1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein thô trên sự sinh trưởng phát dục và tỷ lệ đẻ của gà nòi ở đồng bằng sông cửu long

193 1K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 193
Dung lượng 3,31 MB

Nội dung

i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN VĂN QUYÊN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI VÀ PROTEIN THÔ TRÊN SỰ SINH TRƯỞNG PHÁT DỤC VÀ TỶ LỆ ĐẺ CỦA GÀ N

Trang 1

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

NGUYỄN VĂN QUYÊN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI VÀ PROTEIN THÔ TRÊN SỰ SINH TRƯỞNG

PHÁT DỤC VÀ TỶ LỆ ĐẺ CỦA GÀ NÒI Ở

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT

MÃ SỐ: 62 62 40 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS VÕ VĂN SƠN

Cần Thơ- 2008

Trang 2

ii

TRANG CẢM ƠN

Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

- PGS.TS Võ Văn Sơn, người đã tận tình hướng dẫn, gợi ý và có những lời

khuyên hết sức quý báo cho việc nghiên cứu và hoàn thành luận án này

- TS Bùi Xuân Mến, TS Nguyễn Thị Hồng Nhân và TS Phạm Ngọc Du

đã đóng góp những ý kiến xác đáng góp phần hoàn chỉnh luận án

Xin chân thành cảm ơn Hội đồng đánh giá luận án cấp Bộ môn

Đã dành nhiều thời gian quý báo đọc và đóng góp ý kiến cho luận án được hoàn chỉnh

Xin chân thành cám ơn

- Giám hiệu, Phòng Đào Tạo, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại Học Cần Thơ

- Giám hiệu và Khoa Nông nghiệp Trường Cao Đẳng Kinh Tế- Kỹ Thuật Cần Thơ

- Các thành viên trong gia đình, các đồng nghiệp, các em sinh viên và các nông hộ chăn nuôi đã nhiệt tình giúp đỡ và góp ý động viên tôi trong suốt quá trình làm luận án

Trang 3

iii

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu kết quả nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

Nguyễn Văn Quyên

Trang 4

iv

TÓM LƯỢC

Những nghiên cứu trình bày trong luận án này được thực hiện tại Trại thực nghiệm Trường Cao đẳng kinh tế- kỹ thuật Cần Thơ và các nông hộ để điều tra đặc điểm sinh học và đánh giá ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein thô trên khả năng sinh trưởng và sinh sản của giống gà Nòi nuôi thả vườn ở đồng bằng sông Cửu Long

Điều tra đặc điểm gà Nòi thả vườn cho thấy, giống gà này dễ nuôi, ít bệnh, lúc

18 tuần tuổi gà trống đạt khối lượng cơ thể 1.262 g và gà mái 1.179 g Tuổi của mái Nòi tại thời điểm đẻ 5 % là 219 ngày Sản lượng trứng cả năm đạt 48 quả/mái, trứng nặng 48,9 g/quả, tỷ lệ trứng có phôi chiếm 89,2 % và tỷ lệ nở của trứng có phôi đạt 93,8 %

Đánh giá ảnh hưởng của 3 mức năng lượng trao đổi và 3 mức protein khác nhau trong khẩu phần của gà Nòi ở các lứa tuổi khác nhau, cho thấy 2 nhân tố này

có ảnh hưởng rất rõ trên khả năng sinh trưởng của gà và sự sinh sản của gà mái Nòi

Gà Nòi mới nở đến 8 tuần tuổi ăn khẩu phần có năng lượng trao đổi 2.900 Kcal/kg và 18 % protein cho mức tăng khối lượng cơ thể và hiệu quả sử dụng thức ăn cao nhất (P<0,05) Gà Nòi sinh trưởng, giai đoạn 8- 18 tuần ăn khẩu phần

có mức năng lượng trao đổi 2.900 Kcal/kg và 15 % protein cho mức tăng khối lượng cơ thể, hiệu quả sử dụng thức ăn, tỷ lệ thịt ức và thịt đùi cao nhất (P<0,01)

Gà mái Nòi hậu bị, giai đoạn 8- 18 tuần tuổi ăn khẩu phần có mức năng lượng trao đổi 2.750 Kcal/kg và 16 % protein tăng khối lượng cơ thể và hiệu quả sử dụng thức

ăn cao nhất (P<0,001) Tuy nhiên, giai đoạn từ 19 đến 28 tuần tuổi, gà ăn khẩu phần có mức năng lượng trao đổi 2.650 Kcal/kg và 14 % protein lại tăng khối lượng cơ thể và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất (P<0,001) Gà mái Nòi sinh sản, giai đoạn 29- 76 tuần tuổi, ăn khẩu phần có mức năng lượng trao đổi 2.750 Kcal/kg và 16 % protein có tỷ lệ đẻ, tỷ lệ ấp nở cao nhất và tiêu tốn thức ăn cho mỗi 10 quả trứng đạt ở mức thấp nhất (P<0,001)

Từ khoá: Gà Nòi, thả vườn, năng lượng trao đổi, protein, tăng khối lượng cơ

thể, sinh sản, hiệu quả

Trang 5

v

ABSTRACT

The studies presented in this thesis were carried out at the experimental farm of Can Tho Technical- Economic College and on farmer housholds to investigate the bio-characteristics of Noi chickens and to evaluate the effects of using different metabolizable energy and crude protein levels in diets on growth and reproductive performances of the chickens raised in the Mekong Delta, of Vietnam

The results of the survey showed that Noi chickens were easy to raise, low sensitive to the common poultry diseases and reached the average of live body weights at 18 weeks of age being 1,362 g for the male and 1,179 g for the female Age for 5 % egg production was 219 days, egg numbers laid in one year were 48 per hen and mean egg weight was 48.9 g, fertile eggs were 89.2 % and hatchability

of the fertile eggs were 93.8 %

Evaluating effects of three different levels for both metabolizable energy and protein in diets supplied to Noi chickens at different ages showed that these dietary different concentrations significantly influenced growth, reproduction of the birds Noi chicks from new-hatched age to 8 weeks of age fed the diet containing 2,800 KcalME/kg and 18 % protein gave the highest live weight gain and feed conversion ratio (P<0.05) Growing Noi chickens from 8 to18 weeks of age fed the diet containing 2,900 KcalME/kg and 15 % crude protein was the best performance with respect to live weight gain, feed conversion ratio and thigh and breast meat yields (P<0,01) Noi pullets at the age of 8 to 18 weeks offered the diet containing 2,750 KcalME/kg and 16 % crude protein was the best performance with respect to live weight gain and feed conversion ratio (P<0,001) However, then at the age of

19 to 28 weeks the birds fed the diet containing 2,650 KcalME/kg and 14 % crude protein obtained the highest live weight gain and feed conversion ratio Noi breeders offered the diet containing 2.750 KcalME/kg and 16 % crude protein in one year period (29 to 76 weeks of age) gave the highest laying rate and hatchability of fertile eggs, however the feed conversion ratio for producing 10 eggs was the lowest

Key words: Noi chicken, scavenging, metabolizable energy, protein, live

weight gain, reproduction, efficiency

Trang 6

vi

MỤC LỤC

Trang phụ bìa ……… i

Trang cảm tạ………ii

Lời cam đoan……… … iii

Tóm lược……… iv

Abstract……… ……… v

Mục lục……… vi

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ……… … xii

Danh mục Bảng……… ………xiii

Danh mục Biểu đồ ……… .… xvii

Danh mục Hình ảnh ……… .… xix

MỞ ĐẦU……… ………1

Tính cấp thiết của đề tài……….……… 1

Mục tiêu của đề tài……… … 1

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……….… 2

Những đóng góp mới của đề tài……… … 2

Những hạn chế của đề tài……….……….2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……… 3

1.1 Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của một số giống gà nuôi thả vườn ở Việt Nam và trên thế giới………3

1.1.1 Giống gà thả vườn ở Việt Nam……… 3

1.1.2 Giống gà thả vườn ở châu Á……… 5

1.2 Năng lượng và ước tính giá trị năng lượng của thức ăn gia cầm… ……… 9

1.2.1 Sự tuần hoàn năng lượng và giá trị năng lượng của thức ăn………… 9

Trang 7

vii

1.2.3 Một số phương pháp ước tính giá trị năng lượng thức ăn gia cầm … 11

1.2.4 Xác định nhu cầu năng lượng duy trì cho gia cầm……… 13

1.2.5 Xác định nhu cầu năng lượng cho tăng trưởng và sản xuất trứng ….14

1.2.6 Nhu cầu năng lượng tối thiểu trong thức ăn hỗn hợp theo các kiểu hình sinh trưởng 18

1.3 Dinh dưỡng protein và axit amin cho gia cầm……… … …… 18

1.3.1 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng protein……… ……… ….18

1.3.2 Phương pháp xác định nhu cầu protein gia cầm………20

1.3.3 Nhu cầu a xít amin ở gia cầm……… ……… …………20

1.3.4 Các axit amin thiết yếu của gia cầm 22

1.3.5 Các axit amin không thiết yếu của gia cầm 22

1.3.6 Sự đói axit amin của giống gia cầm cao sản 22

1.3.7 Mối quan hệ giữa protein, a xít amin và năng lượng………… 23

1.3.8 Mối quan hệ giữa các a xít amin thiết yếu.……… ………22

1.3.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu và sử dụng protein của gia cầm 25

