1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận lý thuyết thị trường hiệu quả

14 666 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 130,5 KB

Nội dung

Điều này có nghĩa là, trong thị trường hiệu quả: Các nhà đầu tư có khả năng tiếp nhận thông tin một cách hiệu quả, từ đó mọi nhà đầu tư có thể tiếp cận thông tin cùng một lú

Trang 1

LÝ THUY T TH Ế TP.HCM Ị

TR ƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NG HI U QU ỆU QUẢ Ả

Đ tài ti u lu n ề tài tiểu luận ểu luận ận

Gi ng viên h ảng viên hướng dẫn: Thầy Trương Minh Tuấn ướng dẫn: Thầy Trương Minh Tuấn ng d n: Th y Tr ẫn: Thầy Trương Minh Tuấn ầy Trương Minh Tuấn ương Minh Tuấn ng Minh Tu n ấn

TP.HCM, THÁNG 6, 2015

Trang 2

MỤC LỤC

A LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ 2

1 Thị trường hiệu quả là gì? 2

2 Các giả định của thị trường hiệu quả: 2

3 Đặc điểm của thị trường hiệu quả: 3

4 Các dạng thị trường hiệu quả: 3

4.1 Mức độ yếu: 3

4.2 Mức độ vừa: 4

4.3 Mức độ mạnh: 4

B PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 4

1 Phân tích cơ bản: 4

2 Phân tích kỹ thuật: 7

C GIẢ THUYẾT VÀ CÁC VẤN ĐỀ 9

1 Các nhà đầu từ đều có các thông tin giống nhau được phân tích 1 cách giống nhau: 9

2 Không có nhà đầu tư đơn lẽ nào kiếm được lợi nhuận cao với cùng 1 mức đầu tư như các nhà đầu tư khác: 10

3 Các vấn đề khác 10

4 Xu hướng gia tăng độ hiệu quả của thị trường 11

D PHẢN ỨNG CỦA NHÀ ĐẦU TƯ VỚI THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ 11

1 Thị trường hiệu quả dạng yếu: 11

2 Thị trường hiệu quả dạng vừa: 12

3 Thị trường hiệu quả dạng mạnh: 12

Trang 3

A LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ

1 Thị trường hiệu quả là gì?

“Thị trường hiệu quả là nơi mà bất kỳ thời điểm nào nhà đầu tư đều có thể

nắm bắt được thông tin như nhau và ngay lập tức họ hành xử thuần nhất giống nhau do đó mọi thông tin đều được phản ánh vào giá thị trường”.

Điều này có nghĩa là, trong thị trường hiệu quả: Các nhà đầu tư có khả năng tiếp nhận thông tin một cách hiệu quả, từ đó mọi nhà đầu tư có thể tiếp cận thông tin cùng một lúc và giống như nhau Nhà đầu tư có chung một cách phân tích giống nhau, và phân tích những thông tin giống nhau, dẫn đến việc các nhà đầu tư sẽ phản ứng với thị trường một cách giống nhau Từ đó các thông tin được công bố được các nhà đầu tư phản ánh vào thị trường một cách giống nhau, từ đó phản ánh trực tiếp lên giá cả của thị trường

Ví dụ: Tin một công ty dầu lửa phát hiện ra dầu mỏ mới có trữ lượng lớn được công bố lúc 10 giờ sáng ngày hôm nay thì ngay lập tức thông tin đó sẽ được phản ánh vào giá cả khiến cho nó được đẩy lên ở mức thích hợp Ở Mỹ đã có những nghiên cứu đo lường tốc độ của sự điều chỉnh giá cả và kết quả là chỉ có thể kiếm được lợi nhuận khi mua chứng khoán trong vòng 30 giây sau khi thông tin được công bố rộng rãi

