1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI

11 743 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 91,83 KB

Nội dung

Sau những năm 1980 Lý thuyết tài chính hành vi được thảo luận rải rác ở các nghiên cứu của các học giả kinh tế nổi tiếng như: - Nhà kinh tế học người Mỹ - Richard H.. Sau đó, ông tiếp tụ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ĐẠI HỌC VĂN BẰNG 2 KHÓA 17B

ĐỀ TÀI SỐ 7:

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trương Minh Tuấn

Nhóm thực hiện: Nhóm 13

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM 13

1 Cao Minh Tiến

2 Hồ Thị Ngọc Ánh

3 Trịnh Thùy Trang

4

ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC:

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI 1

I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TÀI CHÍNH HÀNH VI 4

II KHÁI NIỆM VỀ TÀI CHÍNH HÀNH VI 5

1 Tài chính hành vi là gì? 5

2 Những nền tảng cơ bản của Tài chính hành vi 6

2.1 Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường 6

2.2 Tồn tại hành vi không hợp lý 8

2.3 Hành vi bất hợp lý mang tính hệ thống 10

III ỨNG DỤNG CỦA LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI 11

Trang 4

I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TÀI CHÍNH HÀNH VI

- Lịch sử của Lý thuyết tài chính hành vi, người ta thường nhắc tới nhà tâm lý học người Pháp, Jean-Gabriel De Tarde (1843 – 1904), về ứng dụng tâm lý học vào khoa học kinh tế và George Charles Selden với tác phẩm “Psychology of the Stock Market” xuất bản năm 1912 Sau đó,mãi tới năm 1973, tài chính hành

vi mới có những bước tiến đáng kể khi mà hai nhà tâm lý học tài năng Amos Tversky và Daniel đưa ra những thuật toán có sẵn để ước lượng tần suất nhóm hay xác suất của các sự kiện

Sau những năm 1980 Lý thuyết tài chính hành vi được thảo luận rải rác ở các nghiên cứu của các học giả kinh tế nổi tiếng như:

- Nhà kinh tế học người Mỹ - Richard H Thaler với những thảo luận như: sự thiếu hụt của chi phí cơ hội, thất bại trong việc bỏ qua chi phí chìm, hành vi nghiên cứu, lựa chọn không để lựa chọn và hối tiếc (choosing not to choose and regret), tự kiểm soát Ngoài ra, ông còn đề cập đến khái niệm “mental accounting” – tính toán bất hợp lý, theo đó người ta cố gắng mô tả các quá trình mà nhờ đó người ta tập hợp, phân loại và đánh giá những tác động/hậu quả kinh tế Sau đó, ông tiếp tục theo đuổi khái niệm này cùng với Werner F.M

De Bondt cho ra học thuyết mang tên “học thuật về tính toán bất hợp lý” (mental accounting theory)

- Năm 1981, Tversky và Kahneman giới thiệu “mẫu hình” (framing), hai ông đã chỉ ra những tâm lý chính chi phối nhận thức về các vấn đề đưa ra quyết định, đánh giá khả năng và kết quả gây ra của những thay đổi về sở thích đã được dự báo trước trong các tình huống khác nhau mà chúng được sắp đặt trước

- Năm 1981, Tversky và Kahneman giới thiệu “mẫu hình” (framing), hai ông đã chỉ ra những tâm lý chính chi phối nhận thức về các vấn đề đưa ra quyết định, đánh giá khả năng và kết quả gây ra của những thay đổi về sở thích đã được dự báo trước trong các tình huống khác nhau mà chúng được sắp đặt trước

- Năm 1990, Kahneman, Knetch và Thaler đã cùng báo cáo một vài thực nghiệm

để mô tả “tâm lý sợ mất mát” – “loss aversion” và “hiệu ứng bầy đàn” –

“endownment effect” thất bại ngay cả trong thị trường sắp đặt với những cơ hội

để học và kết luận rằng chúng là những đặc tính nền tảng

- Năm 1992, Banerjee phát triển một mô hình đơn giản về hành vi bầy đàn Cũng năm đó, Kahneman va Tversky công bố phần bổ sung lý thuyết triển vọng của

họ bằng “lý thuyết triển vọng lũy tiến” (cumulative prospect theory)

- Năm 1997, bằng nghiên cứu thực nghiệm, Basu đã tìm ra được “tính bảo thủ” (conservatism) mà nhờ đó ông đã giải thích được vì sao mà thị trường phản ứng với tin xấu nhanh hơn những tin tốt

