Là tỷ lệ (%) giữa tổng số trứng đẻ trên tổng số gà mái có mặt trong chuồng (phương pháp Hen day).
Tổng số trứng thu được trong thời gian t
Tỷ lệ đẻ trứng (%) = x 100 Tổng số gà mái có mặt trong thời gian t
1.5.6 Tỷ lệ trứng có phôi (%)
Là tỷ lệ % giũa số trứng có phôi trên số trứng đem ấp.
Số trứng có phôi
Tỷ lệ thụ tinh (%) = x 100 Số trứng đem ấp
48
2.5.7 Tỷ lệ ấp nở (%)
Là tỷ lệ phần % giữa số trứng nở thành con trên số trứng đem ấp hoặc số trứng có phôi. Trong thực hành sản xuất, người ta thường tính tỷ lệ nở thành con trên tổng số trứng đem ấp. Số trứng nở thành con Tỷ lệ nở tương đối (%) = x 100 Số trứng đem ấp Số trứng nở thành con Tỷ lệ nở thực (%) = x 100 Số trứng có phôi 2.5.8 Tỷ lệ chết (%)
Trong quá trình nuôi, gà chết ở mỗi ô thí nghiệm được cân và ghi rõ để tính tiêu thụ thức ăn (FI) và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) sau này.
Số con đầu kỳ - số con cuối kỳ
Tỷ lệ hao hụt (%) = x 100 Số con đầu kỳ
2.5.9 Mổ khảo sát phẩm chất thân thịt
Khối lượng sống ( hơi): cân sống sau khi bỏ đói 12- 18 giờ, có cho uống nước. Khối lượng thân thịt: cắt tiết và vặt lông. Bỏ chân ở khuỷu bỏ đầu cổ đến xương át lát, rạch bụng theo dọc xương sườn. Bỏ ống tiêu hóa, cơ quan sinh dục, khí quản, lá lách, phổi. Lấy mật ra khỏi gan, lấy thức ăn ra khỏi mề cùng với lớp màng sừng. Phần còn lại nhét vào bụng.
Khối lượng thịt đùi (bên trái): cắt đùi ra lột bỏ da, cắt dọc theo xương chầy xương mác lấy 2 xương này ra cùng với xương bánh chè và xương sụn.
Khối lượng thịt ức (bên trái): rạch một lát cắt dọc theo xương lưỡi hái đến xương ngực, cắt tiếp từ xương đòn đến vai. Bỏ da từ cơ ngực lớn đến giữa vai. Lấy phần thịt
49
ngực lớn và ngực bé bỏ xương ngực, xương sườn, sụn, xương đòn và các xương vai (Nguyễn Chí Bảo, 1978) [50].
2.5.10 Kích thước các chiều đo của gia cầm
Dài thân: đo từ đốt sống cổ cuối cùng đến đến đốt sống đuôi thứ nhất (thước compa, thước kéo).
Dài lườn (dài xương ngực): khoảng cách từ mấu trước đến mấu sau của xương lườn (thước compa, thước kéo).
Dài cổ: từ đốt Atlat đến đốt sống cổ cuối cùng (thước dây). Dài bàn chân: từ khớp cổ chân đến gan bàn chân (thước compa)
Dài bụng: từ mấu sau của xương lườn đến đường thẳng nối giữa 2 điểm phía trong cùng của u xương ngồi (thước compa, thước kéo).
Rộng ngực: khoảng cách giữa 2 u xương lớn ngoài (thước compa). Rộng hông: khoảng cách giữa 2 mấu xương hông (thước compa).
Sâu ngực: khoảng cách từ đỉnh đầu của xương lườn đến điểm thẳng góc trên lưng (thước compa).
Vòng ngực: chu vi vòng ngực tiếp giáp phía sau 2 cánh và tiếp xúc với đỉnh đầu của xương lườn (thước dây).
2.5.11 Bệnh lý tổng quát
Hàng ngày lấy nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi lúc 6 giờ sáng và 13 giờ, quan sát tình trạng sức khỏe gà, ghi lại tất cả những diễn biến trong suốt quá trình nuôi thí nghiệm.
