Dinh dưỡng protein và axit amin cho gia cầm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein thô trên sự sinh trưởng phát dục và tỷ lệ đẻ của gà nòi ở đồng bằng sông cửu long (Trang 37)

1.3.1 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng protein

1.3.1.1 Protein thô (CP)

Protein thô (%) = % N x k Kiểu hình di

truyền về tốc độ tăng trưởng

Mức năng lượng tối thiểu trong thức ăn hổn hợp

Năng lượng trao đổi ME Năng lượng tiêu hóa DE

MJ/kg thức ăn Kcal/kg thức ăn MJ/kg thức ăn Kcal/kg thức ăn

Mức cao  12,5  3,0  13,4  3,2

Mức trung

bình 11,5-12,5 2,75-3,0 12,4-13,4 2,97-3,2

19 Trong đó:

% N: là % N tổng số trong thức ăn được xác định bằng phương pháp KJeldahl. k: tỷ lệ N trong protein.

Phần lớn protein các loại thức ăn có tỷ lệ N là 16 %, có nghĩa là trong 100 g protein có 16 g N.

Hệ số k trong trường hợp này = 100/16 = 6,25.

1.3.1.2 Protein tiêu hóa (DP)

Tỷ lệ protein tiêu hóa là tỷ lệ phần trăm của protein hấp thu được so với phần ăn vào.

protein thu nhận (g) - protein thải ra ở phân (g)

Tỷ lệ protein tiêu hóa (%)= x 100 protein thu nhận (g)

1.3.1.3 Tỷ lệ hiệu quả của protein thức ăn (PER: Protein Efficiency Ratio)

Tỷ lệ hiệu quả của protein thức ăn do Osborne đưa ra năm 1919. PER là g tăng trọng cho 1g protein ăn vào (tăng trọng cho mỗi đơn vị protein ăn vào)

Tăng trọng (g)

PER =

Lượng protein thu nhận (g)

1.3.1.4 Giá trị sinh vật học của protein (BV)

Giá trị sinh vật học của protein (BV: biological value) là tỷ lệ phần trăm của phần protein tích lũy so với phần protein tiêu hóa của thức ăn (hay BV: là tỷ lệ % của protein hấp thu thức ăn được tích lũy).

BV được Thomas và Mitchell (1924) đưa ra:

Protein thu nhận - (protein phân + protein nước tiểu)

BV = x 100 Protein thu nhận – protein phân

20 Protein tích lũy

BV = x 100 Protein tiêu hóa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Protein của thức ăn nào có BV lớn thì có chất lượng tốt, nói chung protein nguồn gốc động vật có BV lớn hơn protein nguồn gốc thực vật. BV của hạt họ đậu (đã xử lý nhiệt) lớn hơn hạt ngũ cốc.

1.3.2 Phương pháp xác định nhu cầu protein gia cầm

Đối với gia cầm, nhu cầu protein dùng cho sinh trưởng được xác định dựa vào nhu cầu duy trì, nhu cầu tăng trọng và nhu cầu cho phát triển lông (Vũ Duy Giảng và ctv, 1997) [6].

0,0016 x thể trọng (g) Nhu cầu duy trì =

0,55 Trong đó:

0,0016: 1g thể trọng gia cầm tương ứng với 0,0016g protein

0,55: hiệu quả sử dụng protein thức ăn thành protein cơ thể gia cầm là 55 %. 0,18 x tăng trọng (g)

Nhu cầu tăng trọng = 0,55

Trong đó:

0,18 là hàm lượng protein trong cơ thể gia cầm khoảng 18% Tăng trọng (g) x 0,04

Nhu cầu tăng trọng = hoặc 0,55

0,07 x 0,82

Nhu cầu tăng trọng = 0,55

Trong đó: 0,04 hoặc 0,07: tỷ lệ lông gia cầm so với với khối lượng cơ thể 0,82: hàm lượng protein trong lông gia cầm là 82 %.