Trang 5

- Sang năm 1999, Camerer và Lavallo đã tìm thấy một cách thực chứng rằng “sự quá tự tin”(overconfidence) và “sự quá lạc quan” (optimism) dẫn đến những lối kinh doanh quá mức.Wermer (1999) đã nghiên cứu thêm về “đầu cơ” (hedge)

và nhận thấy rằng khuynh hướng đầu cơ có dấu hiệu tăng cao nhất trong giao dịch ở những cổ phiếu nhỏ và những nguồn tiền có khuynh hướng tăng

- Năm 2000, Rabin đã đưa ra những lý lẽ có tính thuyết phục chỉ ra rằng lý thuyết thị trường hiệu quả là một sự giải thích hoàn toàn đáng nghi ngờ cho những rủi ro không mong muốn (risk aversion) đối với những nguyên tắc hiện đại Lee và Swaminathan (2000) cũng chỉ ra rằng những khối lượng giao dịch trong quá khứ có mối liên hệ quan trọng giữa “đòn bẩy” (momentum) và “chiến lược giá” (value strategies) Nó giúp làm tương thích giữa tác động của “phản ứng dưới mức” (underreaction) và “phản ứng quá mức” (overreaction) Ngoài

ra trong năm 2000, Shleifer đã xuất bản ấn phẩm rất nổi tiếng (Inefficient Markets: An introduction to Behavioral Finance), trong đó xem xét Lý thuyết tài chính hành vi trong mối liên hệ với Lý thuyết thị trường hiệu quả

II KHÁI NIỆM VỀ TÀI CHÍNH HÀNH VI

1 Tài chính hành vi là gì?

Trước đây, các nhà kinh tế học có khuynh hướng cho tài chính thành một bộ môn khoa học tự nhiên, mà khoa học tự nhiên thì được giải thích bằng các quy luật, các định đề khô khan,… và tách nó khỏi khoa học xã hội Chính vì thế mà một thời gian dài, khái niệm “tài chính hành vi” được ít người quan tâm đến Tuy nhiên sau nhiều năm nghiên cứu cho thấy rõ ràng là thực tế căn bản của tổng thể thị trường chứng khoán, thu nhập trung bình và hành vi mua bán cá nhân không dễ dàng để hiểu theo lý thuyết chính thống

Tài chính hành vi là một cách tiếp cận thị trường tài chính theo cách mới: Giải thích các mô hình lý luận của nhà đầu tư với những diễn biến cảm xúc và mức độ ảnh hưởng của chúng lên quyết định đầu tư và được xem là cách giải quyết cho các khó khăn mà thị trường tài chính chính thống đang gặp phải

Lý thuyết Tài chính hành vi có thể được hiểu là lý thuyết sử dụng các nghiên cứu về tâm lý và hành vi con người nhằm lý giải các vấn đề tài chính hay nói cách khác Lý thuyết tài chính hành vi là một phạm trù của tài chính, nó nghiên cứu bổ sung cho những lý thuyết tài chính truyền thống bằng việc giới thiệu hành vi tác động đến tiến trình ra quyết định

Trang 6

TÀI CHÍNH HÀNH VI

XÃ HỘI HỌC TÂM LÝ HỌC

TÀI CHÍNH Tài chính hành vi có thể diễn giải các yếu tố chi phối phối đến nó như sau:

- Tâm lý học (Psychology): là ngành khoa học nghiên cứu hoạt động, tinh thần và tư tưởng của con người (cụ thể đó là những cảm xúc, ý chí và hành động) Tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người

- Xã hội học (Sociology): là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung với đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử; là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của cánhân, các nhóm xã hội, các giai cấp, tôn giáo, văn hóa và các dân tộc

- Tài chính (Finance): là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị, có thể đại diện bằng các mô hình, lý thuyết tài chính

2 Những nền tảng cơ bản của Tài chính hành vi

Các mô hình được đề xuất bởi Tài chính hành vi có thể đúng nếu trên thị trường tồn tại một trong ba điều kiện cơ bản của Tài chính hành vi Nếu cả ba đều tồn tại thì Lý thuyết tài chính hành vi dự báo rằng việc định giá sai sẽ trở nên trầm trọng hơn thậm chí có thể gây nên khủng hoảng Ba điều kiện đó bao gồm:

- Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài chính

- Tồn tại hành vi không hợp lý

- Hành vi bất hợp lý mang tính hệ thống

2.1 Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường

Lý thuyết thị trường hiệu quả tin rằng nếu tồn tại định giá sai thì sẽ tồn tại cơ hội kinh doanh chênh lệch giá thu lợi nhuận và điều chỉnh giá trên thị trường về giá cân bằng Nhưng trên thực tế tồn tại định giá sai mà không thể kinh doanh chênh lệch giá và tại sao lại không thể kinh doanh được

Tài chính hành vi giải thích cho hiện tượng này như sau: có hai dạng định giá sai một dạng là thường xuyên xảy ra và có thể kinh doanh chênh lệch giá được, một dạng là không thể xảy ra, kéo dài và không thể kinh doanh chênh lệch giá

Trang 7

được (nói một cách khác, khó mà xác định được khi nào mức định giá sai đã đạt tới giới hạn trên hay dưới và điều chỉnh lại) Nếu tham gia điều chính giá kiểu định giá sai dạng 2 thì rất dễ rơi vào trạng thái “tiền mất, tật mang”

Tài chính hành vi cho rằng khi mà sự sai lệch giá một cách dữ dội thì các chiến lược được thiết kế để điều chỉnh giá có thể phải bao gồm cả rủi ro và chi phí, chính điều này làm cho kinh doanh chênh lệch giá trở nên kém hấp dẫn hơn Do đó, không hẳn mọi lúc thì việc kinh doanh chênh lệch giá là không rủi ro và không tốn phí như quan điểm của thị trường hiệu quả Kết quả là việc định giá sai đã không được điều chỉnh như kỳ vọng ban đầu

Nhiều nhà nghiên cứu tài chính hành vi đưa ra ba vấn đề chính về giới hạn kinh doanh chênh lệch giá không giải thích được, làm cho việc định giá sai trở nên trầm trọng hơn, đó là rủi ro cơ bản (fundamental risk), chi phí thực hiện (implementation costs) và rủi ro từ những nhà giao dịch nhiễu hay rủi ro nhà đầu

tư bất hợp lý (noise trader risk)

2.1.1 Rủi ro cơ bản

Theo nghiên cứu của Andrei Shleifer và Lawrence H.Summers (1990) thì hai ông cho rằng có 02loại rủi ro làm cản trở hoạt động kinh doanh chênh lệch giá, đó

là Rủi ro cơ bản (fundamental risk) và Rủi ro về giá khi bán lại trong tương lai (the source risk comes from unpredictability of future resale price) Hai loại rủi ro này muốn ám chỉ tâm lý của những nhà kinh doanh chênh lệch giá “thua ngay trên chính quyết định của mình” Với thông tin hiện có, họ nhận thấy giá chứng khoán đang quá cao và họ bán chúng ngay để kiếm lời Nhưng sau đó, lại có những thông tin mới tốt hơn, mức kỳ vọng về giá còn cao hơn nữa, họ chịu đựng tâm lý mất mát do chính quyết định ban đầu của mình Tâm lý sợ mất mát này đã làm cản trở

ý định kinh doanh chênh lệch giá ban đầu Dẫn đến kinh doanh chênh lệch giá không xảy ra

2.1.2 Rủi ro từ nhà đầu tư bất hợp lý

Rủi ro từ nhà đầu tư bất hợp lý là một rủi ro mà việc định giá sai được phát hiện bởi các nhà kinh doanh chênh lệch giá bị làm xấu đi trong ngắn hạn

Giả sử thị trường chỉ có 02 nhóm tham gia:

- Nhóm thứ 01: là Nhà đầu tư kinh doanh chênh lệch giá với những thông tin đầy đủ và có những hành động khôn ngoan

- Nhóm thứ 02: là Nhà đầu tư không theo quy luật nào và thiếu thông tin

Trang 8

Chính sự tồn tại nhóm người thứ 02, có lẽ do họ thiếu năng lực chuyên môn, nên họ phản ứng dựa trên suy tính cá nhân trước các biến động của giá cả, và có khuynh hướng đầu tư dựa trên tỷ suất sinh mong đợi trước mắt trong ngắn hạn, hay xu hướng đầu tư theo “thông tin nội bộ”, thông tin gây nhiễu thị trường hơn là đầu tư theo giá trị thực, giá trị nội tại của tài sản Tuy nhiên Đôi lúc các nhà đầu tư khôn ngoan họ còn lợi dụng hành vi của các nhà đầu tư này nhằm tìm kiếm lợi nhuận thay vì mục đích của họ là điều chỉnh giá về giá cơ bản ban đầu

