1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và phân bón đến sinh trưởng của một số cây đô thị ở giai đoạn vườn ươm

65 1,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 713,5 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Để hoàn thành khóa học 2007 – 2011 và nâng cao kết quả cho sinh viên tốt nghiệp ra trường, gắn liền kiến thức lý luận với thực tiễn sản xuất. Được sự đồng ý của bộ môn Lâm sinh khoa Lâm học Trường đại học Lâm Nghiệp và thầy giáo TS. Đỗ Anh Tuân tôi đã thực hiện đề tài tốt nghiệp: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và phân bón đến sinh trưởng của một số cây đô thị ở giai đoạn vườn ươm”. Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp tôi đã được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS. Đỗ Anh Tuân và các thầy cô giáo trong bộ môn Lâm sinh cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần giống Lâm nghiệp vùng Bắc Bộ. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Đỗ Anh Tuân, các thầy cô giáo trong bộ môn Lâm sinh cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần giống Lâm nghiệp vùng Bắc Bộ. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian ngắn và năng lực bản thân còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn Xuân Mai, ngày 18 tháng 05 năm 2011

LỜI NÓI ĐẦU Để hoàn thành khóa học 2007 – 2011 và nâng cao kết quả cho sinh viên tốt nghiệp ra trường, gắn liền kiến thức lý luận với thực tiễn sản xuất. Được sự đồng ý của bộ môn Lâm sinh - khoa Lâm học - Trường đại học Lâm Nghiệp và thầy giáo TS. Đỗ Anh Tuân tôi đã thực hiện đề tài tốt nghiệp: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và phân bón đến sinh trưởng của một số cây đô thị ở giai đoạn vườn ươm”. Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp tôi đã được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS. Đỗ Anh Tuân và các thầy cô giáo trong bộ môn Lâm sinh cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần giống Lâm nghiệp vùng Bắc Bộ. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Đỗ Anh Tuân, các thầy cô giáo trong bộ môn Lâm sinh cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần giống Lâm nghiệp vùng Bắc Bộ. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian ngắn và năng lực bản thân còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Xuân Mai, ngày 18 tháng 05 năm 2011 Sinh viên thực hiện Phùng Thị Chung DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 4.1 Kết quả chiều cao trung bình của cây Sấu dưới các cấp che bóng 29 4.2 Kết quả đường kính gốc trung bình của cây Sấu dưới các cấp che bóng 31 4.3 Kết quả chiều cao trung bình của Lát hoa dưới các cấp che bóng 35 4.4 Kết quả đường kính gốc trung bình của Lát hoa dưới các cấp che bóng 37 4.5 Kết quả chiều cao trung bình của Sấu dưới các công thức tưới thúc N 5 P 10 K 3 41 4.6 Kết quả đường kính trung bình của Sấu dưới các công thức tưới thúc N 5 P 10 K 3 44 4.7 Kết quả chiều cao trung bình của Lát hoa dưới các công thức tưới thúc N 5 P 10 K 3 47 4.8 Kết quả đường kính trung bình của Lát hoa dưới các công thức tưới thúc N 5 P 10 K 3 49 4.9 Tỷ lệ cây sống, cây chết của Sấu dưới các cấp che bóng giai đoạn 6 tháng tuổi 53 4.10 Tỷ lệ cây sống, cây chết của Lát hoa dưới các cấp che bóng giai đoạn 6 tháng tuổi 54 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình Tên hình Trang 2 4.1 Biểu đồ sinh trưởng chiều cao của cây Sấu dưới các cấp che bóng 34 4.2 Biểu đồ sinh trưởng đường kính gốc của Sấu dưới các cấp che bóng 34 4.3 Biểu đồ sinh trưởng chiều cao của Lát hoa dưới các cấp che bóng 40 4.4 Biểu đồ sinh trưởng đường kính gốc của Lát hoa dưới các cấp che bóng 40 4.5 Biểu đồ đường chiều cao trung bình của cây Sấu dưới các công thức tưới thúc N 5 P 10 K 3 46 4.6 Biểu đồ đường kính trung bình của cây Sấu dưới các công thức tưới thúc N 5 P 10 K 3 46 4.7 Biểu đồ chiều cao trung bình của Lát hoa dưới các công thức tưới thúc N 5 P 10 K 3 52 