1.4.1 Cách tính chỉ số ME/CP
Sự sử dụng protein của gà chịu ảnh hưởng của mức năng lượng, protein và tuổi. Việc tổng hợp protein trong cơ thể đòi hỏi số lượng lớn năng lượng, khi trị số calo trong khẩu phần thấp, protein sẽ bù đắp phần thiếu hụt này và như vậy một phần protein được sử dụng không phải để sản xuất ra sản phẩm mà để cung cấp năng lượng, điều này
27
không có lợi về kinh tế. Cho nên mức độ xác định của protein cần phải được tương ứng với mức độ năng lượng tối ưu của khẩu phần. Sự tương ứng này được biểu thị bằng tỉ lệ năng lượng/protein (ME/CP). Công thức tính:
Số Kcal ME trong 1kg thức ăn
ME/CP=
Số % protein thô trong thức ăn
Hệ thống Anh là Pound (1 Pound = 0,453 kg); hệ thống châu Âu là kg.
Chỉ số ME/CP thay đổi tùy theo giống, tuổi của gà được thể hiện trong Bảng 1.11.
Bảng 1.11 Chỉ số ME/CP trên các loại gà
Các loại gà Chỉ số ME/CP hệ thống Anh Chỉ số ME/CP hệ thống châu Âu Gà con thịt (0- 5 tuần) 60- 65 132- 143 Gà giò thịt (> 5 tuần) 69- 75 152- 165
Gà con giống (0- 8 tuần) 63- 66 139- 146
Gà mái đẻ 70 % 84- 87 185- 192
Gà mái đẻ 90 % 80- 83 176- 183
Gà Tây (0-12 tuần) 43- 60 95- 101
Gà Tây vỗ béo 100-105 220- 232
Gà Tây hậu bị (13- 24 tuần) 71-100 156- 220
Gà Tây đẻ trứng 86- 91 190- 201
Nguồn: Management Guide (1989) [65].
1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ME/CP1.4.2.1 Yếu tố cơ thể 1.4.2.1 Yếu tố cơ thể
Giống, loài, tính biệt, lứa tuổi và sức sản xuất khác nhau có nhu cầu tỉ lệ ME/CP khác nhau. Sự khác biệt này thể hiện trong Bảng 1.11 trên. Riêng về tính biệt cũng có sự khác biệt. Thường con trống có nhu cầu tỷ lệ ME/CP nhỏ hơn con mái.Điều này chứng
28
1.4.2.2 Yếu tố về môi trường
Trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao gia cầm ăn ít nên có thể thiếu cho sinh trưởng và sản xuất trứng, trong khi đó nhu cầu năng lượng không cao. Do đó cần phải tăng protein trong thức ăn lên, làm cho ME/CP nhỏ và ngược lại.
1.4.2.3 Phương thức chăn nuôi
Nuôi gà thả nền thì nhu cầu ME/CP cao hơn nuôi trên lồng. Lý do gà thả nền vận động nhiều tiêu hao năng lượng, do đó nhu cầu năng lượng trong thức ăn cao hơn.
1.4.2.4 Yếu tố thức ăn
Nếu protein trong khẩu phần có tỷ lệ tiêu hóa cao, giá trị sinh vật học cao, được cân đối axit amin thiết yếu tốt, thức ăn có đầy đủ vitamin và khoáng chất, thì gia cầm chuyển hóa tốt thành thịt hoặc trứng nên không có hiện tượng lấy lượng bù chất. Từ đó không cần nhiều protein trong thức ăn.
1.5 Vai trò của khoáng và vitamin trong chăn nuôi gia cầm 1.5.1 Vai trò của khoáng 1.5.1 Vai trò của khoáng
1.5.1.1 Khoáng đa lượng
Chủ yếu là Ca, P, Na, K, Mg, Cl, S… trong đó Ca và P đóng vai trò chủ yếu trong việc tạo bộ xương và vỏ trứng, tham gia vào chức năng sinh lý quan trọng để duy trì tình trạng bình thường của cơ thể, tham gia vào cấu tạo nên sản phẩm thịt, trứng. Bình thường khẩu phần gia cầm chỉ cần 0,3- 0,5 % NaCl.
