Tiểu luận môn tài chính tiền tệ Lý thuyết tài chính hành vi

44 413 0
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ Lý thuyết tài chính hành vi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1 MỞ ĐẦU Tài chính hành vi là một lĩnh vực nghiên cứu về kinh tế thực nghiệm, được xem là trường phái khá mới so với các trường phái tài chính học truyền thống. Những luận điểm cơ bản của các trường phái tài chính cổ điển luôn tin rằng các quyết định của nhà đầu tư trên thị trường luôn dựa trên tính duy lý, hay nói cách khác họ luôn tin rằng có tồn tại một cơ chế điều chỉnh thị trường về trạng thái hiệu quả. Đây là cơ chế kinh doanh chênh lệch giá của hàng hóa trên thị trường tài chính. Những nhà đầu tư nhận thấy có cơ hội kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá của các tài sản tài chính, lập tức họ tận dụng cơ chế “Mua tài sản ở nơi có giá thấp và bán nó ở nơi có giá cao”. Khi đó, động thái này của các nhà đầu tư sẽ tự động điều chỉnh thị trường, xác lập giá cả về trạng thái cân bằng hay hợp lý. Cơ chế này được xem là nền tảng cơ bản cho nhiều mô hình lý thuyết tài chính hiện đại như “thuyết thị trường hiệu quả”, lý thuyết mô hình định giá tài sản (CAPM - Capital Asset Pricing Model); Nghiên cứu lý thuyết tài chính hành vi (Behavioral finance) là một yêu cầu đầu tiên cho các nhà kinh doanh. Thông qua việc tìm hiểu nghiên cứu này các nhà kinh doanh có thể nắm bắt được tâm lý tiêu dùng, tiết kiệm của khách hàng từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh hợp lý. Tránh và hạn chế thấp nhất các rủi ro do ảnh hưởng từ hành vi tiêu dung của khách hàng; Trong vài thập niên gần đây, một khái niệm tài chính mới được nhắc đến nhiều và rất gần gũi với các nhà kinh tế cũng như xã hội. Đó là lý thuyết về tài chính hành vi, ngày nay việc ứng dụng và nghiên cứu lý thuyết tài chính hành vi trở thành khá phổ biến và còn giúp nhiều nhà đầu tư cải thiện đáng kể chiến lược đầu tư của chính mình; Tài chính hành vi là một phần của tài chính, nghiên cứu để hiểu và giải thích những bieeyr hiện mang tính tâm lý của con người trên thị trường tài chính, sử dụng những kiến thức thuộc phạm trù tâm lý học, xã hội học và tài chính học để lý giải những hành vi bất thường của nhà đầu tư mà chưa được lý giải trong nền tảng của lý thuyết truyền thống; Nghiên cứu hành vi là nghiên cứu ảnh hưởng tâm lý của nhà đầu tư và những hệ quả theo sau lên thị trường tài chính. Đó cũng đóng vai trò trong việc giải thích tại sao và làm thế nào thị trường có thể hiệu quả hoặc không hiệu quả; 1/44 GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1 Để hiểu thêm lý thuyết tài chính hành vi, sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu vài nét tổng quan về vấn đề này 2/44 GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI Bắt nguồn từ nghiên cứu của nhà tâm lý học người Pháp Jean-Gabriel De Tarde(1843 –1904), Sang những năm 1980, lý thuyết tài chính hành vi được thảo luận rải rác trong một số nghiên cứu của các học giả kinh tế nổi tiếng như nhà kinh tế học người Mỹ - Richard H. Thaler, Tversky và Kahneman. Sau cuộc đại khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, mà điển