1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận lý thuyết tài chính hành vi

34 1,9K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 87,93 KB

Nội dung

Các biểu hiện của tài chính hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam...18 Chương IV: Ứng dụng và ảnh hưởng của tài chính hành vi với nhà đầu tư trong thị trường chứng khoán và trong

Trang 1

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

Chương I: Lịch sử và luận điểm ra đời lý thuyết tài chính hành vi 2

1.1 Lịch sử ra đời lý thuyết tài chính hành vi 2

1.2 Lý thuyết thị trường hiệu quả làm nảy sinh lý thuyết tài chính hành vi 3

1.3 Tài chính hành vi là gì? 3

Chương II: Ba luận cứ về lý thuyết tài chính hành vi 6

2.1 Hành vi không hợp lý 6

2.1.1 Lý thuyết triển vọng 6

2.1.2 Sự không yêu thích rủi ro 6

2.1.3 Tính toán bất hợp lý 6

2.1.4 Tự điều chỉnh 7

2.1.5 E ngại sự mơ hồ 7

2.1.6 Lệch lạc do tình huống điển hình 7

2.1.7 Tự nghiệm sẵn có 8

2.1.8 Sự neo vào 9

2.1.9 Lý thuyết tiếc nuối 9

2.1.10 Quá tự tin và phản ứng thái quá hay bi quan 9

2.1.11 Tâm lý bảo thủ 9

2.1.12 Lý thuyết tâm lý đám đông 10

2.2 Hành vi không hợp lý mang tính hệ thống 10

2.3 Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài chính 10

Chương III: Các biểu hiện tài chính hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam 13

3.1 Sơ nét sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam 13

3.2 Các biểu hiện của tài chính hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam 18

Chương IV: Ứng dụng và ảnh hưởng của tài chính hành vi với nhà đầu tư trong thị trường chứng khoán và trong quản trị doanh nghiệp 27

4.1 Trong thị trường chứng khoán 27

4.1.1 Ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi 27

4.1.2 Ảnh hưởng của tài chính hành vi trong thị trường chứng khoán 27

4.2 Trong quản lý doanh nghiệp 28

4.2.1 Ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi 28

4.2.2 Ảnh hưởng của tài chính hành vi trong quản lý doanh nghiệp 31

Tài liệu tham khảo 34

Trang 2

CHƯƠNG I LỊCH SỬ VÀ LUẬN ĐIỂM RA ĐỜI LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI

1.1 Lịch sử ra đời Lý thuyết tài chính hành vi

Tài chính học hành vi, vốn có liên quan mật thiết với ngành kinh tế học hành vi, làmột ngành khoa học nghiên cứu về tác động của các yếu tố tâm lý, và cảm xúc lên việc đưa

ra các quyết định kinh tế và tài chính Tài chính học hành vi đã đưa ra nhiều lập luận đểgiải thích cho những hành vi, những quyết định phi lý và bị cảm xúc chi phối của các nhàđầu tư

Vận dụng tâm lý vào ngành kinh tế học vốn đã có từ thời cổ điển Chẳng hạn nhưAdam Smith, trong cuốn Lý thuyết về Cảm xúc Đạo đức (The Theory of MoralSentiments), ông đã đưa ra những lời giải thích theo tâm lý của cá nhân về sự bình đẳng vàcông bằng Tuy nhiên, đến thời tân cổ điển, các nhà kinh tế học đã dần đình hình lại ngànhkinh tế-tài chính như một ngành khoa học tự nhiên, cho rằng thị trường là hiệu quả và mọiquyết định của các cá nhà đầu tư đều hợp lý Khái niệm Con người Kinh tế (Homoeconomicus) là phản ánh cho xu hướng đó

Tuy nhiên, nhiều quan sát sau đó cho thấy con người không duy lý như chúng ta vẫnthường nghĩ Daniel Kahneman, một nhà khoa học nghiên cứu lĩnh vực tâm lý học nhậnthức, thông qua quan sát, nhận thấy rằng những gì con người nghĩ họ làm không giống vớihành vi trên thực tế của họ Ông, cùng với Amos Tversky và Ward Edwards, đã so sánh môhình nhận thức về việc đưa ra quyết định dưới điều kiện rủi ro và không chắc chắc với môhình kinh tế về hành vi duy lý

Vào năm 1979, Daniel Kahneman và Amos Tversky đã cùng nhau đưa ra lý thuyếttriển vọng (prospect theory), một lý thuyết dùng tâm lý học nhận thức để giải thích lý do

mà nhiều quyết định trong lĩnh lực kinh tế-tài chính không đúng với học thuyết tân cổ điển

Họ đã phát triển lĩnh vực tài chính học hành vi thông qua những nghiên cứu trên khía cạnhtâm lý rủi ro (psychology of risk) Công trình của họ đã thách thức những giả định cơ bản

về tính duy lý trong mô hình kinh tế về việc đưa ra quyết định Daniel Kahneman và AmosTversky nghiên cứu ba lĩnh vực chính: Thái độ đối với rủi ro (risk attitudes), Tính toán cảmtính (mental accounting), và Quá tự tin (overconfidence)

 Thái độ đối với rủi ro (risk attitudes)

 Tính toán cảm tính (mental accounting)

 Quá tự tin (overconfidence)

Daniel Kahneman nhận giải Nobel trong lĩnh vực kinh tế vào năm 2002, được mệnhdanh là cha đẻ của ngành kinh tế học-tài chính học hành vi Ngoài Tversky và Kahneman

ra thì Richard Thaler cũng là người có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực tài chínhhọc hành vi Ông đã mở rộng thêm phạm vi nghiên cứu của nó bằng cách tạo ra sự liên kếtgiữa các nguyên lý của hai ngành tâm lý học và kinh tế học Tuy đây là một ngành khoahọc còn non trẻ, chỉ mới trải qua hơn ba thập kỷ, lĩnh vực này đã phát triển nhanh chóngnhờ sự đóng góp và ủng hộ rộng rãi từ các trường đại học và các viện nghiên cứu

Trang 3

1.2 Lý thuyết thị trường hiệu quả (efficient market hypothesis) làm nảy sinh lý thuyết tài chính hành vi

Lý thuyết thị trường hiệu quả cho rằng thị trường là hiệu quả: giá cả phản ánh đượcchính xác những thông tin có liên quan đến một loại chứng khoán và giá cả cũng sẽ thayđổi sao cho phù hợp với những thông tin mới trên thị trường Những thông tin này bao gồm

cả kỳ vọng của các nhà đầu tư

Nền tảng của lý thuyết thị trường hiệu quả là thị trường bao gồm các nhà đầu tư duy

lý Họ sẽ liên tục cập nhật thông tin và phản ứng tức thời với những thông tin vừa thu nhậnđược Do đó, giá cả chứng khoán trên thị trường là công bằng và luôn phản ánh đúng giá trịcủa nó Chính vì thế, nhà đầu tư không thể nào “qua mặt” được thị trường bằng cách muachứng khoán thấp hơn giá trị của nó và bán với giá cao hơn giá trị của nó

Tuy nhiên, đã có nhiều chỉ trích cho rằng thị trường không hiệu quả như kì vọng.Thông qua những sự kiện có thật, những sự sụp đổ của thị trường chứng khoán trên thếgiới đã cho thấy rằng lý thuyết hiệu quả không giải thích được thực tế Hay nói cách khác,chính thực tế khách quan đã đòi hỏi phải có một lý thuyết hay một công trình nghiên cứukhác bổ sung hoặc thay thế cho lý thuyết thị trường hiệu quả Ngành tài chính học hành vi

ra đời từ những nhu cầu đó

Nhiều nghiên cứu của ngành tài chính học hành vi xoay quanh câu hỏi: các tác nhâncủa thị trường (market forces) đã ảnh hưởng bao nhiêu phần đến quyết định và kỳ vọng củacác nhà đầu tư