2.6 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Số liệu được ghi chép cẩn thận hàng ngày, ghi nhận sự phát triển chung của đàn gà, tình trạng sức khỏe, thời gian mọc lông, thay lông, số lượng chết, còi cọc… Hàng
50
tuần cân gà để xác định sinh trưởng tuyệt đối (g/con/tuần) và sinh trưởng tích lũy (g/con). Gà thí nghiệm được cho ăn tự do, hàng ngày cân lượng thức ăn cho ăn và trừ lượng thức ăn dư để tính lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày, từ đó tính lượng thức ăn tiêu thụtrong tuần (FI), tính hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR).
Số liệu thu thập được tính toán sơ bộ trên Bảng tính Excel và phân tích phương sai theo mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model) trên phần mềm Minitab (Minitab Release 13.2, 2000) [66]. Độ khác biệt ý nghĩa của các giá trị trung bình trong và giữa các nghiệm thức được xác định theo Turkey, với alpha <0,05.
2.7 Mô hình toán học
Yijk = µ + MEj + CPk + (ME*CP)jk + eijk Với:
Yijk là biến phụ thuộc
µ là trung bình tổng
MEj ảnh hưởng của năng lượng trao đổi, J = 1, 2, 3
CPK ảnh hưởng của đạm thô, K = 1, 2, 3
(ME*CP)jk tương tác giữa năng lượng và đạm thô eijk sai số ngẫu nhiên.
2.8 Quy trình phòng bệnh cho gà Nòi nuôi thí nghiệm
Trong suốt quá trình nuôi thí nghiệm gà Nòi, quy trình phòng bệnh được trình bày trong Bảng 1.22.
Bảng 1.22 Quy trình phòng bệnh cho gà Nòi thả vườn
51 1 ngày Marek Glucose 5% + Vitamin B1 +C Cơ sở tiêm Cho uống Marek Bồi dưỡng, trợ sức, giúp tiêu lòng đỏ 3- 6 ngày Vaccin Newcastle hệ F
Ampicolistin, Vitaminno
Nhỏ mắt mũi Cho uống
Dịch tả lần 1 Đường ruột, đường hô hấp, bồi dưỡng 8 ngày Vaccin H5N2 (Hà Lan) Tiên dưới da Cúm gà H5N1 lần 1 10- 12ngày Vitanino, ADE
Vaccin trái gà
Uống
Đâm xuyên cánh
Bồi dưỡng, trợ sức Trái gà lần 1 13- 15ngày Septotryl 1g/lít nước
Vitanino, ADE
Uống Uống
Cầu trùng lần 1 Bồi dưỡng, trợ sức
18- 20ngày Vaccin Newcastle hệ F Nhỏ mắt mũi Dịch tả gà lần 2
25- 30ngày Vitanino, ADE Vaccin trái gà Uống Đâm xuyên cánh Bồi dưỡng, trợ sức Trái gà lần 2 36 ngày Vaccin H5N2 (Intervet- Hà Lan)
Tiêm dưới da Ngừa cúm gà
H5N1lần 2 38- 40ngày Vitanino, ADE
Septotryl 1g/lít nước
Uống Uống
Bồi dưỡng, trợ sức Cầu trùng gà lần 2 50- 60ngày Vaccin Newcastle hệ M
Septotryl 1g/lít nước
Tiêm dưới da Uống
Dịch tả lần 3 Cần trùng lần 2 62- 65ngày Vitanino, ADE
Vaccin tụ huyết trùng Uống Tiêm dưới da (ức) Bồi dưỡng, trợ sức Tụ huyết trùng 140ngày (gà giống)
Newcastle hệ M Tiêm dưới da Dịch tả gà 4
180 ngày Vaccin Newcastle hệ M Tiêm dưới da Dịch tả gà 5
52
Hình 1.4 Một lô gà Nòi thí nghiêm nuôi hậu bị lúc12 tuần tuổi
53
Hình 1.6 Một lô gà Nòi thí nghiêm nuôi hậu bị lúc28 tuần tuổi
54
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thí nghiệm 1: Kết quả nghiên cứu một số đặc tính sinh học và khả năng sản xuất của giống gà Nòi nuôi thả vườn ở ĐBSCL xuất của giống gà Nòi nuôi thả vườn ở ĐBSCL
3.1.1 Xác định một số đặc tính sinh học của gà Nòi ở ĐBSCL 3.1.1.1 Đặc điểm về ngoại hình của gà Nòi
Qua kết quả điều tra từ tháng 4- 2004 đến tháng 4- 2005, cho thấy gà Nòi ở ĐBSCL có tầm vóc lớn con, cao ráo, vùng cổ thường có một khoảng trống không lông. Màu sắc lông rất đa dạng nên tên gọi cũng thường dựa theo màu sắc lông của chúng: gà có sắc lông màu đen gọi là gà ô, sắc lông màu đỏ gọi là gà điều, sắc lông màu trắng gọi là gà nhạn, sắc lông màu gạch tàu gọi là gà khét, sắc lông màu lem luốc như chim gọi là gà ó... Da cổ, da ức màu đỏ tía, tích và dái tai màu đỏ tươi, da vùng nách vàng nhạt, cổ dài và to, đùi to, chân thường không có lông, da chân thường màu đen hoặc màu vàng.