1.4 Chỉ số quan hệ giữa năng lượng và protein trong thức ăn (ME/CP)……….26

1.4.1 Cách tính chỉ số ME/CP 26

1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ME/CP 27

1.5 Vai trò của khoáng và vitamin trong chăn nuôi gia cầm……… 28

1.5.1 Vai trò của khoáng……….……… 28

1.5.2 Vai trò của Vitamin……….……… 30

1.6 Một số đề nghị nhu cầu dinh dưỡng cho gà thả vườn…… ……… 30

1.6.1 Nhu cầu dinh dưỡng cho gà Ta nuôi thịt thả vườn…… ….………….31

1.6.2 Nhu cầu dinh dưỡng cho gà hậu bị thả vườn …….….… ………… 32

Trang 8

viii

1.6.3 Nhu cầu dinh dưỡng cho gà đẻ nuôi thả vườn ….……… 32

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU … 33

2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu……… 33

2.2 Điều kiện chuồng trại nghiên cứu……… ……… 33

2.3 Vật liệu nghiên cứu ……….……… ….33

2.3.1 Thức ăn nghiên cứu ……… 33

2.3.2 Thuốc thú y……… ……… 33

2.3.3 Gà thí nghiệm………34

2.4 Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu …….……… 34

2.4.1 Thí nghiệm 1: nghiên cứu một số đặc tính sinh học và khả năng sản xuất của giống gà Nòi nuôi thả vườn ở ĐBSCL…… …… ……… 34

2.4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein thô đến sinh trưởng của gà Nòi từ 0- 8 tuần tuổi …… ………35

2.4.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein thô đến sinh trưởng của gà Nòi trống nuôi thịt thả vườn từ 8- 18 tuần tuổi………….……….……… …… ……… 38

2.4.4 Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và Protein thô đến sinh trưởng và phát dục của gà mái Nòi hậu bị thả vườn từ 8- 28 tuần tuổi……….…… …… 41

2.4.5 Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein thô đến sinh sản của gà Nòi nuôi thả vườn từ 29- 76 tuần đẻ 43

2.5 Cách tính chỉ tiêu theo dõi.……….……….…… ………46

2.5.1 Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/tuần)……… ……… 46

2.5.2 Sinh trưởng tích lũy (g/con/tuần) ……….……….………… ….47

2.5.3 Tiêu thụ thức ăn (FI) (g/con/tuần) ……….……… 47

Trang 9

ix

2.5.5 Tỷ lệ đẻ trứng của gà (%)………….………47

2.5.6 Tỷ lệ trứng có phôi (%)………….……….……… 48

2.5.7 Tỷ lệ ấp nở (%)……… ……… 48

2.5.8 Tỷ lệ chết (%)……… ……….………48

2.5.9 Mổ khảo sát phẩm chất thân thịt …… ……… ……….48

2.5.10 Kích thước các chiều đo của gia cầm ………49

2.5.11 Bệnh lý tổng quát ……… ……….50

2.6 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ……….……… 50

2.7 Mô hình toán học…… ……… ……… 50

2.8 Quy trình phòng bệnh cho gà Nòi nuôi thí nghiệm… …… ……… … 50

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN……… 54

3.1 Thí nghiệm 1: Kết quả nghiên cứu một số đặc tính sinh học và khả năng sản xuất của giống gà Nòi nuôi thả vườn ở ĐBSCL 54

3.1.1 Xác định một số đặc tính sinh học của giống gà Nòi ở ĐBSCL ….54

3.1.2 Khả năng sinh trưởng của gà Nòi nuôi thả vườn ở ĐBSCL… ………56

3.1.3 Khả năng sinh sản của gà Nòi nuôi thả vườn ở ĐBSCL …….……… 58

3.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein thô đến sinh trưởng của gà Nòi từ 0- 8 tuần tuổi……… … ……61

3.2.1 Nhận xét chung……… 61

3.2.2 Ảnh hưởng của năng lượng trao đổi và protein thô đến sinh trưởng của gà Nòi từ 0- 8 tuần tuổi… …… 62

3.2.3 Ảnh hưởng của năng lượng trao đổi và protein thô đến tiêu thụ thức ăn (FI) và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của gà Nòi từ 0- 8 tuần tuổi 68

3.2.4 Chi phí thức ăn/kg tăng trọng ở các nghiệm thức thí nghiệm 2 74

Trang 10

x

3.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein thô đến sinh trưởng của gà Nòi trống nuôi thịt từ 8- 18 tuần tuổi…… 74

3.3.1 Nhận xét chung ……….….… 74 3.3.2 Ảnh hưởng của năng lượng trao đổi và protein thô đến sinh trưởng của gà Nòi trống nuôi thịt từ 8- 18 tuần tuổi…… ……… 75 3.3.3 Ảnh hưởng của năng lượng trao đổi và protein thô đến tiêu thụ thức

ăn (FI) và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR ) của gà Nòi thịt từ 8- 18

tuần tuổi 82 3.3.4 Ảnh hưởng của 2 nhân tố đến các chỉ tiêu thân thịt 89 3.3.5 Chi phí thức ăn/kg tăng trọng ở các nghiệm thức thí nghiệm 3 93

3.4 Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của các mức năng lượng và protein thô đến sinh trưởng và phát dục của gà mái Nòi hậu bị từ 8- 28 tuần tuổi……… 94

3.4.1 Nhận xét chung……… 94 3.4.2 Ảnh hưởng của năng lượng trao đổi và protein thô đến sinh trưởng của gà mái Nòi hậu bị từ 8- 28 tuần tuổi….…… 95 3.4.3 Ảnh hưởng của năng lượng trao đổi và protein thô đến tiêu thụ thức

ăn (FI) và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR ) của gà mái Nòi hậu bị từ 8- 28 tuần tuổi ……….………… ……… … 103 3.4.4 Ảnh hưởng của năng lượng trao đổi và protein thô đến sự thành thục, tỷ

lệ đẻ và khối lượng trứng của gà Nòi lúc 28 tuần tuổi……… 112 3.3.5 Chi phí thức ăn/kg tăng trọng ở các nghiệm thức thí nghiệm 4 115

3.5 Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein

thô đến sinh sản của gà mái Nòi đẻ từ 29- 76 tuần đẻ (12 tháng đẻ) 115

3.5.1 Nhận xét chung …… 115 3.5.2 Ảnh hưởng năng lượng trao đổi và protein thô đến sinh sản của gà Nòi

Trang 11

xi

3.5.3 Ảnh hưởng của năng lượng trao đổi và protein thô đến tiêu thụ thức

ăn để sản xuất 10 qủa trứng (kg TĂ/10 quả) 124

3.5.4 Chi phí thức ăn/10 quả trứng ở các nghiệm thức thí nghiệm 5 126

3.5.5 Ảnh hưởng của năng lượng trao đổi và protein thô đến tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ nở/trứng có phôi (%)……… ……….126

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ……… 129

Kết luận……….……… 129

Đề nghị……… 129

NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ………… ……… ……… 130

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 131

A TIẾNG VIỆT……… 131

B TIẾNG NƯỚC NGOÀI ……… 136

PHỤ LỤC- Phiếu điều tra gà Nòi.……… ……… 138

PHỤ LỤC- Số liệu phân tích trên Minitab V.13.0.……… 139

PHỤ LỤC- Gà thả vườn ở một số nước châu Á……… 168

PHỤ LỤC- Giấy xác nhận của các địa phương về việc chuyển giao công trình nghiên cứu chăn nuôi gà Nòi thả vườn trong dân có hiệu quả 175

Trang 12

xii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ca : Calcium (can xi)

CF :Crude fiber (xơ thô)

CP :Crude protein (protein thô)

DE :Digestible energy (năng lượng tiêu hóa)

DM :Dry matter (VCK: vật chất khô)

DXKĐ :Dẫn xuất không đạm

ĐBSCL :Đồng bằng sông Cửu Long

EE :Ether extract (béo thô)

FCR :Feed conversion ratio (HSCHTĂ: Hệ số chuyển hóa thức ăn)

FI :Feed intake (tiêu thụ thức ăn, lượng ăn vào)

GE :Gross ennergy (năng lượng thô)

KL :Khối lượng

ME :Metabolisable energy (năng lượng trao đổi)

MEn :Metabolisable energy nitrogen corrigalted (năng lượng trao đổi tích

lũy trong cơ thể)

ME/CP :Chỉ số quan hệ giữa năng lượng và protein

ME*CP :Tương tác giữa năng lượng trao đổi và protein thô

NL : Năng lượng

NFE :Nitrogen free extractives (dẫn xuất không đạm hoặc chất chiết

không ni- tơ)

NE :Net energy (năng lượng thuần)

Nem :Net energy for maintenance (năng lượng thuần duy trì)

Neg :Net energy for growth (năng lượng thuần sinh trưởng)

NS :Non significant (không ý nghĩa)

Trang 13

xiii

Bảng Tên Bảng Trang

1.1 Một số chỉ tiêu về năng suất gà thả vườn ở Đài Loan……… 9

1.2 Năng lượng sinh ra khi đốt cháy 1gam các chất dinh dưỡng……… 10

1.3 Sự sản sinh nhiệt lúc đói và nhu cầu duy trì cho gia cầm.………… 14

1.4 Khả năng chuyển hóa của năng lượng vào thành phần tăng KL gà… 15

1.5 Nhu cầu ME cho gà mái đẻ ở nhiệt độ 20- 220C……… 17

1.6 Nhu cầu năng lượng tối thiểu trong thức ăn hỗn hợp theo các kiểu

hình sinh trưởng (áp dụng cho gia cầm và heo) 18

1.7 Nhu cầu a xit amin và protein trên gà Leghorn hậu bị và đẻ … 21

1.8 Nhu cầu năng lượng trao đổi và protein thô trên gà thịt Broiler từ

1- 8 tuần tuổi……… 23

1.9 Tỷ lệ % giữa một số a xít amin thiết yếu trong protein lý tưởng

cho cho gà thịt Broiler……… 24

1.10 Hiệu quả sử dụng protein của gà thịt (gà con) có trong khẩu phần

theo tuổi và mức năng lượng thức ăn……… 25

1.11 Chỉ số ME/CP trên các loại gà……… 27

1.12 Nhu cầu khoáng trong thức ăn gà (đơn vị % hoặc mmg)………… 29

1.13 Nhu cầu Vitamin trong thức ăn gà (đơn vị % hoặc mmg)………… 30

1.14 Nhu cầu dinh dưỡng cho gà Ta nuôi thịt thả vườn 31

1.15 Nhu cầu dinh dưỡng cho gà hậu bị nuôi chăn thả vườn ……… 32

1.16 Nhu cầu dinh dưỡng cho gà đẻ nuôi thả vườn …….……… 32

2.1 Công thức, thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các khẩu

phần thí nghiệm giai đoạn gà con 0- 8 tuần tuổi……… 36

Trang 14

xiv

2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 2, gà con giai đoạn 0- 8 tuần tuổi… 37