1.5.1.2 Khoáng vi lượng
Theo National Research Council (1994) [67], khoáng vi lượng chủ yếu là Fe, Cu, Mn, Zn, I, Co, Se… có vai trò đảm bảo qúa trình trao đổi chất, giữ cơ thể thăng bằng và phát triển bình thường, giúp cơ thể chống lại bệnh tật...
Theo Tôn Thất Sơn và ctv (2005) [30], gà thiếu Zn sinh trưởng kém, lông lưa thưa, xương dài ngắn lại, bệnh ngoài da xuất hiện, gà đẻ năng suất giảm, tỷ lệ ấp nở thấp, gà con nở ra thường bị dị dạng. phòng ngừa gà 0- 18 tuần tuổi, bổ sung 35 ppm Zn và 50- 65 ppm Zn đối với gà đẻ. Nhu cầu khoáng trong thức ăn gà được khuyến cáo sử dụng trong Bảng 1.12.
29
Nguồn: Scott et al, 1984 {73].
Sự hấp thu chất khoáng tương đối đơn giản.hơn các dưỡng chất khác, trong sự trao đổi chất khoáng luôn luôn có sự tham gia của gan. Lượng canxi trong máu luôn luôn được giữ ở mức độ không đổi nếu trong thức ăn dư thì cơ thể dự trữ trong xương. Gần 50% canxi của vỏ trứng là được lấy từ xương. Vì thế trong xương của gia cầm sự trao đổi canxi xãy ra mãnh liệt hơn ở động vật có vú (Nguyễn Chí Bảo, 1978) [50].
1.5.2 Vai trò của vitamin
Vitamin là một hợp chất hữu cơ, tham gia vào phản ứng sinh hóa với lượng rất nhỏ, đảm bảo cho qúa trình phát triển bình thường của động vật (Võ Văn Sơn, 2000) [32]. Nhu cầu vitamin trong thức ăn gà được thể hiện trong Bảng 1.13.
Bảng 1.13 Nhu cầu vitamin trong thức ăn gà Loại gà Khoáng Gà thịt Gà hậu bị Gà tây 0- 8 tuần Gà tây 8- 24 tuần Gà đẻ Gà giống Ca (%) 1 0,8 1,2 0,9 3,7 3.7 P hữu dụng (%) 0,5 0,4 0,6 0,4 0,4 0,4 Sodium (%) 0,15 0,15 0,17 0,12 0,12 0,12 Potassium (%) 0,40 0,4 0,70 0,5 0,4 0,40 Chlorine (%) 0,15 0,12 0,15 0,14 0,1 0,1 Manganese (mg) 30 25 35 35 15 15 Magnesium (mg) 300 250 300 250 250 250 Iron (%) 40 25 50 40 20 20 Copper (mg) 5 5 8 8 5 5 Zinc (mg) 29 15 40 30 30 30 Selenium (mg) 0,07 0,07 0,1 0,1 0,07 0,07 Iodine (mg) 0,17 0,17 0,2 0,2 0,15 0,15
30
Nguồn: Scott et al ( 1982) [72].
1.6 Một số đề nghị nhu cầu dinh dưỡng cho gà thả vườn
Đối với gà lông màu có lời khuyên: không nên chia nhiều giai đoạn, bởi vì đặc tính di truyền của giống gà thường có máu địa phương nên năng suất cho thịt đạt mức trung bình, thường có độ sinh trưởng thấp, thời gian nuôi thịt thường kéo dài hơn gà công nghiệp.