Theo Nguyễn Văn Thưởng (2004) [84], sắc lông của giống gà Nòi ở vùng Hóc Môn và các tỉnh miền Đông, thường có màu lông đen xám, pha lẫn với màu vàng tươi, lông đuôi đen, đầu to, mỏ màu đen, màu hạt đậu, tích và dái tai màu đỏ, mắt đen, cổ dài và to . Qua đó cho thấy gà Nòi ở ĐBSCL có tương đồng với gà Nòi ở vùng Hóc Môn và các tỉnh miền Đông,
Riêng đối với người nuôi gà đá (gà chọi) (fighting cock), qua điều tra cho thấy gà nuôi theo hướng này chia làm 2 dòng là dòng gà đòn và dòng gà cựa:
- Gà đòn: thường màu sắc lông rất đa dạng có 5 sắc lông: ô, điều, nhạn, khét, ó. Gà đòn, có tầm vóc vạm vỡ, đầu to, cổ trụi, mắt to đen, mặt hung dữ. Chân to khỏe màu vàng nghệ, lông thưa, cứng, da cổ và da ức màu đỏ sậm, da vùng nách cũng đỏ nhưng hơi nhạt màu hơn. Gà đòn thường không cựa hoặc cựa rất ngắn.
- Gà cựa: có màu sắc lông hơi nghèo nàn chỉ có 2 màu lông: là điều lông đỏ sẫm và chuối đen nhạt thỉnh thoảng có pha trộn những lông trắng pha vàng lợt. Trong 2 sắc
55
lông trên, người ta chọn nuôi gà điều nhiều hơn vì gà có màu lông đẹp và thường giỏi. Gà cựa có tầm vóc nhỏ con, chân nhỏ, nhưng cựa rất dài và sắc bén, lông nhiều, lông bóng mượt phủ cả thân, đuôi dài chấm đất, rất lanh lẹ, bay nhảy rất giỏi. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Việt Chương (2003) [2].
3.1.1.2 Một số tập tính của giống gà Nòi ở ĐBSCL
Giống gà Nòi còn mang nhiều tập tính hoang dã, nên không cần sự chăm sóc tỉ mỉ như nuôi gà công nghiệp, chúng thường đi ăn hoặc nghỉ ngơi từng đàn, trong đàn thường có con trống đầu đàn, có tổ chức phân chia rõ ràng, nếu không can thiệp gà thường ngủ trên cây cao nên ít khi bị bệnh hay bị bắt trộm. Gà Nòi săn bắt mồi ngoài tự nhiên rất giỏi. Khi kiếm ăn chúng thường hay bay nhảy, bươi xới. Buổi sáng gà thường thức sớm tìm thức ăn, chiều 16- 17 giờ là gà về chuồng để ngủ.
Gà Nòi mọc lông chậm 3- 4 tháng mới mọc lông đầy đủ. Gà thường thay lông vào mùa thu thường khoảng tháng 7 tháng 8 dương lịch, khi thay lông gà sẽ giảm đẻ hoặc ngừng đẻ hẳn, lông được thay theo thứ tự: từ đầu -> cổ -> ngực -> bụng -> cánh và đuôi. Gà đẻ tốt thường thay lông muộn và thời gian thay lông thường ngắn khoảng 1- 2 tháng, gà đẻ kém thường thay lông sớm và thời gian thay lông kéo dài 2- 3 tháng sau đó mới đẻ lại. Nên quan sát trong giai đọan thay lông của gà để lọai những gà mái đẻ kém, chỉ nên giữ lại những gà mái đẻ tốt trong mùa thu vì hệ số tương quan (r) giữa sản lượng trứng mùa thu và sản lượng trứng cả năm của gà là dương (+) và rất chặt chẽ, cần lọai sớm những gà đẻ kém để đỡ tốn thức ăn.