Tài chính học hành vi lý luận rằng các nhà đầu tư thường có nhiều quyết định phi lý

và giá cả không phải lúc nào cũng phản ánh đúng giá trị cơ bản của chứng khoán Nhữngnhà khoa học theo thuyết hành vi cho rằng tâm lý đã ảnh hưởng không ít đến quyết địnhcủa các nhà đầu tư, và tin rằng các yếu tố quyết định đến thị trường chứng khoáng là cáctác nhân thuộc về tâm lý con người hay “tinh thần động vật” (animal spirits) – một thuậtngữ được khởi xướng bởi nhà kinh tế học John Maynard Keynes

● Hành vi không hợp lý mang tính hệ thống

Nếu chỉ một nhà đầu tư đơn lẻ có hành vi không hợp lý, thì ảnh hưởng của giaodịch của nhà đầu tư này lên giá các tài sản tài chính trên thị trường là không đáng kể, cho

dù là một tổ chức đầu tư lớn thì ảnh hưởng cũng rất hạn chế nếu chỉ đơn độc một mình Chỉkhi hành vi không hợp lý là mang tính hệ thống, có nghĩa là một nhóm nhiều nhà đầu tưcùng có một hành vi không hợp lý như nhau, thì việc định giá sai sẽ xuất hiện và có thể bắtđầu kéo dài

Lý thuyết tài chính hành vi cho rằng tính “bất hợp lý” trong hành vi là khá phổ biếnđối với nhiều nhà đầu tư Do đó, nó tạo thành một dạng như chúng ta thường gọi là “hiệuứng bầy đàn”, khiến cho giá một số cổ phiếu không phản ánh giá trị “thực” hay “hợp lý”

Trang 4

của chúng Như vậy, “hiệu ứng bầy đàn” là không tốt cho thị trường trong trường hợpchúng ta.

● Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài chính

Lý thuyết thị trường hiệu quả tin rằng nếu tồn tại định giá sai thì sẽ tồn tại cơ hội

để kinh doanh chênh lệch giá thu lợi nhuận, và chính hành vi kinh doanh chênh lệch giá sẽđiều chỉnh giá trên thị trường về cân bằng Nhưng nếu tồn tại định giá sai, mà lại không thểthực hiện kinh doanh chênh lệch giá để tận dụng các khoản lợi nhuận này thì sẽ như thếnào? Và tại sao lại không thể thực hiện kinh doanh chênh lệch giá khi có định giá sai?Một giải thích được chấp nhận rộng rãi trong trường phái tài chính hành vi là có 2 dạngđịnh giá sai: dạng thứ nhất là thường xuyên xảy ra và có thể kinh doanh chênh lệch giáđược và dạng thứ hai là không thường xảy ra, kéo dài và không thể kinh doanh chênh lệchgiá được hay nói một cách khác, khó mà xác định được khi nào mức định giá sai đã đạt tớigiới hạn trên hay dưới và điều chỉnh lại Nếu tham gia “điều chỉnh” kiểu định giá sai dạng

2 thì rất dễ rơi vào trạng thái “tiền mất, tật mang”

Kinh doanh chênh lệch giá không thể xảy ra vì về lý thuyết có những tài sản cótính thay thế lẫn nhau hoàn hảo và có thể kinh doanh chênh lệch giá 2 tài sản đó Hànhđộng kinh doanh chênh lệch giá chỉ có thể tồn tại trong ngắn hạn, vì khi xuất hiện hiệntượng chênh lệch giá thì nhiều nhà đầu tư sẽ hành động giống nhau khiến giá biến độngtheo chiều hướng bất lợi Ngoài ra, chi phí thực hiện các chiến lược hưởng chênh lệch giá

và sự tồn tại của các giao dịch của những nhà đầu tư không hợp lý cũng ngăn cản điều này

Chính vì vậy, chúng ta đã từng thấy trong lịch sử nhiều vụ bong bóng giá các tàisản tài chính như ở Nhật vào thập niên 1980, cổ phiếu công nghệ truyền thông (dotcom)của Mỹ vào 1999-2000, rồi gần đây là chứng khoán Trung Quốc cũng bị xem là “quánóng” Tuy nhiên, rõ ràng không hề có những điều chỉnh tức thời như người ta kỳ vọng, mànhững vụ bong bóng này kéo dài nhiều năm, nhất là ở các nước châu Á đang phát triển vàcác nước trong nhóm BRIC Đây là dấu hiệu của giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệchgiá

Các trường phái về tâm lý học và ứng dụng trong tài chính hành vi

nghiên cứu các điều

kiện khiến con người

sẽ hành động theo một

cách nảo đó

● Tin vào điều thật rakhông tồn tại (magicalthinking)

● Ưa thích sự chắc chắn(certainty effect)

● Lý thuyết triển vọng(propest theory)

Hiệu ứng ưa thích sự chắc chắn và lýthuyết triển vọng liên quan đến cácvấn đề không ưa thích rủi ro và thíchmạo hiiểm khi bị lỗ hơn khi đang lờitrong tài chính

lý thuyết tiếc nuối (regretheory)

Đây là trường phái đóng góp rất lớncho tài chính, ngoài những đã đề cập

ở trên Hiệu ứng mâu thuẫn về nhậnthức, bù đắp chi phí bỏ ra, lý thuyết

Trang 5

nghĩ của con người

điều khiển hành vi của

họ

● Mâu thuẫn về nhậnthức (cognitivedissonance)

● Định nghĩa hẹp , tínhtoán bất hợp lý

● Bù đắp chi phí đã bỏra

● Qúa tự tin

● Lệch lạc trong nhậnthức về quá khứ(hinsight bias) , khẳngđịnh quá mức(confirmatary bias)

tiếc nuối giúp giải thích vì sao chúng

ta thường nắm giữ mãi các khoản lỗ

và cứ tiếp tục

Hội chứng tự tôn giải thích chúng ta

có xu hướng tự đánh giá cao cổ phiếu

mà mình chọn đầu tư

Hiệu ứng lệch lạc trong nhận thức vềquá khứ hay khẳng định quá mứccũng giống như hội chứng quá tự tin,làm chúng ta nhận xét rằng mình cókhả năng dự đoán thị trường tốt

● Hiệu ứng tự thuyếtphục (seft-persuasion)

● Lệch lạc do tình huốngđiển hình

● Xu hướng tự bảo vệ(ego-defensive attitude)

● Lý thuyết phản kháng(somatic marker theory)

Đây là trường phái có tác động rấtlớn đến lý thuyết tài chính, đưa ra cáluận điểm vì sao chúng ta có thể mắcsai lầm từ nhiều tình huống khácnhau, đặc biệt các lý thuyết phảnkháng, lý thuyết ước đoán sai, vàhiệu ứng tự thuyết phục, thuyết phụcđưa ra nhiều giải thích khả dĩ cho cáchiệu ứng bầy đàn và nguyên nhânhiện tượng định giá sai kéo dài

● Qúa chú ý đến bảnthân (narcissisticpersonality disorder)

● Hội chứng không chấpnhận thất bại (avoidantpersonality disorder)

● Hội chứng phiền muộn

bi quan (depressedpersonality disorder)

Chúng ta lo lắng về việc có thể bị lừahay có thể sai lầm, hay chúng ta quáchú ỳ đến việc có thành công haykhông, đều sẽ ảnh hưởng đến quyếtđịnh của chúng ta trong kinh doanh

Vì vậy, trường phái này cũng cóđóng góp trong việc giải thích hành

vi nhà đầu tư, từ những giải thích vềrối loạn tính cách (personalitydisorder)