Nhu cầu dinh dưỡngcho gà thả vườn thấp hơn gà công nghiệp. Số lượng thức ăn có thể giảm 1/4, protein giảm 1,5- 2 %, năng lượng trao đổi giảm 500 KcalME/kgTĂ. Do gà thả vườn có độ sinh trưởng thấp, thời gian nuôi thịt thường kéo dài hơn gà công nghiệp (Bùi Đức Lũng, 2004) [19]. Loại gà Vitamin Gà thịt Gà hậu bị Gà tây 0- 8 tuần Gà tây 8- 24 tuần Gà đẻ Gà giống A (IU) 4.000 3.000 5.000 4.000 3.000 5.000 D3 (IU) 450 450 600 500 450 500 E (IU) 7 2,5 7 4,5 2,5 7,5 Thiamin (mg) 1 1 1 1 1 1 Riboflavin (mg) 2 1,5 2 2 2 2,5 Pantothenic acid (mg) 6 4,5 7 6,5 1,5 7,5 Nicotinic acid (mg) 15 5 35 25 12 15 Pyridoxine (mg) 2 1,5 2,5 2,0 1,5 2 Biotine (mg) 0,07 0,05 0,1 0,08 0,05 0,08 Folic axit (mg) 0,60 0,2 0,6 0,5 0,18 0,4 Choline (mg) 600 450 900 600 500 500 B12 (mg) 0,005 0,003 0,005 0,003 0,003 0,005 Linoleic axit (%) 1,2 1 1,2 1 1,4 1,4
31
1.6.1 Nhu cầu dinh dưỡng cho gà Ta nuôi thịtthả vườn
Nhu cầu dinh dưỡng cho gà Ta nuôi thịt thả vườn được thể hiện trong Bảng 1.14
Bảng 1.14 Nhu cầu dinh dưỡng cho gà Ta nuôi thịt thả vườn
Qua Bảng 1.14 cho thấy, nhu cầu dinh dưỡng cho gà Ta (gà nội) nuôi thịt thả vườn từ 0- 16 tuần tuổi (giết thịt), năng lượng trao đổi biến động từ 2.900- 3.000 Kcalo/kg TĂ và protein thô từ 15- 18 %, thấp hơn nhu cầu dinh dưỡng cho gà nuôi thịt tập trung, bán công nghiệp cùng giai đoạn trên, năng lượng trao từ 2.950- 3.150 Kcal/kgTĂ và protein thô từ 17- 22 % (Hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam, 2007) [8].
1.6.2 Nhu cầu dinh dưỡng cho gà hậu bị nuôi thả vườn Bảng 1.15 Nhu cầu dinh dưỡng cho gà hậu bị nuôi thả vườn
Tuần tuổi
Các chất dinh dưỡng 7- 13 tuần tuổi 14- 21 tuần tuổi 22- 25 tuần tuổi
ME (Kcalo/kg TĂ) 2.750 2.750 2.750
Tuần tuổi
Các chất dinh dưỡng 0- 5 tuần tuổi 6- 10 tuần tuổi 11- 16 tuần tuổi (giết thịt) ME (Kcalo/kg TĂ) 2.900 2.950 3.000 Protein thô (%) 18 16 15 ME/CP 161,11 184,38 200 Chất béo (%) 4,2 5,0 6,0 Chất xơ (%) 3,0 4,0 4,5 Lysin (%) 1,3 1,0 1,0 Methionin (%) 0,5 0,4 0,4 Khoáng (%) 1,5 1,5 1,5
32 Protein thô (%) 16 14,5 16,5 ME/CP 171,88 189,66 166,67 Lysin (%) 0,8- 0,85 0,7- 0,75 0,75- 0,8 Methionin (%) 0,3- 0,35 0,3- 0,33 0,35- 0,38 Ca (%) 0,95- 0,97 0,96- 1,0 2,7- 2,75 P tổng số (%) 0,5- 0,6 0,5- 0,6 0,5- 0,6
Hiêp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam (2007) [8]
1.6.3 Nhu cầu dinh dưỡng cho gà đẻ nuôi thả vườn Bảng 1.16 Nhu cầu dinh dưỡng cho gà đẻ nuôi thả vườn Bảng 1.16 Nhu cầu dinh dưỡng cho gà đẻ nuôi thả vườn
Các chất dinh dưỡng Nhu cầu
ME (Kcalo/kg TĂ) 2.700- 2.750 Protein thô (%) 17- 17,5 ME/CP 158,82- 157,14 Lysin (%) 1,19 Methionin (%) 0,44 Ca (%) 3,52 P tổng số (%) 0,75 NaCl tổng số % 0,30
Nguồn: Trần Công Xuân & ctv (2004) [50].
CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Thí nghiệm được tiến hành tại Trại chăn nuôi thực nghiệm Trường Cao Đẳng Kinh Tế- Kỹ Thuật Cần Thơ và các hộ chăn nuôi gà Nòi ở các tỉnh ĐBSCL gồm có: Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long
33
- Thí nghiệm được tiến hành từ năm tháng 01- 2004 đến tháng 06- 2007.
