0
Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Ảnh hưởng mức độ che bóng đến sinh trưởng của cây Lát hoa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG VÀ PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ CÂY ĐÔ THỊ Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM (Trang 39 -39 )

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.2. Ảnh hưởng mức độ che bóng đến sinh trưởng của cây Lát hoa

Ảnh hưởng của mức độ che bóng đến sinh trưởng chiều cao (Hvn)

Kết quả điều tra về sinh trưởng chiều cao của Lát hoa dưới các công thức che bóng được trình bày tại bảng 4.3:

Bảng 4.3: Kết quả chiều cao trung bình của Lát hoa dưới các cấp che bóng Giai đoạn Khối thí nghiệm Cấp che bóng CấpI Cấp II Cấp III Cấp IV Hvn (cm) S% Hvn (cm) S% Hvn (cm) S% Hvn (cm) S% I 54,63 4,13 54,54 4,39 55,66 4,79 55,13 3,82

II 54,67 4,76 54,71 6,53 56,26 4,02 55,65 5,95III 54,93 5,97 54,45 6,47 56,38 4,51 56,31 5,42 III 54,93 5,97 54,45 6,47 56,38 4,51 56,31 5,42 TB 54,74 54,57 56,10 55,70 6 tháng I 58,39 4,04 58,63 4,36 59,36 4,29 58,76 4,70 II 58,37 4,16 58,68 5,33 59,76 4,07 59,45 6,21 III 58,74 5,32 58,48 5,61 59,93 4,29 59,96 4,50 TB 58,50 58,60 59,68 59,39

Bảng 4.3 cho thấy chiều cao trung bình của Lát hoa có giá trị tương đương nhau giữa các khối thí nghiệm nên việc phân khối ảnh hưởng đồng nhất đến kết quả thí nghiệm còn giữa các cấp che bóng khác nhau thì chiều cao trung bình có sự phân hóa rõ hơn. Đồng thời hệ số biến động cũng thay đổi theo các công thức che bóng khác nhau.

Giai đoạn 5,5 tháng tuổi: chiều cao trung bình của cấp che bóng III có giá trị lớn nhất là 56,10cm; hệ số biến động từ 4,02 – 4,79 %. Thứ 2 là giá trị chiều cao trung bình tại cấp che bóng IV (55,70cm) với hệ số biến động từ 3,82 – 5,95%. Thứ 3 là chiều cao trung bình của cấp I (54,74cm), hệ số biến động từ 4,13 – 5,97%. Thấp nhất là giá trị chiều cao trung bình của cấp che bóng II (54,57cm) với hệ số biến động từ 4,39 – 6,53%.

Kết quả phân tích phương sai hai nhân tố thu được như sau: FA = 3,62 < F05 = 5,14 (k1 = 2; k2 = 6)

Nên kết luận việc phân khối chưa ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng chiều cao của Lát hoa giai đoạn 5,5 tháng tuổi.

FB = 23,44 > F05 = 4,76 (k1 = 3; k2 = 6)

Vậy mức độ che bóng khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng chiều cao của cây Lát hoa giai đoạn 5,5 tháng tuổi.

Qua kiểm tra sai dị cặp trị số trung bình lớn nhất bằng tiêu chuẩn t thu được kết quả sau:

ttính = 2,47 > t05 = 2,31 (k = 8)

Kết luận có sự sai khác giữa chiều cao trung bình của cấp che bóng III và cấp IV. Do đó, cấp che bóng III với cường độ ánh sáng trung bình là 2610 lux là công thức tốt nhất cho sinh trưởng chiều cao của Lát hoa giai đoạn 5,5 tháng tuổi.

Giai đoạn 6 tháng tuổi: giá trị chiều cao trung bình giữa các khối thí nghiệm trong cùng một cấp che bóng vẫn chênh lệch không đáng kể còn chiều cao giữa các cấp che bóng có sai khác rõ rệt hơn. Cụ thể, cấp I có giá trị chiều cao trung là 58,50cm với hệ số biến động từ 4,04 – 5,32%. Cấp II chiều cao trung bình là 58,60cm với hệ số biến động từ 4,36 – 5,61%. Cấp III chiều cao trung bình là 59,68cm; hệ số biến động từ 4,07 – 4,29%. Cấp IV chiều cao trung bình là 59,39cm; hệ số biến động từ 4,50 – 6,31%. Qua kết quả thu được về chiều cao trung bình của cây Lát hoa có thể thấy cấp III vẫn cho giá trị chiều cao trung bình lớn nhất.

Khi tiến hành phân tích phương sai 2 nhân tố thu được kết quả sau: FA = 2,87 < F05 = 5,14 (k1 = 2; k2 = 6)

Vậy việc phân khối ảnh hưởng chưa rõ rệt đến sinh trưởng chiều cao của cây Lát hoa giai đoạn 6 tháng tuổi.

FB = 11,95 > F05 = 4,76 (k1 = 3; k2 = 6)

Kết luận mức độ che bóng ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng chiều cao của cây Lát hoa giai đoạn 6 tháng tuổi.

Khi tiến hành kiểm tra sai dị cặp trị số trung bình lớn nhất thu được kết quả sau:

ttính = 1,4 < t05 = 2,31 (k = 8)

Như vậy, chiều cao trung bình của cấp ánh sáng III và IV chưa có sai khác rõ ràng nên có thể sử dụng một trong hai công thức đều cho chiều cao trung bình của Lát hoa lớn nhất.

