Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị phi vật thể của làng nghề truyền thống.

Một phần của tài liệu Lịch sử hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống ở Việt Nam (Trang 44 - 49)

thống và những nghệ nhân giỏi...

Và một thực trạng đáng buồn nữa là hiện nay có hơn 50% làng nghề bị ô nhiễm nặng Các kết quả quan trắc trong thời gian gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm của các làng nghề không những không giảm mà còn có xu hướng gia tăng. Hoạt động làng nghề gây tác động đến cả môi trường không khí, nước, đất và con người. Do các làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm, vì vậy không phải tất cả các làng nghề đều gây ô nhiễm và mức độ ô nhiễm gây ra cũng không giống nhau. Mặc các làng nghề truyền thống của ngước ta đứng trước những thực trạng đáng buồn đó nhưng các giá trị văn hóa phi vật thể, đó là các phong tục, tín ngưỡng, lễ hội của làng nghề vẫn còn được lưu giữ trong đời sống cư dân các làng nghề.

II . Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị phi vật thể của làng nghề truyền thống. truyền thống.

Các làng nghề đã tạo ra việc làm ở nông thôn, thu hút lực lượng lao động đáng kể, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát huy những nét văn hóa đặc sắc từ các làng nghề truyền thống, xét từ góc độ văn hóa, Làng nghề Là một địa danh gắn với một cộng đồng dân cư có nghề truyền thống lâu đời được lưu truyền và có sức lan tỏa mạnh mẽ.

Ổn định về một nghề hay một số nghề có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sản xuất ra một loại sản phẩm. Có một đội ngũ nghệ nhân và thợ với tay nghề cao, có bí quyết nghề nghiệp được lưu truyền lại cho con cháu hoặc các thế hệ sau. Làng nghề phản ánh cuộc sống của cư dân nông nghiệp gắn liền với cơ chế sản xuất mùa vụ, mang đặc trưng của chế độ làng xã, trong đó bao gồm cả yếu tố dòng họ. Thực tế cho thấy, làng nghề ở tỉnh ta gắn liền với các địa danh nông nghiệp cận vùng thị tứ, thương nghiệp và người nông dân làm nghề thủ công để giải quyết hợp lý sức lao động dư thừa được cơ cấu theo đặc trưng nông nghiệp là mùa vụ. Nhìn vào những nghề thủ công nổi tiếng, chúng ta thấy mỗi nghề gắn liền với mỗi cộng đồng

cư dân được cư trú ổn định trong quy mô làng xã. Nét đặc trưng này phản ánh sự phong phú, đa dạng của làng nghề trong hệ thống làng xã nông thôn. Như khi ta nói đến làng nghề nào đó, người ta không chỉ biết đến sản phẩm làng nghề đó mà còn nhận biết các thông tin về địa lý, nhân văn, lễ hội truyền thống, lịch sử một làng nghề. Như vậy những đặc điểm này cho chúng ta nhận dạng các giá trị văn hóa, đặc biệt là văn hóa phi vật thể, từ nguồn gốc và đặc trưng của xã hội nông nghiệp lúa nước.

Với cách tiếp cận từ góc độ văn hóa để tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của làng nghề truyền thống, dễ dàng nhận thấy rằng làng nghề chứa đựng trong nó những yếu tố nhân văn và giá trị văn hóa truyền thống quý giá. Ngoài những yếu tố kinh tế cần được nghiên cứu phát triển thì làng nghề còn là một di sản văn hóa quan trọng cần được bảo tồn và phát huy trong sự nghiệp phát triển văn hóa dân tộc và phát triển đất nước. Từ góc độ bảo tồn di sản văn hóa chúng tôi có một số suy nghĩ: Một là, cùng với việc thống kê, nghiên cứu, quy hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề, các khu tiểu thủ công nghiệp, cần thiết phải bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể của làng nghề. Đó là kho tàng các kinh nghiệm, kỹ thuật, bí quyết truyền nghề từ việc sử dụng nguyên vật liệu, kỹ thuật chế tác đến chủ đề sáng tạo cho từng sản phẩm của mỗi làng nghề. Bởi vì quá trình lao động tức là quá trình sáng tạo, trong mỗi sản phẩm đơn chiếc ấy là kinh nghiệm, là kỹ thuật, là bí quyết của nghệ nhân, người thợ thủ công, và họ còn thổi vào sản phẩm ấy cả tâm hồn và ý niệm. Ví dụ, từ những tảng đất vô tri vô giác, bằng sức lao động sáng tạo, những người thợ thủ công đã tạo ra hàng vạn sản phẩm tuyệt vời, mà ở đó là tư duy, là kinh nghiệm được đúc rút qua bao thế hệ. Mỗi sản phẩm còn là khúc tuỳ hứng, khát vọng của con người và của cả cộng đồng. Đó chính là phần tồn tại vô hình cần được bảo tồn của làng nghề và sản phẩm của làng nghề.

Hai là, việc tôn vinh các nghệ nhân, những người thợ thủ công của các làng nghề cũng là một yêu cầu đặt ra đối với việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Cần thẳng thắn thừa nhận rằng, việc này còn là một thiếu sót. Nguyên nhân ban đầu có thể do nhận thức chưa đúng rằng làng nghề chỉ đơn thuần là hoạt động kinh tế phụ. Do đó,

các giá trị vô hình và đặc biệt là bàn tay khối óc và tâm hồn của những người thợ tài ba làm ra sản phẩm, những nghệ nhân lại dễ bị lãng quên. Nghệ nhân không phải là người lao động bình thường, ở họ ngoài tài ba khéo léo của đôi bàn tay, họ còn giữ trong mình những bí quyết, kỹ thuật cha truyền con nối và cả những tài hoa, có khi xuất thần, khó giải thích bằng lời. Ngoài sự sáng tạo, nghệ nhân còn có sứ mệnh truyền nghề cho các thế hệ sau. Vì vậy việc tôn vinh nghệ nhân không đơn thuần chỉ là đánh giá công lao và tỏ lòng kính trọng, mà hơn thế, đây là một hoạt động, một phương pháp, một nội dung nhằm bảo tồn được các giá trị văn hóa phi vật thể của làng nghề truyền thống.