hình là cuộc khủng hoảng “bong bóng” nhà đất tại Mỹ đã khiến người ta phải quan tâm nhiều đến lý thuyết này nhằm giải thích những hiện tượng bất thường của kinh tế mà các lý thuyết trước đây chưa chỉ ra được. I. Khái niệm Lý thuyết tài chính hành vi Lý thuyết tài chính hành vi là môn khoa học nghiên cứu về những lĩnh vực có liên quan gần gũi, ứng dụng nghiên cứu khoa học về nhận thức và xu hướng cảm xúc trên con người nhằm hiểu rõ hơn về các quyết định kinh tế, , và làm cách nào mà con người gây ảnh hưởng lên thị trường giá cả , lợi nhuận & sự cấp phát các nguồn tài nguyên. Nghiên cứu xem những hành vi (hành động có nhận thức) của các chủ thể kinh tế (người tiêu dùng, người phân phối, bán hay hay người sản xuất) có thể ảnh hưởng đến việc ra các quyết định kinh tế cũng như giá cả thị trường ra sao. Môn khoa học này lấy lý luận về dự tính duy lý của chủ thể kinh tế làm trung tâm. Phương pháp nghiên cứu của nó dựa trên các mô hình kết hợp giữa tâm lý học với các mô hình về dự tính duy lý của kinh tế học tân cổ điển. Các nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực này gồm Daniel Kahneman và Amos Tversky (1937-1996); II. . Ảnh hưởng của tâm lý đến hành vi tiêu dung của con người Tài chính hành vi là 1 phần của tài chính nhằm tìm ra cách hiểu và dự đoán được các dấu hiệu của hệ thống thị trường tài chính thông qua các quyết định tâm lý . Tài chính hành vi bao gồm cả hành vi con người , hiện tượng thị trường và sử dụng các kiến thức có được từ ngành tâm lý học và lý thuyết tài chính. 3/44 GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1 Tài chính hành vi là lĩnh vực nghiên cứu hành vi của các nhà đầu tư trên cơ sở những nguyên tắc tâm lý trong quá trình ra quyết định Tài chính hành vi nghiên cứu mối quan hệ giữa yếu tố tâm lý và kinh tế tài chính Tài chính hành vi cố gắng giải thích việc các nhà đầu tư diễn giải như thế nào và phản ứng với thông tin để ra quyết định đầu tư. Các nhà đầu tư không phải luôn luôn phản ứng “hợp lí”. Tài chính hành vi nghiên cứu hành vi của các nhà đầu tư dẫn đến các trường hợp bất thường trên thị trường chứng khoán. • Lý thuyết kỳ vọng Các giả định của lý thuyết kì vọng Lý thuyết về độ thỏa dụng kỳ vọng giả định các cá nhân hành xử hợp lý tức là con người kinh tế là “lý trí” và các hành vi không hợp lý sẽ bị loại bỏ hoặc sẽ không có vai trò quan trọng hay tác động lớn do trong ngắn hạn chúng sẽ bị các áp lực của thị trường loại bỏ. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm của các nhà tài chính hành vi, điển hình như công trình nghiên cứu của Simon (1959,1978,1987), Kahneman và A.Tversky (1979, 1981, 1982, 1992) đã cho thấy các giả định của lý thuyết tài chính truyền thống nói chung và Lý thuyết về độ thỏa dụng kỳ vọng nói riêng có nhiều khiếm khuyết về thực nghiệm. Lý thuyết triển vọng tiếp cận theo hướng giả định các cá nhân là không hợp lý (irrational). Theo Thaler (2003), hầu hết các hành vi kinh tế là không hoàn toàn hợp lý, chúng tạo ra các kết quả sai lệch đáng kể so với giá trị cơ bản trên thị trường tài chính. Nội dung của thuyết kì vọng Hành vi của con người có 3 đặc điểm chính mà lý thuyết độ thỏa dụng kỳ vọng không thể