2.2 Điều kiện chuồng trại nghiên cứu
Trại gà thí nghiệm có rào bao xung quanh, cách xa khu dân cư, có nguồn nước ngọt quanh năm được cung cấp bởi giếng nước. Gồm có dãy gà thịt và gà giống.
Tổng diện tích vườn chăn thả khoảng 3.500 m2
, được trồng nhiều loại cây ăn trái Nam bộ để tạo bóng mát cho gà. Mỗi ô thí nghiệm đều có xây chuồng với diện tích khoảng 2 m2/gà, trong chuồng có treo máng ăn, máng uống đồng thời để gà vào trú ẩn khi thời tiết xấu.
2.3 Vật liệu nghiên cứu 2.3.1 Thức ăn nghiên cứu 2.3.1 Thức ăn nghiên cứu
Thức ăn sử dụng để phối hợp các khẩu phần thí nghiệm được sử dụng phổ biến ở ĐBSCL gồm: bắp, tấm, cám mịn, lúa, thức ăn đậm đặc Proconco C25 (dùng cho gà hậu bị và gà đẻ), Proconco C200 (dùng cho gà thịt), dicalciphosphate.
Sử dụng phần mềm Ultramix và Excell 5.0 để phối hợp các công thức khẩu phần thí nghiệm. Phân tích các dưỡng chất của thức ăn được thực hiện tại phòng thí nghiệm dinh dưỡng thuộc Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
Phân tích thành phần dưỡng chất như: vật chất khô (DM), protein thô (CP), tro tổng số (Ash) theo AOAC (1990) [57].
2.3.2 Thuốc thú y
Thuốc thú y sử dụng trong thí nghiệm của công ty Vemedim Cần Thơ. - Kháng sinh phòng, trị đường tiêu hóa và đường hô hấp
- Thuốc phòng trị ký sinh trùng gồm có: Levamysol, Septotryl, Cygro - Vaccin: cúm H5N1,dịch tả và tụ huyết trùng
- Thuốc bồi dưỡng như: polymix, vitamin C, glucose… - Các loại hóa chất sát trùng sử dụng như: formol và vôi bột.
34
2.3.3 Gà thí nghiệm
Gà thí nghiệm thuộc giống gà Nòi sắc lông đen (gà ô), được tuyển chọn từ những đàn gà của các nông hộ và các cơ sở chăn nuôi các tỉnh ĐBSCL. Khối lượng gà mái khi đẻ đạt từ 1,6 kg – 1,8 kg, khối lượng trứng từ 48 g trở lên. Gà nuôi trong các thí nghiệm 2, 3, 4 và 5 được trình bày cụ thể trong từng thí nghiệm.
2.4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Thí nghiệm 1: nghiên cứu một số đặc tính sinh học và khả năng sản xuất của giống gà Nòi nuôi thả vườn ở ĐBSCL của giống gà Nòi nuôi thả vườn ở ĐBSCL
2.4.1.1 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra khả năng sinh trưởng: cân khối lượng cơ thể gà lúc mới nở, 8, 18, 24, 30, 48 tuần tuổi (gà mới nở và 8 tuần tuổi, cân trống mái chung tính trung bình). Đo kích thước các chiều đo ở gà một năm tuổi.
- Điều tra khả năng sinh sản: sản lượng trứng/năm, chất lượng trứng, tỷ lệ có phôi và tỷ lệ ấp nở.
2.4.1.2 Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp hoặc lấy mẫu tại các nông hộ, các cơ sở chăn nuôi, kết hợp với phát phiếu điều tra (890 phiếu) ở 10 tỉnh (thành phố) ĐBSCL: Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre. Gồm có 33 huyện (quận, thị xã), 81 xã (phường, thị trấn), 196 ấp (khu vực, khóm). Mỗi ấp phát 5- 10 phiếu điều tra.
- Dựa trên 2 nguyên tắc chung để lấy mẫu đại diện là: yếu tố địa lý (thành thị, nông thôn, đồng bằng…) và trình độ kỹ thuật chăn nuôi (nuôi thâm canh, nuôi quảng canh...). Sau khi xác định được địa điểm mẫu điều tra, kết hợp với các trạm thú y quận (huyện, thị xã) và đến các nông hộ hay cơ sở chăn nuôi gà Nòi để lấy mẫu tiến hành thí nghiệm.