4.8 Biểu đồ đường kính trung bình của Lát hoa dưới các công thức tưới thúc N 5 P 10 K 3 52 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT CT: Công thức CTTN: Công thức thí nghiệm 3 CTĐC: Công thức đối chứng TB: Trung bình Hvn: Chiều cao vút ngọn (cm) Doo: Đường kính gốc (mm) ∑ : Tổng PE: Polyetylen STT: Số thứ tự Ha: hecta ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, môi trường sống đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. Việc tạo ra một môi trường 4 không khí trong lành là một việc làm có ý nghĩa tích cực nhằm làm giảm và cải thiện một cách có hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trường. Với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là ở các khu đô thị làm cho môi trường sống của con người ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Quá trình đô thị hóa làm thay đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Khác với các hệ sinh thái tự nhiên khác, hệ sinh thái đô thị ngoài hai thành phần cơ bản là hữu sinh và vô sinh, còn có thành phần thứ ba đó là thành phần công nghệ. Nó bao gồm các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất nên cây xanh càng có vai trò quan trọng hơn. Hệ thống cây xanh làm cho môi trường không khí trong lành hơn, làm giảm tiếng ồn, cải thiện tiểu khí hậu. Đồng thời cây xanh còn có vai trò làm đẹp cảnh quan, có giá trị giáo dục và giá trị nhân văn to lớn. Vì thế, cây xanh đô thị ngày càng trở lên gắn bó mật thiết và là một phần không thể thiếu đối với cư dân đô thị. Nhưng hiện nay diện tích cây xanh của đô thị Việt Nam trung bình chỉ đạt 0,5m 2 / người, thấp hơn hàng chục lần so với các thành phố hiện đại trên thế giới. Không những tỷ lệ xanh ở các đô thị Việt Nam thấp mà còn phân bố không đều. Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ diện tích đất cây xanh khoảng 2m 2 / người. Cùng là đô thị loại 1 nhưng tỷ lệ đất dành cho cây xanh ở Đà Nẵng chỉ đạt 0,5m 2 / người, thành phố Huế đạt 10,2m 2 / người. Đáng ngạc nhiên hơn nữa, tỷ lệ này đặc biệt thấp tại các vùng trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Tại Biên Hòa (Đồng Nai) – thành phố công nghiệp lâu đời và lớn nhất Đông Nam bộ, tỷ lệ cây xanh đạt chưa đầy 1m 2 / người [15]. Với những đặc điểm của đô thị mà cây con đem trồng tại các đô thị phải là những cây sinh trưởng tốt, chịu được điều kiện khắc nghiệt của môi trường đô thị. Cây đô thị là những cây lâu năm nên vườn ươm chỉ là một giai đoạn ngắn trong đời sống của cây nhưng nó quyết định đến chất lượng cây xanh đem trồng. Do đó, việc xác định những biện pháp kỹ thuật giai đoạn này là rất quan trọng. Trong các biện pháp kỹ thuật ở giai đoạn vườn ươm thì việc tìm ra công thức che bóng và phân bón phù hợp nhất cho từng loài cây làm cơ 5 sở cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật sản xuất cây con là một việc rất cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và phân bón đến sinh trưởng của một số cây đô thị ở giai đoạn vườn ươm” để góp phần làm sáng tỏ được nhu cầu về ánh sáng và phân bón của một số cây đô thị ở giai đoạn vườn ươm. 6 Phần I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới  Nghiên cứu về ảnh hưởng của ánh sáng đến thực vật Ánh sáng là nhân tố không thể thiếu được trong đời sống của thực vật. Nó có ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống của thực vật, từ khi hạt nảy mầm, sinh trưởng, phát triển cho đến khi cây ra hoa kết quả rồi chết. Theo Kimmins (1988) khi bị che bóng thì hệ số có lá (sản lượng thuần/ đơn vị khối lượng lá (kg) hoặc sản lượng thuần/ diện tích lá sẽ giảm vì rằng khối lượng lá hoặc diện tích lá không quang hợp được sẽ tăng lên [10]. Tại Ấn Độ Nandi R.P. và Chaterjee S.K (1992) đã tìm hiểu của chế độ che bóng tạm thời của các loài Crotalalia algroides, Tephrosia cadida và Indigofera tinctoria đến sinh trưởng và sản lượng Cankina (Cinchonaspp). Kết quả nghiên cứu được so sánh với sinh trưởng Cankina