giải thích được, đó là: Tùy thuộc vào bản chất của triển vọng là gì, hành vi của con người đôi lúc thể hiện sự không thích rủi ro (lẩn tránh rủi ro) song đôi lúc lại ưa thích rủi ro (tìm kiếm rủi ro). Con người lựa chọn dựa trên lời và lỗ Con người đánh giá các khoản lời và lỗ so với một mức tham khảo và thông thường mức tham khảo ứng với tình trạng hiện tại của người đ 4/44 GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1 Con người sợ thua lỗ bởi các mất tác động đến cảm xúc của họ mạnh mẽ hơn cái được. Các kết luận trên được đúc rút từ các nghiên cứu của Kahneman và A.Tversky (1979, 1981, 1982, 1992) qua các kết quả trả lời các tình huống trong điều tra qua bảng hỏi và được tổng hợp trong nghiên cứu của Ackert và Deaves (2010). Do lý thuyết triển vọng có khả năng giải thích rất nhiều hành vi của con người khi đưa ra quyết định trong sự rủi ro nên nó có tầm ảnh hưởng khá lớn và được nhận định như một đóng góp quan trọng cho lĩnh vực kinh tế Hàm ý của Lý thuyết triển vọng Hàm ý về hành vi chấp nhận rủi ro: các nhà đầu tư cá nhân cùng lúc vừa là những người tìm kiếm rủi ro vừa là những người né tránh rủi ro. Hàm ý đối với hành vi nắm giữa cổ phiếu/danh mục: cả các nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư chuyên nghiệp đều dễ mắc lỗi bán những tài sản sinh lời quá sớm và nắm giữa các tài sản thua lỗ quá lâu, đây được gọi là hành vi e ngại thua lỗ. Sự thua lỗ gây ra sự mất mát lớn hơn so với niềm vui mang lại từ khoản lời với cùng một độ lớn. Điều này được biết đến với tên gọi là hiệu ứng phân bổ tài khoản (disposition effect). Hàm ý cho phần bù vốn cổ phần: sự e ngại thua lỗ được lý thuyết triển vọng đề cập đã giải thích tại sao các cổ phần của Mỹ có tỷ lệ sinh lời cao hơn 7% so với trái phiếu trong một thời gian dài (trong khi theo mô hình truyền thống, tỷ lệ này chỉ khoảng 1- 2%) Hàm ý cho cấu trúc vốn: Theo lý thuyết triển vọng, đối với một số công ty, các khoản thua lỗ tiềm năng do kiệt quệ tài chính có thể lớn hơn là các lợi ích tiềm tàng có nguồn gốc từ thuế. • Sự không yêu thích rủi ro Lý thuyết triển vọng chỉ ra rằng những nhà đầu tư sẽ không thích rủi ro trong những cái họ sẽ đạt được. Samuelson (1963) minh họa một ví dụ của sự không yêu thích rủi ro. Ông ta hỏi một đồng nghiệp rằng ông ta sẽ chấp nhận một vụ cá độ mà trả cho ông ta 200$ với khả năng 50% và một 100$ với khả năng 50%. Người đồng nghiệp nói rằng anh ta sẽ không chấp nhận vụ cá cược này nhưng anh ta sẽ cá một trăm lần. Với 100 lần cá, anh ta mong rằng tổng tiền thắng được là 5.000$ và anh ta hầu như chẳng có cơ 5/44 GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1 hội mất một đồng nào. Sai lầm chấp nhận nhiều lần cá cược như vậy khi người ta xem xem xét chúng một cách riêng lẻ như vậy đươc gọi là “tâm lý sợ thua lỗ thiển cận. Sự không yêu thích rủi ro mờ nhạt là sự kết nối của sự nhạy cảm lớn hơn của việc mất hơn đối với việc nhận và một xu hướng để đánh giá kết quả thường xuyên. Hành vi của các nhà đầu tư thỉnh thoảng được nói là thiển cận, thiếu tầm nhìn, và vì chỉ nhìn nhận sự việc từ một phía nên họ thường bỏ qua rất nhiều thứ có thể xảy ra, do vậy mọi nhà đầu tư chỉ lên kế hoạch