2.3 Công thức, thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các khẩu

phần thí nghiệm giai đoạn nuôi thịt thả vườn 8- 18 tuần tuổi ……… 39

2.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm 3, gà thịt giai đoạn 8- 18 tuần tuổi… 40

2.5 Công thức, thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các khẩu

phần thí nghiệm gà mái hậu bị giai đoạn 8- 28 tuần tuổi ………… 42

2.6 Phương pháp bố trí thí nghiệm 4, gà hậu bị từ 8- 28 tuần tuổi 43

2.7 Công thức, thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các khẩu

phần thí nghiệm giai đoạn gà đẻ 29- 76 tuần tuổi (12 tháng đẻ)… … 45

2.8 Phương pháp bố trí thí nghiệm 5, gà đẻ giai đoạn 29- 76 tuần tuổi….46

2.9 Quy trình phòng bệnh cho gà Nòi thả vườn…… ……… 51 3.1 Khối lượng cơ thể của gà Nòi ở ĐBSCL qua các tuần tuổi 56

3.2 Kích thước các chiều đo của gà Nòi lúc một năm tuổi ……… 57

3.3 Các chỉ tiêu đánh giá về sản lượng trứng của gà Nòi (n=100 gà mái) 58

3.4 Các chỉ tiêu đánh giá về chất lượng trứng của gà Nòi (n=100) …… 59

3.5 Các chỉ tiêu đánh giá về khả năng ấp nở của gà nòi (n=40 ổ ấp ) 60

3.6 Nhiệt độ và ẩm độ tương đối của chuồng nuôi trong thí nghiêm 2 … 61

3.7 Ảnh hưởng ME đến KL cơ thể và tăng KL cơ thể của gà con từ 0- 8

tuần tuổi (g/con)………….… ……… 62

3.8 Ảnh hưởng của CP đến KL cơ thể và tăng KL cơ thể gà con từ 0- 8

tuần tuổi (g/con)……… ……… ….…… 64

3.9 Ảnh hưởng của tương tác 2 nhân tố (ME*CP) đến KL cơ thể của gà

con giai đoạn 0- 8 tuần tuổi (g/con).………… ……… ….…… 66

3.10 Ảnh hưởng của tương tác 2 nhân tố (ME*CP) đến tăng KL cơ thể

của gà con giai đoạn 0- 8 tuần tuổi (g/con).……… … 67

Trang 15

xv

thức ăn (FCR) của gà con giai đoạn 0- 8 tuần tuổi … 69

3.12 Ảnh hưởng của CP đến tiêu thụ thức ăn (FI) và hệ số chuyển hóa

thức ăn (FCR) của gà con giai đoạn 0- 8 tuần tuổi ………… 70

3.13 Ảnh hưởng của tương tác ME*CP đến tiêu thụ thức ăn (FI) của gà

từ 0- 8 tuần tuổi (g/con) … ……… … 72

3.14 Ảnh hưởng của ME*CP đến hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của gà

con từ 0- 8 tuần tuổi ……… ……… ………… 73

3.15 Giá thức ăn/kg tăng trọng thí nghiệm 2 (đồng/kg tăng trọng) 74

3.16 Nhiệt độ và ẩm độ tương đối của chuồng nuôi trong thí nghiệm 3 75

3.17 Ảnh hưởng ME đến KL cơ thể và tăng KL cơ thể của gà thịt từ 8- 18

tuần tuổi (g/con)……… ……… 76

3.18 Ảnh hưởng của CP đến KL cơ thể và tăng KL cơ thể gà thịt từ 8- 18

tuần tuổi (g/con) ……….………… 78

3.19 Ảnh hưởng của ME*CP đến KL cơ thể của gà trống Nòi nuôi thịt

từ 8 – 18 tuần tuổi (g/con).… ……….……… 80

3.20 Ảnh hưởng của ME*CP đến tăng KL cơ thể của gà trống Nòi thịt

từ 8- 18 tuần tuổi (g/con).…… … ……… 81

3.21 Ảnh hưởng của ME đến tiêu thụ thức ăn (FI) và hệ số chuyển hóa

thức ăn (FCR) của gà trống Nòi thịt từ 8- 18 tuần tuổi… … 83

3.22 Ảnh hưởng của CP đến tiêu thụ thức ăn (FI) và hệ số chuyển hóa

thức ăn (FCR) của gà trống Nòi thịt giai đoạn 8- 18 tuần tuổi… 85

3.23 Ảnh hưởng của ME*CP đến tiêu thụ thức ăn (FI) của gà trống Nòi

thịt từ 8- 18 tuần tuổi (g/con) … 87

3.24 Ảnh hưởng của ME*CP đến hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của

Trang 16

xvi

gà trống Nòi thịt giai đoạn 8- 18 tuần tuổi (g/con).… …… ………… 88

3.25 Ảnh hưởng của 2 nhân tố đến tỷ lệ thân thịt lúc 18 tuần tuổi (%)… 90

3.26 Ảnh hưởng của 2 nhân tố đến tỷ lệ thịt ức, tỷ lệ thịt đùi và tỷ lệ

3.29 Nhiệt độ và ẩm độ tương đối của chuồng nuôi trong thí nghiệm 4 95

3.30 Ảnh hưởng của ME đến KL cơ thể và tăng KL cơ thể của gà mái

Nòi hậu bị giai đoạn 8- 28 tuần tuổi (g/con) …… … ………… 96

3.31 Ảnh hưởng của CP đến KL cơ thể và tăng KL cơ thể của gà mái Nòi

hậu bị giai đoạn 8- 28 tuần tuổi (g/con) … ………… …… 98

3.32 Ảnh hưởng của ME*CP đến KL cơ thể gà mái Nòi hậu bị giai đoạn

8 - 28 tuần tuổi (g/con)….……….……….…… 101

3.33 Ảnh hưởng của ME*CP đến tăng KL cơ thể gà mái Nòi hậu bị giai

đoạn 8 - 28 tuần tuổi (g/con) ……… ……… ….……… 102

3.34 Ảnh hưởng của ME đến tiêu thụ thức ăn (FI) và hệ số chuyển hóa thức

ăn (FCR) của gà mái Nòi hậu bị giai đoạn 8- 28 tuần tuổi… 104

3.35 Ảnh hưởng của CP đến tiêu thụ thức ăn (FI) và hệ số chuyển hóa thức

ăn (FCR) của gà mái Nòi hậu bị giai đoạn 8- 18 tuần tuổi … 106

3.36 Ảnh hưởng của ME*CP đến tiêu thụ thức ăn (FI) của gà mái Nòi hậu

bị giai đoạn 8- 28 tuần tuổi (g/con).……… 108

3.37 Ảnh hưởng của ME*CP đến hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của gà

mái Nòi hậu bị giai đoạn 8- 28 tuần tuổi (g/con)… ………… 109

Trang 17

xvii

(g/quả) lúc 28 tuần tuổi……… … 112

3.39 Giá thức ăn/kg tăng trọng gà hậu bị từ 8- 28 tuần tuổi

(đồng/kg tăng trọng) 114

3.40 Nhiệt độ và ẩm độ tương đối của chuồng nuôi trong thí nghiệm 5 115

3.41 Ảnh hưởng của ME đến sản lượng (SL) trứng và tỷ lệ đẻ của gà

3.44 Ảnh hưởng của ME*CP đến tỷ lệ đẻ của gà Nòi qua 12 tháng (%) 122

3.45 Ảnh hưởng của 2 nhân tố đến tiêu thụ thức ăn để sản xuất 10 quả

trứng (kgTĂ/10 quả trứng)……… ……… 125

4.46 Giá thức ăn sản xuất 10 quả trứng thí nghiệm 5 (đồng/10 quả trứng) 126

3.47 Ảnh hưởng của 2 nhân tố đến tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ nở/trứng

có phôi của gà Nòi qua 12 tháng (%)……….…… …… ………… 127

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ Tên Biểu đồ Trang 1.1 Sự biến đổi năng lượng trong gia cầm……… ……… 11

3.1 Ảnh hưởng của ME đến tăng khối lượng cơ thể của gà con từ 0- 8

tuần tuổi (g/con)……… 63

3.2 Ảnh hưởng của CP đến tăng khối lượng cơ thể của gà con từ 0- 8

Trang 18

xviii

tuần tuổi(g/con)……… ……… 65

3.3 Ảnh hưởng của ME*CP đến tăng khối lượng cơ thể của gà con từ 0- 8

tuần tuổi (g/con)……… ……… 68

3.4 Ảnh hưởng của CP đến hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của gà con

từ 0- 8 tuần tuổi…… ……… 70

3.5 Ảnh hưởng của ME đến tăng khối lượng cơ thể của gà từ 8- 18

tuần tuổi (g/con)……… ……… ………….… ………… 77

3.6 Ảnh hưởng của CP đến tăng khối lượng cơ thể của gà Nòi trống thịt

từ đoạn 8- 18 tuần tuổi (g/con)………… ……… ………… 79

3.7 Ảnh hưởng của ME đến hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của gà Nòi

