Thí nghiệm 1: Kết quả nghiên cứu một số đặc tính sinh học và khả năng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein thô trên sự sinh trưởng phát dục và tỷ lệ đẻ của gà nòi ở đồng bằng sông cửu long (Trang 73)

3.1.1 Xác định một số đặc tính sinh học của gà Nòi ở ĐBSCL 3.1.1.1 Đặc điểm về ngoại hình của gà Nòi

Qua kết quả điều tra từ tháng 4- 2004 đến tháng 4- 2005, cho thấy gà Nòi ở ĐBSCL có tầm vóc lớn con, cao ráo, vùng cổ thường có một khoảng trống không lông. Màu sắc lông rất đa dạng nên tên gọi cũng thường dựa theo màu sắc lông của chúng: gà có sắc lông màu đen gọi là gà ô, sắc lông màu đỏ gọi là gà điều, sắc lông màu trắng gọi là gà nhạn, sắc lông màu gạch tàu gọi là gà khét, sắc lông màu lem luốc như chim gọi là gà ó... Da cổ, da ức màu đỏ tía, tích và dái tai màu đỏ tươi, da vùng nách vàng nhạt, cổ dài và to, đùi to, chân thường không có lông, da chân thường màu đen hoặc màu vàng.

Theo Nguyễn Văn Thưởng (2004) [84], sắc lông của giống gà Nòi ở vùng Hóc Môn và các tỉnh miền Đông, thường có màu lông đen xám, pha lẫn với màu vàng tươi, lông đuôi đen, đầu to, mỏ màu đen, màu hạt đậu, tích và dái tai màu đỏ, mắt đen, cổ dài và to . Qua đó cho thấy gà Nòi ở ĐBSCL có tương đồng với gà Nòi ở vùng Hóc Môn và các tỉnh miền Đông,

Riêng đối với người nuôi gà đá (gà chọi) (fighting cock), qua điều tra cho thấy gà nuôi theo hướng này chia làm 2 dòng là dòng gà đòn và dòng gà cựa:

- Gà đòn: thường màu sắc lông rất đa dạng có 5 sắc lông: ô, điều, nhạn, khét, ó. Gà đòn, có tầm vóc vạm vỡ, đầu to, cổ trụi, mắt to đen, mặt hung dữ. Chân to khỏe màu vàng nghệ, lông thưa, cứng, da cổ và da ức màu đỏ sậm, da vùng nách cũng đỏ nhưng hơi nhạt màu hơn. Gà đòn thường không cựa hoặc cựa rất ngắn.

- Gà cựa: có màu sắc lông hơi nghèo nàn chỉ có 2 màu lông: là điều lông đỏ sẫm và chuối đen nhạt thỉnh thoảng có pha trộn những lông trắng pha vàng lợt. Trong 2 sắc

55

lông trên, người ta chọn nuôi gà điều nhiều hơn vì gà có màu lông đẹp và thường giỏi. Gà cựa có tầm vóc nhỏ con, chân nhỏ, nhưng cựa rất dài và sắc bén, lông nhiều, lông bóng mượt phủ cả thân, đuôi dài chấm đất, rất lanh lẹ, bay nhảy rất giỏi. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Việt Chương (2003) [2].

3.1.1.2 Một số tập tính của giống gà Nòi ở ĐBSCL

Giống gà Nòi còn mang nhiều tập tính hoang dã, nên không cần sự chăm sóc tỉ mỉ như nuôi gà công nghiệp, chúng thường đi ăn hoặc nghỉ ngơi từng đàn, trong đàn thường có con trống đầu đàn, có tổ chức phân chia rõ ràng, nếu không can thiệp gà thường ngủ trên cây cao nên ít khi bị bệnh hay bị bắt trộm. Gà Nòi săn bắt mồi ngoài tự nhiên rất giỏi. Khi kiếm ăn chúng thường hay bay nhảy, bươi xới. Buổi sáng gà thường thức sớm tìm thức ăn, chiều 16- 17 giờ là gà về chuồng để ngủ.

Gà Nòi mọc lông chậm 3- 4 tháng mới mọc lông đầy đủ. Gà thường thay lông vào mùa thu thường khoảng tháng 7 tháng 8 dương lịch, khi thay lông gà sẽ giảm đẻ hoặc ngừng đẻ hẳn, lông được thay theo thứ tự: từ đầu -> cổ -> ngực -> bụng -> cánh và đuôi. Gà đẻ tốt thường thay lông muộn và thời gian thay lông thường ngắn khoảng 1- 2 tháng, gà đẻ kém thường thay lông sớm và thời gian thay lông kéo dài 2- 3 tháng sau đó mới đẻ lại. Nên quan sát trong giai đọan thay lông của gà để lọai những gà mái đẻ kém, chỉ nên giữ lại những gà mái đẻ tốt trong mùa thu vì hệ số tương quan (r) giữa sản lượng trứng mùa thu và sản lượng trứng cả năm của gà là dương (+) và rất chặt chẽ, cần lọai sớm những gà đẻ kém để đỡ tốn thức ăn.

