Thực trạng phát triển của các làng nghề truyền thống hiện nay.

Một phần của tài liệu Lịch sử hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống ở Việt Nam (Trang 42 - 44)

Làng nghề có ý nghĩa lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Hoạt động làng nghề thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, giải quyết việc làm cho hơn 11 triệu lao động (chiếm 30% lực lượng lao động nông thôn). Kim ngạch xuất khẩu từ lĩnh vực làng nghề năm 2009 đạt gần 1 tỷ USD. Cũng nhờ sự phát triển các làng nghề, bộ mặt nông thôn đã được đổi mới, cơ sở hạ tầng tại nhiều làng nghề đã phát triển khá hơn so với các làng thuần nông.

Hoạt động làng nghề đóng vai trò rất quan trọng đối với vấn đề xóa đói giảm nghèo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động. Tại các làng nghề, trung bình mỗi cơ sở doanh nghiệp chuyên làm nghề tạo việc làm ổn định cho 27 lao động thường xuyên và 8 - 10 lao động thời vụ. Đặc biệt, ở làng nghề dệt, thêu ren, mây tre đan thì mỗi cơ sở có thể thu hút 200 - 250 lao động. Mức thu nhập của người lao động ở các làng nghề cao gấp từ 3 - 4 lần so với thu nhập của người lao động thuần nông.

Làng nghề còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa lâu đời. Mỗi làng đều gắn với một vùng văn hóa hay một hệ thống di tích lịch sử, là nền tảng cho hoạt động du

lịch phát triển. Việc duy trì và mở rộng hoạt động làng nghề đã đem lại nhiều lợi ích, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng mang lại nhiều bất cập, đặc biệt về vấn đề môi trường và xã hội. Bên cạnh sự phát triển đó một thực trạng đáng buồn là hiện nay trong quá trình phát triển, nhiều làng nghề lại thiếu một định hướng ổn định, bền vững dẫn tới tình trạng mạnh ai nấy làm, manh mún, tự phát. Nguyên nhân lớn nhất là chúng ta còn yếu kém trong công tác quy hoạch, phát triển làng nghề thủ công truyền thống, vì vậy mà chúng ta mới chỉ tập trung khai thác làng nghề chứ chưa quan tâm đúng mức cho sự phát triển bền vững của làng nghề.

Thực trạng lớn nhất của các làng nghề thủ công truyền thống hiện nay là khả năng tiếp cận vốn, tìm kiếm thị trường, khả năng sáng tạo mẫu mã, công nghệ mới. Khó khăn trong tiếp cận vốn khiến quy mô sản xuất của các làng nghề nhỏ và mang tính thời vụ, chộp giật dẫn đến tình trạng phá giá, cạnh tranh không lành mạnh khiến bản thân các làng nghề không thể bứt phá để tạo ra những thương hiệu có uy tín. phần lớn sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ta đều phải xuất qua khâu trung gian. Khả năng sáng tạo mẫu mã mới phù hợp với thẩm mỹ của các thị trường như Mỹ, châu Âu, Nhật, Trung Đông... của các làng nghề lại rất hạn chế nên chỉ thực hiện chức năng gia công thay vì có được những sản phẩm thủ công đúng nghĩa, mang bản sắc văn hóa dân tộc riêng biệt, độc đáo. Đa phần các làng nghề hiện nay đang cố gắng công nghiệp hóa những sản phẩm thủ công truyền thống thay vì hiện đại hóa một cách có kế thừa các mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Điều đó đã dẫn đến sự ra đời của những sản phẩm thủ công giống nhau như đúc trong khi giá trị của chúng là hàm lượng văn hóa, là sự không giống nhau tuyệt đối vì được làm bằng tay của mỗi nghệ nhân. Có rất nhiều hội chợ thương hiệu, cuộc thi nghệ nhân bàn tay vàng được tổ chức nhưng các nghệ nhân ở những làng nghề truyền thống vẫn đang dần biến mất mà không có người kế tục. Cả nước không hề có được một hệ thống nghiên cứu, đào tạo nghề truyền thống hoàn chỉnh và hoạt động hiệu quả. Những nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan... có cả những trường đào tạo chuyên ngành thủ

Một phần của tài liệu Lịch sử hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống ở Việt Nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w