2.1.3 Chi phí thực hiện

Vì không có kiến thức chuyên sâu và thông tin đầy đủ để có thể xác định được thời điểm kinh doanh chênh lệch giá nên các nhà đầu tư nhỏ thường gửi tiền của mình cho một tổ chức hoặc các cá nhân chuyên nghiệp để đầu tư dùm họ Điều này làm nảy sinh vấn đề về mối quan hệ đại diện (agency relationship), phát sinh một chi phí là chi phí giao dịch

2.2 Tồn tại hành vi không hợp lý

Có rất nhiều các biểu hiện về hành vi sai lệch hay bất thường của con người giúp giải thích hành vi của các nhà đầu tư bất hợp lý hay phi lý trên thị trường trong đó có một số các biểu hiện thường thấy nhất

2.2.1 Lý thuyết triển vọng

Thái độ đối với rủi ro không tương đồng với việc được và mất Khi được thì người

ta e ngại rủi ro hơn, còn khi mất thì người ta thường thích rủi ro hơn, nghĩa là sự thay đổi của mức tài sản họ thực sự nhận được, chứ không phải giá trị tài sản cuối cùng Con người đánh giá kết quả dựa trên một điểm tham chiếu, điểm tham chiếu này thường là mức tài sản ban đầu

- Tính toán bất hợp lý:

Tính toán bất hợp lý là một phần trong lý thuyết triển vọng Nó mô tả khuynh hướng của mọi người trong việc đặt những sự kiện cụ thể vào những tính toán bất hợp lý dựa trên thói quen hời hợt, thói quen thiển cận Ý tưởng chính của quan điểm về “sự tính toán bất hợp lý” là người ta có khuynh hướng phân chia những loại trò chơi khác nhau vào từng mảng/tài khoản riêng biệt và bỏ qua sự tương tác giữa chúng

Sự tính toán bất hợp lý (mental accounting) giúp giải thích được rất nhiều hiện tượng như lựa chọn ngược với sở thích (preference reversals), tâm lý sợ thua lỗ (loss aversion), hiệu ứng phân bổ tài sản Tính toán bất hợp lý còn thể hiện rất rõ

Trang 9

khi người ta có tâm lý thực hiện lệnh bán ngay khi mang lại lời nhỏ và trì hoãn bán ngay khi xuất hiện những khoản lỗ nhỏ Hay có thể lý giải hiệu ứng này bằng hiệu ứng tự lừa dối (sợ rằng nếu bán mà bị lỗ sẽ cảm thấy bản thân ra quyết định kém),

và hiệu ứng tiếc nuối

- Sự tự điều chỉnh:

Sự tự điều chỉnh làm giảm nhẹ tính toán bất hợp lý và tâm lý chấp nhận rủi ro khi lỗ Vấn đề tự kiểm soát lỗ tạo thành một vấn đề thiết yếu Vấn đề của nhà đầu

tư là thể hiện sự tự kiểm soát đủ để đóng tài khoản của họ tại mức lỗ

2.2.2 Sự trải nghiệm hay thuật toán và xu hướng lệch lạc

- Sự quen thuộc và các trải nghiệm:

Con người thường cảm thấy an tâm với những điều quen thuộc Con người không thích sự mơ hồ và thường tìm cách né tránh các rủi ro không được bù đắp Con người có khuynh hướng gắn liền với những cái gì họ biết hơn là những điều

xa lạ, họ tránh những sáng tạo mới mặc dù họ biết sáng tạo rất đáng giá Con người luôn có xu hướng tìm kiếm sự an tâm vì thế những rủi ro và sự mơ hồ luôn làm họ phải bận tâm Sự quen thuộc giúp con người có thể đưa ra quyết định nhanh chóng dễ dàng hơn nhiều nhưng trong một số trường hợp các quyết định đó

sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng khi môi trường đã thay đổi Con người được dạy các quy tắc quyết định cho một số trường hợp nhưng khi môi trường thay đổi các nguyên tắc này sẽ không còn phù hợp

- Xu hướng lệch lạc:

Lệch lạc do tình huống điển hình thường được diễn tả một cách đơn giản là xu hướng không quan tâm nhiều đến những nhân tố dài hạn, mà thường đặt nhiều quan tâm đến những tình huống điển hình ngắn hạn trong quá khứ Tversky và Kahneman (1974) đưa ra một định nghĩa cho tình huống này là người ta đánh giá xác suất xảy ra của những sự kiện trong tương lai dựa vào mức độ tương tự với một tình huống điển hình nào đó đã xảy ra Điểm quan trọng là người ta thường chỉ quan tâm đến một tình huống điển hình của một giai đoạn ngắn thay vì quan tâm đến một mẫu hình điển hình trong một giai đoạn, nghĩa là họ quy kết những mẫu hình hay những sự kiện rất hiếm khi xảy ra thành những mẫu hình chuẩn cho tất cả và lấy đó làm cơ sở cho họ đưa ra quyết định Hay nói cách khác họ đang nhầm lẫn áp dụng “luật quan sát số lớn” cho một mẫu có số lượng nhỏ, mà tưởng rằng đó là“luật quan sát số lớn” Nếu sai lầm này diễn ra trong các nhà đầu tư nhỏ

lẻ và tần suất thấp thì sẽ không là vấn đề gì, nhưng nều nó lập đi lập lại với tần

Trang 10

xuất nhiều hơn, mạnh mẽ hơn thì sẽ thành một con số khủng khiếp, ảnh hướng rất lớn đến thị trường

2.2.3 Tâm lý con người

- Sự tiếc nuối:

Con người luôn cảm thấy hối tiếc vì làm sai, thậm chí là lỗi sai nhỏ Họ cảm thấy rất hối hận về quyết định mà nó gây ra kết quả xấu Nếu ai đó mong rằng có thể tránh sự tiếc nuối, họ có thể thay đổi hành vi của họ theo cách mà đôi khi là bất hợp lý Lý thuyết về hối tiếc có thể giúp giải thích nhân tố mà nhà đầu tư trì hoãn bán khi giá đang giảm và thúc giục bán khi nó vừa tăng giá

- Quá tự tin:

Một số nhà đầu tư thường thổi phồng tài năng của mình và đánh giá thấp khả năng xảy ra của một kết quả xấu có thể xảy ra mà họ không kiểm soát được Sự kết hợp giữa tự tin thái quá và tính lạc quan làm cho người ta đánh giá quá cao khả năng tri thức của họ, đánh giá thấp rủi ro và thổi phồng khả năng của họ trong việc kiểm soát tình hình Sự tự tin quá càng lớn thì rủi ro càng cao

- Bảo thủ:

Khi điều kiện thay đổi người ta thường phản ứng chậm so với những thay đổi đó

và gắn nhận định của bản thân mình cho rằng đây chỉ là thay đổi tạm thời Tức là khi nền kinh tế suy giảm họ cho rằng nền kinh tế chỉ kém đi tạm thời và sẽ tiếp tục

đi lên trong dài hạn Tâm lý này ngược lại với xu hướng tình huống điển hình

2.3 Hành vi bất hợp lý mang tính hệ thống

Nếu chỉ một nhà đầu tư đơn lẻ có hành vi không hợp lý, thì ảnh hưởng của giao dịch của nhà đầu tư này thị trường là không đáng kể (cho dù là tổ chức đầu tư lớn thì ảnh hưởng cũng rất hạn chế nếu chỉ đơn độc một mình) Chỉ khi hành vi không hợp lý là mang tính hệ thống (nghĩa là một nhóm nhiều nhà đầu tư có cùng một hành vi không hợp lý như nhau) thì khi ấy việc định giá sai sẽ xuất hiện và có thể bắt đầu kéo dài Lý thuyết tài chính hành vi cho rằng hành vi bất hợp lý là khá phổ biến ở các nhà đầu tư Các nhà đầu tư thường hay cùng nhau bàn tán về đầu tư, những kiến thức đầu tư, những thành công và sai lầm của các nhà đầu tư khác Vì vậy, quyết định đầu tư của họ có xu hướng ảnh hưởng của các nhà đầu tư khác và của xã hội (tâm lý bầy đàn) Hành vi bầy đàn sẽ không tôt khi các nhà đầu tư cùng quyết định theo xu hướng lệch lạc không hợp lý Hành vi bầy đàn khác các thuật toán và sự trải nghiệm ở chỗ nó đi theo xu hướng chung của thị trường

Ngày đăng: 07/02/2016, 15:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w