3.1.1.3 Thức ăn và thiên địch

Thức ăn của gà Nòi rất đơn giản so với các giống gà khác, về nhu cầu dinh dưỡng cũng không đòi hỏi cao. Qua điều tra cho thấy, tại các nông hộ chăn nuôi ở ĐBSCL người dân nuôi theo phương thức truyền thống, lúc còn nhỏ theo mẹ cho ăn tấm nhuyễn, khi lớn tách bầy trọng lượng 300- 400g (1,5- 2 tháng) thì cho ăn gạo, lúa. Thiên địch trong tự nhiên của gà Nòi là chuột, rắn, chó, mèo.... cho nên lúc còn nhỏ 1- 2 tháng nên nuôi trên lồng để bảo vệ gà, khi lớn nuôi thả vườn phải có rào lưới bao xung quanh để không cho chó, mèo vào rượt cắn gà.

56

3.1.2 Khả năng sinh trưởng của gà Nòinuôi thả vườn ở ĐBSCL 3.1.2.1 Khối lượng cơ thể của gà Nòi ở ĐBSCL qua các tuần tuổi 3.1.2.1 Khối lượng cơ thể của gà Nòi ở ĐBSCL qua các tuần tuổi

Kết quả điều tra khối lượng (KL) cơ thể của gà Nòi qua các tuần tuổi được trình bày trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1 Khối lượng cơ thểcủa gà Nòi ở ĐBSCL qua các tuần tuổi (n=100) Gà trống (g/con) Gà mái (g/con)

Ngày tuổi X ± m x Cv (%) X ± m x Cv (%) Mới nở * 31,97 ± 0,12 3,80 31,97 ± 0,12 3,80 8 tuần tuổi* 367,38 ± 3,14 7,38 367,38 ± 3,14 8,56 18 tuần tuổi 1.261,75 ± 7,38 5,33 1.178,68 ± 4,55 3,86 24 tuần tuổi 1.546,95 ± 7,78 4,31 1.447,22 ± 6,13 4,24 30 (đẻ) tuần tuổi 1.874,16± 7,16 4,12 1.682,38± 5,98 4,06 48 tuần tuổi 3.132,36 ± 13,33 4,19 2.216,39 ± 8,92 4,03

(*): Lúc mới nở và 8 tuẩn tuổi cân trống mái chung. thêm vì khó phân biệt trống mái

Qua Bảng 3.1 cho thấy gà con 1 ngày tuổi và 8 tuần tuổi, gà còn nhỏ phân biệt trống mái chưa chính xác, nên cân không phân biệt trống mái chung, khối lượng cơ thể trung bình 31,97 ± 0,12 g và 367,38 ± 3,14 g. Nhưng ở 18 tuần tuổi phân biệt trống mái rõ, khối lượng cơ thể gà trống và gà mái có sự khác biệt, gà trống nặng 1.261,75 ± 7,38 g, gà mái nặng 1.178,68 ± 4,55 g. Kết quả này tương đương với gà Ri nuôi ở 17 tuần tuổi con trống nặng 1.569,40 g, con mái 1.082,67 g (Nguyễn Đăng Vang & ctv, 1999) [47].

Khối lượng cơ thể lúc 30 tuần tuổi, gà trống nặng 1.874,16± 7,16 g và gà mái nặng 1.682,38 ± 5,98 g. Lúc 48 tuần tuổi gà trống 3.132,36 ± 13,33 g, gà mái nặng 2.216,40 ± 8,92 g. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Lê Hồng Mận và ctv (2005) [23], gà Tàu trống nặng 3.000 g, gà mái 2.100 g.

Qua kết quả phân tích Bảng 3.1 cho thấy, khả năng sinh trưởng của gà Nòi ở ĐBSCL hiện nay còn thấp. có thể do nuôi theo phương thức truyền thống, thức ăn chủ

57

yếu là lúa, gạo nên có thể không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho gà. Kết quả số liệu ở Bảng 3.1 cũng cho thấy giống gà Nòi có mức độ biến động về sự sinh trưởng trong quần thể thấp (m x = ± 0,12 g đến ± 13,11 g và Cv % = 3,74 % đến 8,78 %).

