1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận lý thuyết tài chính hành vi

25 1,7K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 752,5 KB

Nội dung

Một vài quyết định rất đơn giản và là những lựa chọn hằng ngày, như việc chúng ta chăm chỉ học tập như thế nào cho kỳ thi sắp tới, hay nhãn hiệu nước giải khát nào chúng ta sẽ mua, nhưng

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI 3

1.1 NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ 3

1.1.1 Lý thuyết thị trường hiệu quả (EMH) 3

1.1.2 Ba trụ cột của thị trường hiệu quả và những hạn chế của nó làm nảy sinh Lý thuyết tài chính hành vi 3

1.2 LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI 5

1.2.1 Khái niệm Lý thuyết tài chính hành vi: 5

1.2.2 Ba điều kiện tồn tại của tài chính hành vi: 5

PHẦN 2: BA LUẬN CỨ VỀ LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI 7

2.1 HÀNH VI KHÔNG HỢP LÝ 7

2.1.1 Lý thuyết triển vọng (Prospect Theory) 7

2.1.2 Sự tự nghiệm (Heuristics) và xu hướng lệch lạc (Bias) 10

2.1.3 Tâm lý con người (Psychological Human) 17

2.2 HÀNH VI KHÔNG HỢP LÝ MANG TÍNH HỆ THỐNG 22

2.3 GIỚI HẠN KHẢ NĂNG KINH DOANH CHÊNH LỆCH GIÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 23

2.3.1 Rủi ro cơ bản (fundametal risk) 23

2.3.2 Rủi ro từ những người giao dịch nhiễu 24

2.3.3 Chí phí thực hiện 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Lĩnh vực Tài chính hành vi đang phát triển nhanh chóng và sử dụng các kiến thức từ tâm lý học để tìm hiểu cách thức ra quyết định của các nhà đầu tư cá nhân và chuyên nghiệp … Tất cả chúng ta đều là con người, điều đó có nghĩa là hành vi của chúng ta bị ảnh hưởng bởi tâm lý Một vài quyết định rất đơn giản và

là những lựa chọn hằng ngày, như việc chúng ta chăm chỉ học tập như thế nào cho

kỳ thi sắp tới, hay nhãn hiệu nước giải khát nào chúng ta sẽ mua, nhưng những quyết định khác lại có thể ảnh hưởng đáng kể đến tình hình tài chính của chúng ta, như là chúng ta có nên mua một cổ phiếu nào đó hay không, hay chúng ta sẽ phân

bổ tiền vào các quỹ đầu tư khác nhau như thế nào Mục đích của tiểu luận này là trình bày những gì chúng ta học được về việc ra quyết định từ những nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính hành vi

Với thời gian có hạn, lượng kiến thức khá rộng mà tầm hiểu biết còn tương đối hạn chế, trong quá trình thực hiện tôi không thể tránh khỏi những sai sót Tôi rất mong nhận được sự góp ý, phản hồi từ giảng viên cũng như từ các bạn để rút kinh nghiệm và có thể hoàn thành tốt trong lần sau Xin chân thành cảm ơn!

Trân trọng

Trang 3

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI

1.1 NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ

1.1.1 Lý thuyết thị trường hiệu quả (EMH)

Không có lịch sử rõ ràng về “Lý thuyết thị trường hiệu quả”, nhưng người ta vẫn coi Eugena Fam là người khởi đầu cho lý thuyết này, khi ông cho xuất bản bài viết

nổi tiếng trên tờ tạp trí The Journal of Finance với tựa đề: “Efficient Capital Markets: A Review of Theory and Empirical Work” năm 1970 Eugena Fama đưa

ra một mô tả cận thận về thị trường hiệu quả đã tạo nên ảnh hưởng lâu dài đến các học giả trong giới tài chính Theo Fama:

Vai trò của thị trường vốn là phân bổ quyền sở hữu vốn của nền kinh tế Nói chung, trong một thị trường vốn lý tưởng, giá cả là chỉ báo chính xác để phân bổ nguồn lực … Một thị trường mà giá cả luôn luôn “phản ánh đầy đủ” mọi thông tin có sẵn được gọi là “hiệu quả”

Như vậy, định nghĩa về một thị trường hiệu quả chủ yếu dựa vào thông tin Giá cả phản ứng nhanh và chính xác với thông tin mới, do đó những thông tin cũ không

có giá trị trong việc kiếm tiền Fama định nghĩa ba dạng của thị trường hiệu quả để làm rõ điều gì sẽ xảy ra từ những thông tin sẵn có:

Thị trường hiệu quả dạng yếu (weak form), giá cả phản ánh tất cả các thông tin

có trong tỷ suất sinh lời quá khứ

Thị trường hiệu quả dạng vừa (semi-strong form), giá cả phản ánh tất cả các

thông tin đại chúng, tất cả các thông tin có liên quan xuất hiện trên các tạp chí kinh doanh

Thị trường hiệu quả dạng mạnh (strong form), giá cả thậm chí phản ánh cả

những thông tin không công bố công khai, chẳng hạn như thông tin nội nội

Kể từ thời kỳ hoàng kim của lý thuyết thị trường hiệu quả vào khoảng 30 năm trước đây, các nhà nghiên cứu thị trường hiệu quả, kể cả lý thuyết và thực nghiệm,

đã dần đánh mất vị thế của mình

1.1.2 Ba trụ cột của thị trường hiệu quả và những hạn chế của nó làm nảy sinh Lý thuyết tài chính hành vi

TRỤ CỘT 1: CÁC NHÀ ĐẦU TƯ LUÔN DUY LÝ

Các nhà đầu tư được giả định là duy lý và do đó đánh giá chính xác giá trị cơ bản của chứng khoán Họ cũng nhanh chóng phản ứng lại với các thông tin mới, định giá cao hơn khi thông tin là tốt và định giá thấp hơn khi có thông tin xấu Kết quả

là giá chứng khoán được liên kết với tất cả các thông tin có sẵn hầu như ngay lập tức

Tuy vậy, trên thị trường luôn tồn tại các nhà đầu tư không duy lý (irrational investors) Để thị trường tiếp tục hiệu quả, giả thiết thứ hai được đặt ra

Trang 4

TRỤ CỘT 2: SAI LỆCH GIỮA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ LÀ KHÔNG TƯƠNG QUAN VỚI NHAU

Người ta có thể giao dịch dựa trên tín hiệu nhiễu (noise) vì họ nghĩ rằng họ có

thông tin hữu ích hoặc đơn giản vì họ thích giao dịch Hành vi của những người này có thể bị tác động bởi xã hội, như dựa trên tin đồn từ người hàng xóm, bạn bè hay đồng nghiệp

Nếu hành vi của những người giao dịch này là ngẫu nhiên và không có sự tương

quan (uncorrelated), sẽ không cần phải lo ngại về tính hiệu quả về thị trường, bởi

vì các giao dịch của họ có thể trung hòa lẫn nhau Sẽ không có ảnh hưởng đáng kể nào đối với giá Tuy nhiên, các nhà tâm lý học bằng thực nghiệm đã chỉ ra rằng các nhà đầu tư này có thể cùng đưa ra những phán đoán sai – nghĩa là người ta thường

đi chệch khỏi sự kỳ vọng của mình theo cùng một hướng nhau Hay hành vi bất thường của họ có tính tương quan nhau thì đây là vấn đế đáng để bàn! Nó có thể đẩy giá xa hơn nữa so với giá trị cơ bản Tuy nhiên, trong thị trường hiệu quả vẫn tồn tại trụ cột 3 có thể “hóa giải” hoặc ngặn chặn điều này và đưa giá trở về giá trị cơ bản, giá trị thực ban đầu Đó là nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá

(arbitrage)

TRỤ CỘT 3: KINH DOANH CHÊNH LỆCH GIÁ KHÔNG BỊ GIỚI HẠN

Nếu các nhà đầu tư bất thường có hành vi phi lý, các hoạt động này lại có tương quan với nhau Thì theo lý thuyết thị trường hiệu quả, các nhà đầu tư khôn ngoan nhìn thấy được việc định giá sai này, họ sẽ dùng nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá, để điều chỉnh việc định giá sai và xóa bỏ hành động bất thường của nhà đầu

tư Từ đó, họ vừa tìm được lợi nhận vừa đưa giá chứng khoán bị định giá sai về trạng thái giá trị thực ban đầu