Trang 6

CHƯƠNG II

BA LUẬN CỨ VỀ LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI

2.1 Hành vi không hợp lý

2.1.1 Lý thuyết triển vọng (Prospect Theory)

Lý thuyết này được đưa ra bởi 2 nhà tâm lý học: Daniel Kahneman và AmosTversky nhằm giái thích cách con người quản lý sự rủi ro và không chắc chắn Lý thuyếttriển vọng cho rằng mọi người có xu hướng không thích rủi ro (risk averse) trong vùng lãihoặc khi mọi việc tiến triển tốt và thích mạo hiểm (risk seeking) trong vùng lỗ TheoTversky và Kanheman, con người đánh giá cao kết quả mà họ cảm nhận sẽ chắc chắn xảy

ra hơn là phân tích và cân nhắc tất cả các khả năng có thể xảy ra - hai ông gọi đó là Hiệuứng về sự chắn chắc Việc tối đa hóa giá trị nhận được theo Lý thuyết kỳ vọng khác xa sovới lý thuyết MPT của Markowitz đưa ra vào năm 1952 (tối đa hóa từ lợi ích và thua lỗ chứkhông phải từ kết quả cuối cùng) Tóm lại theo Lý thuyết kỳ vọng, các nhà đầu tư có thể cócác lựa chọn khác nhau để đạt tới cùng một lợi ích mong đợi như nhau Nhân tố chi phối sựlựa chọn đó là sự so sánh và đo lường lợi ích nhận được và thua lỗ do lợi ích đo mang lại

Lý thuyết triển vọng là mô hình hành vi cá nhân được chấp nhận rộng rãi nhất.Điểm chính yếu của lý thuyết triển vọng là nghiên cứu cách thức cá nhân đánh giá các tròchơi hoặc các triển vọng rủi ro và thực hiện hành vi lựa chọn trong điều kiện không chắcchắn

Ba khía cạnh của Lý thuyết triển vọng

 Con người đôi khi e ngại sự rủi ro, đôi khi tìm kiếm rủi ro, tùy thuộc vào bản chấtcủa kỳ vọng

 Việc đánh giá triển vọng của con người phụ thuộc vào được và mất so với điểmtham chiếu Điểm tham chiếu này thường ở trạng thái hiện tại

 Con người ngại mất mát, thua lỗ: Ngại mất mát là hành vi quan sát được đối với hầuhết con người, theo đó mất lớn hơn là được

2.1.2 Sự không yêu thích rủi ro

Tính không cân xứng trong tâm lý rõ ràng giữa những giá trị mà con người kỳ vọngvào lợi nhuận và thua lỗ, được gọi là sự ghét rủi ro Những bằng chứng thực nghiệm chỉ rarằng thua lỗ thì được cân nặng gấp nhiều lần so với lợi nhuận Điều này có thể diễn tả như

là khái niệm mà mọi người có xu hướng đánh cược trong việc mất mát, chẳng hạn, nhà đầu

tư có xu hướng giữ ở vị thế lỗ với hy vọng rằng giá cuối cùng sẽ phục hồi

Không yêu thích rủi ro có thể giải thích rằng xu hướng của nhà đầu tư giữ chứngkhoán bị lỗ quá lâu trong khi bán chứng khoán lời quá sớm

2.1.3 Tính toán bất hợp lý (Mental Accounting)

Nhà đầu tư có xu hướng tách riêng các quyết định mà đúng ra phải được kết hợp lạivới nhau vào các tài khoản ảo trong trí tưởng tượng của chúng ta và tối đa hoá lợi ích từngtài khoản Và vì thế, họ đưa ra các quyết định nhìn tưởng là hợp lý, mà thật ra là sai lầm

Sử dụng tính toán bất hợp lý và định nghĩa hẹp, chúng ta có thể giải thích nhiều hiệntượng như lựa chọn nghịch với sở thích (preference reversals), sợ thua lỗ (loss aversion),

và hiệu ứng phân bổ tài khoản khá phổ biến, thể hiện cơ bản ở chỗ người ta sẵn sàng thựchiện ngay những lệnh mang lại lời nhỏ, nhưng trì hoãn không thực hiện lệnh dừng lỗ khixuất hiện những khoản lỗ nhỏ

Trang 7

Nhà đầu tư luôn cố gắng tối đa hoá tài khoản lời, và tối thiểu hoá tài khoản lỗ, nêngiá lên một chút thì bán, giá xuống thì cứ giữ Hiệu ứng phân bổ tài khoản này cũng có thểđược lý giải bằng hiệu ứng tự lừa dối hay sợ rằng nếu bán mà bị lỗ thì sẽ cảm thấy bản thân

ra quyết định đầu tư kém, hay hiệu ứng tiếc nuối tức là lỡ bán rồi mà giá lên thì sao Hiệuứng phân bổ tài khoản lý giải một phần vì sao trong thị trường tăng giá thì khối lượng giaodịch tăng cao hơn khi thị trường giảm giá ở các thị trường lớn

2.1.4 Tự điều chỉnh (Self-Control)

Tự kiểm soát là hiện tượng đề cập đến xu hướng tiêu dùng của con người hiện tạinhư một khoản chi phí cho tiết kiệm tương lai Thái độ đối với việc trả thuế là một minhchứng rõ ràng cho thuyết tâm lý này Giả sử chúng ta là người nộp thuế và dự đoán thunhập trong năm tới sẽ làm tăng thuế lên 3600$ Chúng ta đứng trước hai lựa chọn: Đóngmỗi tháng 300$ cho một tài khoản tiết kiệm 12 tháng để tiết kiệm được khoản tiền phải nộphoặc sẽ giấu giếm thu nhập chịu thuế mỗi tháng 300$ Các học thuyết kinh tế hợp lý chorằng phần lớn mọi người sẽ gửi tiền tiết kiệm vì khoản tiền này sẽ được trả lãi và nhậnđược một khoản tiền nhiều hơn 3600$ Tuy nhiên rất nhiều người đã lựa chọn không nộpthuế vì họ cho rằng tiền gửi tiết kiệm sẽ rất khó kiểm soát Năm 1998, Hersh Shefrin andRichard Thaler đã giới thiệu học thuyết hành vi giải thích vòng đời của các tài sản tàichính- miêu tả về tiết kiệm của các hộ gia đình với nền tảng là thuyết tự kiểm soát

2.1.5 E ngại sự mơ hồ (Ambiguous Aversion)

Con người có xu hướng không thích sự đầu cơ hay đánh cuộc nếu khả năng đem lạiích lợi không chắc chắn, sự ngần ngại các tình huống không rõ ràng gọi là thuyết khôngthích sự mơ hồ Xu hướng tâm lý này xuất hiện trong nhiều bối cảnh khác nhau Trongbóng đá nếu ai đó không biết về hai đội bóng thì họ rất sợ đưa ra nhận định ai thắng cũnggiống như khi lựa chọn đồng tiền đầu tư phần lớn đều ngại ngần trước những đồng tiền ítđược giao dịch hay những đồng tiền biến động quá mạnh

Ellberg (1961) thực hiện một thử nghiệm như sau: Có 2 cái hộp, mỗi hộp đựng 100hòn bi Hộp thứ 2 chứa 50 bi đỏ và 50 bi xanh trong khi hộp thứ nhất chưa biết tỷ lệ giữa bixanh và bi đỏ Những người tham gia cuộc thử nghiệm đầu tiên được yêu cầu chọn 1 trong

2 phương án sau:

a1: Bi rút ra từ hộp 1, được $100 nếu đỏ, $0 nếu xanh và a2: Bi rút ra từ hộp 2, $100nếu đỏ, $0 nếu xanh Sau đó, những người tham gia cuộc thử nghiệm được yêu cầu chọn 1trong 2 phương án sau: b1: Bi rút ra từ hộp 1, $100 nếu xanh, $0 nếu đỏ và b2: Bi rút ra từ hộp 2, $100 nếu xanh, $0 nếu đỏ Trong thử nghiệm của Ellberg (1961), a2 được chọnnhiều hơn a1, b2 được chọn nhiều hơn b1 Như vậy cho dù có thể khả năng đạt được từ hộp

1 có thể cho kết quả cao hơn nhưng nhiều người vẫn ưa thích sự rõ ràng- preference for thefamiliar