1.3.3 Nhu cầu axit amin ở gia cầm

21

Bảng 1.7 Nhu cầu axit amin và protein trên gà Leghorn hậu bị và đẻ

Các axit amin

Gà mái hậu bị Gà mái đẻ

% của protein

0- 2 tuần 2- 8 tuần 8- 20 tuần % của khẩu phần % của protein % của khẩu phần Arginine 5,0 1,08 1,0 0,72 5,0 0,85 Histidine 2,0 0,43 0,4 0,29 2,0 0,34 Isoleucine 4,0 0,86 0,80 0,58 4,0 0,68 Leucine 6,0 1,20 1,20 0,87 7,8 1,33 Lysin 5,0 1,00 1,0 0,72 4,3 0,73 Methionin 2,0 0,40 0,40 0,29 2,0 0,34 Methionin + Cystine 3,6 0,72 0,72 0,52 3,6 0,61 Phenilalanine 3,2 0,64 0,64 0,46 4,6 0,78 Phenilalanine + Tyrosine 6,4 1,28 1,28 0,93 7,8 1,33 Threonine 3,2 0,64 0,64 0,46 3,2 0,54 Tryptophane 0,9 0,18 0,18 0,13 0,9 0,15 Valine 3,2 0,64 0,64 0,46 4,0 0,68 Protein phù hợp - 21,50 20,00 14,50 - 17,0 Nguồn: Scott et al ( 1982) [72].

Thực chất gia cầm cần axit amin trong thức ăn dưới dạng protein, chứ không phải protein. Trong thực tiễn khi cân bằng các axit amin thiết yếu, ta thấy thường xuất hiện một số axit amin dưới mức nhu cầu. Đó là những axit amin có giới hạn. Những axit amin này có vai trò quan trọng, quyết định sự tổng hợp protein trong cơ thể. Khi nhiệt

22

độ môi trường tăng cao, gia cầm có khuynh hướng ăn ít thức ăn lại để giảm sự sinh nhiệt, thì lượng axit amin nhập vào không đủ cho sản xuất thịt trứng. Khi đó sẽ xuất hiện một số axit amin có giới hạn. Khi bổ sung chất béo để nâng cao mức năng lượng mà vẫn giữ nguyên mức protein thì sẽ xuất hiện các axit amin có giới hạn. Khi này nếu ta bổ sung axit amin đó vào thức ăn sẽ cải thiện được tăng trọng của gia cầm.

1.3.4 Các axit amin thiết yếu của gia cầm

Theo nhiều tài liệu cho thấy gia cầm cần 11 axit amin thiết yếu: Methiomin, Lysin, Threonin, Tryptophan, Phenylalanin, Leucin, Isoleucin, Valin, Histidin, Arginin, Glycin. Trong 11 loại axít amin thiết yếu này thì có 4 loại thường có giới hạn trong thức ăn theo thứ tự từ có giới hạn nhiều đến ít: Methionin  Lysin  Threonin 

Tryptophan. Nếu đem so sánh với nhu cầu thì loại nào thiếu nhiều nhất ta gọi là axit amin có giới hạn số1, kế đến là số 2, số 3,… chỉ khi nào bổ sung đầy đủ axit amin có giới hạn số 1 xong thì bổ sung axit amin có giới hạn số 2 mới có ý nghĩa.

Theo Baker thì giữa axít amin và nhu cầu protein thô trong thức ăn có quan hệ mật thiết. Nếu các axit amin thiết yếu được cân đối tốt giữa chúng với nhau và giữa chúng với mức năng lượng thức ăn, thì nhu cầu protein thô trong thức ăn sẽ thấp. Sự lợi dụng protein trong gia cầm sẽ có hiệu quả.

1.3.5 Các axít amin không thiết yếu của gia cầm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở gia cầm cũng như động vật khác có thể tự tổng hợp được 13- 15 axit amin từ sản phẩm trung gian trong qúa trình trao đổi axit amin, axit béo, từ hợp chất chứa nhóm amino… những axit amin được tổng hợp trong cơ thể gia cầm như vậy gọi là những axit amin không thiết yếu. Có 13 axit amin không thiết yếu trong cơ thể gia cầm: Alanin, Asparaginin, Aspartic, Xystin, acd Glutamic, Glyxin, Hydroprolin, Prolin, Serin, Xitrulin, Tyrozin, Xystein và Hydroxylizin. Các axit amin này có thể không cần thiết cung cấp qua thức ăn.

