X max1, max2: cặp trị số trung bình lớn thứ nhất và lớn thứ hai.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘ
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Vùng đất đai do Công ty Cổ phần giống Lâm nghiêp vùng Bắc bộ quản lý gồm 4 trạm nằm trên 3 huyện thuộc phạm vi 11 xã. Bao gồm: Trạm Thản huyện Phù Ninh với tổng diện tích là 108 ha, trạm Quảng Yên huyện Thanh Ba với tổng diện tích 405 ha, trạm Vân Sơn với diện tích đất đai là 236 ha và trạm Vân Phú 605 ha thuộc huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ.
Tọa độ địa lý:
Từ 21o35’ đến 21o36’ độ vĩ bắc.
Từ 105o07’ đến 105o10’ kinh độ đông. Ranh giới hành chính:
Phía Bắc giáp huyện Đoan Hùng.
Phía Nam giáp xã Tiên Phú huyện Phù Ninh. Phía Đơng giáp xã Chân Mộng.
Phía Tây giáp xã Khải Xn thị xã Phú Thọ. Cơng ty cách Công ty giấy Bãi Bằng 50 km về phía Bắc.
3.1.2. Địa hình
Khu vực do Cơng ty Cổ phần giống Lâm nghiệp vùng Bắc bộ quản lý thuộc vùng đồi núi trung du có dạng địa hình đồi bát úp chạy do theo hướng Tây Bắc Đơng Nam, địa hình ít phức tạp.
Độ dốc trung bình từ 18o – 30o. Độ cao trung bình so với mực nước biển từ 50 m – 70 m.
3.1.3. Khí hậu, thủy văn
Khu vực nghiên cứu cũng như nhiều vùng khác ở miền Bắc nước ta chịu nhiều ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt.
Lượng mưa trung bình năm 1850mm. Số ngày mưa trên 160 ngày/ năm. Mưa mưa từ tháng 3 đến tháng 9, lượng bốc hơi trung bình là 1056 mm/ năm.
Độ ẩm khơng khí trung bình trong năm: 84%.
Nhiệt độ trung bình năm là 23oC, nhiệt độ tháng cao nhất là 39o C (tháng 6, tháng 7), nhiệt độ tháng thấp nhất là 15,7o C ( tháng 1).
3.1.4. Địa chất, đất đai
Đất đai của do Công ty quản lý nằm trong khu vực tả ngạn sông Hồng. Thành phần đá mẹ chủ yếu là phiến thạch Mica và Gnai hình thành hai loại đất chính. Đất feralit đỏ vàng hoặc đất đỏ phát triển trên phiến thạch Mica.
Thành phần cơ giới đất là trung bình rất ít đá, riêng khu vực núi Kéo và núi Cái có độ dốc lớn hơn, tỷ lệ đá lộ đầu khoảng 10%. Nhìn chung, tầng đất dày, kết cấu bền độ xốp tầng mặt khá cao, có thảm thực vật che phủ và khả năng giữ nước tốt.
Độ pH từ 3,9 – 4,2. Hàm lượng mùn trung bình.
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động
Công ty Cổ phần giống Lâm nghiệp vùng Bắc bộ đóng trên địa bàn sinh sống của đồng bào Kinh với tổng dân số trong khu vực khoảng 25000 người. Trong đó, số lao động chính khoảng 5000 người (chiếm khoảng 20%). Người dân sống chủ yếu bằng sản xuất nông – lâm nghiệp.
3.2.2. Tập quán canh tác
Dân cư trên địa bàn quản lý của Công ty hiện nay sống nhờ sản xuất nơng nghiệp như: lúa, ngơ, khoai. Ngồi ra, nhân dân trong vùng còn trồng cây lâm nghiệp cung cấp nguyên liệu giấy, cây ăn quả, cây dược liệu và cây đặc sản. Đặc biệt, ở đây người dân cịn có tập quán làm vườn rừng lâu đời, nhiều gia đình có diện tích vườn rừng khá rộng trồng Keo, Bạch đàn, Thông, Giổi, Trám, Lim, Lát…
3.2. 3. Cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục
Hệ thống giao thơng: Trong khu vực có quốc lộ 2 chạy qua, đây là con đường liên tỉnh, liên quốc gia. Hệ thống đường liên thôn, liên xã đã được xây dựng nhưng chất lượng chưa cao, chỉ có một số đoạn đường được rải nhựa, còn lại chủ yếu là đường đất nhỏ và hẹp. Hệ thống giao thông nông thôn, nội đồng tổng chiều dài lớn nhưng chất lượng thấp, thường xun bị xói mịn nên ít nhiều gây ảnh hưởng khơng tốt đến sản xuất và sinh hoạt.
Hệ thống điện, thông tin liên lạc: Trong vùng có các trạm hạ thế trải đều trong toàn khu vực, phần nào đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của nhân dân.
Hệ thống thông tin liên lạc, truyền thanh đã phát triển tới các thơn, nhưng do địa hình phức tạp, các khu dân cư sống phân tán, trang thiết bị còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, không được đầu tư, thay thế, nâng cấp thường xuyên nên việc cung cấp các thơng tin kinh tế, văn hố, chính trị, khoa học kỹ thuật, chủ trương chính sách chưa đem lại kết quả như mong muốn.
Y tế, giáo dục và các cơng trình dịch vụ: Tại trung tâm mỗi xã đều đã xây dựng các trạm y tế, trường học, bưu điện, chợ đã phần nào phục vụ được nhu cầu của dân trong vùng.
3.2.4. Tình hình sử dụng đất
Diện tích đất do Cơng ty quản lý nằm trong phạm vi 11 xã thuộc 3 huyện. Bao gồm huyện Phù Ninh, huyện Đoan Hùng và huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ với tổng diện tích là 1854 ha. Trong đó đất có rừng là 672 ha, đất vườn ươm và xây dựng cơ bản là 35 ha và đất trống là 647 ha .
Phần IV