- Gà được cân, đo sáng sớm khi chưa cho ăn, chưa thả ra vườn, số lượng gà cân khoảng 10- 15 % dung lượng của mẫu, cân gà bằng cân đồng hồ 2,0 kg và sai số là 5g.
35
2.4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein thô đến sinh trưởng của giống gà Nòi từ 0- 8 tuần tuổi đến sinh trưởng của giống gà Nòi từ 0- 8 tuần tuổi
2.4.2.1 Nội dung nghiên cứu
- Nhận xét chung về nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi và sự phát triển của đàn gà. - Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/tuần) và sinh trưởng tích lũy (g/con).
- Tiêu thụ thức ăn (FI) và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR). - Tỷ lệ chết (%).
- So sánh chi phí thức ăn/kg tăng trọng giữa các nghiệm thức.
2.4.2.1 Phương pháp nghiên cứu
- Gà con được ấp nở cùng một đợt bằng máy ấp, trứng gà thu gom từ các nông hộ hoặc từ các cơ sở chăn nuôi gà Nòi được chọn mẫu trước. Gà sắc lông đen (gà ô), khối lượng gà mái khi đẻ đạt từ 1,6 kg – 1,8 kg, khối lượng trứng từ 48 g trở lên. Gà thí nghiệm một ngày tuổi được chọn ngẫu nhiên, trung bình 32 g/con và sức sống tương đương nhau.
- Thí nghiệm 2, gà trống và gà mái được nuôi chung trên sàn lồng diện tích 1m x 2m = 2 m2. Từ 0- 4 tuần tuổi mật độ 100 con/m2
, từ 4- 8 tuần tuổi nuôi 50 con/m2. Tổng gà thí nghiệm 2 có 333 con, được chia thành 9 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần (r = 3), mỗi lần 12- 13 gà.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, với 2 nhân tố:
- Nhân tố A: năng lượng trao đổi (ME) với 3 mức: 2.800 KcalME/kgTĂ, 2.900 KcalME/kgTĂ và 3.000 KcalME/kgTĂ.
- Nhân tố B: protein thô (CP) với 3 mức: 16 %, 18 % và 20 %.
Công thức, thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các khẩu phần và phương pháp bố trí thí nghiệm gà từ 0- 8 tuần tuổi trình bày ở Bảng 2.1 và Bảng 2.2.
Bảng 2.1 Công thức, thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các khẩu phần thí nghiệm gà con giai đoạn 0- 8 tuần tuổi.
Thành phần (%) Các nghiệm thức thí nghiệm
36 Bắp 23 14,5 25,5 25 43,5 45 48,5 32 61 Tấm 28 31,5 25 42 14 9,5 13 20 1 Cám mịn 27 29 14 11 13 9,5 16,5 22 1 Proconco C25 21,5 24,5 35 21,5 29 35,5 21,5 25,5 36,5 Dicalciphosphate 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Tổng cộng (kg) 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Giá trị dinh dưỡng của thức ăn hổn hợp
VCK (%) * 88,86 88,72 88,24 88,17 88,76 88,41 88,32 88,78 88,29 ME (Kcal/kgTĂ)* 2.804 2.802 2.809 2.902 2.904 2.908 3.000 3.000 3.007 CP (%)* 16,1 18 20,1 16 18,1 20 16 18 20 Chỉ số ME/CP 174,16 155,67 133,76 181,36 160,44 145,40 187,50 166,67 150,35 Béo thô (%)* 2,89 3,12 2,67 4,98 2,95 3,24 2,42 2,87 2,12 Xơ thô (%)* 3,82 3,16 4,12 3,23 4,17 3,78 3,34 3,76 3,42 Ca (%)* 1,11 1,52 1,73 1.2 1,51 1,86 1,17 1,39 1,88 P tổng số (%)* 0,51 0,53 0,69 0,58 0,64 0,69 0,58 0,64 0,69 Lysin (%)** 0,97 1,02 1,05 0,98 1,01 1,12 0,99 1,07 1,11 Methionin (%)** 0,46 0,51 0,62 0,48 0,63 0,68 0,49 0,52 0,67 Met+Cystin (%)** 0,67 0,70 0,69 0,69 0,77 0,69 0,82 0,86 0,87