cho một thời kỳ rõ ràng mà thôi. Hai giả định của việc không yêu thích rủi ro thiển cận thì được kiểm tra thực nghiệm. • Những nhà đầu tư không thích rủi ro sẽ sẵn sàng chấp nhận rủi ro nếu họ đánh giá việc đầu tư của họ ít thường xuyên hơn. • Nếu kết quả tăng đủ để hạn chế việc mất mát, nhà đầu tư sẽ chấp nhận thêm rủi ro. Không yêu thích rủi ro chỉ ra rằng mọi người có xu hướng nhạy cảm hơn với sự giảm trong việc đạt được lãi hơn là sự tăng. Điều này được phản ánh trong đường giá trị lý thuyết triển vọng mà có một cái giống lúc ban đầu. Không yêu thích rủi ro có thể giải thích rằng xu hướng của nhà đầu tư để giữ chứng khoán bị lỗ trong khi bán chứng khoán lời quá sớm như là kết quả của khuynh hướng. Khi nhà đầu tư xem xét chứng khoán dựa trên cơ bản cá nhân, thì sự không ưa thích rủi ro trong việc có lợi nhuận sẽ dẫn tới việc họ bán chứng khoán đang tăng giá quá nhanh, bằng cách đẩy giá giảm có mối liên hệ với cơ bản. Điều này thiết lập một giai đoạn cho việc tăng giá thêm khi giá chứng khoán trở lại giá trị cơ bản, ngược lại, tìm kiếm rủi ro trong mất mát sẽ gây cho nhà đầu tư giữ quá lâu khi giá giảm, bằng cách đó giá chứng khoán với đà âm vượt qua giá trị cơ bản. • Tính toán trí óc Tính toán trí óc (mental accounting). Đây là một dạng của định nghĩa hẹp. Chúng ta có xu hướng tách riêng các quyết định mà đúng ra phải được kết hợp lại với nhau vào các tài khoản ảo trong trí tưởng tượng của chúng ta (metal account) và tối đa hoá lợi ích 6/44 GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1 từng tài khoản. Và vì thế, đôi khi chúng ta đưa ra các quyết định nhìn tưởng là hợp lý, mà thật ra là sai lầm. Sử dụng tính toán bất hợp lý và định nghĩa hẹp, chúng ta có thể giải thích nhiều hiện tượng như lựa chọn nghịch với sở thích, sợ thua lỗ , và hiệu ứng phân bổ tài khoản khá phổ biến, thể hiện cơ bản ở chỗ người ta sẵn sàng thực hiện ngay những lệnh mang lại lời nhỏ, nhưng trì hoãn không thực hiện lệnh dừng lỗ khi xuất hiện những khoản lỗ nhỏ. Ví dụ, khi mua cổ phiếu giá 30.000, sau đó giá giảm xuống 22.000, người ta vẫn không bán cổ phiếu (thậm chí còn mua tiếp) và chờ đến khi giá lên trên 30.000 một chút mới bán ngay kiếm lời. Giá có giảm tiếp người ta cũng cứ giữ cổ phiếu đó tiếp. Vì họ đã tách biệt giữa “tài khoản lời” và “tài khoản lỗ” trong tâm trí của mình, cho nên họ cố tối đa hoá tài khoản lời, và tối thiểu hoá tài khoản lỗ, nên giá lên một chút thì bán, giá xuống thì cứ giữ, xem như nó chưa bị chuyển qua tài khoản lỗ. Hiệu ứng phân bổ tài khoản này cũng có thể được lý giải bằng hiệu ứng tự lừa dối (sợ rằng nếu bán mà bị lỗ thì sẽ cảm thấy bản thân ra quyết định đầu tư kém), hay hiệu ứng tiếc nuối (lỡ bán rồi mà giá lên thì sao). Hiệu ứng phân bổ tài khoản lý giải một phần vì sao trong thị trường tăng giá thì khối lượng giao dịch tăng cao hơn khi thị trường giảmgiá tại Mỹ và Nhật. Tính toán trí óc có thể có đưa đến kết quả là” tiền tốt được ném vào sau tiền xấu” bởi hoạt động liên tục của việc mạo hiểm đầu tư không lợi nhuận với hy vọng rằng việc phục hồi sẽ bằng một cách nào đó xảy ra. Nó cũng giải thích định kiến mà có lợi ích cho các nhà đầu tư với sự không tự kiểm