1.3.6 Sự đói axit amin của giống gia cầm cao sản

Ở giống gia cầm cao sản thì càng đói axit amin, mà càng đói axit amin thì chúng càng lấy nhiều thức ăn lên, mà lấy nhiều thức ăn thì gia cầm càng nhận nhiều năng lượng, sẽ lớn nhanh. Chính vì lẻ đó tính thức ăn của chúng càng cao. Xét trên giá trị

23

trung bình thì tỷ lệ axit amin không tiêu hóa hấp thu biến động khoảng từ 20 %. Protein cặn thải qua nước tiểu khoảng 20- 30 % so với lượng protein ăn vào. Đó là những cơ sở để chúng ta căn cứ xây dựng tiêu chuẩn ăn cho gia cầm. Với nguyên lý này, nếu chúng ta cho ăn quá dư thừa protein, không có ích lợi gì cả. Bởi vì càng làm giảm tính thèm ăn, dẫn đến cơ thể bị thiếu năng lượng, tăng trọng của gia cầm không cải thiện được mà còn làm tăng giá thành chăn nuôi.

1.3.7 Mối quan hệ giữa protein, axit amin và năng lượng

Nhu cầu năng lượng trao đổi và protein thô trên gà Broiler trình bày Bảng 1.8.

Bảng 1.8 Nhu cầu năng lượng trao đổi và protein thô trên gà Broiler từ 1- 8 tuần Tuần tuổi Trọng lượng của gà trống Broilers trao đổi (ME) Năng lượng Protein thô (CP)

(g) (lb) (Kcal/con/ngày) (g/con/ngày) (g/100 Kcal ME)

1 118 0,26 41 3,4 8,3 2 278 0,61 93 7,7 8,3 3 525 1,16 173 12,1 7,0 4 825 1,82 247 18,8 6,8 5 1145 2,52 298 18,5 6,2 6 1500 3,30 343 19,1 5,6 7 1850 4,07 373 21,7 5,8 8 2200 4,84 429 22,6 5,3 Nguồn: Scott et al (1984) [73].

Sự tổng hợp protein trong tổ chức tế bào, ngoài axit amin ra còn giới hạn bởi sự cung cấp năng lượng. Nếu khẩu phần không đủ năng lượng sẽ làm giảm năng suất tổng hợp protein, từ đó giảm giá trị sinh vật học của protein. Vậy muốn tăng lượng protein với năng suất cao cần phải cung cấp đầy đủ không chỉ axit amin mà cả năng lượng. Dư thừa một trong hai yếu tố trên đều không tốt. Dư axit amin thì giảm tính thèm ăn, mà dư năng lượng thì gia cầm tích lũy nhiều mỡ, giảm chất lượng quầy thịt. Đây chính là cái

24

khó của các nhà dinh dưỡng (Dương Thanh Liêm, 1999) [16].

1.3.8 Mối quan hệ giữa các axit amin thiết yếu

Mối quan hệ giữa các axit amin thiết yếu với nhau cũng được coi là điều kiện để cân bằng. Thông thường người ta lấy những axit amin tiêu hóa được để so sánh, mà không lấy axít amin tổng số có trong thức ăn, vì các axit amin có tỉ lệ hấp thu không giống nhau. Theo đề nghị của các nhà dinh dưỡng mà hãng Degussa khuyến cáo trong hội thảo ở Việt Nam thì Lysin được coi là cột mốc chuẩn 100 % để so sánh với các axit amin khác. Tỷ lệ % giữa một số axit amin thiết yếu trong protein lý tưởng cho gà thịt Broiler được trình bày ở Bảng1.9.

Bảng 1.9 Tỷ lệ % giữa một số axit amin thiết yếu trong protein lý tưởng cho gà thịt Broiler (% so Lysin)

Tuần tuổi

Các axit amin 0- 14 tuần tuổi 14- 35 tuần tuổi > 35 tuần tuổi

Lysin 100 100 100 Methionin+Cystin 74 78 82 Methionin 41 43 45 Threonin 66 68 70 Tryptophan 16 17 18 Arginin 105 107 109

Nguồn: Dương Thanh liêm (1997) [16].

Khi nghiên cứu cân bằng protein người ta nhận thấy trong giai đoạn tăng trưởng cơ thể thú có sự tích lũy protein cao, hàm lượng lysin trong cơ thể rất cao, vì vậy thời kỳ sinh trưởng gia cầm cần nhiều lysin tăng trọng. Đặc biệt ở gia cầm trong giai đoạn mọc lông thì cần nhiều axit amin chứa lưu huỳnh. Người ta nhận thấy khi cho gia cầm ăn nhiều protein thì hiệu quả sử dụng protein càng kém, có 2 lý do: do sự tiêu hóa sẽ giảm khi cho gia cầm ăn nhiều, do sự khử amin để thú khai thác năng lượng từ axit amin, vì vậy sự tích lũy giảm. Tổng lượng các yếu tố lại người ta thấy ở mức protein thô 23%

25

cho gà Broiler là tốt. Xu hướng hiện nay trên thế giới không tăng mức protein cao trong khẩu phần mà chỉ cân bằng các axit amin trong khẩu phần cho gia cầm theo từng giai đoạn sinh trưởng và sinh sản (Bảng 1.10).

Bảng 1.10 Hiệu quả sử dụng protein của gà thịt (gà con) có trong khẩu phần (KP) theo tuổi và mức năng lượng thức ăn

Mức năng lượng thức ăn Hiệu quả sử dụng protein (%)

(ME, MJ/kg) KP: 19 % CP KP: 23 % CP KP: 27 % CP

Gà con từ 0- 2 tuần tuổi

11,9 59 55 47

14,3 62 58 50

15,3 68 58 54 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gà con từ 3- 5 tuần tuổi

11,2 50 41 37

13,6 51 47 40

15,7 52 47 42

Nguồn: Dương Thanh Liêm (1999) [14].

1.3.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu và sử dụng protein của gia cầm1.3.9.1 Yếu tố cơ thể (giống, cá thể, tính biệt) 1.3.9.1 Yếu tố cơ thể (giống, cá thể, tính biệt)

Những gà thường có tốc độ sinh trưởng nhanh, thường lợi dụng protein thức ăn để chuyển hóa vào thịt rất cao, do đó nhu cầu protein cũng rất cao.

Thông thường lứa tuổi còn non khả năng tích lũy protein tốt hơn giai đoạn sau, vì thế nhu cầu protein ở gà con thuộc giống thịt cao hơn giống trứng, giống lớn chậm và cao hơn các giai đoạn sau này.

26

nó cũng tốt hơn, tất nhiên nhu cầu protein của nó cũng cao hơn.

1.3.9.2. Yếu tố năng lượng

Mối quan hệ phần trăm (%) giữa protein tích lũy trên năng lượng ăn vào được tính theo công thức:

2,83 x gam protein tích lũy x 100 KJ, ME/ngày

Trong đó: 23,8 là năng lượng (J ) của 1 gam protein có ở gia cầm.

Chỉ số này sẽ giảm dần theo lứa tuổi, đặc biệt gà mái giảm nhanh hơn gà trống. Điều này chứng tỏ gà mái tích lũy mỡ tốt hơn gà trống và gà trống tích lũy protein tốt. Sự phân biệt này xuất hiện ở tuần thứ 2 và rõ rệt nhất là ở 4- 8 tuần tuổi.

1.3.9.3 Yếu tố môi trường

Nhiệt độ môi trường cao sẽ làm giảm tính ngon miệng, đối với thức ăn, khi nhiệt độ môi trường cao gà thở nhiều ăn ít, do đó không đáp ứng được lượng chất dinh dưỡng cho nhu cầu sản xuất nên năng suất giảm. Để khắc phục tình trạng này người ta thường tăng mức protein trong thức ăn. Tuy nhiên nếu tăng quá mức sẽ làm giảm sự tiêu hóa, hấp thu và lợi dụng protein, nồng độ cặn trong máu sẽ tăng cao, cũng làm giảm tính ngon miệng đối với thức ăn của gà.

Ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, cũng như ở các tỉnh khu vực ĐBSCL từ tháng 3- 5 nhiệt độ thường nóng gà thường ăn ít, nên người ta thường tăng mức protein lên từ 1- 2% so với mùa mưa và đầu mùa khô (Dương Thanh Liêm, 1999) [16]

1.4 Chỉ số quan hệ giữa năng lượng và protein trong thức ăn (ME/CP) 1.4.1 Cách tính chỉ số ME/CP 1.4.1 Cách tính chỉ số ME/CP

Sự sử dụng protein của gà chịu ảnh hưởng của mức năng lượng, protein và tuổi. Việc tổng hợp protein trong cơ thể đòi hỏi số lượng lớn năng lượng, khi trị số calo trong khẩu phần thấp, protein sẽ bù đắp phần thiếu hụt này và như vậy một phần protein được sử dụng không phải để sản xuất ra sản phẩm mà để cung cấp năng lượng, điều này

27

không có lợi về kinh tế. Cho nên mức độ xác định của protein cần phải được tương ứng với mức độ năng lượng tối ưu của khẩu phần. Sự tương ứng này được biểu thị bằng tỉ lệ năng lượng/protein (ME/CP). Công thức tính:

Số Kcal ME trong 1kg thức ăn

ME/CP=

Số % protein thô trong thức ăn

Hệ thống Anh là Pound (1 Pound = 0,453 kg); hệ thống châu Âu là kg.

Chỉ số ME/CP thay đổi tùy theo giống, tuổi của gà được thể hiện trong Bảng 1.11.

Bảng 1.11 Chỉ số ME/CP trên các loại gà

Các loại gà Chỉ số ME/CP hệ thống Anh Chỉ số ME/CP hệ thống châu Âu Gà con thịt (0- 5 tuần) 60- 65 132- 143 Gà giò thịt (> 5 tuần) 69- 75 152- 165

Gà con giống (0- 8 tuần) 63- 66 139- 146 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gà mái đẻ 70 % 84- 87 185- 192

Gà mái đẻ 90 % 80- 83 176- 183

Gà Tây (0-12 tuần) 43- 60 95- 101

Gà Tây vỗ béo 100-105 220- 232

Gà Tây hậu bị (13- 24 tuần) 71-100 156- 220

Gà Tây đẻ trứng 86- 91 190- 201

Nguồn: Management Guide (1989) [65].

1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ME/CP1.4.2.1 Yếu tố cơ thể 1.4.2.1 Yếu tố cơ thể

Giống, loài, tính biệt, lứa tuổi và sức sản xuất khác nhau có nhu cầu tỉ lệ ME/CP khác nhau. Sự khác biệt này thể hiện trong Bảng 1.11 trên. Riêng về tính biệt cũng có sự khác biệt. Thường con trống có nhu cầu tỷ lệ ME/CP nhỏ hơn con mái.Điều này chứng

28

1.4.2.2 Yếu tố về môi trường

Trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao gia cầm ăn ít nên có thể thiếu cho sinh trưởng và sản xuất trứng, trong khi đó nhu cầu năng lượng không cao. Do đó cần phải tăng protein trong thức ăn lên, làm cho ME/CP nhỏ và ngược lại.

1.4.2.3 Phương thức chăn nuôi

Nuôi gà thả nền thì nhu cầu ME/CP cao hơn nuôi trên lồng. Lý do gà thả nền vận động nhiều tiêu hao năng lượng, do đó nhu cầu năng lượng trong thức ăn cao hơn.

1.4.2.4 Yếu tố thức ăn

Nếu protein trong khẩu phần có tỷ lệ tiêu hóa cao, giá trị sinh vật học cao, được cân đối axit amin thiết yếu tốt, thức ăn có đầy đủ vitamin và khoáng chất, thì gia cầm chuyển hóa tốt thành thịt hoặc trứng nên không có hiện tượng lấy lượng bù chất. Từ đó không cần nhiều protein trong thức ăn.

1.5 Vai trò của khoáng và vitamin trong chăn nuôi gia cầm 1.5.1 Vai trò của khoáng 1.5.1 Vai trò của khoáng

1.5.1.1 Khoáng đa lượng

Chủ yếu là Ca, P, Na, K, Mg, Cl, S… trong đó Ca và P đóng vai trò chủ yếu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein thô trên sự sinh trưởng phát dục và tỷ lệ đẻ của gà nòi ở đồng bằng sông cửu long (Trang 37)