hồng ngoại của mặt đất thoát ra ngoài khoảng không

vũ trụ và giữ cho mặt đất khỏi bị lạnh đi quá nhiều, nhất là về ban đêm khi không cóbức xạ mặt trời chiếu tới mặt đất

Các chất khí nói trên, trừ CFCs, đã tồn tại từ lâu trong khí quyển và được gọi

là các khí nhà kính tự nhiên Nếu không có các chất khí nhà kính tự nhiên, trái đấtcủa chúng ta sẽ lạnh hơn hiện nay khoảng 330C, tức là nhiệt độ trung bình bề mặttrái đất sẽ khoảng -180C Hiệu ứng giữ cho bề mặt trái đất ấm hơn so với trường hợpkhông có các khí nhà kính được gọi là "hiệu ứng nhà kính" Ngoài ra, khí ôzôn tậptrung thành 1 lớp mỏng trên tầng bình lưu của khí quyển có tác dụng hấp thụ cácbức xạ tử ngoại từ mặt trời chiếu tới trái đất và qua đó bảo vệ sự sống trên trái đất

Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp về trước, ít nhất khoảng 10 nghìn năm, nồng

độ các khí nhà kính rất ít thay đổi, trong đó khí CO2 chưa bao giờ vượt quá 300ppm.Chỉ riêng lượng phát thải khí CO2 do sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã tăng hàng

3 () Nguồn: Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH

Ngày đăng: 06/08/2016, 12:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w