được che bóng dài ngày bằng các loài cây như Alnus nepalensis, Mallotus philippinensis, Alanries Motana và Leucaena leucocaphana và so sánh đối chứng (không che bóng). Tốt nhất được ghi nhận ở loài Alnus nepalensis và ở cự ly hàng cây che bóng 24 x 24 feet tốt hơn cự ly 12 x12 feet (cự ly Cankina là 4 x 4 feet) [5]. Đối với từng loài cây nhu cầu về ánh sáng trong từng giai đoạn có khác nhau cần có những nghiên cứu cụ thể. Theo George Baur: việc trù tính sao cho có bóng râm thích hợp thường là điều căn bản đến sản xuất cây con để trồng rừng cho thỏa đáng và có thể xác định độ che râm cần thiết bằng thí nghiệm hoặc bằng cách mò mẫm thăm dò [1].  Nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến thực vật Theo Prianitnikov (1964) phân bón là nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, đối với từng loài cây cần nghiên cứu cụ thể để tránh sự lãng phí phân bón không cần thiết [6]. 7 Polster, Fidler, Lir (1974) đã có kết luận sinh trưởng của cây thân gỗ phụ thuộc vào sự hút các nguyên tố khoáng từ đất. Trong suốt quá trình sinh trưởng sự hút đó phụ thuộc vào độ dự trữ và mức độ dễ tan của chúng trong đất [6]. Theo Jurbitxki (1963) cho rằng các biện pháp sử dụng phân bón sẽ được hoàn thiện một cách đúng đắn theo sự hiểu biết sâu sắc nhu cầu của cây, đặc điểm của đất và phân bón. Theo Peterburgeskii (1964) chỉ rõ các nhà nông hóa nghiên cứu dinh dưỡng của cây và tác động của phân bón trong mối quan hệ với các dinh dưỡng của đất. Ông cho rằng 3 vấn đề lớn chiếm vị trí trung tâm của nông hóa là dinh dưỡng, độ phì của đất và việc sử dụng phân bón [9]. Giáo sư Ratner cho rằng để nhận được sản lượng theo dự kiến trong việc sử dụng định hướng và tiết kiệm hơn nguồn phân bón. Một mặt nhằm thỏa mãn nhu cầu thay đổi của cây về dinh dưỡng trong các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của chúng. Mặt khác phải sử dụng hợp lý độ phì tự nhiên của đất [9]. Lodinski, Zipi,1975 cho biết trong các thí nghiệm dinh dưỡng trên các đất cát có bón P, K hoặc N, P, K thì 3 1 lượng nitơ cây hút được là thuộc về phân bón và 3 2 thuộc về nitơ. Cây đã sử dụng ¼ lượng nitơ bón vào. Tuy nhiên, cây chỉ đồng hóa được chất dinh dưỡng nằm trong đất hoặc đưa vào đất cùng phân bón trong dạng hợp chất dễ tan (Mikhailov, Kniper, 1971) [9]. Viện sĩ Prianiskov (theo Jurbitxki, 1963) đã nhấn mạnh việc sử dụng phân bón có thể chỉ trong sự phối hợp rất sâu sắc các phân bón với hóa học đất và sinh lí thực vật [9]. 1.2.Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam  Nghiên cứu về ảnh hưởng của ánh sáng đến thực vật Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng cho sự sinh trưởng của thực vật. Vì nó rất cần cho quá trình quang hợp. Nhờ quá trình quang 8 hợp mà cây tổng hợp các hợp chất hữu cơ làm nguyên liệu để xây dựng nên cơ thể và tích lũy năng lượng ở trong cây để tiến hành sinh trưởng. Cho nên trong một khoảng thời gian nào đó như ngày râm mát, những ngày mưa hay ban đêm không có ánh sáng cây vẫn sinh trưởng được. Nhưng trong suốt chu kỳ sống của cây thì cần rất nhiều ánh sáng. Tùy theo nhu cầu ánh sáng mà người ta chia thực vật thành hai nhóm là cây ưa sáng và cây ưa bóng [13]. Tùy từng loài cây, từng giai đoạn mà thực vật có những nhu cầu về ánh sáng khác nhau. Theo Đinh Xuân Lý (1993) tỷ lệ che bóng cho cây con vườn ươm đối với loài cây Cẩm lai phải được che 75% ánh sáng trực xạ. Giai đoạn vườn ươm của cây họ Đậu nói chung và cây Cẩm lai nói riêng cần được che bóng hợp lý, sinh trưởng chiều cao, đường kính dưới tỷ lệ che bóng khác nhau của loài cây này đã có sự khác biệt rõ rệt [7]. Nghiên cứu về chế độ che bóng cho một số loài cây khác đã có nhiều tác giả đề cập đến như: TS Nguyễn Hữu Thước (1962) nghiên cứu chế độ che bóng cho hai loài Xà cừ (Khaya senegalensis) và cây Mỡ (Manglietia glauca); ThS Nguyễn Đức Định (1997) nghiên cứu chế độ che bóng cho loài Xoan mộc (Toona sureni (Bl.) Merr); ThS Nguyễn Thị Mừng (1997) nghiên cứu chế độ che bóng cho cây Cẩm lai (Dalbegia bariaensis Diere); sinh viên Nguyễn Văn Thuấn (1999) nghiên cứu tỷ lệ che bóng cho cây Quế (Cinamomum cassia Blum); sinh viên Vũ Thị Minh Điệp (2001) đã nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che bóng đến sinh trưởng của Re hương (Cinamomum iners Rienw)… Các tác giả đều có kết luận chung: “ Đối với các loài cây trên nói chung giai đoạn còn non ở vườn ươm cần được che bóng hợp lý. Nhu cầu ánh sáng hay tỷ che bóng của các loài qua các giai đoạn sinh trưởng là khác nhau”.  Nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến thực vật Ở Việt Nam ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của thực vật đã được nghiên cứu từ rất lâu. 9 Trong sách “ Nghề lâm sinh” đã đưa ra được tỷ lệ phân bón và thành phần ruột bầu của một số cây lâm nghiệp như: Bạch đàn, Thông, Keo, Mỡ, Phi lao. Trong sách “ Kỹ thuật trồng một số loài cây rừng” Vụ Khoa học công nghệ, Bộ Lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1994 đã xác định được tỷ lệ phân bón thích hợp cho một số loài cây như: Mít, Dầu rái, Sến Mật…[6] Trương Thị Thảo với đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của dinh dưỡng N. P. K đến chất lượng cây ươm thông nhựa (Pinus merkusi)” đã đưa ra kết luận: bón phân khoáng tỷ lệ N : P : K là 40 : 80 : 40 kg/ ha hoặc có thể là 40 : 80 : 0 kg/ ha thích hợp với cây ươm Thông nhựa 1 năm tuổi (với đất có thành phần lý hóa tính phù hợp) [9]. Nguyễn Minh Đường, 1986 khi nghiên cứu chế độ phân bón cho một số loài đã kết luận: cây sử dụng chất dinh dưỡng, nước trong đất thông qua hệ rễ, mức độ yêu cầu về số lượng, chủng loại không giống nhau mà phụ thuộc vào loài cây và thời kỳ sinh trưởng [6]. Theo Lê Văn Khoa và cộng sự (1996), cây trồng hút dinh dưỡng trong phân chuồng hữu cơ chậm hơn phân khoáng. Nhưng nếu chỉ nhìn trước mắt thì thấy phân khoáng tham gia vào năng suất cây trồng nhiều hơn còn phân chuồng thì cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và cung cấp trong thời gian dài, tổng số chất dinh dưỡng mà phân chuồng cung cấp cho cây trồng là rất lớn [6]. Công trình nghiên cứu của Hoàng Công Dũng (1996) thử nghiệm về bón lót các loại phân hữu cơ và vô cơ với các tỷ lệ khác nhau cho cây Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engler) ở giai đoạn vườn ươm: 1 – 2 – 4 - 6% tính theo khối lượng Bần chua và sử dụng công thức đối chứng là toàn đất để so sánh. Công trình đã rút ra kết luận sau: ở các công thức ruột bầu có tỷ lệ lân 2 - 4% và công thức có 1 - 2% phân bón cây sinh trưởng tốt nhất về cả chiều cao, đường kính cũng như sinh khối của cây [6]. Phạm Thị Quyên, 2003 đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức phân bón đến sinh trưởng rừng Luồng (Dendrocalamus membranaceus 10 [...]... gieo ươm cây Sấu và cây Lát hoa - Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến sinh trưởng của cây Sấu và cây Lát hoa giai đoạn 6 tháng tuổi - Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới thúc N 5P10K3 đến sinh trưởng của cây Sấu và cây Lát hoa giai đoạn 6 tháng tuổi 18 - Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến tỷ lệ cây sống, cây chết của cây Sấu và cây Lát hoa giai đoạn 6 tháng tuổi - Đề xuất một số. .. được ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và chế độ phân bón đến sinh trưởng của cây Sấu và cây Lát hoa giai đoạn vườn ươm làm cơ sở đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng cây con 2.1.2 Mục tiêu cụ thể - ánh giá được ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và chế độ tưới thúc đến sinh trưởng của cây Sấu và cây Lát hoa ở giai đoạn vườn ươm -Đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng cây con... bình 1 Không có ánh sáng 3 I bóng ánh sáng 1 Cấp Mức độ che Cường độ 675 Số điểm đo 3940 2610 663 4.2.1 Ảnh hưởng của mức độ che bóng đến sinh trưởng của cây Sấu  Ảnh hưởng của mức độ che bóng đến sinh trưởng chiều cao (Hvn) Trong giai vườn ươm chiều cao là một chỉ tiêu cho thấy rõ quá trình sinh trưởng của cây con Để thấy rõ được ảnh hưởng của mức độ che bóng đến sinh trưởng của cây con chúng tôi... lặp) của mỗi công thức là 30 bầu theo luống Khi bố trí thí nghiệm cố gắng đảm bảo các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây con như biện pháp kỹ thuật, chế độ chăm sóc, tưới nước… là đồng nhất chỉ biến thiên các nội dung (công thức) thí nghiệm 2.4.2.1 .Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến sinh trưởng của cây Sấu và cây Lát hoa Để nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến sinh trưởng của. .. nên có thể dùng dung dịch JvenC để xử lý nấm cho cây mầm tránh bệnh thối cổ rễ ở cây con 4.2 Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến sinh trưởng của cây Sấu và cây Lát hoa ở giai đoạn vườn ươm Sau khi sử dụng máy đo cường độ ánh sáng Extech để đo cường độ ánh sáng tại các vị trí nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả sau: 32 Cường độ Dày (lux) 5120 2 5120 4950 3750 2 4120 3960 2670 2 2400 2750 665 2 650 3... trung bình của cây Sấu giai đoạn 6 tháng tuổi giữa cấp che bóng II và cấp III có sự sai khác rõ rệt nên cấp III là công thức tốt nhất cho sinh trưởng chiều cao giai đoạn này  Ảnh hưởng của mức độ che bóng đến sinh trưởng đường kính (Doo) Trong giai đoạn vườn ươm cây con sinh trưởng chiều cao mạnh hơn sinh trưởng về đường kính Nhưng đường kính vẫn là một chỉ tiêu quan trọng để ánh giá tiêu chuẩn cây con... (2006) với công trình nghiên cứu về các loại hỗn hợp ruột bầu ươm cây Dó trầm Đã rút ra kết luận: cây Dó trầm sinh trưởng tốt nhất ở công thức ruột bầu gồm đất – phân bò hoai - xơ dừa tương ứng với tỷ lệ 1: 1: 2 và bổ sung 4% lân, 1% kali [6] Thực tế trong sản xuất cho thấy ở giai đoạn vườn ươm ánh sáng và phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cây con  Một số đặc điểm của cây Sấu: Tên khoa... (c-1)(n-1) Với: c: cấp chất lượng n: số công thức thực nghiệm - So sánh χ t2 với χ 205 (tra bảng): + Nếu χ t2 ≤ χ 205 thì kết luận mức độ che bóng khác nhau chưa ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ cây sống, cây chết của cây con giai đoạn vườn ươm + Nếu χ t2 > χ 205 thì kết luận mức độ che bóng khác nhau ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ cây sống, cây chết của cây con ở giai đoạn vườn ươm 26 Phần III ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN... phân bón) V B FB = ( a − 1) V N Tra bảng xác định F05 với bậc tự do: k1 = b -1, k2 = (a-1)(b-1) So sánh FB với F05 tra bảng: 24 Nếu FB ≤ F05: Kết luận nhân tố ánh sáng (phân bón) chưa ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của cây con Nếu FB > F05: Kết luận nhân tố ánh sáng (phân bón) ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của cây con + Trường hợp FB > F05 tra bảng tiến hành tìm công thức che bóng (phân bón) hiệu... với mức độ che bóng trung bình cho giá trị chiều cao trung bình của cây Sấu là lớn nhất Để xác định ảnh hưởng của mức độ che bóng đến sinh trưởng chiều cao của cây Sấu giai đoạn 5,5 tháng tuổi chúng tôi tiến hành phân tích phương sai 2 nhân tố Kết quả thu được như sau: 34 FA = 3,65 < F05 = 5,14 (k1 = 2; k2 = 6) Vậy việc phân khối chưa ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng chiều cao của cây Sấu giai đoạn 5,5 . trường, gắn liền kiến thức lý luận với thực tiễn sản xuất. Được sự đồng ý của bộ môn Lâm sinh - khoa Lâm học - Trường đại học Lâm Nghiệp và thầy giáo TS. Đỗ Anh Tuân tôi đã thực hiện đề tài tốt. nghiệp như: Bạch đàn, Thông, Keo, Mỡ, Phi lao. Trong sách “ Kỹ thuật trồng một số loài cây rừng” Vụ Khoa học công nghệ, Bộ Lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1994 đã xác định được tỷ lệ phân. chủng loại không giống nhau mà phụ thuộc vào loài cây và thời kỳ sinh trưởng [6]. Theo Lê Văn Khoa và cộng sự (1996), cây trồng hút dinh dưỡng trong phân chuồng hữu cơ chậm hơn phân khoáng.

Ngày đăng: 03/10/2014, 15:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. George N.Baur, cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, NXB khoa học kĩ thuật, Hà Nội, 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa
Nhà XB: NXB khoa học kĩ thuật
2. Vũ Thị Minh Điệp (2001), Tìm hiểu ảnh hưởng của chế độ che bóng tới sinh trưởng của Re hương (Cinamomum iners. Rienw) giai đoạn vườn ươm, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Lân nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu ảnh hưởng của chế độ che bóng tới sinh trưởng của Re hương (Cinamomum iners". Rienw) "giai đoạn vườn ươm
Tác giả: Vũ Thị Minh Điệp
Năm: 2001
3. Nguyễn Đức Định (1997), Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng và thàn phần ruột bầu đến sinh trưởng cây Xoan mộc (Toona sureni (BL.) Merr) trong giai đoạn vườn ươm ở ở Đak Lak, Luận án Thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng và thàn phần ruột bầu đến sinh trưởng cây Xoan mộc (Toona sureni "(BL.) Merr") trong giai đoạn vườn ươm ở ở Đak Lak
Tác giả: Nguyễn Đức Định
Năm: 1997
4. GS.TS Nguyễn Hải Tuất, GS.TS Vũ Tiến Hinh và PGS. TS Ngô Kim Khôi (2006), Phân tích toán thống kê trong lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích toán thống kê trong lâm nghiệp
Tác giả: GS.TS Nguyễn Hải Tuất, GS.TS Vũ Tiến Hinh và PGS. TS Ngô Kim Khôi
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2006
5. Nguyễn Văn Khanh, (2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ che sáng và phân bón đến sinh trưởng của cây con loài Sến mật (Madhuca pasquieri H.J.Lam) ở vườn ươm Trường Đại học Lâm nghiệp, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ che sáng và phân bón đến sinh trưởng của cây con loài Sến mật (Madhuca pasquieri" H.J.Lam) "ở vườn ươm Trường Đại học Lâm nghiệp
Tác giả: Nguyễn Văn Khanh
Năm: 2010
6. Nguyễn Thị Phương (2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của chế đố phân bón đến sinh trưởng và chất lượng của một số loài cây lâm nghiệp trong giai đoạn vườn ươm, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế đố phân bón đến sinh trưởng và chất lượng của một số loài cây lâm nghiệp trong giai đoạn vườn ươm
Tác giả: Nguyễn Thị Phương
Năm: 2010
7. Nguyễn Thị Mừng (1997), Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng, hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Cẩm lai (Daalbergia bariaensis Pierre) trong giai đoạn vườn ươm ở Kon Tum, Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng, hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Cẩm lai (Daalbergia bariaensis Pierre) trong giai đoạn vườn ươm ở Kon Tum
Tác giả: Nguyễn Thị Mừng
Năm: 1997
9. Trương Thị Thảo (1989), Ảnh hưởng của dinh dưỡng N.P.K đến chất lượng cây ươm Thông nhựa (Pinus merkusi), Luận án PTS khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của dinh dưỡng N.P.K đến chất lượng cây ươm Thông nhựa (Pinus merkusi
Tác giả: Trương Thị Thảo
Năm: 1989
11.Dương Văn Long (1995), Nghiên cứu ảnh hưởng của che sáng và phân bón đến sinh trưởng của Quế ( Cinamomum cassia Blume) ở giai đoạn vườn ươm, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Nghiên cứu ảnh hưởng của che sáng và phân bón đến sinh trưởng của Quế ( Cinamomum cassia" Blume) "ở giai đoạn vườn ươm
Tác giả: Dương Văn Long
Năm: 1995
12.Công ty Lâm nghiệp trung ương, Dự án giống Lâm nghiệp Việt Nam – Danida, Danh mục hạt giống, Xí nghiệp giống lâm nghiệp vùng trung tâm Bắc bộ và đồng bằng sông hồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh mục hạt giống

