X max1, max2: cặp trị số trung bình lớn thứ nhất và lớn thứ hai.
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Từ những kết quả phân tích trên chúng tơi rút ra một số kết luận sau:
5.1.1. Đối với cây Sấu
- Cường độ ánh sáng khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của cây Sấu giai đoạn vườn ươm. Căn cứ vào kết quả sinh trưởng chiều cao, đường kính có thể thấy:
Giai đoạn 5,5 tháng tuổi cây con sinh trưởng chiều cao tốt nhất khi mức độ che bóng trung bình tương ứng với cường độ ánh sáng trung bình là 2610 lux cịn sinh trưởng đường kính tốt nhất khi mức độ che bóng thưa và trung bình. Nên để cây con sinh trưởng cân đối về cả chiều cao và đường kính gốc thì mức độ che bóng trung bình là tốt nhất.
Giai đoạn 6 tháng tuổi cấp III (cường độ ánh sáng trung bình khoảng 2610 lux) vẫn là cơng thức phù hợp nhất cho sinh trưởng chiều cao và đường kính của cây Sấu.
- Tỷ lệ N5P10K3 khác nhau trong các cơng thức tưới thúc có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây Sấu giai đoạn vườn ươm:
Giai đoạn 5,5 tháng tuổi công thức tưới thúc 1,5% N5P10K3 là công thức tốt nhất cho sinh trưởng chiều cao và đường kính của cây con.
Giai đoạn 6 tháng tuổi cơng thức tưới thúc 1,5% N5P10K3 vẫn là công thức cho giá trị chiều cao và đường kính trung bình của cây Sấu là cao nhất và cây con cũng khơng có hiện tượng bị chết nên cơng thức tưới thúc 1,5% N5P10K3 là công thức tốt nhất cho sinh trưởng của cây Sấu giai đoạn này.
- Tỷ lệ cây sống của cây sấu dưới mức độ che bóng trung bình và mức độ che bóng thưa có giá trị cao nhất (90%). Căn cứ vào tỷ lệ cây sống, cây chết và kết quả sinh trưởng chiều cao, đường kính thì mức độ che bóng trung
bình là cơng thức che bóng phù hợp nhất cho sinh trưởng của cây Sấu giai đoạn 6 tháng tuổi.
5.1.2. Đối với cây Lát hoa.
- Việc phân khối ảnh hưởng chưa rõ rệt đến kết quả thí nghiệm cịn cường độ ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của cây Lát hoa giai đoạn 6 tháng tuổi. Từ những kết quả phân tích cho thấy mức độ che bóng trung bình, cường độ ánh sáng trung bình khoảng 2610 lux là cơng thức phù hợp nhất cho sinh trưởng của cây Lát hoa giai đoạn 5,5 tháng tuổi và giai đoạn 6 tháng tuổi. Ở cấp cường độ ánh sáng này cây con sẽ sinh trưởng cân đối về cả đường kính và chiều cao.
- Cơng thức tưới thúc N5P10K3 khác nhau ảnh hưởng đến sinh trưởng của Lát hoa giai đoạn 5,5 tháng tuổi và giai đoạn 6 tháng tuổi. Giá trị chiều cao và đường kính trung bình của Lát hoa ở cơng thức tưới thúc 1,5% N5P10K3 ln đạt giá trị cao nhất. Do đó, cơng thức tưới thúc 1,5% N5P10K3 là công
thức phù hợp nhất cho sinh trưởng của cây Lát hoa giai đoạn này.
- Với tỷ lệ cây sống đạt 92,22% mức độ che bóng trung bình là cơng thức có tỷ lệ cây sống cao nhất. Căn cứ vào sinh trưởng chiều cao và sinh trưởng đường kính cho thấy mức độ che bóng trung bình là phù hợp nhất cho sinh trưởng của Lát hoa.
5.2. Tồn tại
Do hạn chế về mặt thời gian, phương tiện nghiên cứu và bản thân chưa có kinh nghiệm nên đề tài cịn một số hạn chế sau:
- Đề tài mới chỉ nghiên cứu được ảnh hưởng của cường độ ánh sáng sáng và chế độ tưới thúc N5P10K3 đến sinh trưởng chiều cao, sinh trưởng đường kính của cây Sấu và cây Lát hoa mà chưa nghiên cứu được ảnh hưởng của 2 nhân tố này đến một số chỉ tiêu khác như sinh khối, hàm lượng diệp lục … của 2 lồi cây trên.
- Các thí nghiệm theo dõi trong thời gian 1 tháng mà chưa theo dõi được ở các tháng tiếp theo để thấy rõ được ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và phân bón đến sinh trưởng của cây con giai đoạn vườn ươm.
- Đề tài mới nghiên cứu ảnh hưỏng của việc tưới thúc N5P10K3 đến sinh trưởng của cây con mà chưa nghiên cứu được ảnh hưởng của các loại phân bón khác.
5.3. Kiến nghị
Căn cứ vào kết quả thu được của đề tài và những tồn tại trên chúng tơi có một số kiến nghị sau:
- Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và phân bón đến một số chỉ tiêu khác của cây Sấu và Lát hoa giai đoạn vườn ươm.
- Tiếp tục theo dõi ảnh hưởng của tưới thúc N5P10K3 cho cây con ở các tháng tiếp theo để thấy rõ ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây Sấu và Lát hoa.