soát hoàn hảo – một dạng hiện tượng được trình bày sau đây. • Tự điều chỉnh hành vi Tính toán trí óc và khung cấu trúc có lẽ được sử dụng để làm giảm vấn đề tự điều chỉnh, ví dụ, bằng cách thiết lập tài khoản đặc biệt mà được xem xét là vượt qua giới hạn. Glick(1957) báo cáo rằng việc do dự để nhận ra mất mát hình thành nên vấn đề tự điều chỉnh; ông ta mô tả những nhà đầu cơ chuyên nghiệp người mà có khuynh hướng để cho việc mất mát ra đi. Nó là sự điều chỉnh việc mất mà tạo nên vấn đề. Vấn đề của người đi buôn thì được trình bày là đủ để đóng lại một tài khoản tại một điểm mất, mặc dù chúng thì rõ ràng rằng giữ lấy mất mát thì là không có lý trí. Tự điều chỉnh hành vi 7/44 GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1 cũng trình bày trong việc mất cổ tức, đã được đề cập trong những phần trước. Ví dụ, nhà đầu tư, đặc biệt những người về hưu, người sống nhờ vào quỹ lương hưu, lo lắng rằng về việc chi đi số tiền quá nhanh bằng cái cách mà cạn kiệt tài sản sinh sống. Họ lo sợ về việc mất đi khả năng tự điều chỉnh, nơi họ bị thúc giục có thể dẫn tới việc chi tiêu quá mức. • Hối tiếc Tâm lý của con người là cảm thấy đau khổ, hối tiếc vì làm sai, thậm chí là lỗi sai nhỏ. Họ cảm thấy rất hối hận về quyết định mà nó gây ra kết quả xấu. Nếu ai đó mong rằng có thể tránh nỗi đau của sự hối hận, họ có thể thay đổi hành vi của họ theo cách mà đôi khi là bất hợp lý . Lý thuyết về hối tiếc có thể giúp giải thích nhân tố mà nhà đầu tư trì hoãn bán chứng khoán đang giảm giá trị và thúc giục bán chứng khoán khi nó đang tăng giá. (Shefrin và Statman, 1985). Lý thuyết có thể được giải thích như việc ám chỉ nhà đầu tư tránh bán chứng khoán đang giảm giá để không tạo ra lỗi mà họ làm hay là cách mà họ tránh cảm giác hối hận. Họ bán chứng khoán mà đang lên để không cảm giác hối tiếc vì không bán nó nếu giá sau này giá lại giảm. Hành vi này được ghi nhận khi dùng khối lượng giao dịch bởi Ferris, Haugen và Makhija (1988) và odean (1996). Phương pháp giải quyết vấn đề của nhà đầu tư dựa vào kinh nghiệm Quy tắc dựa theo kinh nghiệm (heuristic) hay còn gọi là quy tắc “ngón tay cái”, là những phương pháp nhà đầu tư sử dụng để làm giảm thiểu sự tìm kiếm thông tin cần thiết để đưa ra giải pháp cho một vấn đề, tức là nhà đầu tư giải quyết vấn đề dựa trên kinh nghiệm. Quy tắc dựa theo kinh nghiệm cung cấp những cách tiếp cận thuyết phục mang tính chủ quan, đồng thời cũng phản ánh một thực tế là đánh giá của con người về khả năng và rủi ro thường không tuân thủ chính xác lý thuyết về xác suất. Mọi người có xu hướng liên hệ xác suất không phải với sự kiện mà là với những mô tả sự kiện. Mặc dù người ta có thể dùng các quy tắc dựa theo kinh nghiệm để đơn giản hóa tập hợp dữ liệu, nhưng một cách chính xác hơn, chúng được coi như là công cụ làm đơn giản hóa quá trình lựa chọn. Các quy tắc dựa theo kinh nghiệm đặc biệt quan trọng khi có sự 8/44 GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1 không chắc chắn bởi vì sự không chắc chắn làm giảm đi tính hiệu quả của những tính toán logic phức tạp. Những nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào những quy tắc ngón tay cái phổ biến và độ lệch tương