3.1.1.3 Thức ăn và thiên địch
Thức ăn của gà Nòi rất đơn giản so với các giống gà khác, về nhu cầu dinh dưỡng cũng không đòi hỏi cao. Qua điều tra cho thấy, tại các nông hộ chăn nuôi ở ĐBSCL người dân nuôi theo phương thức truyền thống, lúc còn nhỏ theo mẹ cho ăn tấm nhuyễn, khi lớn tách bầy trọng lượng 300- 400g (1,5- 2 tháng) thì cho ăn gạo, lúa. Thiên địch trong tự nhiên của gà Nòi là chuột, rắn, chó, mèo.... cho nên lúc còn nhỏ 1- 2 tháng nên nuôi trên lồng để bảo vệ gà, khi lớn nuôi thả vườn phải có rào lưới bao xung quanh để không cho chó, mèo vào rượt cắn gà.
56
3.1.2 Khả năng sinh trưởng của gà Nòinuôi thả vườn ở ĐBSCL 3.1.2.1 Khối lượng cơ thể của gà Nòi ở ĐBSCL qua các tuần tuổi 3.1.2.1 Khối lượng cơ thể của gà Nòi ở ĐBSCL qua các tuần tuổi
Kết quả điều tra khối lượng (KL) cơ thể của gà Nòi qua các tuần tuổi được trình bày trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1 Khối lượng cơ thểcủa gà Nòi ở ĐBSCL qua các tuần tuổi (n=100) Gà trống (g/con) Gà mái (g/con)
Ngày tuổi X ± m x Cv (%) X ± m x Cv (%) Mới nở * 31,97 ± 0,12 3,80 31,97 ± 0,12 3,80 8 tuần tuổi* 367,38 ± 3,14 7,38 367,38 ± 3,14 8,56 18 tuần tuổi 1.261,75 ± 7,38 5,33 1.178,68 ± 4,55 3,86 24 tuần tuổi 1.546,95 ± 7,78 4,31 1.447,22 ± 6,13 4,24 30 (đẻ) tuần tuổi 1.874,16± 7,16 4,12 1.682,38± 5,98 4,06 48 tuần tuổi 3.132,36 ± 13,33 4,19 2.216,39 ± 8,92 4,03
(*): Lúc mới nở và 8 tuẩn tuổi cân trống mái chung. thêm vì khó phân biệt trống mái
Qua Bảng 3.1 cho thấy gà con 1 ngày tuổi và 8 tuần tuổi, gà còn nhỏ phân biệt trống mái chưa chính xác, nên cân không phân biệt trống mái chung, khối lượng cơ thể trung bình 31,97 ± 0,12 g và 367,38 ± 3,14 g. Nhưng ở 18 tuần tuổi phân biệt trống mái rõ, khối lượng cơ thể gà trống và gà mái có sự khác biệt, gà trống nặng 1.261,75 ± 7,38 g, gà mái nặng 1.178,68 ± 4,55 g. Kết quả này tương đương với gà Ri nuôi ở 17 tuần tuổi con trống nặng 1.569,40 g, con mái 1.082,67 g (Nguyễn Đăng Vang & ctv, 1999) [47].
Khối lượng cơ thể lúc 30 tuần tuổi, gà trống nặng 1.874,16± 7,16 g và gà mái nặng 1.682,38 ± 5,98 g. Lúc 48 tuần tuổi gà trống 3.132,36 ± 13,33 g, gà mái nặng 2.216,40 ± 8,92 g. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Lê Hồng Mận và ctv (2005) [23], gà Tàu trống nặng 3.000 g, gà mái 2.100 g.
Qua kết quả phân tích Bảng 3.1 cho thấy, khả năng sinh trưởng của gà Nòi ở ĐBSCL hiện nay còn thấp. có thể do nuôi theo phương thức truyền thống, thức ăn chủ
57
yếu là lúa, gạo nên có thể không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho gà. Kết quả số liệu ở Bảng 3.1 cũng cho thấy giống gà Nòi có mức độ biến động về sự sinh trưởng trong quần thể thấp (m x = ± 0,12 g đến ± 13,11 g và Cv % = 3,74 % đến 8,78 %).
3.1.2.2 Kích thước chiều đo của giống gà Nòi lúc một năm tuổi
Kích thước các chiều đo của gà Nòi lúc một năm tuổi thể hiện Bảng 3.2.
Qua Bảng 3.2 cho thấy gà Nòi nuôi một năm tuổi, kích thước các chiều đo giữa gà
trống và gà mái khác nhau, sự khác nhau thể hiện rõ nhất là các chiều đo biểu hiện về chất lượng thịt (dài lườn, rộng ngực, sâu ngực, vòng ngực…) từ đó cho thấy nuôi gà thịt nên chọn gà trống nuôi sẽ cho chất lượng thân thịt cao hơn gà mái. Kết quả số liệu ở Bảng 3.2 cũng cho thấy giống gà Nòi có mức độ biến động về các chiều đo trên một giới tính tương đối ổn định (gà mái: m x = ± 0,01cm đến ± 0,35 và Cv %= 1,24 % đến 5,36 %. Gà trống: m x = ± 0,01 cm đến ± 0,36 cm và Cv % = 2,20 % đến 6,20 %).
Bảng 3.2 Kích thước các chiều đo của gà Nòi lúc một năm tuổi (n = 100)
Trống, mái Gà trống (cm) Gà mái (cm)
Kích thước chiều đo X ± m x Cv (%) X ± m x Cv (%)
Dài thân 27,18 ± 0,36 1,32 25,34 ± 0,06 2,20 Dài lườn 13,98 ± 0,01 1,24 10,99 ± 0,06 5,78 Dài cổ 16,43 ± 0,05 3,04 16,34 ± 0,05 3,29 Dài bàn chân 13,48 ± 0,05 3,57 9,59 ± 0,04 4,14 Dài bụng 5,99 ± 0,02 2,72 4,19 ± 0,01 3,34 Rộng ngực 11,20 ± 0,06 5,36 6,91 ± 0,35 5,08 Rộng hông 11,95 ± 0,05 4,15 10,25 ± 0,06 6,20 Sâu ngực 13,25 ± 0,05 3,91 10,14 ± 0,04 4,0 Vòng ngực 35,25 ± 0,06 1,62 28,27 ± 0,07 2,55
58
3.1.3 Khả năng sinh sản của giống gà Nòi nuôi thả vườn ở ĐBSCL 3.1.3.1 Sản lượng trứng/năm
Kết quả sản lượng (SL) trứng của gà Nòi được thể hiện trong Bảng 3.3.
Bảng 3.3 Các chỉ tiêu đánh gía về sản lượng trứng của gà Nòi (n = 100 gà mái)
Các chỉ tiêu theo dõi X ± m x Cv (%)
Tuổi đẻ trứng so (trứng đầu) (ngày) 219,10 5,43 24,78
KL cơ thể trung bình gà mái khi vào đẻ (g) 1.677,45 110,32 65,77
Số đợt đẻ trung bình/mái/năm 3,65 0,064 17,53
Số trứng trung bình/mái/đợt đẻ (qủa) 11,05 0,34 30,77
Số trứng trung bình/mái/năm (qủa) 48,351,21 25,03
Thời gian đẻ/ổ (ngày) 15,45 0,47 30,42
Thời gian ấp nở/ổ (ngày) 21,50 0,17 7,91
Thời gian đẻ lại sau khi ấp (ngày) 18,21 0,78 42,83
Kết qủa Bảng 3.3 cho thấy, gà Nòi có tuổi đẻ trung bình 219,10 5,43 ngày, sự biến động giữa các cá thể tương đối lớn (Cv % = 24,78), có thể do dinh dưỡng giữa các nông hộ chăn nuôi khác nhau. So với gà Tàu thì đẻ muộn hơn 39 ngày (Nguyễn Hữu Vũ và Nguyễn Đức Lưu, 2003) [49] và gà Ri là 75,10 ngày (Nguyễn Văn Thiện và Nguyễn Văn Thạch, 2005) [40]. Khối lượng trung bình của gà mái khi vào đẻ trứng so đạt 5% tổng đàn là 1.677,45 110,32 g (Cv % = 65,77), khối lượng này nằm giữa gà Ri (đạt 1.600 g) và gà Tàu (đạt 1.710 g) (Võ Văn Sơn và ctv, 2002) [32]. Số đợt đẻ trung