Trước tiên, chúng ta phải hiểu kinh doanh chênh lệch giá là gì? Kinh doanh chênh

lệch giá (Sharpe and Alexander 1990) được định nghĩa là việc mua và bán đồng

thời cùng một loại chứng khoán giống nhau hay tương tự nhau tại hai thị trường khác nhau với các mức giá khác nhau để thu được lợi nhuận Giả sử như một loại

cổ phiếu được định giá cao so với giá trị cơ bản của nó, kết quả này là do việc các nhà đầu tư phi lý trí hay không khôn ngoan đã cùng mua đồng thời loại cổ phiếu

này Nhận thấy việc cổ phiếu được định giá cao, các nhà đầu tư thông minh (smart investors) hoặc các giới kinh doanh chênh lệch giá (arbitrageurs), sẽ bán hay thậm

chí là bán khống loại cổ phiếu đắt tiền này và đồng thời mua lại loại cổ phiếu gần

như tương tự (essentially similar) đề phòng ngừa rủi ro Tác động từ việc bán

khống này sẽ làm cho giá cổ phiếu trở về gần với giá trị cơ bản của nó

Nhưng thực tế có giới hạn cho hoạt động kinh doanh chênh lệch giá không? Và nếu cả ba trụ cột này đều bị đánh bại thì người ta sẽ hoài nghi về tính hiệu quả của thị trường

Qua các lập luận trên dường như Lý thuyết thị trường hiệu quả không đủ để giải

thích kết quả thực nghiệm trên thị trường và dường như “thị trường thì có thể hiệu

Trang 5

quả nhưng con người thì không hiệu quả”, mà chủ thể tham gia thị trường chính là

con người

Trước thực tế của các cuộc khủng khoảng tài chính và sự “nổi loạn” của thị trường tài chính người ta đòi hỏi một lý thuyết hay một công trình nghiên cứu khác bổ sung cho thị trường hiệu quả vì trong một số trường hợp nhất định thì thị trường hiệu quả không còn phát huy tác dụng của nó nữa

Năm 2002, lần đầu tiên trong lịch sử giải thưởng Nobel kinh tế được trao cho một nhà tâm lý học, thay vì trước đây chỉ là các nhà kinh tế học, đó là Daniel

Kahneman vì sự đóng góp của ông trong kinh tế học hành vi nhất là lý thuyết triển

vọng (Prospect theory), với hợp tác giúp đỡ của Amos Tversky Hay tác phẩm nổi

tiếng của Robert Shiller (Nobel kinh tế năm 2013) “Sự mơ hồ bất hợp lý”

(Irrational Exuberance) (2000) dự báo chính xác sự sụp đổ của thị trường tài chính

không lâu sau đó

Từ đó hàng loạt các nghiên cứu về hành vi con người trong thị trường tài chính

được công bố và cụm từ “tài chính hành vi” (behaviour finance) được nhắc đến

thường xuyên hơn Với 03 luận điểm chính của mình, lý thuyết tài chính hành vi

đã chỉ ra những giới hạn nhất định của 03 trụ cột trong lý thuyết thị trường hiệu quả và chỉ ra rằng không phải lúc nào thị trường cũng hiệu quả

1.2 LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI

1.2.1 Khái niệm Lý thuyết tài chính hành vi:

Lý thuyết tài chính hành vi có thể được hiểu một cách nôm na là lý thuyết sử dụng

các nghiên cứu về tâm lý và hành vi con người nhằm lý giải các vấn đề tài chính

Hay hàn lâm hơn: Lý thuyết tài chính hành vi là một phạm trù của tài chính, nó

nghiên cứu bổ sung cho những lý thuyết tài chính truyền thống (standard therories

of finance) bằng việc giới thiệu hành vi tác động đến tiến trình ra quyết định Trái

ngược với quan điểm của Markowitz và Sharp, tài chính hành vi liên quan đến cá nhân và cách thức thu nhận, sử dụng thông tin Nghiên cứu lý thuyết tài chính hành

vi giúp hiểu và dự báo những dính líu giữa quá trình ra quyết định mang tính tâm

lý với hệ thống tài chính

1.2.2 Ba điều kiện tồn tại của tài chính hành vi:

Lý thuyết thị trường hiệu quả cho rằng bất kỳ sự định giá sai (mispricing) nào xảy

ra trên thị trường, thì bằng ba trụ cột trên của thị trường hiệu quả sẽ đưa giá về đúng giá trị thực của nó Nhưng nếu điều đó không xảy ra mà xảy ra đồng thời ba điều điện sau của tài chính hành vi thì việc định giá sai sẽ trở nên trầm trọng hơn thậm chí gây ra khủng hoảng tài chính:

- Tồn tại hành vi không hợp lý

- Hành vi bất hợp lý mang tính hệ thống

- Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá

Trang 6

Chính ba điều kiện này đã làm cho lý thuyết tài chính hành vi (behaviour finance theory) với nền tảng cơ bản là “thị trường không luôn luôn đúng”, đã đặt ra một