ứng so với tính toán chuẩn (hay còn gọi là thiên vị). Ban đầu, trong các nghiên cứu, quy tắc dựa theo kinh nghiệm chỉ đơn thuần gắn với quá trình nhận thức, nhưng dần dần các quy tắc đó kết hợp thêm cả các yếu tố cảm xúc. Thực ra, các yếu tố cảm xúc đã ngầm đề cập từ lâu trong những phân tích của Kahneman và Tversky (2000b). Điều này được chứng minh bằng việc hai tác giả này chọn tham chiếu là những phán xét trực quan, cái mà họ cho là khác hẳn với mô hình lựa chọn hợp lý chuẩn tắc. Một mục đích chính của nghiên cứu “hệ thống kinh nghiệm chủ quan và định kiến” là phân loại độ lệch tương ứng so với mô hình lựa chọn hợp lý, và nếu có thể, cải thiện những quy tắc chủ quan để làm giảm sự thiên lệch. Đầu tiên, nghiên cứu tìm cách xác minh một nhóm các quy tắc dựa theo kinh nghiệm chung được coi như là cơ sở cho việc đưa ra quyết định. Các nhà nghiên cứu tiếp tục ủng hộ mô hình phân tích hợp lý nhận ra rằng với mô hình phân tích hợp lý, người ta vẫn có những đánh giá sai. Trong khi đó, nhóm quyết định hành vi lại chứng minh rằng, ngược lại với kỳ vọng, các lỗi mắc phải không xảy ra ngẫu nhiên mà có tính hệ thống và dự đoán trước được. Khi những kết quả về các quy tắc dựa theo kinh nghiệm được quan tâm hơn Phương pháp kinh nghiệm dựa vào tính sẵn có là phương pháp dựa nhiều vào thông tin hơn là xác suất. Điều này được cho là do sự dễ dàng trong việc hồi tưởng. Phương pháp kinh nghiệm được thực hiện bằng việc neo vào một điểm tham chiếu và điều chỉnh có nghĩa là nhà đầu tư dựa vào một điểm tham chiếu nào đó (ví dụ như biên độ, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng…) để làm điểm xuất phát cho quá trình điều chỉnh trước khi ra quyết định. • Hành vi bầy đàn Một quan sát cơ bản về xã hội con người trong đó con người có mối liên hệ giao tiếp với người khác có cùng suy nghĩ. Nó thì quan trọng để hiểu nguồn gốc của sự suy nghĩ tương tự nhau, để chúng ta có thể đánh giá tính hợp lý của lý thuyết dao động đầu cơ mà gán cho việc làm thay đổi giá cả do những suy nghĩ sai lệch. Một phần lí do của 9/44 GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1 việc phán đoán của con người thì giống nhau tại những thời điểm giống nhau là họ đang có những phản ứng với thông tin giống nhau. Ảnh hưởng xã hội có một tác động khổng lồ lên phán đoán cá nhân. Khi con người đối đầu với phán đoán của một nhóm lớn, họ có xu hướng thay đổi những câu trả lời của họ. Họ đơn giản nghĩ rằng tất cả những người khác có thể không sai. Họ phản ứng với thông tin mà nhóm lớn đã có phán đoán khác với họ. Đây là hành vi có ý thức. Trong cuộc sống mỗi ngày, chúng ta học rằng khi một nhóm lớn nhất trí trong phán đoán họ thì chắc chắn đúng (Shiller, 2000). Hành vi bầy đàn có lẽ được nhận diện trên hầu hết thị trường tài chính trong một hoàn cảnh tâm lý. Hành vi bầy đàn có thể đóng một vai trò trong việc tạo ra đầu cơ bong bóng bởi vì có một xu hướng để quan sát người thắng rất gần, đặc biệt biểu hiện tốt lặp đi lặp lại vài lần. Nó có vẻ hợp lý khi làm sự phân biệt giữa tự nguyện và bắt buộc hành vi bầy đàn. Nhiều người chơi trên thị trường tài chính có lẽ nghĩ rằng tiền tệ hay chứng khoán không được định giá