X max1, max2: cặp trị số trung bình lớn thứ nhất và lớn thứ hai.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.1. Một số biện pháp kỹ thuật gieo ươm cây Sấu
* Kỹ thuật bảo quản hạt giống:
Hạt giống sau khi chế biến xong được bảo quản trong cát ẩm.
* Kỹ thuật tạo bầu:
Vỏ bầu làm bằng polyetylen có màu đen. Kích thước vỏ bầu 10 x 15 cm, có đục lỗ ở đáy.
Thành phần ruột bầu: đất đóng bầu là đất lấy ở tầng B được đập nhỏ, trộn đều với phân chuồng hoai và phân NPK theo tỷ lệ 80 ÷ 90% đất tầng B + 8 ÷ 10% phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh + 2 ÷ 10% supe lân hoặc NPK.
* Tạo luống xếp bầu:
Mặt luống xếp bầu được san phẳng, nhặt sạch cỏ.
Kích thước luống xếp bầu có chiều rộng khoảng 1m, chiều dài từ 15 – 20 m, chiều cao từ khoảng 15cm, rãnh luống rộng khoảng 40 – 50cm.
Mật độ xếp bầu: 260 – 280 bầu/m2.
* Xử lý hạt giống:
Hạt giống được xử lý bằng nước ấm từ 40 – 45o (2 sôi 3 lạnh) trong 5 -10 phút để khử nấm bệnh và kích thích hạt nảy mầm. Tiếp tục ngâm hạt trong nước lạnh khoảng 18 – 20 giờ. Sau đó vớt ra rửa sạch nước chua, nhớt và đem ủ trong cát ẩm 75 – 80 % trong khoảng 30 ngày thì hạt nứt nanh đem gieo trên nền cát.
* Gieo hạt và cấy cây:
Hạt giống sau khi nứt nanh được gieo trên nền cát để tạo cây mầm. Nền gieo bao gồm đất được trộn đều với cát theo tỷ lệ 2 cát + 1 đất. Mặt luống gieo được san phẳng, sau khi gieo hạt tiến hành lấp đất, lớp đất phủ
trên mặt luống có độ dày từ 0,4 – 0,5cm. Sau đó phải tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho luống gieo.
Sau khoảng 1 tháng khi cây mầm cao khoảng 4 - 5cm tiến hành nhổ những cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh để cấy vào bầu polyetylen. Nên cấy cây mầm vào những ngày râm mát hoặc mưa nhẹ.
Sau khi cấy cây hàng ngày phải tưới nước để cung cấp đủ độ ẩm cho cây con.
Sấu ít bị sâu bệnh ở giai đoạn cây con nhưng trong thời gian cây mầm Sầu hay bị thối nũn nên khi cấy cây con vào bầu dinh dưỡng phải chú ý loại bỏ những cây này.