3.1.2.2 Kích thước chiều đo của giống gà Nòi lúc một năm tuổi

Kích thước các chiều đo của gà Nòi lúc một năm tuổi thể hiện Bảng 3.2.

Qua Bảng 3.2 cho thấy gà Nòi nuôi một năm tuổi, kích thước các chiều đo giữa gà

trống và gà mái khác nhau, sự khác nhau thể hiện rõ nhất là các chiều đo biểu hiện về chất lượng thịt (dài lườn, rộng ngực, sâu ngực, vòng ngực…) từ đó cho thấy nuôi gà thịt nên chọn gà trống nuôi sẽ cho chất lượng thân thịt cao hơn gà mái. Kết quả số liệu ở Bảng 3.2 cũng cho thấy giống gà Nòi có mức độ biến động về các chiều đo trên một giới tính tương đối ổn định (gà mái: m x = ± 0,01cm đến ± 0,35 và Cv %= 1,24 % đến 5,36 %. Gà trống: m x = ± 0,01 cm đến ± 0,36 cm và Cv % = 2,20 % đến 6,20 %).

Bảng 3.2 Kích thước các chiều đo của gà Nòi lúc một năm tuổi (n = 100)

Trống, mái Gà trống (cm) Gà mái (cm)

Kích thước chiều đo X ± m x Cv (%) X ± m x Cv (%)

Dài thân 27,18 ± 0,36 1,32 25,34 ± 0,06 2,20 Dài lườn 13,98 ± 0,01 1,24 10,99 ± 0,06 5,78 Dài cổ 16,43 ± 0,05 3,04 16,34 ± 0,05 3,29 Dài bàn chân 13,48 ± 0,05 3,57 9,59 ± 0,04 4,14 Dài bụng 5,99 ± 0,02 2,72 4,19 ± 0,01 3,34 Rộng ngực 11,20 ± 0,06 5,36 6,91 ± 0,35 5,08 Rộng hông 11,95 ± 0,05 4,15 10,25 ± 0,06 6,20 Sâu ngực 13,25 ± 0,05 3,91 10,14 ± 0,04 4,0 Vòng ngực 35,25 ± 0,06 1,62 28,27 ± 0,07 2,55

58

3.1.3 Khả năng sinh sản của giống gà Nòi nuôi thả vườn ở ĐBSCL 3.1.3.1 Sản lượng trứng/năm

Kết quả sản lượng (SL) trứng của gà Nòi được thể hiện trong Bảng 3.3.

Bảng 3.3 Các chỉ tiêu đánh gía về sản lượng trứng của gà Nòi (n = 100 gà mái)

Các chỉ tiêu theo dõi X ± m x Cv (%)

Tuổi đẻ trứng so (trứng đầu) (ngày) 219,10  5,43 24,78

KL cơ thể trung bình gà mái khi vào đẻ (g) 1.677,45 110,32 65,77

Số đợt đẻ trung bình/mái/năm 3,65 0,064 17,53

Số trứng trung bình/mái/đợt đẻ (qủa) 11,05 0,34 30,77

Số trứng trung bình/mái/năm (qủa) 48,351,21 25,03

Thời gian đẻ/ổ (ngày) 15,45  0,47 30,42

Thời gian ấp nở/ổ (ngày) 21,50 0,17 7,91

Thời gian đẻ lại sau khi ấp (ngày) 18,21  0,78 42,83

Kết qủa Bảng 3.3 cho thấy, gà Nòi có tuổi đẻ trung bình 219,10  5,43 ngày, sự biến động giữa các cá thể tương đối lớn (Cv % = 24,78), có thể do dinh dưỡng giữa các nông hộ chăn nuôi khác nhau. So với gà Tàu thì đẻ muộn hơn 39 ngày (Nguyễn Hữu Vũ và Nguyễn Đức Lưu, 2003) [49] và gà Ri là 75,10 ngày (Nguyễn Văn Thiện và Nguyễn Văn Thạch, 2005) [40]. Khối lượng trung bình của gà mái khi vào đẻ trứng so đạt 5% tổng đàn là 1.677,45  110,32 g (Cv % = 65,77), khối lượng này nằm giữa gà Ri (đạt 1.600 g) và gà Tàu (đạt 1.710 g) (Võ Văn Sơn và ctv, 2002) [32]. Số đợt đẻ trung bình/mái/năm là 3,65 0,06, sự biến động trong quần thể không lớn (Cv % = 17,53 %). Về sản lượng trứng mỗi năm gà mái Nòi đẻ được 48,35  1,21 qủa, (Cv % = 25,03 %), thấp hơn gà Tàu 70- 90 qủa/mái/năm (Nguyễn Hữu Vũ và ctv, 2003) [49] và cũng thấp hơn gà Ri 80- 90 qủa/mái/năm (Bùi Đức Lũng và ctv, 2003) [22]. Trung bình số trứng trên mỗi đợt đẻ khoảng 11,05  0,34 qủa (Cv %=30,77 %), sự biến động trong quần thể

59

tương đối lớn, có thể do nuôi thả vườn nên gà mái nào khỏe, nhanh nhẹn, siêng năng tìm được nhiều mồi thì đẻ nhiều, những con ăn quanh quẩn gần chuồng hoặc chỉ ăn thức ăn trong chuồng thì đẻ ít. Thời gian đẻ/ổ là 15,45  0,47 ngày (Cv %=30,42 %), thời gian ấp/lứa là 21,50 0,17 ngày (Cv %= 7,91 %) và thời gian đẻ lại ở gà Nòi sau khi ấp (không nuôi con) là 18,21  0,78 ngày (Cv%= 42,83 %). So với gà Tàu thì các chỉ tiêu này đều dài hơn. Cụ thể gà Tàu thời gian đẻ/ổ là 10,5 ngày, thời gian ấp/ổ là 20 ngày và thời gian đẻ lại sau khi ấp là 16,2 ngày (áp dụng biện pháp cai ấp nhốt lồng lưới) (Võ Văn Sơn và ctv, 2002) [32]. Nhìn chung các chỉ tiêu sinh sản của gà Nòi nuôi theo phương thức thả vườn truyền thống các nông hộ hiện nay ở ĐBSCL còn thấp.

3.1.3.2 Các chỉ tiêu về chất lượng trứng của gà Nòi

Kết quả điều tra về chỉ tiêu đánh gía chất lượng trứng của gà Nòi được thể hiện ở Bảng 3.4.

Bảng 3.4 Các chỉ tiêu đánh gía về chất lượng trứng (n=100 qủa)

Các chỉ tiêu theo dõi X ± m x Cv (%)

KL trứng (g) 48,870,41 8,39 KL vỏ (g) 4,62 0,17 36,80 KL lòng trắng (g) 25,99 0,35 22,21 KL lòng đỏ (g) 18,460,41 13,47 Tỉ lệ vỏ (%) 9,47 0,24 25,34 Tỉ lệ lòng trắng (%) 53,160,37 6,96 Tỉ lệ lòng đỏ (%) 37,77 0,19 5,03 Chỉ số lòng trắng 0,0940,002 21,28 Chỉ số lòng đỏ 0,500,001 2,00 Đơn vị Haugh 800,37 4,63

60

Bảng 3.4 cho thấy, khối lượng trung bình của trứng gà Nòi đạt 48,87  0,41 g (Cv % = 8,39 %), trứng gà Ri chỉ nặng 42- 43 g (Nguyễn Văn Thưởng, 2004) [38] và tương đương với trứng gà Tàu ở Nam Bộ nặng 48 g (Võ Văn Sơn và ctv, 2002) […]. Tuy nhiên về chất lượng trứng của gà Nòi thì cao hơn. Cụ thể tỷ lệ lòng đỏ đạt 37,77  0,19 % (Cv % = 5,03 %) và tỷ lệ lòng trắng 53,16 0,37 % (Cv %= 6,96 %). Trong khi đó tỷ lệ lòng đỏ gà Ri chỉ đạt 33,80 % (Nguyễn Văn Thưởng, 2004) [38]. Riêng các chỉ số về lòng trắng, chỉ số lòng đỏ và đơn vị Haugh, những thông số này đều đạt tiêu chuẩn của trứng gà hiện nay.

3.1.3.3 Tỷ lệ ấp nở của gà Nòi ở ĐBSCL

Các chỉ tiêu đánh gía về khả năng ấp nở của gà Nòi nuôi tại các nông hộ ở ĐBSCL được thể hiện ở Bảng 3.5.

Kết quả Bảng 3.5 cho thấy, khi để gà mẹ ấp trứng tự nhiên với tổng số trứng ấp 480 quả (40 ổ ấp) trung bình mỗi ổ ấp chỉ để 12 qủa, sau 5 ngày ấp lấy trứng ra soi có 428 quả có phôi, đạt tỷ lệ 89,17  2,14 % (Cv %=15,17 %), tỉ lệ này thấp hơn gà Tàu miền Nam 93,32 % (Võ Văn Sơn và ctv, 2002) [33] và gà Ri miền Bắc 93,42 % (Nguyễn Văn Thiện và Nguyễn Văn Thạch, 2005) [41].

Bảng 3.5 Các chỉ tiêu đánh gía về khả năng ấp nở của gà Nòi (n= 40 ổ ấp)

Các chỉ tiêu theo dõi X ± m x Cv (%)

Số ổ ấp (ổ) 40 -

Số trứng ấp (qủa) 480 -

Số trứng có phôi (qủa) 428 -

Số gà con nở lọai 1 (con) 377 -

Tỉ lệ trứng có phôi (%) 89,17 2,14 15,17

Tỉ lệ nở/trứng có phôi (%) 93,841,66 11,18

Tỉ lệ nở /tổng trứng ấp (%) 81,04 2,41 18,79

Tỉ lệ gà con lọai 1/số gà nở ra (%) 96,92 2,79 18,19

61

Tuy nhiên nếu tính tỉ lệ nở/tổng số trứng có phôi thì gà Nòi đạt 93,841,66 % (Cv %=11,18) và tỷ lệ nở /tổng số trứng ấp đạt 81,042,41 % (Cv %=18,79), cao hơn gà Tàu 79,67 % (Võ Văn Sơn và ctv, 2002) [32]. Điều đó cho thấy gà Nòi có thể ấp trứng tốt hơn gà Tàu. Riêng tỷ lệ gà con loại 1/tổng số gà nở ra đạt 96,92 2,79% và tỷ lệ gà con lọai 1/tổng số trứng ấp đạt 78,5 1,70 % (Cv %=13,68).

Qua kết quả phân tích từ các số liệu điều tra trên cho thấy giống gà Nòi nuôi thả vườn ở ĐBSCL có những ưu điểm sau: thịt thơm ngon, giá bán cao, sức kháng bệnh tốt… nhưng năng suất thịt và sinh sản còn thấp. Đây là một vấn đề đặt ra đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu để tìm ra quy trình chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý nhằm cải thiện năng suất cho nhà chăn nuôi.

3.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein thô đến sinh trưởng của gà Nòi từ 0- 8 tuần tuổi sinh trưởng của gà Nòi từ 0- 8 tuần tuổi

3.2.1 Nhận xét chung

3.2.1.1 Điều kiện nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi

Thí nghiệm được tiến từ tháng 04- 2004 đến tháng 7- 2004. Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi ở thí nghiệm 2 được ghi nhận qua Bảng 3.6.

Bảng 3.6 Nhiệt độ và ẩm độ tương đối của chuồng nuôi trong thí nghiệm 2 Thời gian theo dõi

Chỉ tiêu theo dõi 6 giờ 13 giờ Nhiệt độ (0 C) Ẩm độ tương đối (%) 26,67 ± 1,56 80,47 ± 3,18 31,14 ± 1,29 64,35± 5,72

Thí nghiệm 2 được tiến hành vào mùa mưa, nên nhiệt độ chuồng nuôi dao động từ 26,67- 31,140 C và ẩm độ tương đối dao động từ 64,35- 80,47 %). So với khuyến cáo của Dương Thanh Liêm (1999) [16], điều kiện nhiệt độ và ẩm độ lý tưởng (20- 220

C và 65- 75%) có cao hơn, nhưng đàn gà thí nghiệm phát triển bình thường.

62

3.2.1.2 Sự phát triển của đàn gà

Trong thời gian thí nghiệm đàn gà phát triển bình thường, gà chết 2 con lúc một tuần tuổi, tỉ lệ hao hụt 0,06 %, mổ khám bệnh tích nguyên nhân do lòng đỏ không tiêu, không có bệnh truyền nhiễm và không bị còi cọc. Theo dõi quá trình mọc lông thấy ngày thứ 8 gà bắt đầu mọc lông cánh, ngày thứ 14 gà mọc lông đuôi.

3.2.2 Ảnh hưởng của năng lượng trao đổi và protein thô đến sự sinh trưởng của gà Nòi từ 0- 8 tuần tuổi

3.2.2.1 Ảnh hưởng của năng lượng trao đổi đến khối lượng cơ thể và tăng khối lượng cơ thể của gà Nòi từ 0- 8 tuần tuổi

Ảnh hưởng của năng lượng trao đổi (ME) lên khối lượng (KL) cơ thể và tăng KL cơ thể của gà từ 0- 8 tuần tuổi được thể hiện ở Bảng 3.7.

Bảng 3.7 Ảnh hưởng của năng lượng trao đổi đến khối lượng cơ thể và tăng khối lượng cơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein thô trên sự sinh trưởng phát dục và tỷ lệ đẻ của gà nòi ở đồng bằng sông cửu long (Trang 73)