đúng, nhưng họ kìm lại hành động trái ngược. Những người này có lẽ đơn giản cảm thấy rằng nó vô nghĩa khi đấu tranh với bầy đàn. Đây là một ví dụ của hành vi bầy đàn vững chắc. Họ theo sau đàn không tự nguyện nhưng để tránh bị giẫm chân nên vì thế họ gắn chặt theo bầy đàn. Thậm chí có những người có lý trí có thể tham gia vào bầy đàn khi họ quan tâm tới phán đoán của người khác, và thậm chí họ biết rằng người khác cũng đang hành xử trong bầy đàn. Hành vi, mặc dù theo lý trí cá nhân, sản xuất ra nhóm hành vi mà không có lý trí hay gây ra sự dao động trong thị trường. Lý thuyết này cũng chỉ ra rằng những nhà đầu tư trong ngắn hạn gây ảnh hưởng nhiều lên giá chứng khoán hơn những nhà đầu tư dài hạn. Những nhà đầu tư không tiếp cận với thông tin bên trong, hành xử vô ý thức theo tiếng ồn như thể họ đang nắm bắt thông tin. Môt yếu tố quan trọng nữa của bầy đàn là truyền miệng. Người ta, nói chung, tin tưởng bạn bè, họ hàng và đồng nghiệp hơn báo chí và truyền hình. Phương tiện truyền thông truyền thống, tivi, và radio có khả năng truyền thông tin, nhưng khả năng của chúng để tạo ra hành vi chủ động thì vẫn còn hạn chế. Nói với người khác và các loại giao tiếp khác nữa là trong số những kết nối xã hội quan trọng mà con người có. Vì thế thông tin về cơ hội mua sẽ lan truyền nhanh chóng. Trong một nghiên cứu, những nhà đầu tư cá nhân được hỏi là cái gì cuốn hút họ đầu tiên khi họ đầu tư vào một công ty. Chỉ 6% trả 10/44 [...]... giảm CHƯƠNG 2 BA LUẬN CỨ VỀ LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI 1 Hành vi không hợp lý Có rất nhiều trường phái tâm lý học nghiên cứu về con người như là Tâm lý học hành vi, Tâm lý học cấu trúc, Phân tâm học, Tâm lý học nhân văn, Tâm lý học nhận thức, Tâm lý học hoạt động,… trong đó tâm lý học hành vi và tâm lý học nhận thức giúp đưa ra nhiều luận điểm giải thích hành vi bất hợp lý của con người trong xã hội... nhớ, tư duy, ngôn ngữ 1.1 Lý thuyết triển vọng Đây là một lý thuyết mới được Daniel Kahneman và Amos Tversky đưa ra khi các ông nghiên cứu thực nghiệm bằng các mô hình mô tả về quyết định được thực hiện trong điều kiện có mức rủi ro và phát triển thành một lý thuyết mới lý thuyết triển vọng” Đây là lý thuyết mở đầu của tài chính hành vi và là cơ sở cho những lý thuyết sau đó Lý thuyết này cho thấy, thái... ép theo đám đông - Hành vi “tự nguyện”: Thể hiện ở những người khôn ngoan nhất, họ tham gia vào hành vi bầy đàn chủ yếu với mục đích đầu cơ mang tính cá nhân mang tính lợi dụng, khi họ đưa vào tài khoản ảo” trong đầu mình quan điểm/đánh giá của người khác, và thậm trí họ biết vi c hành xử trong bầy đàn là sai hay không có cơ sở Hành vi bất hợp lý, dù là hành vi cá nhân hay hành vi của nhóm, đều gây... trường tài chính Nhận thức sai lệch sẽ dẫn đến hành vi sai lệch, nhưng hành vi sai lệch thì chưa chắc do nhận thức sai, mà có thể do tính chủ quan trong hành vi người thực hiện - Tâm lý học hành vi: do John Broadus Watson (1878 - 1958) người Mỹ chủ trương không mô tả hay giảng giải về các trạng thái ý thức của con người, 15/44 GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1 mà chỉ cần nghiên cứu hành vi của... đó Và sẽ thật là thiếu xót