2.1.6 Lệch lạc do tình huống điển hình (Representativeness)

Thường được diễn tả một cách đơn giản là xu hướng không quan tâm nhiều đếnnhững nhân tố dài hạn, mà thường đặt nhiều quan tâm đến những tình huống điển hìnhngắn hạn Ví dụ khi tỷ giá tăng liên tục 3, 4 tháng hoặc dài hơn nhiều người bắt đầu suynghĩ rằng lợi nhuận cao từ việc đầu tư vào đồng tiền đó là việc “bình thường” Quay trở về

ví dụ trên thị trường chứng khoán nếu trở lại giai đoạn 2001, 2002 của thị trường Việt Namkhi giá chứng khoán đi xuống, chắc hẳn những ai kinh doanh cổ phiếu niêm yết (khôngtính cổ phiếu OTC) trong giai đoạn này sẽ thấy sự khác biệt, một mức lợi nhuận 30-50%thời điểm ấy là không bình thường, song trong 2006-2007 là quá “bình thường”

Trang 8

Tversky và Kahneman (1974) đưa ra một định nghĩa hàn lâm hơn cho tình huốngnày là người ta đánh giá xác suất xảy ra của những sự kiện trong tương lai dựa vào mức độ

“tương tự” với một tình huống điển hình nào đó Điểm quan trọng là người ta thường chỉquan tâm đến một tình huống điển hình của một giai đoạn ngắn thay vì quan tâm đến mộtmẫu hình điển hình trong một giai đoạn dài (điều này gọi là luật số quan sát nhỏ, “law ofsmall numbers”)

Chẳng hạn cho rằng điều kiện hiện nay của nền kinh tế Việt Nam “tương đồng” vớigiai đoạn này trong năm 2006 nhiều hơn là giống với năm 2001 thì đương nhiên sẽ chorằng xác suất giá cổ phiếu còn lên nữa là cao hơn xác xuất giá cổ phiếu sẽ giảm Nhưngnếu nhìn cho một giai đoạn 2000-2006, người ta sẽ thấy thị trường lúc lên, lúc xuống,không phải lên mãi không ngừng, thì sẽ có đánh giá khác về xác suất tăng, giảm

Con người có xu hướng đánh giá xác suất của một sự kiện bằng cách lấy một sựkiện đặc trưng có thể so sánh được và giả định rằng xác suất là tương tự Điều này chủ yếudựa vào những kinh nghiệm mà chúng ta có được trong quá khứ Ngay từ khi mới sinh ra,con người đã có xu hướng phân loại các hiện tượng, sự vật và suy nghĩ Khi con người đốimặt với một hiện tượng mới, không hoàn toàn phù hợp với hiện tượng đã phân loại trước

đó, họ cũng sẽ cố đưa chúng vào một tập hợp nào đó dựa trên những sự tương đồng đã cóđược và từ đó sẽ định hình nên nền tảng để họ có thể hiểu biết về những nhân tố mới Cáchthức tiếp thu này cung cấp một công cụ hữu hiệu cho việc xử lý thông tin mới bằng cáchđồng thời kết hợp với những kinh nghiệm có liên quan trong quá khứ Tuy nhiên, sai lầmchính là do giả định rằng sự tương tự trong khía cạnh này tạo ra sự tương tự trong khíacạnh khác Tương tự, con người thường có xu hướng nhận biết xác suất của các vấn đềtương đồng với những gì đã xảy ra trước đó ngay cả khi kết quả thu được không có ý nghĩathống kê

Tình huống điển hình: Dựa vào một trường hợp mẫu cụ thể xác định xác suất củamột trường hợp khác tương tự Điều này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm mà chúng ta cóđược trong quá khứ Bản chất của phương pháp này là : xu hướng con người dựa vào nhữngđặc điểm nổi bật,biểu hiện bề ngoài, sau đó họ dùng những đánh giá và sự giống nhau nàylàm cơ sở cho quá trình ra quyết định Não bộ con người cho rằng những điều giống nhau

sẽ xảy ra giống nhau

Nhà đầu tư có xu hướng không quan tâm nhiều đến những nhân tố dài hạn, màthường đặt nhiều quan tâm đến những tình huống điển hình ngắn hạn Ví dụ khi giá cổphiếu bắt đầu tăng liên tục 3, 4 năm hoặc dài hơn như trường hợp của Mỹ và Tây Âu từnăm 1982 đến 2000, hay Trung Quốc trong 10 năm trở lại đây thì nhiều nhà đầu tư chorằng lợi nhuận cao từ cổ phiếu là việc “bình thường” Nhưng khi thị trường đi xuống trongngắn hạn thì mức sinh lời cao là “không bình thường”

2.1.7 Tự nghiệm sẵn có (Availability Heuristics), tức thì (Recency Bias) và nổi trội (Salience Bias)

Các kinh nghiệm, hay quy tắc học được thường giúp chúng ta ra quyết định nhanhchóng và dễ dàng hơn nhiều (chính các trường dạy về kinh tế về mặt nào đó cũng chỉ ramột số các quy tắc quyết định cho một số trường hợp kia mà) Nhưng trong một số trườnghợp, dựa dẫm quá nhiều vào các quy tắc đôi khi sẽ dẫn đến sai lầm, đặc biệt là khi các điềukiện bên ngoài thay đổi Và đặc biệt là người ta thường đề cao hiệu quả của những quy tắcđơn giản, gần gũi và dễ nhớ, kiểu hiệu ứng mà Tversky và Kahneman (1979) gọi là hiệuứng quy tắc có sẵn (Availability Heuristic) Shiller (2000) đã đưa ra một ví dụ là khi nhiềungười đều dùng internet thì họ dễ dàng nghĩ đến những điển hình thành công và những đổi

Trang 9

mới hấp dẫn đang diễn ra trên mạng, thế là họ nghĩ ngành kinh doanh này sẽ thành công,rốt cuộc đã dẫn đến vụ bùng nổ giá cổ phiếu các Công ty công nghệ cao, dot.com vào cuốinhững năm 1990 Một ví dụ khác gây bất ngờ là của Benartzi và Thaler (2001) khi họ ghinhận qua thí nghiệm cho một số người N lựa chọn cho việc đầu tư tiền tiết kiệm, nhiềungười nhanh chóng áp dụng quy tắc 1/N (đa dạng hoá đầu tư kiểu đơn giản nhất, đầu tư 1/

N số tiền vào mỗi loại hình đầu tư), trong khi nếu phân tích kỹ, họ sẽ đầu tư theo nhữngquy tắc khác (như chia phần nào vào cổ phiếu, phần nào vào chứng khoán thu nhập cốđịnh, và tuỳ vào điều kiện thị trường…)

2.1.8 Sự neo vào (Tâm lý giữ chặt) - “Anchoring”

Kahneman vàTversky (1974) cho rằng để có một giá trị ước lượng, người ta thườngbắt đầu bằng một giá trị ước lượng nào đó, sau đó có những điều chỉnh từ giá trị ban đầunày Bằng chứng từ các thử nghiệm cho thấy các điều chỉnh thường là không đáng kể vàcon người thường “giữ chặt”vào giá trị ban đầu mà họ tin tưởng là đúng Đối với nhiềunhà đầu tư trên thị trường ngoại hối, họ thường tuân theo những quy tắc mà họ đặt ra từtrước khi tiến hành lựa chọn đồng tiền đầu tư căn cứ vào hành động của một số người đitrước Điều này gây ra những tổn thất khó kiểm soát bởi phần lớn họ chỉ nhận ra khi mọithứ đã đi quá xa

2.1.9 Lý thuyết tiếc nuối (Regret Theory)

Con người có xu hướng cảm thấy nỗi đau hay sự đe dạo từ hối tiếc khi làm sai một việc gì

đó Do đó để tránh phải những thất bại gây ra hối tiếc, con người có xu hướng thay đổi hành vi củamình nhưng điều này đôi khi có thể dẫn đến những kết quả không hợp lý Shilller (1995) đã chỉ ranhững bằng chứng cho thấy những tổn thương tinh thần gây ra khi niềm tin trở nên không cònchính xác