8- 28 tuần tuổi (g/con)…… ……… ……… 97

3.11 Ảnh hưởng của CP đến tăng khối lượng cơ thể gà mái hậu bị từ 8- 28

tuần tuổi (g/con)…… ……….………… 99

3.12 Ảnh hưởng của ME*CP đến tăng khối lượng cơ thể gà mái Nòi hậu bị

từ 8- 28 tuần tuổi (g/con)……… … … 103

3.13 Ảnh hưởng của ME lên hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của gà mái Nòi

hậu bị từ 8- 28 tuần tuổi……… ……… 105

3.14 Ảnh hưởng của CP đến hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của gà mái

Nòi hậu bị từ 8- 28 tuần tuổi……… ………… ……… 107

3.15 Ảnh hưởng của ME*CP đến hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của gà

mái Nòi hậu bị từ 8- 28 tuần tuổi ……….…… 111

Trang 19

xix

3.17 Ảnh hưởng của ME đến tỷ lệ đẻ trứng qua 12 tháng đẻ (%)… …… 118

3.18 Ảnh hưởng của CP đến tỷ lệ đẻ trứng qua 12 tháng đẻ (%) …… 120

3.22 Ảnh hưởng của ME*CP đến tỷ lệ đẻ trứng qua 12 tháng đẻ (%).….… 124 3.23 Ảnh hưởng của ME*CP đến tỷ lệ nở/trứng có phôi (%)…… ……… 128

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình Tên hình Trang 1.1 Gà Nòi trống, mái hậu bị nuôi thà vườn Việt Nam … ……… 3

1.2 Gà Tam Hoàng trống, mái Trung Quốc …… ……… 6

1.3 Gà Nagoya trống, mái Nhật……… … 7

1.4 Một lô gà Nòi nuôi thí nghiệm hậu bị lúc 12 tuần tuổi ………… 52

1.5 Một lô gà Nòi trống nuôi thịt thí nghiệm hậu bị lúc 18 tuần tuổi …… 52

1.6 Một lô gà Nòi mái nuôi thí nghiệm hậu bị lúc 28 tuần tuổi ……… … 53

1.7 Một lô gà Nòi nuôi thí nghiệm đẻ 40 tuần ……… …… 53

Phụ lục- Gà thả vườn ở một số nước châu Á…… ……… 168- 173

Trang 20

1

MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, chăn nuôi gà thả vườn ở các tỉnh Nam bộ đang từng bước phát triển mạnh mẽ, đây là một trong những hoạt động sản xuất mang tính truyền thống, góp phần vào chương trình xóa đói giảm nghèo của nhiều địa phương và đã mang lại hiệu quả thiết thực Các giống gà thả vườn hiện nay được nuôi nhiều là nhóm giống gà nội địa như gà Nòi, gà Ta, gà Tàu vàng và những giống gà nhập nội như Tam Hoàng, Lương Phượng…

Tuy nhiên, giống gà Nòi vẫn được người chăn nuôi ưa chuộng và nuôi khá phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Đây là giống gà địa phương có nhiều ưu điểm như: dễ nuôi, ít bị nhiễm một số các bệnh của gia cầm Gà Nòi nuôi thịt thả vườn thường có màu da vàng, đùi to, thịt ức dầy, ít mỡ, nồng độ cholesterol trong mỡ thấp, đặc biệt có phẩm chất thịt thơm ngon, hợp khẩu vị của người tiêu dùng

Do được nuôi phổ biến và có thị trường tiêu thụ mạnh nên giá bán của gà khá cao Thịt gà Nòi phù hợp với thị hiếu làm thực phẩm của người tiêu dùng, nhất là trong các dịp cúng lễ theo lối cổ truyền Gà cũng có thể làm hàng hóa cho tiềm năng xuất khẩu thịt và gà đá như sản phẩm văn hóa giải trí Thịt gà Nòi hiện nay là món ăn đặc sản phổ biến trong các nhà hàng được khách du lịch ưa chuộng Ngoài việc chăn nuôi gà Nòi để cung cấp thịt như nguồn thực phẩm bổ dưỡng, những gà trống Nòi còn được lựa chọn làm giống gà đá cựa trong các dịp hội hè hoặc những gà có màu lông đẹp còn được lựa

chọn nuôi làm cảnh (game cocks), và với những gà đá tốt thường có giá bán khá cao

Mặc dù có những ưu điểm nổi trội, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu khoa học tương đối hoàn chỉnh về giống gà Nòi Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra một quy trình nuôi dưỡng và phòng bệnh hợp lý trong từng giai đoạn nuôi sẽ giúp cải thiện năng suất chăn nuôi, góp phần tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo ở các địa phương của ĐBSCL

Mục tiêu của đề tài

Đề tài nghiên cứu nhằm xác định một số đặc tính sinh học chủ yếu, khả năng sản

Trang 21

2

xuất thịt và sinh sản của giống gà Nòi nuôi tại ĐBSCL

Các nghiên cứu cũng nhằm tìm ra mức năng lượng trao đổi (ME) và protein thô thích hợp trong khẩu phần ở các giai đoạn nuôi thịt và sinh sản của gà

Trên cơ sở các dữ liệu của nghiên cứu để tìm ra quy trình nuôi dưỡng giống gà Nòi nuôi chăn thả ở ĐBSCL

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất thịt và sinh sản của giống gà Nòi nuôi phổ biến ở các địa phương ĐBSCL

Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein trong khẩu phần trên sự sinh trưởng của gà Nòi ở các lứa tuổi từ mới nở đến khi kết thúc, sự phát dục và khả năng sinh sản của những gà mái Nòi giống

Nghiên cứu được tiến hành trong khoảng thời gian từ 2004 đến năm 2007 tại Cần Thơ và các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long

Những đóng góp mới của đề tài

Đề tài đã xác định rõ được một số các đặc tính sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của giống gà Nòi ở ĐBSCL để cung cấp dữ liệu cơ bản cho chương trình nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống gà bản địa quí của Quốc gia

Xác định rõ được nhu cầu về năng lượng trao đổi và protein trong khẩu phần cho giống gà Nòi nuôi theo phương thức thả vườn tập trung, để giúp cho công tác phát triển giống gà Nòi theo hướng sản xuất thịt có năng suất và chất lượng cao

Nghiên cứu cũng tìm ra được quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng chống dịch bệnh cho giống gà Nòi từ lúc mới nở cho đến thời kỳ sinh sản theo phương thức nuôi thả vườn tập trung, giúp cho chương trình phát triển chăn nuôi đa dạng, có kiểm soát theo hướng sinh thái kết hợp một cách bền vững ở ĐBSCL

Những hạn chế của đề tài

Do thời gian thí nghiệm có hạn nên trong thí nghiệm 5, theo dõi các chỉ tiêu sinh sản của giống gà Nòi chỉ thực hiện trong 12 tháng, ít hơn thời gian khai thác sinh sản của gà Nòi trong thực tế sản xuất

Trang 22

3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của một số giống gà nuôi thả vườn

ở Việt Nam và trên thế giới

1.1.1 Gà thả vườn ở Việt Nam

1.1.1.1 Gà thả vườn ở miền Nam Việt Nam

- Gà Nòi: đây là giống gà được nuôi lâu đời ở các tỉnh Nam Bộ có màu sắc lông

rất đa dạng: gà lông màu đen gọi là gà ô, lông màu đỏ gọi là gà điều, lông màu trắng gọi

là gà nhạn, lông màu gạch tàu gọi là gà khét, lông màu lem luốc như chim gọi là gà ó

Lúc trưởng thành gà trống nặng 2,5- 3 kg, gà mái nặng 1,8- 1,9 kg, sản lượng trứng bình quân 50- 60 quả/năm, vỏ trứng màu hồng, da gà vàng thịt thơm ngon, giá bán cao (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2004) [7] Ngoài ra trong đàn gà người ta có thể chọn ra những gà

trống tốt để bán gà đá (fighting cock) giá cao

Hình 1.1 Gà Nòi trống, mái hậu bị nuôi thả vườn Việt Nam

Trang 23

4

- Gà Tàu vàng: đây là giống gà cũng được nuôi phổ biến ở các tỉnh Nam Bộ, có

màu lông vàng, chân vàng, mỏ vàng, đa số gà có mào lá đơn (bản lớn xụ 1 bên), chân

có phủ 1 hàng lông ngắn từ gối trở xuống khớp ngón chân Lúc trưởng thành con trống nặng 2,2 - 2,5 kg, con mái nặng 1,8 - 2 kg Sản lượng trứng bình quân 70 - 90 quả/năm, khối lượng trứng nặng 45 - 50 g, mỗi đợt đẻ 18 - 20 quả trứng thì ấp, gà nuôi con giỏi, thịt thơm ngon, giá bán cao (Nguyễn Văn Thưởng, 2004) [37]

- Gà Ta: vóc dáng giống gà Tàu nhưng nhỏ con hơn, lông cũng màu vàng, chân

màu vàng và không có lông Gà mái Ta thường chân thấp, lông mình lông cánh màu vàng nhưng chót cánh và chót đuôi lông mà đen Khối lượng cơ thể lúc 6 - 7 tháng tuổi, con mái nặng 1,6- 1,8 kg; con trống nặng 2kg, sản lượng trứng 60- 70 quả/năm, mỗi đợt

đẻ khoảng 13- 15 trứng, gà ấp và nuôi con rất giỏi (Việt Chương, 2003) [2]

- Gà Ác: nhỏ con gà Ác có màu lông trắng tuyền mỏ và da đen, chân có 5 ngón

đen xanh Khối lượng cơ thể lúc trưởng thành con mái 0,5- 0,6 kg ; con trống 0,7-0,8

kg, sản lượng trứng 70- 80 quả/năm, mỗi đợt gà đẻ 8- 12 quả Người ta nuôi gà Ác làm thuốc hoặc chế biến như một món ăn đặc sản Hiện nay giống gà này bị pha tạp với một

số giống gà khác như gà Tàu vàng, gà Nòi, gà Tre… (Nguyễn Hữu Vũ và ctv, 2003) [49]

- Gà Tre: nhỏ con màu sắc lông sặc sỡ, nhanh nhẹn thịt thơm ngon, nhiều nơi nuôi

để làm cảnh Khối lượng cơ thể trưởng thành gà mái 0,6- 0,7 kg ; gà trống 0,8- 1,0 kg

Gà mái đẻ bình quân 70 quả /năm Số lượng trứng trung bình 11 quả/ổ, tuổi đẻ trứng đầu trung bình 148 ngày (Hoàng Toàn Thắng và ctv, 2004) [35]

- Gà Ta lai với gà Miên: thường thấy ở tỉnh Tây Ninh, đầu to, mỏ đỏ có vệt đen,

mào hoa dâu, mắt màu nâu đen Cổ hơi ngắn, thân hình hơi nhỏ con, con trống trưởng thành nặng 2,2- 2,3 kg, con mái trưởng thành nặng 1,6- 1,7 kg, khả năng chống bệnh tốt (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2004) [7]

1.1.1.2 Gà thả vườn miền Bắc Việt Nam

- Gà Ri: là giống gà nuôi phổ biến nhất ở Bắc Bộ, sản lượng trứng cao so với các

giống gà nội khác Lông màu vàng rơm, vàng đất có con màu vàng sáng Lúc trưởng thành con trống nặng 1,8- 2,5 kg, mái nặng 1,3- 1,8 kg, gà mái đẻ sớm 4- 4,5 tháng tuổi

Trang 24

5

đẻ, sản lượng trứng 110- 120 quả/năm Khối lượng trứng khoảng 42- 45 g (Nguyễn Văn Thưởng, 1999) Tỉ lệ trứng có phôi 89- 90 %, tỉ lệ ấp nở 80- 85%, lúc mới nở nặng 25-

28 g Chất lượng thịt gà Ri thơm ngon và đậm đà (Lê Hồng Mận và ctv, 2001) [24]

- Gà Mía: nguồn gốc ở Sơn Tây, con trống lông màu đỏ tía Con trống màu đỏ tía,

con mái màu vàng tía Lúc trưởng thành con trống nặng 3,4- 3,8 kg, mái nặng 2,7- 3,2

kg, gà mái đẻ 5,5- 6 tháng tuổi, sản lượng trứng 70- 80 quả/năm Khối lượng trứng 50-

54 g (Nguyễn Văn Thưởng, 1999) [37]

- Gà Đông Tảo: nguồn gốc thôn Đông Tảo, xã Cấp Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh

Hưng Yên, đây là gà hướng thịt Gà trống thường lông màu mận chín, gà mái có lông màu nâu bạc, giống gà này lớn con lúc trưởng thành nặng 3,5- 4 kg, mái nặng 2,5- 3 kg, sản lượng trứng 55- 60 quả/năm, nặng 55- 57 g Tỉ lệ trứng có phôi 90 %, tỉ lệ ấp nở 68% Gà Đông Tảo thường dùng con trống lai với gà Ri, gà Lương Phượng, gà Kabir cho con lai nuôi thịt có tốc độ tăng trưởng nhanh, màu lông giống gà ta, thịt thơm ngon rưởng thành con trống nặng 3,8- 4 kg, mái nặng 3- 3,5 kg Sản lượng trứng 70- 80 quả/năm, trứng nặng 54- 55 g, gà con chậm lớn, chậm mọc lông, nuôi 4- 5 tháng có thể giết thịt, gà thích nghi với nuôi thả vườn (Nguyễn Văn Thưởng, 1999) [37]

- Gà H’mông (gà Mèo): nuôi cũng khá phổ biến ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam

Gà có màu lông phổ biến là hoa mơ, đen và trắng Gà trống nặng 2,2- 2,5 kg, gà mái 1,6

2 kg, sản lượng trứng 50- 60 quả/mái/năm.Giống gà này thích hợp với nuôi chăn thả ở những vủng đồi núi (Lê Hồng Mận và ctv, 2005) [23]

- Gà Hồ: là giống gà thịt địa phương nguồn gốc từ làng Lạc thổ, xã Song Hồ,

huyện Thận Thành, tỉnh Bắc Ninh Con trống màu tía đỏ, con mái màu vàng đậm có lông cườm ở cổ, đầu lông cánh và đuôi màu đen Lúc trưởng thành gà trống nặng 3,7- 4,43 kg, gà mái nặng 2,25- 2,73 kg sản lượng trứng thấp đạt 60 quả/năm, khối lượng trứng nặng 54- 55 g, gà con chậm lớn, chậm mọc lông, thời gian nuôi thịt 4- 5 tháng tuổi, gà thích nghi nuôi thả vườn (Bùi Đức Lũng và ctv, 2003) [22]

1.1.2 Gà thả vườn ở châu Á

1.1.2.1 Gà thả vườn Trung Quốc

- Gà Tam Hoàng: nhập từ Quảng Đông Trung Quốc (1992) Có các dòng như

Trang 25

6

dòng 822, dòng Jiang cun… Gà thường có lông màu vàng, chân vàng, da vàng Cơ thể hình tam giác, thân ngắn, lưng bằng, ngực nở, thịt ức nhiều, hai đùi phát triển Gà Tam Hoàng dễ nhằm lẫn với gà Ta, thịt thơm ngon phù hợp với điều kiện chăn nuôi thả ở Việt Nam có thể nuôi công nghiệp hoặc bán công nghiệp Khối lượng lúc 70- 80 ngày tuổi khối lượng khoảng 1,5- 1,8 kg Khối lượng gà mái đẻ 1,8- 2 kg, gà trống 2,2 - 2,8

kg Tiêu tốn thức ăn 2,8- 3 Gà mái đẻ lúc 125 ngày tuổi, sản lượng trứng khoảng

130-135 quả/năm Gà Tam Hoàng được nhập vào nước ta theo nhiều nguồn, thường ít khi được thuần nhất và đạt tiêu chuẩn Do đó người nuôi phải hiểu biết và mua đúng giống thì nuôi mới đảm bảo Gà Tam Hòang thích nghi với điều kiện chăn nuôi gia đình, chăn nuôi chăn thả, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam

Hình 1.2 Gà Tam Hoàng trống, mái Trung Quốc

- Gà Lương Phượng: nhập từ Quảng Tây Trung Quốc, gà có hình dáng ngoài đẹp,

lớp lông vũ màu vàng dày bóng mượt Gà Lương Phượng có ngoại hình giống gà Ri, màu lông tuyền vàng đốm hoa hoặc đen đốm hoa Mào và phần đầu màu đỏ, da màu vàng, chất thịt mịn, vị đậm Gà trống có màu vàng hoặc tía sẫm, mào đơn, hông rộng,

Trang 26

7

lưng phẳng, gà gọn đẹp chân thấp nhỏ Gà nuôi 70 ngày tuổi nặng khoảng 1,5-1,6 kg, tiêu tốn thức ăn 2,4- 2,6 Gà thích nghi với điều kiện nuôi chăn thả ở Việt Nam (Nguyễn Hữu Vũ và ctv, 2003) [49]

1.1.2.2 Gà thả vườn Nhật Bản

- Gà Nagoya: khi mới nở có màu lông vàng, chân và mỏ có màu trắng hồng, khi

gà được 10 ngày tuổi thì chân một số gà chuyển sang màu chì, gà trống lông màu vàng

đỏ sậm, gà mái có màu vàng sậm Lúc trưởng thành con trống nặng 2,9 kg, con mái 2,3

kg Đây là giống gà hướng thịt cao cấp đứng vị trí hàng đầu nước Nhật (Trần Phùng Ngỡi, 1999) [26]

Hình 1.3 Gà Nagoya trống, mái Nhật

- Gà Tosa- Kukin: có nguồn gốc từ Anh Quốc sau thế kỷ thứ 19 Gà trống lông

màu vàng sẫm, gà mái màu vàng nhợt, không có lông chân Gà trống trưởng thành con nặng 3,1- 4,5 kg, gà mái 2,3- 3,8 kg

1.1.2.3 Gà thả vườn Hàn Quốc

- Gà Ogol: đây là giống gà nuôi thả vườn được nuôi phổ biến ở Hàn Quốc Sắc

Trang 27

8

lông màu đen hoặc đen có pha đỏ hoặc đen có xen đốm trắng hoặc xanh đen, vỏ trứng màu nâu Nhìn chung ức, lông, da và chân màu đen

1.1.2.4 Gà thả vườn thả vườn Malaysia

- Gà Black- Red Kampung: gà trồng màu lông đen pha đỏ, gà mái có màu vàng

lợt, mào đơn (mào dâu), chân cao ráo Gà mái trưởng thành vào đẻ nặng 1,5 kg, gà trống nặng 2 kg Năng suất trứng của gà đẻ năm đầu tiên đạt 35 %