nếu nghiên cứu về hành vi bất hợp lý của con người mà chúng ta không nghiên cứu về chính tâm lý con người, bởi lẽ con người là chủ thể của thị trường Bên cạnh các yếu tố về tư duy, nhận thức hành vi thì tâm lý con người ảnh hưởng rất lớn đến quyết định và các vấn đề về tài chính 1.3 Tâm lý con người Như đã nêu ở phần trên, tâm lý con người cũng ảnh hưởng nhiều tới quyết định... Dưới đây là những tâm lý chính ảnh hưởng đến vi c ra quyết định của con người • Lý thuyết tiếc nuối Tâm lý của con người là cảm thấy đau khổ, hối tiếc vì làm sai, thậm chí là lỗi sai nhỏ Họ cảm thấy rất hối hận về quyết định mà nó gây ra kết quả xấu Nếu ai đó mong rằng có thể tránh nỗi đau của sự hối hận, họ có thể thay đổi hành vi của họ theo cách mà đôi khi là bất hợp lý Lý thuyết về hối tiếc có... hẹp lại Đôi lúc các nhà đầu tư khôn ngoan họ còn lợi dụng hành vi của các nhà đầu tư này nhằm tìm kiếm lợi nhuận thay vì mục đích của họ là điều chỉnh giá về giá cơ bản ban đầu Trên đây là những tìm hiểu về lý thuyết tài chính hành vi, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp theo các ứng dụng của nó trong vi c giải thích các hiện tượng liên quan đến hành vi con người trên thị trường chứng khoán và ứng dụng trong... bắt đầu 2 Hành vi không hợp lý mang tính hệ thống Nếu chỉ một nhà đầu tư đơn lẻ có hành vi không hợp lý, thì ảnh hưởng của giao dịch của nhà đầu tư này lên giá cổ phiếu trên thị trường là không đáng kể (cho dù là 29/44 GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1 tổ chức đầu tư lớn thì ảnh hưởng cũng rất hạn chế nếu chỉ đơn độc một mình) Chỉ khi hành vi không hợp lý là mang tính hệ thống thì khi ấy vi c định... Nhưng tài chính hành vi không hoàn toàn đồng tình với quan điểm này bởi lẽ khi những cơ hội đầu tư hấp dẫn xảy ra thì thật khó để tin rằng chúng không bị lợi dụng một cách nhanh chóng Và tài chính hành vi cho rằng khi mà sự sai lệch giá một cách dữ dội thì các 32/44 GVHD: ThS TRƯƠNG MINH TUẤN SVTH: NHÓM 1 chiến lược được thiết kế để điều chỉnh giá có thể phải bao gồm cả rủi ro và chi phí, chính. .. cùng • Tính toán bất hợp lý Tính toán bất hợp lý là một phần trong lý thuyết triển vọng Nó mô tả khuynh hướng của mọi người trong vi c đặt những sự kiện cụ thể vào những tính toán bất hợp lý dựa trên thói quen hời hợi, thói quen thiển cận Ý tưởng chính dưới quan điểm về “sự tính toán bất hợp lý là người ta có khuynh hướng phân chia những loại trò chơi khác nhau vào từng mảng /tài khoản riêng biệt và . LUẬN CỨ VỀ LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI 1. Hành vi không hợp lý Có rất nhiều trường phái tâm lý học nghiên cứu về con người như là Tâm lý học hành vi, Tâm lý học cấu trúc, Phân tâm học, Tâm lý. hiện tượng bất thường của kinh tế mà các lý thuyết trước đây chưa chỉ ra được. I. Khái niệm Lý thuyết tài chính hành vi Lý thuyết tài chính hành vi là môn khoa học nghiên cứu về những lĩnh vực. mức rủi ro và phát triển thành một lý thuyết mới lý thuyết triển vọng”. Đây là lý thuyết mở đầu của tài chính hành vi và là cơ sở cho những lý thuyết sau đó. Lý thuyết này cho thấy, thái độ

Ngày đăng: 06/08/2015, 23:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan