Giả thuyết thị trường hiệu quả có thể tóm tắt như sau: Số lượng người cạnh tranh lớn Nhà đầu tư cá nhân không thể tác động giá chứng khoán Thông tin mới về chứng khoán được công bố
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
ĐỀ TÀI 4:
LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
(NHÓM PHẢN BIỆN)
Giảng viên hướng dẫn : Thầy Trương Minh Tuấn
Tháng 04 / năm 2015
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
Nguyễn Thị Thắm Đặng Thị Bích Trang
Trang 3MỤC LỤC
1 GIẢ ĐỊNH THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ 3
1.1 Hiệu quả về mặt phân phối 3
1.2 Hiệu quả về tổ chức hoạt động của thị trường 3
1.3 Hiệu quả về mặt thông tin 4
2 CÁC CẤP ĐỘ CỦA THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU 5
2.1 Các cấp độ của thị trường hiệu quả: 5
2.1.1 Thị trường hiệu quả dạng yếu: 5
2.1.2 Thị trường hiệu quả dạng trung bình 5
2.1.3 Thị trường hiệu quả dạng mạnh 6
2.2 Phương pháp phân tích cổ phiếu: 6
2.2.1 Phân tích cơ bản 6
2.2.2 Phân tích kỹ thuật 9
3 THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ Ở VIỆT NAM 11
3.1 Khái quát về thị trường chứng khoán ở Việt Nam 13
3.2 Kiểm định tính hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam 14
3.2.1 Về mặt định tính 16
3.2.2 Về mặt định lượng: 17
3.3 Góc độ Nhà đầu tư áp dụng EMH vào thị trường chứng khoán Việt Nam: 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 4LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
1 GIẢ ĐỊNH THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
Thị trường được coi là hiệu quả về mặt hoạt động khi các chi phí giao dịch được quyết định theo quy luật cạnh tranh Thị trường này được đặt trong môi trường cạnh tranh giữa các nhà tiếp thị và nhà môi giới kiếm lợi nhuận thông thường thông qua các hoạt động của mình
Việc tiếp cận lý thuyết thị trường hiệu quả trong phân tích tài chính phải xuất phát
từ khái niệm thị trường hoàn hảo trong kinh tế học Thị trường được coi là hoàn hảo khi nó đảm nhiệm được chức năng của nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo, tức là
sử dụng các đầu vào khan hiếm một cách hiệu quả
Trong nghiên cứu kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng, một thị trường được coi là hoàn hảo khi nó hiệu quả về mặt về mặt phân phối, tổ chức hoạt động
và thông tin
Hiệu quả về mặt phân phối
Thị trường hiệu quả về mặt phân phối khi có khả năng đưa các nguồn lực khan hiếm đến người sử dụng, sao cho trên cơ sở nguồn lực có được, người ta sẽ tạo ra kết quả đầu ra lớn nhất Người sử dụng tốt nhất cho nguồn lực huy động được là người có khả năng trả giá cao nhất cho quyền được sử dụng nguồn lực đó
Hiệu quả về tổ chức hoạt động của thị trường
Đối với thị trường chứng khoán, tính hiệu quả trên phương diện tổ chức hoạt động thể hiện rõ ràng bởi khả năng làm cực đại hóa quy mô giao dịch trên một thị trường chứng khoán cụ thể
Hiệu quả về mặt thông tin
Một thị trường được coi là hiệu quả về mặt thông tin khi giá cả của loại hàng hóa giao dịch trên thị trường phản ánh đầy đủ và tức thời các thông tin có sẵn liên
Trang 5quan Những thông tin đó bao gồm thông tin về môi trường kinh tế vĩ mô, thông tin
về người có nhu cầu sử dụng nguồn lực, thông tin về khan hiếm nguồn lực, v.v… Thị trường hiệu quả về mặt thông tin luôn cho rằng khi tham gia vào một thị trường hiệu quả, nhà đầu tư sẽ ít có cơ hội vượt trội hơn so với những người khác, tức là mọi người đều có khả năng tiếp cận thông tin như nhau
Giả thuyết thị trường hiệu quả có thể tóm tắt như sau:
Số lượng người cạnh tranh lớn
Nhà đầu tư cá nhân không thể tác động giá chứng khoán
Thông tin mới về chứng khoán được công bố ngẫu nhiên và độc lập
Thông tin được công bố tới tất cả nhà đầu tư cùng thời điểm và miễn phí
Nhà đầu tư phản ứng nhanh với thông tin mới khiến giá chứng khoán điều chỉnh nhanh chóng trong trung hạn
Đặc điểm của thị trường hiệu quả:
Có thể tiếp cận thông tin nhanh chóng
Giá cả phản ánh thông tin
Chi phí bỏ ra khai thác thông tin không tạo thu nhập vượt trội
Giá cả trên thị trường thay đổi bất thường, tùy thuộc vào thông tin mới xuất hiện ngẫu nhiên
2 C ÁC CẤP ĐỘ CỦA THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU
Các cấp độ của thị trường hiệu quả:
Thị trường hiệu quả dạng yếu:
Giả thiết thị trường hiệu quả yếu phản ánh đầy đủ tất cả thông tin của thị trường chứng khoán trong quá khứ, bao gồm các chuyển dịch liên tục của giá, tỷ suất thu nhập, khối lượng giao dịch và các thông tin chung khác như: mua bán lô lẻ, giao
Trang 6dịch lô lớn và các thương vụ của các chuyên gia ngoại hối hay của các nhóm độc quyền khác
Giả thuyết này có nghĩa: tỷ suất thu nhập trong quá khứ cũng như các thông tin khác không có mối liên hệ với tỷ suất thu nhập trong tương lai (các tỷ suất thu nhập độc lập với nhau) Bởi vậy, nhà đầu tư có thể kiếm thêm chút thu nhập khi ra quyết định mua hoặc bán chứng khoán dựa trên các thông tin về tỷ suất thu nhập hay các thông tin khác của thị trường trong quá khứ
Thị trường hiệu quả dạng trung bình
Giả thuyết thị trường bán hiệu quả (trung bình) cho rằng giá chứng khoán sẽ điều chỉnh nhanh chóng trước bất kỳ thông tin công khai nào, tức là mức giá hiện tại phản ánh đầy đủ mọi thông tin công khai Giả thuyết bán hiệu quả bao trùm lên giả thuyết hiệu quả yếu vì tất cả các thông tin trên thị trường đều phải được xem xét công khai dựa trên giả thuyết hiệu quả yếu như giá cổ phiếu, tỷ suất thu nhập, và khối lượng giao dịch
Thông tin công khai cũng bao gồm tất cả các thông tin phi thị trường như: các thông báo về thu nhập và cổ tức, P/E, D/P, chia cổ phần, các thông tin về kinh tế cũng như chính trị-xã hội
Giả thuyết này ngụ ý các nhà đầu tư khi ra quyết định dựa trên các thông tin mới được công bố sẽ không thu được lợi nhuận cao hơn mức trung bình, bởi mức giá chứng khoán này đã phản ánh mọi thông tin công khai đó
Thị trường hiệu quả dạng mạnh
Giả thuyết thị trường hiệu quả mạnh cho rằng giá chứng khoán phản ánh tất cả các thông tin từ công khai đến nội bộ, nghĩa là sẽ không có một nhóm đầu tư nào độc quyền tiếp cận được các thông tin liên quan đến việc định giá Do đó, sẽ không ai thu được lợi nhuận vượt trội
Trang 7Giả thuyết thị trường hiệu quả mạnh là sự tổng hợp của giả thuyết hiệu quả yếu và giả thuyết bán hiệu quả Trong thị trường hiệu quả hoàn hảo, tất cả thông tin đều miễn phí và có sẵn đối với mọi người ở cùng một thời điểm Như vậy hình thái này không cho phép phân tích kỹ thuật lẫn cơ bản Vấn đề này có nhiều quan điểm không đồng nhất Một số ý kiến cho rằng chỉ có một bộ phận nhỏ cá nhân có thể có được những thông tin quan trọng trước khi chúng được công bố ra, do đó họ sẽ có được lợi nhuận siêu ngạch Nhưng trên thực tế, hầu như ở tất cả các nước, những hành động như vậy bị coi là vi phạm pháp luật, do vậy hình thái này khó đứng vững
Phương pháp phân tích cổ phiếu:
Phân tích cơ bản
Là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính nền tảng có tác động hoặc dẫn tới sự thay đổi giá cả của cổ phiếu nhằm chỉ ra giá trị nội tại của cổ phiếu trên thị trường
Kim chỉ nam của các nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản là đo lường giá trị thực của một công ty với các chỉ tiêu tài chính như: tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, những rủi ro có thể gặp phải, dòng tiền,…Sự chênh lệch giá thị trường so với giá trị thực của một công ty chính là cơ hội để đầu tư hoặc dấu hiệu cho việc bán chốt lời cổ phiếu
Phân tích cơ bản dựa vào những giả định sau:
Mối quan hệ giữa giá trị và các yếu tố tài chính là có thể đo lường được
Mối quan hệ này ổn định trong một khoảng thời gian đủ dài
Các sai lệch của mối quan hệ sẽ được điều chỉnh lại vào thời điểm thích hợp Giá trị là mục tiêu chính trong phân tích cơ bản Một số nhà phân tích thường sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền mặt để xác định giá trị của công ty, trong khi đó một số người lại sử dụng tỷ số giá trên thu nhập (P/E)
Trang 8Các nhân tố cơ bản cần nghiên cứu bao gồm: phân tích thông tin cơ bản về công ty, phân tích báo cáo tài chính của công ty, phân tích hoạt dộng kinh doanh của công
ty, phân tích ngành mà công ty đang hoạt động, và phân tích các điều kiện kinh tế
vĩ mô ảnh hưởng chung đến giá cổ phiếu
Sau khi nghiên cứu, nhà phân tích phải chỉ ra được những dự đoán cho những chỉ tiêu quan trọng như: thu nhập kỳ vọng, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, giá trị hợp
lý của cổ phiếu, các đánh giá quan trọng cũng như khuyến nghị mua/bán cổ phiếu trên thị trường
Phân tích cơ bản có thể được sử dụng theo phương pháp phân tích từ nhân tố vĩ mô đến nhân tố vi mô có ảnh hưởng đến cổ phiếu (thường gọi là phương pháp top-down) gồm 5 cấp độ sau:
Phân tích các điều kiên vĩ mô
Phân tích thị trường tài chính – chứng khoán
Phân tích ngành mà công ty đang hoạt động
Phân tích công ty
Phân tích cổ phiếu
Tùy vào mục tiêu và khả năng phân tích mà nhà phân tích có thể sử dụng một trong năm mức độ phân tích nêu trên Ví dụ, trong phân tích về công ty, ta có thể sử dụng phương pháp phân tích phi tài chính, đó là đánh giá về bộ máy quản lý doanh nghiệp, về nguồn nhân lực, khả năng phát triển sản phẩm mới, thị trường và thị phần, khả năng cạnh tranh…Cũng trong phân tích công ty, nhà phân tích có thể sử dụng cách tiếp cận thường được gọi là phương pháp SWOT, với việc xác định và đánh gía tập trung vào 4 khía cạnh của công ty:
Điểm mạnh (Strengths)
Điểm yếu (Weaknesses)
Cơ hội (Opportunities)
Trang 9 Thách thức (Threats)
Một cách phân tích nhanh về cổ phiếu, nhà đầu tư có thể phân loại cổ phiếu thành
6 loại cơ bản dựa trên tính chất thu nhập mà nó mang lại là: cổ phiếu hàng đầu, cổ phiếu tăng trưởng, cổ phiếu phòng vệ, cổ phiếu chu kỳ, cổ phiếu thời vụ
Riêng trong mức độ cốt lõi nhất và cũng khó khăn nhất là phân tích cổ phiếu, bản chất của phương pháp phân tích cơ bản là việc định giá cổ phiếu nhằm dự đoán giá trị nội tại của cổ phiếu đó Với mục tiêu này, thông thường 5 phương pháp định giá
cổ phiếu là:
Phương pháp định giá trên luồng cổ tức
Phương pháp định giá dựa trên luồng tiền
Phương pháp định giá dự trên hệ số P/E
Phương pháp định giá dựa trên hệ số tài chính
Phương pháp định giá dựa trên tài sản ròng
Tuy vậy, lý thuyết EMH khẳng định phân tích cơ bản không có giá trị Nếu các nhà phân tích dựa trên những thông tin mà công chúng đầu tư có thể biết được thì mọi cố gắng phân tích của họ cũng bị những nhà đầu tư khác làm mất tính cạnh tranh Trên thị trường có rất nhiều các nhà đầu tư và họ đều có cùng các thông tin
có thể tìm kiếm được trên thị trường Nếu thị trường là hiệu quả, mọi thông tin này đều được phản ánh trong giá Chỉ có các nhà đầu tư xuất sắc nhất mới có thể thành công trên thị trường
Ở thị trường dạng trung bình, việc sử dụng Phân tích cơ bản sẽ không mang lại
hiệu quả hoạt động tốt hơn vì thông tin công bố đã được phản ánh trong giá chứng khoán
Trang 10Phân tích kỹ thuật
Là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu nhằm phân tích các biến động cung cầu đối với cổ phiếu để chỉ ra cách ứng xử trước mắt đối với giá cả, tức là chỉ cho nhà phân tích thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ nguyên cổ phiếu trên thị trường
Một trong những thế mạnh lớn của phân tích kỹ thuật là sự thích dụng của nó trong bất kì phương thức giao dịch nào và vào bất kì khoản thời gian giao dịch nào Không có một phần nào trong giao dịch chứng khoán hay các chứng khoán phát sinh mà phân tích kỹ thuật không thể ứng dụng được
Một nhà phân tích đồ thị có thể sử dụng đồ thị trong bất kỳ và bao nhiêu thị trường tùy thích, nhưng điều này là không thể với một người sử dụng phân tích cơ bản Điều này là do với mỗi thị trường một người áp dụng phân tích cơ bản sẽ phải xử
lý một khối lượng dữ liệu khổng lồ, nó cũng nói lên tại sao một người phân tích cơ bản chỉ có thể chuyên vào một hay một nhóm nhỏ chứng khoán nhất định – những
ưu thế này của phân tích kỹ thuật là không thể bỏ qua
Vì vậy, nhà phân tích kỹ thuật chủ yếu dựa vào nghiên cứu biến động giá thị trường của cổ phiếu, và tập trung nhấn mạnh vào hành vi biến động về giá và khối lượng giao dịch cũng như các xu hướng của hành vi giá và khối lượng đó
Để thực hiện được phân tích kỹ thuật, cần có các giả định mấu chốt là: hành vi của bất kỳ cổ phiếu nào, hoặc của thị trường cổ phiếu, đều có thể liên quan đến xu hướng diễn biến theo thời gian, trong đó xu hướng và phương hướng chính đi lên hay đi xuống của cổ phiếu (hoặc cả thị trường cổ phiếu)
Biến động giá không phải là ngẫu nhiên mà chúng xảy ra dưới các dạng thức có thể được phân tích để dự đoán biến động tương lai
Biến động thị trường được phản ánh tất cả trong giá cổ phiếu
Trang 11Lịch sử được lặp lại do bản chất của con người (nhà đầu tư) là không đổi nên sẽ lặp lại những hành vi giống nhau trước những tình huống tương tự, và điều đó dẫn đến các xu hướng giá cả lặp lại
Để phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư phải dựa vào hình ảnh các đồ thị, trong đó trục tung biểu thị giá cổ phiếu, trục hoành biểu thị đường thời gian, với nhiều dạng như:
đồ thị đường thẳng, đồ thị dạng vạch, đồ thị hình nến Thông qua đó, nhà phân tích
kỹ thuật sử dụng các chỉ báo phân tích kỹ thuật thông dụng như đường xu thế, kênh xu thế, mức hỗ trợ, mức kháng cự, điểm đột phá, đường trung bình, chỉ số sức mạnh tương đối
Các nhà phân tích kỹ thuật dựa vào việc theo dõi quá trình thay đổi giá chứng khoán trong quá khứ cũng như hiện tại để tìm ra sự vận động mang tính chu kỳ rồi
từ đó giả thuyết rằng nó sẽ xảy ra trong tương lai Vấn đề là mọi thông tin trong quá khứ và khối lượng giao dịch đều đã được công chúng biết đến Vì vậy, mọi cố gắng để tìm kiếm thông tin từ việc phân tích giá quá khứ đã được cộng vào trong giá của cổ phiếu, các nhà đầu tư cạnh tranh để khai thác những tin tức này sẽ đưa mức giá trở lại mức cân bằng của thị trường hoặc tại mức này, nhà đầu tư chỉ có thể kiếm được mức lợi nhuận đủ để bù đắp cho những rủi ro có thể gặp phải
Ở thị trường dạng yếu, việc sử dụng Phương thức kỹ thuật sẽ không dẫn tới hiệu
quả vượt trội vì thông tin được sử dụng để xây dựng chiến lược đầu tư đã được phản ánh trong giá chứng khoán thực tế
3 THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ Ở VIỆT NAM
Để phân tích đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư thường sử dụng 2 học thuyết phân tích thông dụng là: phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật Một học thuyết phân tích ra đời muộn hơn, phủ định lại 2 học thuyết kia, đó là học thuyết thị trường hiệu quả (efficient market theory) Thị trường chứng khoán Việt Nam có thời gian xuất hiện những hiện tượng mang tính quy luật như hiện tượng đầu tuần (giá cả đầu tuần luôn đi ngược lại giá cuối tuần trước, cuối tuần giá tăng thì đầu tuần sẽ
Trang 12giảm hoặc ngược lại); hiện tượng mỗi lần phát hành thêm hoặc thưởng cổ phiếu thì thị giá sẽ tăng trước ngày chốt danh sách; giá cổ phiếu trên thị trường OTC (over the counter) thường rẻ hơn trước khi được niêm yết, nên có thời gian khi thông tin doanh nghiệp sắp được niêm yết thì nhà đầu tư sẽ mua gom loại cổ phiếu này đợi ngày lên sàn Những dạng thị trường như thế được xem là thị trường kém hiệu quả
Tuy nhiên, khi thị trường trở nên kém hiệu quả, quy luật cung cầu trên thị trường
do nhà đầu tư cạnh tranh lẫn nhau khai thác các hiện tượng đã được nhận biết để kiếm lợi nhuận Chính điều này sẽ đưa thị giá trở về trạng thái cân bằng, đồng thời xóa bỏ hiện tượng đó Thị trường khi đó sẽ bắt đầu phát sinh những hiện tượng mới và trở thành thị trường hiệu quả ở hình thái mạnh bởi những hiện tượng, quy luật mới chưa được nhà đầu tư nhận biết Đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp thì thị trường chứng khoán không bao giờ có quá khứ, nghĩa là những hiện tượng không bao giờ lặp lại giống nhau, vì thế khó dự đoán được
Nắm bắt được những hình thái thị trường ở các mức độ hình thái hiệu quả yếu (weak form) và mạnh (strong form) sẽ giúp nhà đầu tư có thêm cơ hội đánh giá danh mục đầu tư của mình, tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro Ví dụ, trong quá khứ, có thời điểm đi đâu cũng nghe thấy ai cũng "trúng" chứng khoán, tham gia là thắng, sự tin tưởng tràn ngập Hoặc khi thị trường đi xuống, nhiều người phải bán tài sản để trả nợ, niềm tin bị đẩy xuống Những lúc như thế, thị trường đã trở thành thị trường kém hiệu quả
Bởi vì tất cả thông tin cảnh báo khi thị trường tăng nóng, chứng khoán vượt quá giá trị thật đã được nhà đầu tư nhận biết và sự cạnh tranh của họ đã đưa thị trường trở lại trạng thái cân bằng Ngược lại, khi thị trường giá lên là do nhà đầu tư nhận thấy, chứng khoán trở nên rẻ hơn so với giá trị nội tại, đồng thời những thông tin
về doanh, về thị trường nói chung đã làm nhà đầu tư bắt đầu mua vào và cũng