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng Tên bảng Trang - Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và phân bón đến sinh trưởng của một số cây đô thị ở giai đoạn vườn ươm
ng Tên bảng Trang (Trang 2)
Bảng 4.1: Kết quả chiều cao trung bình của cây Sấu dưới các cấp - Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và phân bón đến sinh trưởng của một số cây đô thị ở giai đoạn vườn ươm
Bảng 4.1 Kết quả chiều cao trung bình của cây Sấu dưới các cấp (Trang 33)
Bảng 4.2: Kết quả đường kính gốc trung bình của cây Sấu dưới các - Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và phân bón đến sinh trưởng của một số cây đô thị ở giai đoạn vườn ươm
Bảng 4.2 Kết quả đường kính gốc trung bình của cây Sấu dưới các (Trang 36)
Hình 4.1: Biểu đồ sinh trưởng chiều cao của cây Sấu dưới các cấp - Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và phân bón đến sinh trưởng của một số cây đô thị ở giai đoạn vườn ươm
Hình 4.1 Biểu đồ sinh trưởng chiều cao của cây Sấu dưới các cấp (Trang 39)
Bảng 4.3 cho thấy chiều cao trung bình của Lát hoa có giá trị tương  đương nhau giữa các khối thí nghiệm nên việc phân khối ảnh hưởng đồng  nhất đến kết quả thí nghiệm còn giữa các cấp che bóng khác nhau thì chiều  cao trung bình có sự phân hóa rõ hơn - Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và phân bón đến sinh trưởng của một số cây đô thị ở giai đoạn vườn ươm
Bảng 4.3 cho thấy chiều cao trung bình của Lát hoa có giá trị tương đương nhau giữa các khối thí nghiệm nên việc phân khối ảnh hưởng đồng nhất đến kết quả thí nghiệm còn giữa các cấp che bóng khác nhau thì chiều cao trung bình có sự phân hóa rõ hơn (Trang 40)
Hình 4.4: Biểu đồ sinh trưởng đường kính gốc của Lát hoa dưới - Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và phân bón đến sinh trưởng của một số cây đô thị ở giai đoạn vườn ươm
Hình 4.4 Biểu đồ sinh trưởng đường kính gốc của Lát hoa dưới (Trang 45)
Bảng 4.6: Kết quả đường kính trung bình của Sấu dưới các công - Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và phân bón đến sinh trưởng của một số cây đô thị ở giai đoạn vườn ươm
Bảng 4.6 Kết quả đường kính trung bình của Sấu dưới các công (Trang 48)
Bảng 4.7: Kết quả chiều cao trung bình của Lát hoa dưới các công - Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và phân bón đến sinh trưởng của một số cây đô thị ở giai đoạn vườn ươm
Bảng 4.7 Kết quả chiều cao trung bình của Lát hoa dưới các công (Trang 52)
Bảng 4.8: Kết quả đường kính trung bình của Lát hoa dưới các - Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và phân bón đến sinh trưởng của một số cây đô thị ở giai đoạn vườn ươm
Bảng 4.8 Kết quả đường kính trung bình của Lát hoa dưới các (Trang 54)
Bảng 4.9: Tỷ lệ cây sống, cây chết của Sấu dưới các cấp che bóng - Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và phân bón đến sinh trưởng của một số cây đô thị ở giai đoạn vườn ươm
Bảng 4.9 Tỷ lệ cây sống, cây chết của Sấu dưới các cấp che bóng (Trang 58)
Bảng 4.10: Tỷ lệ cây sống, cây chết của Lát hoa dưới các cấp che - Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và phân bón đến sinh trưởng của một số cây đô thị ở giai đoạn vườn ươm
Bảng 4.10 Tỷ lệ cây sống, cây chết của Lát hoa dưới các cấp che (Trang 59)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w