- Gà Naked- Neck Kampung: gà có bộ lông thường màu đen pha đỏ Gà trống

đầu to, mào đơn (mào dâu), cổ không có lông, mỏ và chân có màu vàng lợt đến đen, có cựa ở chân, đây thuộc loại gà đá (chọi) Gà mái trưởng thành 1,5 kg, gà trống 2 kg Năng suất trứng của gà đẻ năm đầu tiên đạt 35 %

1.1.2.5 Gà thả vườn Thái Lan

- Gà Luenghangdam: đây là giống địa phương rất lớn con Gà trống dáng cao ráo,

lông có màu vàng lợt xen lẫn màu đen, đuôi dài và đen, mào đơn, chân có cựa, gà trống

có thể nuôi để đá Gà mái thường có lông màu đen (gà ô) Lúc trưởng thành gà trống

nặng 3,1- 3,3 kg, gà mái nặng 1,8- 2,2 kg

- Gà Betong: giống nầy nuôi ở miền Nam Thailand, hơi nhỏ con nhưng thịt thơm

ngon Gà trống có màu vàng, mào lá bản lớn, gà mái màu vàng lợt, đuôi ngắn khi trưởng thành lông đuôi, lông cánh mới phát triển Lúc trưởng thành gà trống nặng 2- 2,5

kg, gà mái nặng 1,5- 1,8 kg Gà mái thường đòi ấp

1.1.2.6 Gà thả vườn Philippines

- Gà Bolinao: giống nầy tương đối nhỏ con, gà trống thường lông màu đỏ, con mái

lông nâu lợt đuôi đen, chân màu đen, hơi thấp, mào lá bản lớn Lúc trưởng thành gà trống nặng 1,5- 2 kg, gà mái nặng 1- 1,5 kg

- Gà Bolinao: Giống nầy tương đối nhỏ con, gà trống thường lông màu đỏ, con

mái lông nâu lợt đuôi đen, chân màu đen, hơi thấp, mào lá bản lớn Lúc trưởng thành gà trống nặng 1,5- 2 kg, gà mái nặng 1- 1,5 kg

1.1.2.7 Gà thả vườn Đài Loan (Taiwan)

- Gà Erh- Mei: đây là giống gà lớn con trống lông màu đỏ sậm, mái màu vàng lợt,

Trang 28

9

lông đuôi ngắn Đây là giống gà thả vườn hướng thịt nổi tiếng của Đài Loan, thường được nuôi ở những trang trại cách tỉnh Taichung 50 km về phía Bắc Năng suất một số giống gà thả vườn ở Đài Loan được thể hiện Bảng 1.1

Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu về năng suất gà thả vườn ở Đài Loan

Nguồn: Chein Tai và Cheng- Hwa Huang (1991) [59]

1.2 Năng lượng và ước tính giá trị năng lượng của chăn nuôi gia cầm

1.2.1 Sự tuần hoàn năng lượng và giá trị năng lượng của thức ăn

1.2.1.1 Sự tuần hoàn năng lượng của gia cầm

Cũng như mọi cơ thể sinh vật khác, ở gia cầm cần lấy năng lượng từ thức ăn để duy trì cho mọi hoạt động sống bình thường và để chuyển hóa tích lũy lại trong cơ thể trong sản phẩm của chúng Năng lượng các chất dinh dưỡng sinh ra khi đốt cháy trong nhiệt lượng kế “calorimeter” không hoàn toàn giống với sự đốt cháy trong cơ thể gia cầm Bởi vì các chất cặn bã thải ra ngoài của cơ thể còn mang một lượng năng lượng nhất định Ví dụ như 1 g axit uríc (chất thải chủ yếu trong nước tiểu) có chứa 2.741calo,

1 g axit hypuric chứa 5.678 calo, 1 g urê chứa 2.547 calo Vì lẽ đó khi đốt chất bột đường, chất béo trong cơ thể, năng lượng sinh ra gần giống như đốt trong bình đo năng

Năng suất

Giống gà

Gà trống

16 tuần (g/con)

Gà mái

16 tuần (g/con)

Gà mái lúc

42 tuần (g/con)

Tuổi đẻ trứng đầu tiên (ngày)

Sản lượng trứng lúc

53 tuần

Khối lượng trứng lúc 42 tuần (g/quả)

Trang 29

10

lượng Ngược lại khi chất protein bị đốt cháy thì năng lượng sinh ra thấp hơn

Từ lý luận như vậy, người ta nhận thấy việc tổ hợp khẩu phần thức ăn cho gia cầm

mà dư protein hoặc mất cân đối axit amin đều dẫn đến sự khai thác năng lượng của thức

ăn không có hiệu quả Có thể ví dụ như sau: đốt 1g protein trong bình đo năng lượng ta thu được 5,6 Kcal, trong khi đó nếu đốt trong cơ thể động vật có vú chỉ thu được 4,2 Kcal, đốt trong cơ thể gia cầm còn ít hơn nữa chỉ thu được 3,8- 4 Kcal Năng lượng Kcal sinh ra khi đốt cháy 1 g các chất dinh dưỡng được trình bày ở Bảng 1.2

Bảng 1.2 Năng lượng sinh ra khi đốt cháy 1g các chất dinh dưỡng

lượng kế

Đốt trong cơ thể gia cầm

Nguồn: Dương Thanh Liêm (1999) [16]

Nếu đem so sánh với năng lượng thô (GE) của thức ăn thì:

- Năng lượng tiêu hóa (DE) chiếm 78 %

- Năng lượng trao đổi (ME) chiếm 74 %

- Năng lượng cho sản xuất (NEp) chiếm 28 %

- Năng lượng thuần cho sản xuất (NE) 14 %

Để thấy rõ tiến trình khai thác năng lượng thức ăn của cơ thể gia cầm, người ta khảo sát tuần hoàn năng lượng trên một gà mái có thể trọng 1,8 kg, với tỷ lệ đẻ trứng 70% Kết quả đo lường được trình bày qua Biểu đồ 1.1

Trang 30

11

Nguồn: Dương Thanh Liêm (1999) [16]

Biểu đồ 1.1 Sự biến đổi năng lượng trong gia cầm

1.2.2 Đơn vị đo lường năng lượng của thức ăn

Năng lượng được đo bằng calorie (cal), được định nghĩa là nhiệt để làm cho 1g nước từ 14,50

C tăng lên 15,50 C 1.000 cal = 1 Kcal; 1.000 Kcal = 1 Mcal Một số nước dùng đơn vị năng lượng là Joule (J), Kilojoule (KJ) và Megajoule (MJ) 1 J = 0,2388 cal; 1 KJ = 0,2388 Kcal và 1 MJ = 0,2388 Mcal; 1 cal = 4,184 J; 1 Kcal = 4,184 KJ và

1 Mcal = 4,184 MJ

1.2.3 Một số phương pháp ước tính giá trị năng lượng thức ăn gia cầm

1.2.3.1 Ước tính năng lượng thô (GE)

Ước tính GE của một số thức ăn cho động vật theo phương pháp National

Năng lượng thô (GE) thức

ăn gà ăn được trong 1 ngày

460 Kcal

Năng lượng không tiêu hóa

trong phân 100 Kcal

(22 %)

Năng lượng tiêu hóa (DE) 360 Kcal (78 %)

Năng lượng trong nước tiểu

(ME) 340 Kcal (94 %)

Năng lượng cho duy trì

(NEp) 130 Kcal (38 %)

Nặng lượng cơ năng

sản xuất (NE) 65 Kcal

(50 %)

Trang 31

12

Research Council (1998) [67], theo công thức:

GE (Kcal) = 4.143 + (56 x % mỡ) + (15 x % protein thô) – (44 x % tro thô)

GE: giá trị năng lượng thô (Kcal) của 1 kg thức ăn

1.2.3.2 Ước tính năng lượng tiêu hóa (DE)

Một số phương trình ước tính DE từ thành phần hóa học (tất cả thành phần dinh dưỡng cho 1 kg vật chất thô)

DE (MJ/kg VCK) = 16,0 – 0,045 xơ thô (g) + 0,025 lipit (g)

DE (MJ/kg VCK) = - 4,4 + 1,10 GE (MJ) - 0,024 xơ thô (g)

DE (MJ/kg VCK) = - 21,2 + 0,048 protein thô (g) + 0,047 lipit (g) + 0,038 DXKN (g) (Tôn Thất Sơn & ctv 2005) [30]

1.2.3.3 Ước tính năng lượng trao đổi (ME)

Đối với gia cầm, năng lượng thức ăn được xác định theo năng lượng trao đổi đã hiệu chỉnh (MEc) Công thức tính của Anderson và Hill (1958) [54] Hiệu chỉnh theo

lượng ni- tơ tích lũy trong cơ thể, 1g N tích lũy có giá trị 8,22 Kcal

MEc = ME – N (g ) tích lũy trong cơ thể x 8,22 Kcal/g

Để xác định ME (năng lượng trao đổi chưa hiệu chỉnh) dùng công thức của Nehring (1973) và được Viện chăn nuôi Quốc gia sử dụng để ước tính giá trị ME của một số loại thức ăn cho gia cầm năm 1995

Công thức được tính theo phương trình:

ME (Kcal/kg) = 4,26X1 + 9,5X2 + 4,23X3 + 4,23X4

Trong đó X1, X2, X3, X4 lần lượt là protein tiêu hóa, chất béo tiêu hóa, xơ tiêu hóa

và chất chiết không ni-tơ tiêu hóa tính bằng g/kg thức

Để tìm ni-tơ của thức ăn tích lũy trong cơ thể gà dùng số liệu:

- Gà mái đẻ và gà sinh trưởng cuối kỳ: N tích lũy = 30% N thức ăn

Trang 32

13

Để thuận tiện, con số 35% đã được chọn để tính toán cho tất cả các loại thức ăn gia cầm của nước ta (Viện chăn nuôi Quốc gia, 1995) [33]

Theo Tôn Thất Sơn và ctv (2005) [30], đề nghị một số phương pháp ước tính giá trị năng lượng trao đổi (ME) ở gia cầm:

Năng lượng trao đổi (ME) của các loại thức ăn hỗn hợp cho gà thịt được ước tính theo Henry và Perez (1982):

ME (Kcal/kg VCK) = 3.951 + 54,4 x lipit (%) – 88,7 x xơ thô (%) – 40,8 x tro thô (%)

Năng lượng trao đổi (ME) của một số loại thức cho gia cầm theo phương pháp Janssen, 1989 (NRC, 1994)

* Nhóm ngũ cốc:

ME (Kcal/kg thức ăn) = 36,21 x % protein thô + 85,44 x % lipit + 37,26 x % DXKN

* Đỗ tương nguyên dầu:

ME (Kcal/kg thức ăn) = 2636 + 82,5 x % lipit – 55,7 x % xơ thô

* Các loại khô dầu đỗ tương (ép máy, chiết xuất):

ME (Kcal/kg thức ăn) = 2702 + 72 x % lipit – 57,4 x % xơ thô

* Các loại bột cá:

ME (Kcal/kg bột cá ) = 35,87 x % vật chất khô + 42,09 x % lipit – 34,08 x % tro thô

1.2.4 Xác định nhu cầu năng lượng duy trì cho gia cầm

Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng đến nhu cầu duy trì Người ta thường xác định trong điều kiện ở vùng nhiệt độ trung hòa, vùng nhiệt độ này thay đổi theo tuổi gia cầm Nhiệt độ thích hợp ở gà con là 340 C ở gà mái đẻ 200 C Nhiệt độ môi trường lớn hơn

270 C rất có hại cho gia cầm

Trang 33

14

Nhiệt lượng phân giải lúc đói và nhu cầu duy trì của gia cầm trong điều kiện vùng nhiệt độ trung hòa được trình bày ở Bảng 1.3

Bảng 1.3 Sự sản sinh nhiệt lúc đói và nhu cầu duy trì gia cầm

Từ thí nghiệm trao đổi chất, người ta tiến hành tính toán nhu cầu duy trì theo nguyên tắc sau đây:

biến động môi trường người ta nhân với hệ số 1,2 = (1,2 x 0,293 MJ/kg0,75 = 0,440 MJ ME/kg 0,75)

Tương tự như vậy, hệ số ở gà tây 4 kg (0,586), ở ngỗng 4 kg (0,586), ở vịt 3 kg (0,700) được trình bày ở Bảng trên

1.2.5 Xác định nhu cầu năng lượng cho tăng trưởng và sản xuất trứng

Cơ sở khoa học để xác định nhu cầu năng lượng cho tăng trưởng và sản xuất trứng

là dựa trên năng lượng tích lũy trong sản phẩm Điều này cũng biến động rất lớn phụ thuộc vào môi trường, thức ăn và cơ thể thú nên khó tính toán thật chính xác được Tuy

Loài động vật

Sự sản sinh nhiệt lúc đói KJ/kg 0,75

Nhu cầu duy trì

Nguồn: Dương Thanh Liêm (1999) [14].

Trang 34

15

nhiên qua nuôi dưỡng thực hành trong điều kiện chuẩn, có thể ước lượng để tính toán

- Phương pháp thứ nhất: khả năng chuyển hóa năng lượng vào thành phần tỷ

trọng của gà trình bày ở Bảng 1.4

Bảng 1.4 Khả năng chuyển hóa năng lượng vào thành phần tăng khối lượng gà

(ME) vào tăng khối lượng gà

Nguồn: Dương Thanh Liêm (1999) [14]

Qua Bảng 1.4 trên cho ta thấy gà có sức sản xuất càng lớn thì khả năng chuyển hóa năng lượng vào sản phẩm càng cao Năng lượng tích lũy vào sản phẩm được gọi là năng lượng thuần (NE)

Muốn có năng lượng sản xuất (NEp) ta lấy năng lượng thuần x 2 Điều này có nghĩa là: NEp = 2 NE

- Phương pháp 2: phức tạp hơn, đòi hỏi ta phải phân tích thành phần của sự tăng

trọng Biết được năng lượng của lipit và protein gia cầm ta dễ dàng tính ra năng lượng tích lũy trong thành phần tăng trọng

Vì lipit không tan trong nước không liên kết với nước nên khi tích 1g lipit vào cơ

Để tạo 1g lipit gia cầm (có 39,5 J) nhất thiết phải cung cấp 50-

55 JME Như vậy hệ số chuyển hóa NE/ME = 1/3 - 1/4

Để tạo 1 g protein gia cầm (có 23,9 J) nhất thiết phải cung cấp

45 -50 JME Như vậy hệ số chuyển hóa NE/ME = 2 - 2,2

Trang 35

16

thể thì chỉ làm cho cơ thể tăng trọng được 1,15 g trọng lượng Protein thì ngược lại, liên kết được với nước nên khi tích 1 g protein vào cơ thể thì nó sẽ làm tăng trọng được 4- 5

g khối lượng

- Phương pháp 3: Áp dụng để tính cho gà mái đẻ trong giai đoạn sản xuất trứng

Nguyên lý cơ bản là tính nhu cầu cho từng loại (duy trì, tăng trọng và sản xuất trứng) Dựa trên thí nghiệm cơ bản, người ta thu các hệ số sau đây để căn cứ tính toán:

Tổng cộng nhu cầu năng lượng cho gà mái đẻ trong ngày là 1.272 KJ = 1,272 MJ Trong thực tế sản xuất gà mái đẻ có trọng lượng 1,5 kg điều kiện khí hậu mát mẻ

nó chỉ ăn hết 110 g thức ăn/ngày

Thức ăn hỗn hợp cho gà mái đẻ thường có mức năng lượng trao đổi 2.750 Kcal/kg thức ăn hoặc 11,506 MJ Như vậy mức năng lượng trao đổi của gà mái ăn vào trong một ngày sẽ là:

11,506 MJ x 0,110 kg = 1,266 MJ gần giống với nhu cầu lý thuyết tính toán trên (1,272 MJ)

Richard và Malden (1990) [69] vào những ngày trời nóng gà ăn ít thức ăn, muốn

1g khối lượng trứng tươi có 6,7 KJ Hệ số chuyển hóa năng lượng trao đổi của thức ăn vào năng lượng của trứng là 60 %

Trang 36

17

gà sản xuất bình thường ta phải tăng mức năng lượng trong thức ăn hỗn hợp Năng lượng tăng thêm này tốt nhất lấy từ sự bổ sung chất béo vào khẩu phần vì khi cơ thể chuyển hóa năng lượng từ chất béo không tỏa nhiệt làm cho thân nhiệt cao như chất bột đường và protein Như vậy gà mái đẻ chịu stress nhiệt tốt hơn Điều này cần lưu ý nhiều

ở các nước nhiệt đới

- Phương pháp 4: Tổng hợp các yếu tố vào một công thức để tính toán

Trong đó:

kg0,75 : là trọng lượng trao đổi (trọng lượng gà lũy thừa 0,75)

T : Nhiệt độ môi trường

gE : Là trọng lượng trứng gà sản xuát mỗi ngày tính bằng g

gW: Là sự tăng trọng hàng ngày của gà mái đẻ tính bằng g

Dựa trên công thức này người ta tính sẵn nhu cầu ME cho gà mái đẻ ở nhiệt độ 20- 220 C (Bảng 1.5)

Bảng 1.5 Nhu cầu năng lượng trao đổi cho gà mái đẻ ở nhiệt độ 20- 220

Trang 37

18

Sử dụng phương trình toán học dựa trên sự tương quan giữa các yếu tố là phương pháp tính toán khoa học Song không phải đúng cho mọi trường hợp vì nó còn tùy thuộc theo các giống gà khác nhau và sự tự điều chỉnh lượng thức ăn ăn vào của chúng Thông thường thức ăn hỗn hợp truyền thống của gà mái đẻ có chứa năng lượng trao đổi vào khoảng 11- 12 MJ/kg thì lượng ăn của gà mái biến động chủ yếu là do nhiệt độ môi trường Nếu giảm mức năng lượng xuống còn 9,5 MJ ME/kg thì có hiện tượng gà mái

ăn tăng lên để lấy lượng bù chất Nhà chăn nuôi làm sao điều chỉnh để gà mái ăn vừa đủ năng lượng là tốt nhất Nếu dư thừa năng lượng gà dễ mập cũng không có lợi cho sức sản xuất của gà mái

1.2.6 Nhu cầu năng lượng tối thiểu trong thức ăn hỗn hợp theo các kiểu hình sinh trưởng

Trong thực tiễn chăn nuôi heo, gia cầm, người ta chia thú ra làm 3 kiểu hình di truyền về tốc độ sinh trưởng, ứng với nó có 3 mức thức ăn được trình bày ở Bảng 1.6

Bảng 1.6 Nhu cầu về năng lượng tối thiểu trong thức ăn hỗn hợp theo các kiểu hình

sinh trưởng (áp dụng cho gia cầm và heo)

Nguồn: Dương Thanh Liêm (1999) [16]

1.3 Dinh dưỡng protein và axit amin cho gia cầm

1.3.1 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng protein

Mức năng lượng tối thiểu trong thức ăn hổn hợp

Mức trung

Trang 38

Hệ số k trong trường hợp này = 100/16 = 6,25

1.3.1.2 Protein tiêu hóa (DP)

Tỷ lệ protein tiêu hóa là tỷ lệ phần trăm của protein hấp thu được so với phần ăn vào

protein thu nhận (g) - protein thải ra ở phân (g)

Tỷ lệ protein tiêu hóa (%)= x 100

protein thu nhận (g)

1.3.1.3 Tỷ lệ hiệu quả của protein thức ăn (PER: Protein Efficiency Ratio)

Tỷ lệ hiệu quả của protein thức ăn do Osborne đưa ra năm 1919 PER là g tăng trọng cho 1g protein ăn vào (tăng trọng cho mỗi đơn vị protein ăn vào)

PER =

Lượng protein thu nhận (g)

1.3.1.4 Giá trị sinh vật học của protein (BV)

Giá trị sinh vật học của protein (BV: biological value) là tỷ lệ phần trăm của phần protein tích lũy so với phần protein tiêu hóa của thức ăn (hay BV: là tỷ lệ % của protein hấp thu thức ăn được tích lũy)

BV được Thomas và Mitchell (1924) đưa ra:

Protein thu nhận - (protein phân + protein nước tiểu)

BV = x 100

Protein thu nhận – protein phân

Trang 39

1.3.2 Phương pháp xác định nhu cầu protein gia cầm

Đối với gia cầm, nhu cầu protein dùng cho sinh trưởng được xác định dựa vào nhu cầu duy trì, nhu cầu tăng trọng và nhu cầu cho phát triển lông (Vũ Duy Giảng và ctv, 1997) [6]

0,0016 x thể trọng (g) Nhu cầu duy trì =

0,55 Trong đó:

0,0016: 1g thể trọng gia cầm tương ứng với 0,0016g protein

0,55: hiệu quả sử dụng protein thức ăn thành protein cơ thể gia cầm là 55 %

0,18 x tăng trọng (g) Nhu cầu tăng trọng =

0,55 Trong đó:

0,18 là hàm lượng protein trong cơ thể gia cầm khoảng 18%

Tăng trọng (g) x 0,04 Nhu cầu tăng trọng = hoặc

0,07 x 0,82 Nhu cầu tăng trọng =

0,55 Trong đó: 0,04 hoặc 0,07: tỷ lệ lông gia cầm so với với khối lượng cơ thể

0,82: hàm lượng protein trong lông gia cầm là 82 %

1.3.3 Nhu cầu axit amin ở gia cầm

Mối liên hệ giữa axit amin và protein trong thức ăn gà được trình bày ở Bảng 1.7

Trang 40

% của khẩu phần

Ngày đăng: 27/02/2016, 16:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Việt Anh, Hà Duy Sơn (2001), Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm và khả năng sản xuất của gà bố mẹ Tam Hoàng 882 số 2 tại miền Trung, Báo cáo khoa học chăn nuôi- thú y, Trang 28- 31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm và khả năng sản xuất của gà bố mẹ Tam Hoàng 882 số 2 tại miền Trung
Tác giả: Phạm Việt Anh, Hà Duy Sơn
Năm: 2001
2. Việt Chương (2003), Phương pháp nuôi gà thả vườn, NXB Đà Nẵng, Trang 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nuôi gà thả vườn
Tác giả: Việt Chương
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2003
3. Trịnh Xuân Cư, Hà Lam Sơn, Lương Thị Hồng và Nguyễn Đăng Vang (2001), Nghiên cứu một số đặc điểm về ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Mía trong điều kiện chăn nuôi tập trung, Báo cáo khoa học chăn nuôi- thú y, Trang 244- 253 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm về ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Mía trong điều kiện chăn nuôi tập trung
Tác giả: Trịnh Xuân Cư, Hà Lam Sơn, Lương Thị Hồng và Nguyễn Đăng Vang
Năm: 2001
4. Công ty liên doanh Việt Pháp Proconco (2004), Hướng dẫn chăn nuôi gà đẻ, NXB Đồng Nai, Trang 3- 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn chăn nuôi gà đẻ
Tác giả: Công ty liên doanh Việt Pháp Proconco
Nhà XB: NXB Đồng Nai
Năm: 2004
5. Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thành Đồng, Lê Thanh Ân, Hồ Xuân Tùng và Phạm Bích Hường (2001), Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của giống gà màu Lương Phượng Hoa nuôi tại trại thực nghiêm Liên Ninh. Báo cáo khoa học chăn nuôi- thú y, Trang 63- 75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của giống gà màu Lương Phượng Hoa nuôi tại trại thực nghiêm Liên Ninh
Tác giả: Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thành Đồng, Lê Thanh Ân, Hồ Xuân Tùng và Phạm Bích Hường
Năm: 2001
6. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lương Hồng và Tôn Thất Sơn (1997), Dinh dưỡng và thức ăn gia súc, NXB Nông nghiệp Hà Nội, Trang 186 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dinh dưỡng và thức ăn gia súc
Tác giả: Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lương Hồng và Tôn Thất Sơn
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1997
7. Hội Chăn Nuôi Việt Nam (2004), Cẩm nang chăn nuôi gia súc- gia cầm tập II, NXB Nông nghiệp, Trang 156- 157 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang chăn nuôi gia súc- gia cầm tập II
Tác giả: Hội Chăn Nuôi Việt Nam
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2004
8. Hiệp Hội Chăn Nuôi Gia Cầm Việt Nam (2007), Sổ tay chăn nuôi bền vững, NXB Thanh Hóa, Trang 128- 136 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay chăn nuôi bền vững
Tác giả: Hiệp Hội Chăn Nuôi Gia Cầm Việt Nam
Nhà XB: NXB Thanh Hóa
Năm: 2007
9. Đặng Thị Hạnh (1999), Nuôi gà thả vườn với dân nghèo Nam Bộ (CN 1427).Chuyên san chăn nuôi gia cầm, Hội chăn nuôi Việt Nam, Tr ang 122- 123 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi gà thả vườn với dân nghèo Nam Bộ (CN 1427)."Chuyên san chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Đặng Thị Hạnh
Năm: 1999
10. Đặng Thị Hạnh (2004), Kỹ thuật nuôi gà Tam Hoàng, NXB Nông nghiệp, Tr ang 7- 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi gà Tam Hoàng
Tác giả: Đặng Thị Hạnh
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2004
11. Lê Thanh Hải (1999), Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng gà thịt thả vườn (giống BT2, Tam Hoàng, gà tàu và gà nuôi làm giống), Chuyên san chăn nuôi gia cầm, Hội chăn nuôi Việt Nam, Trang 103 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng gà thịt thả vườn (giống BT2, Tam Hoàng, gà tàu và gà nuôi làm giống)
Tác giả: Lê Thanh Hải
Năm: 1999
12. Đồng Sĩ Hùng và Nguyễn Thị Lê (1999), Gà thả vườn được nuôi với khẩu phần 50% thóc và 50% thức ăn hỗn hợp “con cò”, Chuyên san chăn nuôi gia cầm (CN 1427) , Hội chăn nuôi Việt Nam, Tr ang 130- 131 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gà thả vườn được nuôi với khẩu phần 50% thóc và 50% thức ăn hỗn hợp “con cò”, Chuyên san chăn nuôi gia cầm (CN 1427)
Tác giả: Đồng Sĩ Hùng và Nguyễn Thị Lê
Năm: 1999
13. Võ Thanh Hậu (2002), Thăm dò ảnh hưởng của sự chọn lựa thức ăn lên khả năng tăng trưởng của gà tàu vàng địa phương từ 5- 16 tuần tuổi, Luận án tốt nghiệp đại học, Trang 35- 36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thăm dò ảnh hưởng của sự chọn lựa thức ăn lên khả năng tăng trưởng của gà tàu vàng địa phương từ 5- 16 tuần tuổi
Tác giả: Võ Thanh Hậu
Năm: 2002
14. Dương Thanh Liêm (1999), Chăn nuôi gia cầm, NXB Đồng Nai, Tr ang 6- 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Dương Thanh Liêm
Nhà XB: NXB Đồng Nai
Năm: 1999
15. Dương Thanh Liêm (1999), Phát triển chăn nuôi gia cầm trong hệ thống sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam (CN 1427), Chuyên san chăn nuôi gia cầm, Hội chăn nuôi Việt Nam, Tr ang 15- 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển chăn nuôi gia cầm trong hệ thống sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam (CN 1427)
Tác giả: Dương Thanh Liêm
Năm: 1999
16. Dương Thanh Liêm (1999), Dinh dưỡng và thức ăn gia súc, gia cầm, NXB Đồng Nai, Trang 68- 83 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dinh dưỡng và thức ăn gia súc, gia cầm
Tác giả: Dương Thanh Liêm
Nhà XB: NXB Đồng Nai
Năm: 1999
18. Bùi Đức Lũng (2004), Áp dụng kỹ thuật mới trong ấp trứng gia cầm đạt hiệu qủa cao, NXB Nông nghiệp, Trang 11- 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng kỹ thuật mới trong ấp trứng gia cầm đạt hiệu qủa cao
Tác giả: Bùi Đức Lũng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2004
19. Bùi Đức Lũng (2004), Nuôi gà thịt (Broiler) công nghiệp và lông màu thả vườn năng suất cao, NXB Nông nghiệp, Trang .59- 69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi gà thịt (Broiler) công nghiệp và lông màu thả vườn năng suất cao
Tác giả: Bùi Đức Lũng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2004
20. Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1999), Thức ăn và nuôi dưỡng gia cầm (CN 1392), NXB Nông nghiệp, Trang 8- 41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thức ăn và nuôi dưỡng gia cầm (CN 1392)
Tác giả: Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1999
21. Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (2003), Chăn nuôi gà công nghiệp và gà thả vườn, NXB Nông nghiệp, Trang 8- 10, 118 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăn nuôi gà công nghiệp và gà thả vườn
Tác giả: Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2003

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w