2.1.10 Quá tự tin (Overconfidence) và phản ứng thái quá hay bi quan (Overreaction or Underreaction)

Những người quá tự tin đánh giá quá cao kiến thức, khả năng và độ chính xác thôngtin của họ Sự tự tin thái quá làm con người cảm thấy họ giỏi và kích thích họ làm nhữngviệc lẽ ra họ sẽ không làm Quá tự tin đôi khi dẫn đến sự ảo tưởng và cường điệu hóa vềnhững kết quả có thể đạt được là do họ thật sự có khả năng tốt hơn mức bình thường

Nhà đầu tư thường xem bản thân họ tốt hơn những nhà đầu tư khác, đánh giá caobản thân hơn những gì người khác đánh giá, và họ thường phóng đại những hiểu biết củamình Những nhà đầu tư quá tự tin đã được chứng minh rằng, họ giao dịch nhiều hơnnhững nhà đầu tư khác Sự quá tự tin làm tăng các hoạt động giao dịch bởi vì nó là lý dokhiến nhà đầu tư sẵn sàng về quan điểm của họ, không cần tham khảo thêm những quanđiểm thích đáng của những nhà đầu tư khác

Sự quá tự tin cũng làm tăng tính không đồng nhất trong niềm tin của nhà đầu tư.Nhà đầu tư quá tự tin cho rằng, hành động của họ ít rủi ro hơn các nhà đầu tư khác cảmnhận Những nhà đầu tư quá tự tin nhiều khi hiểu sai giá trị thông tin họ nhận được, khôngnhững tính chính xác của thông tin mà còn hiểu sai cả ý nghĩa của thông tin Sự cả tin tháiquá mà một người có càng lớn, rủi ro càng cao và họ rất ít đa dạng hóa đầu tư và chỉ tậptrung vào những cổ phiếu mà cho là mình đã quen thuộc

2.1.11 Tâm lý bảo thủ (Conservatism)

Khi điều kiện kinh tế vĩ mô hay vi mô thay đổi người ta có xu hướng chậm phản ứng với những thay đổi đó, và gắn nhận định của mình với tình hình chung trong một giai

Trang 10

đoạn dài hạn trước đó Tức là khi có tin nền kinh tế suy giảm, họ cho rằng kinh tế kém đi chỉ là tạm thời, dài hạn vẫn là đi lên, mà không nhận thấy có thể tin đó phát đi tín hiệu một chu kỳ suy thoái nhiều năm đã bắt đầu Tuy nhiên, khi tình hình vẫn chưa cho thấy sự cải thiện sau một khoảng thời gian thì mọi người đổ xô đi bán cổ phiếu Kết quả, lại dẫn đến phản ứng thái quá.

2.1.12 Lý thuyết tâm lý đám đông

Một quan sát cơ bản về xã hội con người cho thấy con người có mối liên hệ giaotiếp với người khác có cùng suy nghĩ Điều này khá quan trọng để hiểu nguồn gốc của sựsuy nghĩ tương tự nhau dưới tác động của các mối quan hệ giao tiếp, dẫn đến những hànhđộng giống nhau trong cùng một khoảng thời gian và làm thay đổi giá cả các tài sản

Ảnh hưởng xã hội có một tác động rất lớn lên phán đoán cá nhân Khi phải đối mặtvới một tình huống mà nhà đầu tư cho rằng quyết định trở nên không chắc chắn thì ảnhhưởng hành vi và quan điểm của đám đông sẽ làm cho các cá nhân cảm thấy chắc chắnhơn

Tuy nhiên, tâm lý đám đông luôn tồn tại trong quá trình ra quyết định của con ngườicũng như nhà đầu tư, không phân biệt việc có kinh nghiệm hay không Và lý thuyết ảnhhưởng tâm lý đám đông này càng rõ nét khi nhà đầu tư buộc phải đưa ra các quyết địnhnhanh chóng, chưa có đầy đủ thông tin cần thiết Khi con người đối đầu với phán đoán củamột nhóm lớn, họ có xu hướng thay đổi những câu trả lời của họ Họ đơn giản nghĩ rằng tất

cả những người khác có thể không sai

Để có những quyết định đầu tư hợp lý và đạt được nhiều lợi nhuận, nhà đầu tư nênhạn chế những ảnh hưởng tâm lý trong các lý thuyết nêu trên, thay vào đó là sử dụng tổnghợp các công cụ phân tích tài chính, tạo tiền đề vững chắc cho các quyết định

2.2 Hành vi không hợp lý mang tính hệ thống

Nếu chỉ một nhà đầu tư đơn lẻ có hành vi không hợp lý, thì ảnh hưởng của giao dịchcủa nhà đầu tư này lên giá các tài sản tài chính trên thị trường là không đáng kể, cho dù làmột tổ chức đầu tư lớn thì ảnh hưởng cũng rất hạn chế nếu chỉ đơn độc một mình Chỉ khihành vi không hợp lý là mang tính hệ thống, có nghĩa là một nhóm nhiều nhà đầu tư cùng

có một hành vi không hợp lý như nhau, thì việc định giá sai sẽ xuất hiện và có thể bắt đầukéo dài

Lý thuyết tài chính hành vi cho rằng tính “bất hợp lý” trong hành vi là khá phổ biếnđối với nhiều nhà đầu tư Do đó, nó tạo thành một dạng như chúng ta thường gọi là “hiệuứng bầy đàn”, khiến cho giá một số cổ phiếu không phản ánh giá trị “thực” hay “hợp lý”của chúng Như vậy, “hiệu ứng bầy đàn” là không tốt cho thị trường trong trường hợpchúng ta

2.3 Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài chính

Kinh doanh chênh lệch là mua và bán đồng thời các chứng khoán tương tự nhau (đôikhi có thể thay thế nhau) Bạn mua một cổ phiếu mà bạn cho là tương đối rẻ, và bán (hoặcbán khống) một cổ phiếu mà bạn cho là tương đối đắt, với hy vọng rằng sự chênh lệch này

sẽ thu hẹp lại Tuy nhiên, việc kinh doanh chênh lệch giá hiếm khi rõ ràng Có 3 vấn đề

Trang 11

chính tiềm ẩn như sau: rủi ro cơ bản, rủi ro từ những nhà đầu tư bất hợp lý và chi phí thựchiện.

a Rủi ro cơ bản (Fundamental Risk)

Rủi ro này tồn tại do khả năng đánh giá lại hợp lý khi thông tin mới đến.

Giả sử một người kinh doanh chênh lệch giá tin rằng một cổ phiếu nào đó được địnhgiá quá cao trên thị trường - so với dòng cổ tức kỳ vọng của cổ phiếu đó trong tương lai.Người này tất nhiên sẽ bán khống cổ phiếu và kỳ vọng rằng giá sẽ thấp hơn vào lúc ông tamua lại cổ phiếu để kết thúc vị thế Ngay cả khi niềm tin của ông ta là chính xác dựa trênnhững thông tin sẵn có, ông ta vẫn có thể gánh chịu rủi ro Thứ nhất, thông tin mới màkhông ai có thể dự đoán được bất ngờ có thể xảy đến Nếu đây là thông tin tích cực, giá sẽtăng và thua lỗ sẽ xảy ra Thua lỗ này đòi hỏi phải tăng mức ký quỹ Ngoài ra, nếu cổ tứcthực hiện của chứng khoán cao hơn mức kỳ vọng, nhà kinh doanh chênh lệch giá có thểphải đối mặt với việc cạn kiệt tiền mặt Lưu ý rằng khi bán khống một cổ phần thì nhà kinhdoanh chênh lệch giá phải chi trả cổ tức trên cổ phiếu bởi vì ông ta đã mượn cổ phiếu từmột nhà đầu tư khác Một nhà kinh doanh chênh lệch giá có thể hạn chế việc giao dịch do engại công ty có thể hoạt động tốt bất ngờ, trong trường hợp này sẽ xuất hiện thua lỗ từ hoạtđộng bán khống

Việc sử dụng các sản phẩm thay thế và kinh doanh chênh lệch có thể được sử dụng

để giảm thiểu rủi ro cơ bản.