Giá trị chiều cao trung bình của Lát hoa dưới các cấp che bóng được mô phỏng qua hình 4.3 (trang 40)

Ảnh hưởng của mức độ che bóng đến sinh trưởng đường kính gốc (Doo)

Bảng 4.4: Kết quả đường kính gốc trung bình của Lát hoa dưới các cấp che bóng Giai đoạn Khối Thí nghiệm Cấp che bóng Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV Doo (mm) S% Doo (mm) S% Doo (mm) S% Doo (mm) S% 5,5 tháng III 3,603,64 3,192,94 3,56 3,19 3,753,63 2,55 3,71 4,082,62 3,653,66 4,682,92 III 3,69 3,25 3,64 4,46 3,70 3,69 3,65 5,74 TB 3,64 3,61 3,72 3,65 6 tháng I 3,76 4,90 3,79 4,55 3,90 4,56 3,69 4,07 II 3,79 1,98 3,83 1,98 3,84 2,52 3,78 2,44 III 3,79 4,87 3,87 6,43 3,92 4,02 3,78 6,59 TB 3,78 3,83 3,89 3,75

Kết quả bảng 4.4 cho thấy cấp che bóng khác nhau thì giá trị đường kính gốc trung bình của Lát hoa cũng khác nhau. Mức độ chênh lệch đường kính của Lát hoa giữa các cấp che bóng rõ ràng hơn mức độ chênh lệch giữa các khối thí nghiệm trong cùng một cấp che bóng. Hệ số biến động đường kính giai đoạn 5,5 tháng tuổi từ 2,55 – 5,74%; giai đoạn 6 tháng tuổi hệ số biến động từ 1,98 - 6,59% cho thấy giai đoạn này cây con vẫn sinh trưởng chiều cao mạnh hơn sinh trưởng đường kính.

Giai đoạn 5,5 tháng tuổi: Đường kính trung bình của Lát hoa có giá tị từ 3,56 – 3,75mm; hệ số biến động đường kính từ 2,55 – 5,74%. Trong giai đoạn này cấp che bóng III cho giá trị chiều cao trung bình của Lát hoa lớn nhất là 3,72mm với hệ số biến động từ 2,62 – 4,08%. Lớn thứ 2 là đường kính trung bình của cấp IV (3,65mm), hệ số biến động từ 2,92 – 5,74%. Thứ 3 là đường kính trung bình của cấp I (3,64mm), hệ số biến động từ 2,94 - 3,25%.

Thấp nhất là đường kính trung bình của cấp II (3,61mm), hệ số biến động từ 2,55 – 4,46 %.

Kết quả khi phân tích phương sai 2 nhân tố như sau FA = 0,91 < F05 = 5,14 (k1 = 2; k2 = 6)

Vậy việc phân khối ảnh hưởng chưa rõ rệt đến sinh trưởng đường kính của Lát hoa giai đoạn 5,5 tháng tuổi.

FB = 5,07 > F05 = 4,76 (k1 = 3; k2 = 6)

Vậy mức độ che sáng khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường kính của Lát hoa giai đoạn 5,5 tháng tuổi.

Kết quả kiểm tra sai dị cặp số trung bình lớn nhất như sau: ttính = 2,58 > t05 = 2,31 (k = 8)

Kết luận đường kính trung bình giữa cấp che bóng III và IV có sự sai khác rõ rệt. Do đó, cấp III với cường độ ánh sáng trung bình là 2610 lux là công thức tốt nhất cho sinh trưởng đường kính Lát hoa giai đoạn 5,5 tháng tuổi.

Giai đoạn 6 tháng tuổi: Cấp che bóng I đường kính trung bình của Lát hoa là 3,78mm với hệ số biến động từ 1,98 – 4,9%. Cấp II đường kính trung bình đạt giá trị 3,83mm; hệ số biến động từ 1,98 – 6,43%. Cấp III đường kính trung bình có giá trị 3,89mm; hệ số biến động từ 2,52 – 4,56%. Cấp IV đường kính trung bình là 3,75mm; hệ số biến động từ 2,44 – 6,59%. Vậy cấp che bóng III là công thức có giá trị đường kính trung bình lớn nhất.

Khi phân tích phương sai 2 nhân tố thu được kết quả sau: FA = 2,69 < F05 = 5,14 (k1 = 2; k2 = 6)

Kết luận việc phân khối ảnh hưởng đồng nhất đến sinh trưởng đường kính gốc của Lát hoa giai đoạn 6 tháng tuổi.

FB = 9,46 > F05 = 4,76 (k1 = 3; k2 = 6)

Vậy mức độ che bóng có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường kính của cây Lát hoa giai đoạn 6 tháng tuổi.

ttính = 2,49 > t05 = 2,31 (k = 8)

Vậy đường kính trung bình giữa 2 cấp che bóng II và III có sự sai khác rõ rệt. Vậy cấp che bóng III vẫn là công thức tốt nhất cho sinh trưởng đường kính của Lát hoa giai đoạn 6 tháng tuổi.

Mức độ chênh lệch đường kính của Lát hoa giai đoạn 5,5 tháng tuổi và giai đoạn 6 tháng tuổi được mô phỏng qua hình 4.4 (trang 40)

Căn cứ vào kết quả trung bình về chiều cao và đường kính có thể kết luận cấp che bóng III là mức độ che bóng tốt nhất cho sinh trưởng của cây Lát hoa giai đoạn 5,5 và giai đoạn 6 tháng tuổi.

Hình 4.3: Biểu đồ sinh trưởng chiều cao của Lát hoa dưới các cấp che bóng

Hình 4.4: Biểu đồ sinh trưởng đường kính gốc của Lát hoa dưới các cấp che bóng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG VÀ PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ CÂY ĐÔ THỊ Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM (Trang 39 -39 )

×