Chương III: các yếu tố văn hóa phong tục lễ hội trong các làng nghề truyền thống Việt Nam

Một phần của tài liệu Lịch sử hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống ở Việt Nam (Trang 40 - 42)

II I CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở MIỀN NAM

Chương III: các yếu tố văn hóa phong tục lễ hội trong các làng nghề truyền thống Việt Nam

nghề truyền thống Việt Nam

Qua việc tìm hiểu về các làn nghề truyền thống trên đây, ta có thể thấy được rằng phần lớn các làng nghề truyền thống ở nước ta ra đời từ rất sớm và gắn liền với hoạt đông sản xuất nông nghiệp, các làng nghề còn là nơi tham gia sản xuất của cư dân Việt vào những lúc nông nhàn, lúc đầu đây chỉ là phục vụ trng phạm vi gia đình và dần dân nó trở thành ngành nghề mang lại thu nhập chính cho gia đình. Các làng nghề đều tạo ra cho mình những sản phẩm riêng nỗi tiếng và từ đó tên làng nghề cũng nỗi tiếng đi khắp nơi. Và các sản phẩm làm ra từ các làng nghề tkhông chỉ là những vật phẩm sinh hoạt bình thường hàng ngày, mà một số còn là những tác phẩm nghệ thuật. Làng nghề là một môi trường văn hoá - kinh tế - xã hội trải qua nhiều thế hệ, môi trường văn hoá làng nghề gắn lền với khung cảnh làng quê, với cây đa bến nước, đình chùa, đền miếu...,và nhiều hoạt động lễ hội và phường hội, phong tục tập quán, nếp sống, mang đậm các giá trị văn hóa dân tộc.

Làng nghề truyền thống không chỉ phản ánh mối quan hệ giữa “nghề” với “nghiệp”, mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần đậm nét, được phản ánh qua các tập tục, tín ngưỡng, lễ hội và nhiều quy định khác. Điều đầu tiên phải nói đến đó là các “quy lệ” của các làng nghề. Quy lệ là cách gọi khác của những quy ước, luật lệ để gìn giữ bí quyết nghề, bảo tồn nghề của dòng họ, của cộng đồng làng xã. Có thể nói là hầu hết các nghề thủ công đều có bí quyết. Việc giữ “bí quyết nghề” không chỉ đơn thuần là giữ nghề mà còn chi phối cả các quan hệ xã hội khác, như quan hệ hôn nhân, hoặc việc truyền nghề chỉ đóng khung trong một số đối tượng cụ thể, như truyền cho con trai, hoặc chỉ truyền cho con trưởng hoặc cháu đích tôn. Người học nghề được gọi là thợ con và phải ứng xử theo đạo “thầy trò”, rất khuôn phép… Những quy lệ này được hình thành từ những ước lệ đến quy ước miệng rồi thành văn như hương ước, lệ làng. Điều này đã tạo ra một trật tự trong làng nghề và những nét văn hóa đặc thù. Điều thứ hai cần đề cập đến là trong đặc điểm sinh hoạt tinh thần của làng nghề: Hầu như làng nghề nào cũng có tục thờ cúng tổ nghề và gắn liền với lễ hội cùng với các hoạt động văn hóa dân gian khác. Như vậy, ở làng nghề, ngoài yếu tố sản xuất còn mang rất đậm yếu tố văn hóa và phần nào còn có những yếu tố tâm linh phù hợp. Bởi làng nghề ngoài phạm vi đơn vị sản xuất và khái niệm khu biệt bởi địa lý, nhân văn, còn có đặc trưng riêng biệt là tính cộng đồng cư trú, cộng đồng lợi ích và cộng cảm rất cao.

Đối với các làng nghề ven biển cuộc sống của nhân dân thường gắn liền với với nghề biển, cuộc sống bấp bênh trước sự đe dọa của biển cả bao la, nên bên cạnh những cung cách, kinh nghiệm ứng xử với môi trường sống qua nhiều thế hệ, những điều kiêng kỵ, công cụ đánh bắt, hay phương thức khai thác thủy sản phù hợp với điều kiện địa hình... người dân làng chài thường có cuộc sống tín ngưỡng phong phú: lễ trình nghề, ăn tết cả, lễ cúng bến nước, lễ tang cá ngài, cúng phòng long... những lễ tiết liên quan nghề nghiệp và đặc biệt là lễ hội cầu ngư hay còn gọi là đua trải cầu ngư. Vào khoảng “tam niên đáo lệ”, tháng giêng âm lịch hàng năm, ngư dân làng chài ven biển lại tưng bừng chuẩn bị tổ chức lễ hội cầu ngư, ngoài phần lễ cầu quốc thái dân an, phong điều vũ thuận, an cư lạc nghiệp...Thì phần hội gồm

nhiều trò diễn vui nhộn, tái diễn cuộc sống với những hoạt động trên sông nước, đồng thời cũng chuyển tải ước mơ của cộng đồng đến một vụ mùa bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc…

Như vậy có thể nói làng nghề truyền thống Việt Nam không những là không gian sinh hoạt kinh tế của một bộ phận nhân dân ta từ bao đời nay, mà đây còn là nơi phát sinh và lưa giữ những giá trị văn hóa truyền thống phong phú, mạng đập nét giá trị văn hóa dân gian và chứa đựng tính nhân văn sâu sắc. Làng nghề truyền thống từ lâu đã làm phong phú thêm truyền thống văn hoá Việt Nam.

Một phần của tài liệu Lịch sử hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống ở Việt Nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w