Ví dụ, người ta có thể đồng thời bán khống các chứng khoán được định giá quá cao

và mua “thị trường” với số tiền thu được (nói “thị trường” tức là sử dụng hợp đồng giaosau chỉ số chứng khoán) Bây giờ, nếu thông tin trên toàn thị trường làm cho tất cả các cổphiếu tăng giá, lợi nhuận trên thị trường sẽ bù đắp thiệt hại từ vị thế bán Tất nhiên nhiềuthông tin có khả năng thuộc về bản chất công ty hoặc một ngành nghề cụ thể Ví dụ, nếubạn tin rằng Merck đáng được định giá quá cao, bạn có thể mua một rổ các cổ phiếu ngànhdược (không bao gồm Merck) Bây giờ bạn sẽ được phòng ngừa chống lại cả rủi ro thịtrường và rủi ro ngành Tuy nhiên, nó vẫn không thể phòng ngừa cho rủi ro đặc trưng củacông ty vì sẽ không có một chứng khoán nào có thể thay thế hoàn hảo cho Merck Merck

có thể bất ngờ công bố thành công trong một thử nghiệm thuốc Điều này sẽ chỉ ảnh hưởngđến Merck, mà không ảnh hưởng tới các công ty khác Có một thực tế là một cặp chứngkhoán thay thế hoàn hảo hiếm khi tồn tại, và điều này sẽ tạo ra rủi ro cho kinh doanh chênhlệch giá và do vậy ít có khả năng loại bỏ việc định giá sai

b Rủi ro từ những nhà đầu tư bất hợp lý (Noise Trader Risk)

Ngay cả khi có sự thay thế hoàn hảo giữa các cổ phiếu, chúng ta cũng không thểhoàn toàn thoải mái Andrei Shleifer và Vishny Robert sử dụng ví dụ về hợp đồng giáo saucủa trái phiếu đô thị Bund (một loại trái phiếu Đức) giao dịch trên 2 sàn khác nhau (một ởLondon và một ở Frankfurt) Giả địng rằng các hợp đồng này hoàn toàn giống hệt nhautrong tất cả các điều khoản (có nghĩa là chúng thay thế hoàn hảo cho nhau), và giả sử hợpđồng giao dịch ở London có giá cao hơn hợp đồng giao dịch ở Frankfurt Rõ ràng rằngngười ta nên mua mộ thợp đồng Frankfurt và bán một hợp đồng London Tại thời điểmphân phối, dòng tiền sẽ loại trừ nhau, do đó đơn giản là người ta có thể bỏ túi một khoảnlợi nhuận ngay ngày hôm nay Tuy nhiên, thực tế thì phức tạp hơn Vấn đề là giá “sai” cóthể trở nên sai trầm trọng hơn trong ngắn hạn Đây là bản chất của rủi ro từ những nhà đầu

tư bất hợp lý

Trong thị trường giao sau, người ta phải đóng ký quỹ khi giá di chuyển theo chiềuhướng chống lại bạn Giả sử hợp đồng London tăng lên và hợp đồng Frankfurt đi xuống,

Trang 12

ngụ ý rằng bạn phải “đóng thêm tiền” cho cả hai thị trường Điều này không thành vấn đềnếu bạn đang quản lý tiền của mình và bạn cũng không bị giới hạn vốn Nhưng nếu bạnquản lý tiền của mình và bị giới hạn vốn, bạn có thể bị buộc phải thanh lý vị thế ngay cảkhi đang bị lỗ bởi vì bạn đang hết tiền, mặc dù rõ ràng là hoạt động kinh doanh chênh lệchgiá của bạn cuối cùng sẽ có lợi nhuận.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đang quản lý tiền của người khác? Bây giờ, vì nhữngngười khác đang kiểm soát vốn của bạn, bạn lệ thuộc vào một dạng kiểm soát tài sản khác.Ngoài ra, bởi vì họ có quyền thuê và sa thải, do vậy tầm nhìn của bạn trong ngắn hạn là cầnthiết Thật ra, có rất nhiều những người đang cố gắng để khai thác các cơ hội kinh doanhchênh lệch đang bị lệ thuộc vào thực tế này Họ đang quản lý tiền cho các cá nhân hoặc các

tổ chức, nhiều người trong số này sẽ không hiểu rõ ràng các vấn đề liên quan Mặc dù ví dụ

về Bund đủ đơn giản để ngay cả những người không chuyên có thể làm theo, nhưng nhiều

cơ hội kinh doanh chênh lệch giá trong thực tế không dễ phát hiện Những người kiểm soátvốn với kiến thức giới hạn suy nghĩ điều gì? Họ tự nhiên sẽ có xu hướng đánh giá khả năngdựa trên thành quả trong ngắn hạn Họ sẽ không mấy dễ chịu khi thấy các khoản lỗ trongngắn hạn

Đó là rủi ro mà những tình huống này khi xảy ra sẽ làm cho các nhà quản lý tiền ít

cố gắng tận dụng các cơ hội như vậy thông qua kinh doanh chênh lệch giá ngay lập tức,điều này đã tạo ra những giới hạn trong việc kinh doanh chênh lệch giá

c Chi phí thực hiện (Implementation Costs)

Ngoài rủi ro cơ bản và rủi ro do các nhà đầu tư bất hợp lý gây ra, chi phí giao dịchcũng có thể cản trở kinh doanh chênh lệch giá Chi phí giao dịch ở đây bao gồm chi phí hoahồng, chênh lệch giữa giá hỏi mua và giá chào bán, và các chi phí liên quan đến các tácđộng của thị trường xuất hiện khi giao dịch được thực hiện

Đối với các nhà đầu tư tổ chức - những người có xu hướng thực hiện kinh doanhchênh lệch giá nhiều nhất, thì các chi phí này là không đáng kể Mọi thứ trở nên phức tạphơn khi cần phải bán khống Như đã nói ở trên, nếu người ta nhận ra sự chênh lệch giá cảgiữa 2 chứng khoán thay thế, một mặt của kinh doanh chênh lệch giá đòi hỏi phải bánkhống chứng khoán bị định giá cao Điều này sẽ dẫn đến 2 vấn đề Nếu một người không

có khả năng tiếp cận quy trình bán khống (vì thế không thể kiếm được lợi nhuận), điều nàyphải được tính vào chi phí giao dịch Ngoài ra, trong vài trường hợp, chứng khoán cần bánkhống đơn giản là không thể có được Những vấn đề này thật sự nghiêm trọng đến mứcnào? Đối với các nhà đầu tư tổ chức và cổ phiếu có tính thanh khoản cao, không vấn đề nàotrên đây có thể trở nên nghiêm trọng trong phần lớn thời gian Điều này là vì các nhà đầu

tư tổ chức thường không mấy khó khăn để có cổ phiếu để bán khống, và các khoản lỗ khitiến hành bán khống là rất hiếm khi đáng kể đối với họ Mặc dù vậy, đôi khi có thể có một

sự hạn chế bán khống Điều này có nghĩa là những người khởi xướng một vị thế bán có thểphải thoát khỏi vị thế trước khi họ muốn làm như vậy Hay thậm chí có thể là trong trườnghợp chứng khoán có tính thanh khoản thấp, nhà đầu tư không thể khởi xướng một vị thếbán bởi vì không có sẵn chứng khoán để bán

Trang 13

CHƯƠNG III CÁC BIỂU HIỆN TÀI CHÍNH HÀNH VI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

VIỆT NAM

3.1 Sơ nét sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam

Để đạt được mục tiêu năm 2020 phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước có nền côngnghiệp phát triển thì Việt Nam cần phải huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của nền kinh tế, chính vì thế Việt Nam cần phải có chính sách huy động nguồnvốn trong và ngoài nước một cách triệt để, nhằm chuyển nguồn vốn nhàn rỗi thành nguồnvốn đầu tư sinh lợi nhuận và thị trường chứng khoán có một vai trò quan trọng trong việchuy động nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế Trên cơ sở đổi mới, phát triển kinh

tế phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh

tế quốc tế, cùng với việc tham khảo mô hình chứng khoán trên thế giới thì thị trường chứngkhoán Việt nam đã ra đời Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam đánh dấu bằngviệc đưa vào vận hành trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HỒ CHÍ MINH ngày20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 Trong quá trìnhphát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, chủ động, linhhoạt cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới Tuy nhiên, do thị trường còn non trẻ nênkhông tránh được những khuyết điểm và hạn chế của nó như sự thiếu hiểu biết của nhà đầu

tư nhỏ lẻ làm mất đi sự ổn định của thị trường

Có thể tạm chia quá trình phát triển của Thị trường chứng khoán Việt Nam thành 04 giai đoạn như sau:

khoán

Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vậnhành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và thực hiệnphiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 2 doanhnghiệp niêm yết (REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủđược niêm yết giao dịch