2 Các giả định của thị trường hiệu quả:

thành viên phân tích và định giá độc lập nhằm tối ưu hóa lợi nhuận của mình

với tất cả các thông tin liên quan sẵn có nhằm phản hồi được ảnh hưởng của thông tin

thông tin mới được ngẫu nhiên đưa ra

Trang 4

3 Đặc điểm của thị trường hiệu quả:

trang trải các chi phí (lợi nhuận hợp lý)

quá khứ

quả

4 Các dạng thị trường hiệu quả:

Nếu thay đổi giá cả trong quá khứ có thể sử dụng để dự đoán các thay đổi giá cả tương lai, các nhà đầu tư có thể tạo ra tỷ suất sinh lợi dễ dàng Nhưng trong thị trường cạnh tranh, việc thu được tỷ suất sinh lợi dễ dàng sẽ không kéo dài Khi các nhà đầu tư cố gắng tận dụng thông tin về giá cả quá khứ sẽ được phản ánh

trong giá cả cổ phần ngày hôm nay, chứ không phải trong giá ngày mai Các mẫu

mực trong giá sẽ không tồn tại nữa và các thay đổi giá cả trong một thời kỳ sẽ độc lập thay đổi trong kỳ kế tiếp

Ba mức độ của thị trường hiệu quả, được phân biệt bởi mức độ thông tin đã được phản ánh trong giá chứng khoán:

4.1 Mức độ yếu:

Giá cả phản ánh thông tin đã chứa đựng trong hồ sơ giá cả quá khứ Nó được

là hình thức hiệu quả yếu Trong trường hợp này, không thể tạo được các siêu tỷ suất sinh lợi liên tục bằng cách nghiên cứu tỷ suất sinh lợi quá khứ Giá cả sẽ theo một bước ngẫu nhiên

Trang 5

4.2 Mức độ vừa:

Giá cả phản ánh không chỉ giá cả quá khứ mà còn phản ánh tất cả các thông tin đã công bố khác, như là thông tin bạn có thể có do đọc các báo cáo về tài chính Đây được gọi là hình thức hiệu quả vừa phải của thị trường Nếu các thị trường ở mức vừa phải, giá cả sẽ điều chỉnh ngay lập tức trước các thông tin công cộng như

là việc công bố tỷ suất sinh lợi quý vừa qua, một phát hành cổ phần mới, một đề nghị sát nhập hai công ty,.v.v

4.3 Mức độ mạnh:

Giá cả phản ánh tất cả thông tin có thể có được bằng cách phân tích tỉ mỉ về công ty và nền kinh tế Đây được gọi là hình thức hiệu quả mạnh của thị trường Trong trường hợp này chỉ có những nhà đầu tư may mắn hoặc không may mắn, không có nhà đầu tư nào có thể liên tục đánh bại được thị trường

B PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

1 Phân tích cơ bản:

Là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính chất nền tảng có tác động hoặc dẫn tới sự thay đổi giá cả của cổ phiếu nhằm chỉ ra giá trị nội tại của cổ phiếu trên thị trường

Kim chỉ nam của các nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản là đo lường giá trị thực của một công ty với các chỉ tiêu tài chính như: tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, những rủi ro mà công ty có thể gặp phải, dòng tiền… Sự chênh lệch giá thị trường so với giá trị thực của một công ty chính là cơ hội để đầu tư hoặc dấu hiệu cho việc bán chốt lời cổ phiếu

Phân tích cơ bản dựa vào những giả định sau:

- Mối quan hệ giữa giá trị và các yếu tố tài chính là có thể đo lường được

- Mối quan hệ này ổn định trong một khoảng thời gian đủ dài

Trang 6

- Các sai lệch của mối quan hệ sẽ được điều chỉnh lại vào thời điểm thích hợp

Giá trị là mục tiêu chính trong phân tích cơ bản Một số nhà phân tích thường sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền mặt để xác định giá trị của công

ty, trong khi đó một số người lại sử dụng tỷ số giá trên thu nhập (P/E)

Các nhân tố cơ bản cần nghiên cứu bao gồm: phân tích thông tin cơ bản về công ty, phân tích báo cáo tài chính của công ty, phân tích hoạt dộng kinh doanh của công ty, phân tích ngành mà công ty đang hoạt động, và phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng chung đến giá cổ phiếu Sau khi nghiên cứu, nhà phân tích có nhiệm vụ phải chỉ ra được những dự đoán cho những chỉ tiêu quan trọng như thu nhập kỳ vọng, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, giá trị hợp lý của cổ phiếu, các đánh giá quan trọng cũng như khuyến nghị mua/bán cổ phiếu trên thị trường

Cụ thể, các nhân tố cần chú trọng trong phân tích cơ bản về cổ phiếu là:

- Hoạt động kinh doanh của công ty

- Mục tiêu và nhiệm vụ của công ty

- Khả năng lợi nhuận (hiện tại và ước đoán)

- Nhu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ của công ty

- Sức ép cạnh tranh và chính sách giá cả

- Kết quả sản xuất kinh doanh theo thời gian

- Kết quả sản xuất kinh doanh so sánh với công ty tương tự và thị trường

- Vị thế trong ngành

- Chất lượng quản lý

Ở góc độ tổng quát, phân tích cơ bản có thể được sử dụng theo phương pháp phân tích từ nhân tố vĩ mô đến nhân tố vi mô có ảnh hưởng đến cổ phiếu (thường gọi là phương pháp top-down) gồm 5 cấp độ như sau:

- Phân tích các điều kiên vĩ mô

Trang 7

- Phân tích thị trường tài chính – chứng khoán

- Phân tích ngành mà công ty đang hoạt động

- Phân tích công ty

- Phân tích cổ phiếu

Trong thực tế, tùy vào mục tiêu và khả năng phân tích mà nhà phân tích có thể sử dụng một trong năm mức độ phân tích nêu trên Ví dụ, trong phân tích về công ty, ta có thể sử dụng phương pháp phân tích phi tài chính, đó là đánh giá về

bộ máy quản lý doanh nghiệp, về nguồn nhân lực, khả năng phát triển sản phẩm mới, thị trường và thị phần, khả nnagw cạnh tranh…Cũng trong phân tích công ty, nhà phân tích có thể sử dụng cách tiếp cận thường được gọi là phương pháp SWOT, với việc xác định và đánh gía tập trung vào 4 khía cạnh của công ty:

- Điểm mạnh (Strengths)

- Điểm yếu (Weaknesses)

- Cơ hội (Opportunities)

- Thách thức (Threats)

Một cách phân tích nhanh về cổ phiếu, nhà đầu tư có thể phân loại cổ phiếu thành 6 loại cơ bản dựa trên tính chất thu nhập mà nó mang lại là: cổ phiếu hàng đầu, cổ phiếu tăng trưởng, cổ phiếu phòng vệ, cổ phiếu chu kỳ, cổ phiếu thời vụ

Riêng trong mức độ cốt lõi nhất và cũng khó khăn nhất là phân tích cổ phiếu, bản chất của phương pháp phân tích cơ bản ở đây là việc định giá cổ phiếu nhằm dự đoán giá trị nội tại của cổ phiếu đó Với mục tiêu này, thông thường 5 phương pháp định giá cổ phiếu là:

- Phương pháp định giá trên luồng cổ tức

- Phương pháp định giá dựa trên luồng tiền

- Phương pháp định giá dự trên hệ số P/E

- Phương pháp định giá dựa trên hệ số tài chính

- Phương pháp định giá dựa trên tài sản ròng

Trang 8

2 Phân tích kỹ thuật:

Là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu nhằm phân tích các biến động cung cầu đối với cổ phiếu để chỉ

ra cách ứng xử trước mắt đối với giá cả, tức là chỉ cho nhà phân tích thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ nguyên cổ phiếu trên thị trường

Những người theo đuổi trường phái phân tích kỹ thuật luôn tin tưởng rằng giá cả biến động luôn phản ánh đầy đủ thông tin, và giá của các cổ phiếu sẽ dịch chuyển theo xu thế chung của thị trường, và điều quan trọng nhất là: lịch sử sẽ lặp lại Giá cả và khối lượng giao dịch là 2 biến số chính của phân tích kỹ thuật và qua nghiên cứu những diễn biến trong lịch sử mà nhà phân tích kỹ thuật sẽ đưa ra những dự báo cho tương lai

Trong khi giá trị không đóng vai trò chính trong phân tích kỹ thuật thì cũng có nhiều con đường để nhà phân tích kỹ thuật có thể kết hợp yếu tố giá trị vào phân tích của mình Ví dụ như giá trị có thể được dùng quyết định đường hỗ trợ hoăc kháng cự trên biểu đồ giá

Một trong những thế mạnh lớn của phân tích kỹ thuật là sự thích dụng của nó trong bất kì phương thức giao dịch nào và vào bất kì khoản thời gian giao dịch nào Không có một phần nào trong giao dịch chứng khoán hay các chứng khoán phát sinh mà phân tích kỹ thuật không thể ứng dụng được

Một nhà phân tích đồ thị có thể sử dụng đồ thị trong bất kỳ và bao nhiêu thị trường tùy thích, nhưng điều này là không thể với một người sử dụng phân tích cơ bản Điều này là do với mỗi thị trường một người áp dụng phân tích cơ bản sẽ phải

xử lý một khối lượng dữ liệu khổng lồ, nó cũng nói lên tại sao một người phân tích

cơ bản chỉ có thể chuyên vào một hay một nhóm nhỏ chứng khoán nhất định – những ưu thế này của phân tích kỹ thuật là không thể bỏ qua

Trang 9

Vì vậy, nhà phân tích kỹ thuật chủ yếu dựa vào nghiên cứu biến động giá thị trường của cổ phiếu, và tập trung nhấn mạnh vào hành vi biến động về giá và khối lượng giao dịch cũng như các xu hướng của hành vi giá và khối lượng đó

Để thực hiện được phân tích kỹ thuật, cần có các giả định mấu chốt là:

Hành vi của bất kỳ cổ phiếu nào, hoặc của thị trường cổ phiếu, đều có thể liên quan đến xu hướng diễn biến theo thời gian, trong đó xu hướng và phương hướng chính đi lên hay đi xuống của cổ phiếu (hoặc cả thị trường cổ phiếu)

Biến động giá không phải là ngẫu nhiên mà chúng xảy ra dưới các dạng thức có thể được phân tích để dự đoán biến động tương lai

Biến động thị trường được phản ánh tất cả trong giá cổ phiếu

Lịch sử được lặp lại do bản chất của con người (nhà đầu tư) là không đổi nên sẽ lặp lại những hành vi giống nhau trước những tình huống tương tự, và điều đó dẫn đến các xu hướng giá cả lặp lại

Để thực hiện phân tich kỹ thuật, nhà đầu tư phải dựa vào hình ảnh các đồ thị, trong đó trục tung biểu thị giá cổ phiếu, trục hoành biểu thị đường thời gian, với nhiều dạnh như: đồ thị đường thẳng, đồ thị dạng vạch, đồ thị hình nến Thông qua đó, nhà phân tích kỹ thuật sử dụng các chỉ báo phân tích kỹ thuật thông dụng như đường xu thế, kênh xu thế, mức hỗ trợ, mức kháng cự, điểm đột phá, đường trung bình, chỉ số sức mạnh tương đối

Các phương pháp và công cụ phân tích kỹ thuật được phát triển và trở nên thịnh hành chỉ từ đầu thế kỷ trước với sự nổi bật của lý thuyết Dow với các ý tưởng phân tích được đăng tải lần đầu tiên trên tạp chí Wall Street Journal Lý thuyết Dow đến nay vẫn được coi là nền tảng cho phương pháp phân tích kỹ thuật với các chỉ báo quan trọng nhất

Trang 10

C GIẢ THUYẾT VÀ CÁC VẤN ĐỀ

1 Các nhà đầu từ đều có các thông tin giống nhau được phân tích 1 cách giống nhau:

Giả sử các nhà đầu tư có thông tin giống nhau thì các nhà đầu tư vấn không phân tích giống nhau:

Với giả thuyết của thị trường hiệu quả, các nhà đầu tư sẽ có một thông tin giống nhau Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề thể hiện thị trường không được hiệu quả như lý thuyết:

Một thị trường gồm các nhà đầu tư có được những thông tin giống nhau là một điều khó có thể đạt được Với mối quan hệ, mức độ nhận thức, hay khả năng tiếp cận thông tin, mỗi nhà đầu tư chỉ có thể tiếp cận những thông tin ở một mức

độ hạn chế nào đó Từ đó cho thấy không thể có nhiều nhà đầu tư cũng tiếp cận các thông tin như nhau

Để có thể ra một quyết định đầu tư, nhà đầu tư cần phân tích những thông tin của thị trường (giả thuyết các nhà đầu tư tiếp cận được các thông tin giống nhau) Trong khi đó, một quyết định đầu tư phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố, được phân tích theo nhiều cách khác nhau Dẫn đến việc, cùng 1 thông tin thị trường như nhau Sau quá trình phân tích có thể đưa ra được nhiều kết quả khác nhau

Nếu có phân tích giống nhau thì cũng không quyết định giống nhau

Những quyết định đầu tư là những quyết định cá nhân Chúng ta có thể thấy, quyết định đó phụ thuộc nhiều vào kết quả của quá trình phân tích Nếu thật sự kết quả phân tích giống nhau, thì quyết định đó vẫn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác, như mức độ chịu rủi ro của nhà đầu tư, tính cách của nhà đầu tư Điều đó cho thấy, với cùng một kết quả phân tích, vẫn có thể dẫn tới nhiều quyết định khác nhau

Trang 11

2 Không có nhà đầu tư đơn lẽ nào kiếm được lợi nhuận cao với cùng 1 mức đầu tư như các nhà đầu tư khác:

Với ví dụ như Warren Buffett, cùng với những phân tích và dự đoán của mình, ta có thể thấy được một số nhà đầu tư vẫn có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn so với những nhà đầu tư khác (Cái này chưa biết phân tích)

3 Các vấn đề khác

Các thông tin công bố không ngẫu nhiên, và không tự động mà được chọn lọc:

Một trong những giả thuyết của lý thuyết thị trường hiệu quả là các thông tin một cách ngẫu nhiên, và khả năng tiếp cận thông tin của mọi người là như nhau Tuy nhiên trên thực tế, các thông tin thường được công bố một cách chọn lọc Với hiện tượng thông tin bất cân xứng, nhiều chủ thể có thể chỉ công bố một phân thông tin có lợi cho việc đầu tư (hoặc thu hút đầu tư) của họ, các nhằm mục đích kiếm được lợi nhuận siêu ngạch Điều này làm giảm đi độ hiệu quả của thị trường

Trình độ của các nhà đầu tư là khác nhau:

Trình độ của nhà đầu tư sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phân tích thông tin Điều này kiến cho các kết quả phân tích theo những hướng khác nhau Dẫn đến quyết định đầu tư cũng sẽ khác nhau Ngoài ra, với những nhà đầu tư trình độ thấp, khi tham gia thị trường, thì sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi những yếu tố tâm lý khác Ví

dụ tâm lý đám đông, dẫn đến việc giá lên cao và không phản ánh một cách đúng đắn các thông tin của thị trường

Nhà đầu tư lớn có khả năng, và thường cố tính làm giá để chi phối thị

trường

“Vào buổi chiều ngày 6 tháng năm năm 2010, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm hơn 600 điểm trong vài phút, và phục hồi gần như ngay sau đó.”-Nguồn VnEconomy

Ngày đăng: 20/03/2016, 20:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w