Ba là, cần tiến hành nghiên cứu để bảo tồn tục thờ tổ nghề và các lễ hội gắn liền với sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt tinh thần của các làng nghề. Tục thờ tổ nghề và lễ hội làng nghề được cư dân làng nghề và xã hội coi trọng. Thờ tổ nghề là một nét văn hóa truyền thống chứa đựng ý nghĩa lịch sử xã hội, đời sống và con người. Từ đặc trưng văn hóa này cho phép chúng ta mở rộng sự nghiên cứu về “nghề”, về “nghiệp”, về yếu tố “bản địa”, “sự thiên di” hay khả năng lan tỏa của mỗi nghề hay mỗi làng nghề. Cùng với tục thờ tổ nghề là các lễ hội dân gian là những sinh hoạt cộng đồng. Lễ hội sẽ phản ánh đặc trưng của nghề, của cơ cấu làng nghề và những quy lệ. Ở đây ngoài yếu tố tâm linh còn chứa đựng sự ghi nhận những kinh nghiệm, quá trình phát triển, sự biến động và quá trình giao thoa của “nghề” và làng nghề đó. Như vậy, việc thờ tổ nghề và lễ hội làng nghề là một hoạt động, một bộ phận văn hóa tạo nên bức tranh đầy đủ về làng nghề, do vậy việc bảo tồn nó cũng như các giá trị khác là hết sức cần thiết.

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, việc bảo tồn các giá trị văn hóa, bản sắc văn hóa của mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước đang là một vấn đề thời sự, trong đó vấn đề bảo tồn và phát huy làng nghề thủ công truyền thống đang trở thành vấn đề quan tâm của ngành văn hóa mà còn là của toàn xã hội và đặc biệt là cộng đồng cư dân, nơi hiện có các làng nghề truyền thống. Vì vậy, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của làng nghề truyền thống là không thể thiếu khi

tiến hành thành lập các khu tiểu thủ công nghiệp, cũng như trong quá trình công nghiệp hóa nông thôn.

C. KẾT LUẬN

Sự ra đời và phát triển của các làng nghề truyền thống việt nam đã có vai trò rất quan trọng đối đời sống nhân dân ta từ bao đời nay, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập cho người dân.

Qua việc khảo sát các làng nghề truyền thống trên đây ta có thể thấy được nước ta có rất nhiều các làng nghề truyền thống, và các sản phẩm làng ghề cũng rất phong phú, đa dạng, đặc sắc tạo nên nền văn hóa đa dạng, độc đáo cho nước ta , những giá trị văn hóa đó nó được thể hiện qua nhiều lễ nghi, tập quán, lễ hội làng nghề, qua đây ta còn thấy rõ được những thực trạng của làng nghề, đó là dấu hiệu mai một của các làng nghề truyền thống thể hiện ngày càng rõ rệt, xuất phát từ nhiều nguyên nhân: nhân lực, nguyên liệu, cơ sở vật chất, chất lượng và số lượng sản phẩm…từ đó phần nào đã là mai một dần các giá trị văn hóa làng nghề truyền thống.

Vì vây để làng nghề tiếp phát triển và phát huy đúng vai trò của nó trong đời sống xã hội, thì ngay từ bây giờ chúng ta phải có chiến lược phát triển hợp lí, để các làng nghề truyền thống Việt Nam vừa có thể bắt kịp với xu thế của văn minh nhân loại mà vẫn giữ được các yếu tố văn hóa, bản sắc dân tộc. Và đây không chỉ là công việc, là trách nhiệm của riêng một cá nhân hay một nhóm người nào đó, mà đây là trách nhiệm của tất cả mọi người, trách nhiệm của các làng nghề, trách nhiệm của các cơ quan chức năng và sự giúp đỡ đầu tư của nhà nước.

Các làng nghề truyền thống Việt Nam, là sự lưa giữ các giá trị văn hóa ngay trong từng làng nghề và các sản phẩm làng nghề, nó tạo nên cái hồn cho từng sản phẩm làng nghề, nó như mang theo cái hồn dân tộc đến với mọi người, mà hấp dẫn người dung và du khách xa gần, đó là điểm khác biệt mà các sản phẩm của nền sản xuất hiện đại không thể có được. Chúng ta là những con người thuộc thế hệ tương lai, chúng ta phải trân trọng kế thừa, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa làng nghề nghề, để các làng nghề truyền thống Việt Nam sẽ mãi là nơi lưu giữ tâm hồn dân tộc.

Tài liệu tham khảo

 Google.com.vn

 http://Ebooks.vdcmedia.com

 Làng nghề truyền thống - Việt Nam - Sách hay - MaxReading.com  Báo cáo Môi trường quốc gia 2008;

 Bạch Thị Thu Hường, 2002. Sự phát triển và phân bố các làng nghề thủ công truyền thống. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

 Bùi Văn Vượng, 2002. Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Nxb Văn hóa – Thông tin.

 Mai Thế Hởn, “Bảo tồn và phát triển làng nghề trong công cuộc công

nghiệp hóa hiện đại hóa”, Nxb Quốc gia, 2003

 Bộ văn hóa- thông tin, trung tâm triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt

Một phần của tài liệu Lịch sử hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống ở Việt Nam (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w