Từ đó cho đến 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái gà gật, loại trừ cơn sốt vào năm

2001 (chỉ số VN index cao nhất đạt 571,04 điểm sau 6 tháng đầu năm nhưng chỉ trongvòng chưa đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, các cổ phiếu niêm yết đã mất giá tới 70%giá trị, chỉ số VN Index sụt từ 571,04 điểm vào ngày 25/4/2001 xuống chỉ còn khoảng 200điểm vào tháng 10/2001) Trong 4 tháng “hoảng loạn” này, trong khi nhiều nhà đầu tư tháochạy khỏi thị trường với lời nguyền không bao giờ quay lại thì một số nhà đầu tư khác vẫnbình tĩnh bám trụ, âm thầm mua bán và tiếp tục kiếm được lợi nhuận thì trong 5 năm chỉ

số VN-Index lúc cao nhất chỉ có 300 điểm, mức thấp nhất xuống đến 130 điểm Lý do

Trang 14

chính là ít hàng hoá, các doanh nghiệp niêm yết cũng nhỏ, không nổi tiếng, không hấp dẫnnhà đầu tư trong nước, trong khi "room" cũng hết

Ngày 8/3/2005 Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (TTGDCK HN) chính thức

đi vào hoạt động Giai đoạn tỉnh ngủ dần xuất hiện từ năm 2005 khi tỷ lệ nắm giữ của nhàđầu tư nước ngoài được nâng từ 30% lên 49% (trừ lĩnh vực ngân hàng)

Trong 5 năm đầu tiên, dường như thị trường không thực sự thu hút được sự quan tâmcủa đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị trường chưa tạo ra tác động xãhội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sốngcủa mỗi người dân Ta có thể nhận định rõ được điều đó thông qua bảng số liệu sau:

trong giai đoạn bong bóng đầu cơ

Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển “đột phá”, tạocho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giaoduchj sôi động tại cả 3 “sàn”: Sở giao dịch Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Giao dịch Hà Nội

và thị trường OTC, với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 thị trườngchứng khoán Việt Nam trở thành “điểm” có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thếgiới, chỉ sau nước Dim-ba-buê Và sự bừng dậy của thị trường non trẻ này đang ngày càng

"hút hồn" các nhà đầu tư trong và ngoài nước Không thể phủ nhận năm 2006 vừa qua thịtrường chứng khoán Việt Nam non trẻ này đã có “màn trình diễn” tuyệt vời và có thể sẽkhông bao giờ có lại được với khối lượng vốn hoá tăng gấp 15 lần trong vòng 1 năm Năm 2006, TTCK Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, chỉ số VN-Index tại sàngiao dịch TP Hồ Chí Minh (HASTC) tăng 144% năm 2006, tại sàn giao dịch Hà Nội(Hastc) tăng 152,4% Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2006: VN-Index cuối nămtăng 2,5 lần so đầu năm Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỷ USD cuối năm 2006 (chiếm

Trang 15

22,7% GDP) giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỉUSD, chiếm 16,4% mức vốn hóa của toàn thị trường.

Năm 2006, kỷ lục mới của VN-Index được xác lập ở mốc 809,86 điểm Với Index là nỗ lực chạm mốc 260 điểm Tính chung, so với đầu năm, chỉ số VN-Index đã cómức tăng trưởng tới 146% và HASTC-Index tăng tới 170% Đây là những mức tăng

HASTC-mà các thị trường trên thế giới phải thừa nhận là quá ấn tượng

Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trườngphát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế Tính côngkhai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường VNIndex đạt đỉnh 1.170,67điểm và HASTC-Index chạm mốc 459,36 điểm Nhìn chung diễn biến của thị trường và giá

cả chứng khoán trong các phiên giao dịch có nhiều biến động, Index của cả 2 sàn giao dịchđều có biên độ giao động mạnh Kết thúc phiên giao dịch cuối năm, VNIndex đạt 927,02điểm, Hastc-Index dừng ở mức 323,55 điểm, như vậy sau 1 năm hoạt động VNIndex đạtđược mức tăng trưởng là 23,3%; Hastc-Index tăng 33,2% so với mức điểm thiếtlập vào cuối năm 2006

Nhìn nhận khách quan từ góc độ thị trường, bên cạnh những thành công, TTCK quamột năm hoạt động cũng ghi lại dấu ấn cho những giai đoạn thăng trầm nhất định khi thịtrường trải qua những biến động trồi sụt thất thường: giai đoạn thị trường bùng nổ trong 3tháng đầu năm, thị trường bắt đầu hạ nhiệt và điều chỉnh mạnh vào 5 tháng giữa năm, tiếpđến là một đợt phục hồi trước khi đi vào thoái trào trong 4 tháng cuối năm

bóng”.

Thị trường chứng khoán năm 2007 đã khép lại với đầy kịch tính: Sự đóng băng kéo dàitrên thị trường OTC; hàng loạt cổ phiếu blue-chip mất điểm; nguồn tài chính bị hạn chế doChỉ thị 03 quy định về tỷ lệ cầm cố chứng khoán của Ngân hàng Nhà nước…

Năm 2008, VN-Index vẫn với xu hướng tiếp tục giảm điểm liên tục, thị trường bắt đầubước vào thời kỳ sụt giảm nhanh và mạnh còn hơn cả giai đoạn phát triển nóng trước đó.Trong năm 2008, lượng cung tiếp tục được bổ sung đáng kể thông qua việc Chính phủ đẩymạnh cổ phần hóa DNNN, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô lớn, kinh doanh hiệu quả

và việc bán bớt cổ phiếu Nhà nước trong các doanh nghiệp đã cổ phần hóa, chưa kể hàngloạt ngân hàng, công ty chứng khoán, doanh nghiệp… phát hành trái phiếu, cổ phiếu đểtăng vốn điều lệ, dẫn đến tình trạng thị trường chứng khoán thừa “hàng” Một số nhà đầu tưchốt lời, cung tăng dần Một số nhà đầu tư cắt lỗ vì áp lực trả gốc và lãi do vay vốn kinhdoanh chứng khoán, cung ngày 1 tăng Thị trường liên tục sụt giảm Các chỉ số liên tục tạo

“đáy” theo kỳ vọng của nhà đầu tư Tuy nhiên, “đáy” sau lại cứ thấp hơn “đáy” trước VN–Index đã tụt xuống mức256,85 vào ngày 10/12/2008 và đây cũng là mức đáy của năm

2008 VN-Index đóng cửa vào ngày 31/12/2008 là 315,62 điểm giảm 73,04% so với đỉnhcủa VN-Index (giá đóng cửa ngày 12/3/2007 với 1170,67 điểm) và giảm 65,73% so vớingày đầu năm 2008

Trang 16

Theo các chuyên gia nhận định, năm 2008 thị trường chứng khoán Việt Nam “tệ” nhấtChâu Á Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng trở nên nhỏ bé và không còn đượcgiới đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều như trước đây Năm 2008, tính theo USD, VN-Index sụt mất 69%, mức giảm tồi tệ nhất trong số các thị trường chứng khoán ở châu Á Thị trường chứng khoán năm 2009 mở đầu với một phiên giao dịch có thể coi là tẻ nhạtkhi rất ít nhà đầu tư tham gia giao dịch Năm 2009 đã để lại những dấu ấn quan trọngtrong lịch sử 9 năm phát triển của TTCK Kỷ lục mới, cột mốc quan trọng đã lần lượt đượcthiết lập: phiên giao dịch ngày 24/02, VN-Index đã rơi xuống mức đáy 235,5 điểm, HNX-Index lùi về dưới mốc 100 điểm khi xuống mức thấp nhất trong lịch sử là 78,06 điểm.

sau đó các giao dịch trên thị trường dần trở nên ảm đạm.

Với những nỗ lực khá lớn của Chính phủ, (như thực hiện Chính sách tài khóa, tiền tệnới lỏng và đưa ra gói kích thích kinh tế) đến tháng 3/2009 thị trường lại bước vào mộtcuộc “tăng tốc” với sự khơi mào của nhà đầu tư nước ngoàivà các nhà đầu tư tổ chức, đạigia lớn trong nước Thị trường liên tục được đẩy lên từ đáy là 235.5 lên đến 618.5 chỉ trongkhoảng thời gian gần 8 tháng

Kể từ tháng 3-2009, các nhà đầu tưđã lấy lại được một ít niềm tin khi TTCK có mộttháng tăng điểm ấn tượng nhất kể từ tháng 11-2008: VN-Index không chỉ khởi sắc về điểm

số m à khối lượng giao dịch cũng tăng mạnh Tính đến hết ngày 30-6, VN-Index đã tăng132,67 điểm (42,03%), HNX-Index tăng 44,57 điểm (42,66%) so với thời điểm kết thúcnăm 2008 Đây là một bước tiến dài của TTCK trong nước khi VN-Index đã đạt tốc độtăng lớn thứ 8 trong tổng số 89 chỉ số chứng khoán quan trọng trên thế giới khi tăng được46% so với thời điểm đầu năm 2009 Kỷ lục về khối lượnggiao dịch tại sàn HOSE đượcthiết lập vào ngày 10/06 với 101.774.520 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được chuyển nhượng,con số tương tự tại HNX là 56.522.170 cổ phiếu

Từ tháng 8 đến tháng 10, TTCK lại tiếp tục đợt tăng giá thứ hai đầy mạnh mẽ vớinhiều kỷ lụcvề giá trị và khối lượng giao dịch kỷ lục được xác lập Ngày 22-10, TTCKvươn tới đỉnh điểm của đợt sóng thứ 2 là mức 624,10 điểm Đây cũng là mức cao nhất củathị trường sau 394 phiên giao dịch kể từ ngày 14-3-2008 Trong khoảng thời gian này,thanh khoản liên tục đạt kỷ lục trên cả hai sàn Đối với sàn HOSE, phiên giao dịch ngày23-10 được coi là "siêu thanh khoản" khi lập kỷ lục cao nhất từ trước đến nay cả về khốilượng và giá trị giao dịch với hơn 136 triệu đơn vị được chuyển nhượng, tương ứng giátrịgiao dịch lên đến 6,414 nghìn t ỷ đồng; sàn HNX đạt kỷ lục với hơn 67,23 triệu cổ phiếuđược chuyển nhượng cùng 3,04 nghìn t ỷ đồng được giải ngân TTCK tăng trưởng mạnh

mẽ, nằm ngoài dự đoán của giới chuyên gia và trở thành điểm sáng ấn tượng khi có tốcđộphục hồi nhanh nhất châu Á

Thế nhưng từ đầu năm 2010 thị trường bắt đầu xu hướng xập xình đi ngang trước sựthất vọng của các nhà đầu tư Thị trường chứng khoán kể từ đầu năm 2010 đã gặp nhiềukhó khăn và khiến giới đầu tư thất vọng Nửađầu năm 2010, thị trường chứng khoán biến

Trang 17

động trong biên độ hẹp 480 - 550 điểm với thanh khoản ở mức trung bình Nguyên nhân thịtrường đi ngang trong suốt 6 tháng đầu năm được nhận định là bởi tâm lý thận trọng củagiới đầu tư cùng sự khan hiếm của dòng tiền Trong giai đoạn này, Chính phủ áp dụngnhững biện pháp nhằm hướng dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất và hạn chế cấp vốn cho cáckênh như chứng khoán, bất động sản Đồng thời, lượng cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu thưởngtăng lên nhanh chóng làm cho dòng tiền trên thị trường càng trở nên khan hiếm Mặc dù có

sự phục hồi mạnh vào cuối tháng 11/2010 nhưng nhìn chung giai đoạn này phần đông cácnhà đầu tư buồn nhiều hơn vui Sau những lạc quan năm 2009 thì thị trường đã bị trả vềmột thực tại khắc nghiệt hơn VNI đóng cửa giảm 2% so với cuối năm trước khi chốtphiên vào 31/12/2010 tại 484,66 điểm, HNX-index gây thất vọng hơn nhiều khi đóng cửanăm tại 114,24 điểm giảm tới 32% so với cuối năm 2009 Kết thúc năm 2010 thị trườngchứng khoán Việt Nam là một trong số ít thị trường không tăng trưởng ở châu Á và chịu

sự suy giảm đi ngược lại với xu hướng chung của thế giới

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011 tiếp tục chứng kiến đà lao dốc khôngphanh của cả hai chỉ số chính Năm 2011 là một năm khá khó khăn của nền kinh tế ViêtNam theo đó thị trường chứng khoán, cũng phản ánh rõ điều này với xu hướng giảm điểm

là xu hướng chính và chủ đạo Trong cả năm, thị trường chỉ có được hiếm hoi hai đợt hồiphục ngắn vào cuối tháng 5 và khoảng giữa tháng 8, toàn bộ khoảng thời gian còn lạithịtrường chủ yếu đi xuống trong sự chán nản và mệt mỏi của các nhà đầu tư Chốt phiênngày 30/12/2011, VN Index và HNX Index lần lượt đóng cửa ở 351,55 và 58,74 điểm, nhưvậy so với đầu năm 2011 sàn Hồ Chí Minh đã giảm mạnh 27,46% còn sàn Hà Nội thìlaodốc đến hơn 48% Không chỉ chịu áp lực giảm về mặt điểm số, diễn biến giao dịch trênthị trường càng ngày càng theo hướng trầm lắng và ảm đạm hơn, thể hiện qua sự khô kiệtcủa tính thanh khoản, so với con số của năm 2010 thì giá tr ị trung bình m ỗi phiên giaodịch của mỗi sàn đều sụt giảm mạnh đến xấp xỉ 60%

Thị trường chứng khoán năm 2012 có nhiều thăng trầm và biến động với việc tăng tới40% trong 5 tháng đầu năm sau đó giảm mạnh trong 7 tháng còn lại Ngay từ những thángđầu năm, thị trường đã bứt phá mạnh mẽ nhờ sự hỗ trợ của các thông tin tích cực như chínhsách thúc đẩy hoạt động và tăng cường quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam, độngthái cắt giảm lãi suất nhanh và mạnh từ 14%/năm xuống còn 9%/năm, sự ra đời của chỉ sốVN30 và kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều…Tuy nhiên, sang đến tháng 6/2012khi những bất ổn kinh tế phát sinh, niềm tin của giới đầu tư bị lung lay mạnh, chứng khoánViệt Nam rơi vào giai đoạn khó khăn Đỉnh điểm là tháng 08/2012, sau biến cố liên quanđến ông Nguyễn Đức Kiên, cổ phiếu ngành ngân hàng liên tục ép sàn đẩy thị trường chứngkhoán lao dốc không phanh Chỉ trong vong 6 ngày sau biến cố, chỉ số giá chứng khoántrên sàn HOSE giảm tới 11,8% và trên sàn Hà Nội giảm tới 15,4% Đà giảm điểm đượcnối dài trong suốt hai tháng sau đó kéo thị trường chứng khoán vào thời kỳ đen tối nhất kể

từ khi ra đời Dừ gặp rất nhiều khó khăn nhưng năm 2012 vẫn có một kết thúc khá đẹp khiphiên cuối cùng của năm (28/12/2012) khép lại với các sắc xanh trên cả 2 sàn giao dịch

Ngày đăng: 20/03/2016, 20:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w