đối trọng lớn đối với lý thuyết “thị trường hiệu quả”, cơ sở của các lý thuyết tài chính cơ bản trong suốt 4, 5 thập kỷ gần đây

Trang 7

PHẦN 2: BA LUẬN CỨ VỀ LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI

2.1 HÀNH VI KHÔNG HỢP LÝ

2.1.1 Lý thuyết triển vọng (Prospect Theory)

Đây là một lý thuyết mới được Daniel Kahneman và Amos Tversky đưa ra khi các ông nghiên cứu thực nghiệm bằng các mô hình mô tả về quyết định được thực hiện trong điều kiện có mức rủi ro và phát triển thành một lý thuyết mới – “lý thuyết triển vọng” Đây là lý thuyết mở đầu của tài chính hành vi và là cơ sở cho những

Quyết định 2: P3(-$750) và P4(0.75, -$1,000)

Chọn lựa P3: Chắn chắn mất $750

Hoặc P4 : Tham gia trò chơi may rủi, nếu may mắn bạn không mất gì cả (xác suất 25%), không may thì bạn bị mất $1000 (xác suất 75%)

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Có 84% câu trả lời chon P1 đối với quyết định 1: Chọn chắc chắn có $240  phù hợp với sự e ngại rủi ro

Và 87% chọn P4 đối với quyết định 2: Chọn tham gia trò chơi may rủi  phù hợp với sự ưa thích rủi ro

KẾT LUẬN 1: Con người đôi khi thể hiện sự e ngại rủi ro và đôi khi lại thể hiện sự ưa thích rủi ro Tùy thuộc vào bản chất của triển vọng mà họ nghĩ tới

VẤN ĐỀ 2:

Quyết định 1: Giả sử hiện tại bạn có $300: bạn sẽ chọn lựa P5($100) và

P6(0.5, $200)

Chọn P5: Bạn chắc chắn có $100+$300=$400

Trang 8

Chọn P6: Nếu may mắn bạn có $200+$300=$500 (xác suất 50%), không may mắn thì số tiền của bạn không thay đổi gì cả, vẫn là $300 như lúc đầu (xác suất 50%)

Quyết định 2: Giả sử bạn giàu có $500, bạn sẽ chọn giữa P7(-$100) và

P8(0.5, -$200)

Chọn P7: Bạn chắc chắn còn lại $400 (sau khi mất $100)

Chọn P8: Nếu may mắn bạn giữ nguyên số tiền ban đầu $500 (xác suất 50%), không may mắn bạn chỉ còn $300 (tức mất $200)

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Có 72% chọn P5  thể hiện sự e ngại rủi ro

Và 64% chọn P8  thể hiện sự ưa thích rủi ro

Cho thấy, thái độ đối với rủi ro không tương đồng với việc được và mất Khi được thì người ta e ngại rủi ro hơn, còn khi mất thì người ta thường thích rủi ro hơn,

nghĩa là sự thay đổi của mức tài sản họ thực sự nhận được, chứng không phải giá

trị tài sản cuối cùng Con người đánh giámkết quả dựa trên một điểm tham chiếu, điểm tham chiếu này thường là mức tài sản ban đầu Trong khi đó, lý thuyết hữu dụng kỳ vọng giả định con người đánh giá kết quả dựa trên mức giàu có cuối cùng

KẾT LUẬN 2: Việc đánh giá các triển vọng của con người phụ thuộc vào việc lời hay lỗ so với một điểm tham chiếu (reference point) Điểm tham chiếu này thường là mức tài sản ban đầu (original value)

VẤN ĐỀ 3: Với x bằng bao nhiêu sẽ cho chúng ta thấy sự khác nhau giữa P9(0)

và P10(0.5, x, -$25)

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

P9 là chắc chắn

Với P10, x= $61, lớn hơn gấp hai lần trị tuyệt đối của khoản mất (-$25)

Trong một trò may rủi, với việc mất đi $25, đòi hỏi phải nhận được $61 để thấy không có sự khác nhau giữa việc chấp nhận hay không chấp nhận trò chơi may rủi

Và điều này cho thấy con người e ngại “sự mất mát”

KẾT LUẬN 3: Con người e ngại mất mát (thua lỗ) vì mất mát lớn hơn được,

vì tâm lý mất mát thường nặng hơn cái nhận được

Trang 9

Hình 1 Hình ảnh mô tả sự lựa chọn của con người trong lý thuyết triển vọng

Trong hình này người ta đánh giá hàm giá trị thông qua:

(i) Điểm tham khảo hay điểm tham chiếu (reference point)

(ii) Hàm giá trị lõm (concave) ở miền lời và lồi ra (convex) ở miền lỗ

(iii) Điểm tham chiếu chỉ mang tính chất tham khảo để tách hàm giá trị ra thành

hai miền: miền lời (gains) và miền lỗ (losses)

Điều này nói lên:

- Thái độ đối với rủi ro không tương đồng với việc được và mất Tức là, người ta

có khuynh hướng sợ mất mát (loss aversion) hơn trong miền lời và chập nhận rủi

ro hay “làm liều hơn”vtrong miền lỗ

- Hàm giá trị được xác định dưới dạng lời và lỗ liên quan đến điểm tham chiếu, chứ không phải dưới dạng giá trị tài sản tuyệt đối cuối cùng

Chẳng hạn như tình huống người chơi bài bạc Khi họ lời, họ thường có khuynh hướng nghỉ chơi sớm, để chắc chắn có tiền Khi họ lỗ, họ thường có khuynh hướng

“làm liều” hơn, chơi tiếp và chấp nhận rủi ro lỗ hơn, với hi vọng tìm lại được vốn

Lý thuyết triển vọng này có thể dẫn đến một hiệu ứng, đó là sự tính toán bất hợp lý

(mental accouting)

Tính toán bất hợp lý (Mental Accounting)

Tính toán bất hợp lý là một phần trong lý thuyết triển vọng Nó mô tả khuynh hướng của mọi người trong việc đặt những sự kiện cụ thể vào những tính toán bất hợp lý dựa trên thói quen hời hợi, thói quen thiển cận (Shiller, 1998) Ý tưởng chính dưới quan điểm về “sự tính toán bất hợp lý” là người ta có khuynh hướng phân chia những khoản tiền khác nhau vào từng mảng/tài khoản riêng biệt và bỏ qua sự tương tác giữa chúng Chẳng hạn như một gia đình phân chia tiền cho ăn

Trang 10

uống thành hai phần riêng biệt, phần chi tại nhà và phần ăn cuối tuần tại nhà hàng,

và không đặt chúng trong một mối liên hệ Khi chi tiêu cho đồ ăn tại nhà, họ thường không mua hải sản cao cấp (tôm hùm chẳng hạn) vì nghĩ rằng nó mắc và chỉ ăn thịt bình thường; nhưng khi ăn tại nhà hàng, người này lại gọi tôm hùm, thay vì ăn một bữa thịt bình thường (giá thịt rẻ hơn giá tôm hùm) Và người chủ nhà sai lầm ở chỗ, họ kiên quyết tách rời từng khoản riêng biệt, khoản nào ra khoản đó, không được dùng chéo nhau thậm chí một trong hai cái âm tiền Điều đó

có thể dẫn đến sự tính toán sai lầm, thay vì nhất quyết khoản nào ra khoản đây, không được dùng lẫn lộn, cái nào hết tiền rồi thì thôi Người chủ nhà có thể dùng đan sen chúng, chẳng hạn khi khoản tiền cho chi tiêu mua đồ ăn hàng ngày hết, họ

có thể mượn tạm khoản tiền từ việc để dành cho đi nhà hàng (ăn tôm hùm) sau đó hoàn trả lại tiền cho phần tiền dành cho ăn nhà hàng này Làm cho ông chủ chủ động hơn trong nguồn tiền

Sự tính toán bất hợp lý giúp giải thích được rất nhiều hiện tượng như lựa chọn

ngược với sở thích (preference reversals), tâm lý sợ thua lỗ (loss aversion), hiệu

ứng phân bổ tài sản

Tuy nhiên, nhờ hiệu ứng sau đây mà tâm lý làm liều với rủi ro/mất mát của con

người được hạn chế Đó là sự tự điều chỉnh (self-control)

Tự điều chỉnh (Self-Control)

Sự tự điều chỉnh làm giảm nhẹ tính toán bất hợp lý và tâm lý chấp nhận rủi ro hơn trong miền lỗ Chẳng hạn, bằng cách thiết lập các tài khoản riêng biệt và xem xét mức giới hạn chi tiêu (Thaler và Shefrin, 1981) Glick (1957) nói rằng sự miễn

cưỡng (relunctance) thực hiện cắt lỗ cấu thành vấn đề tự kiểm soát (self – control),

ông nhận định những nhà đầu tư chuyên nghiệp là những người có xu hướng để lời của họ “đi tiếp” Vấn đề tự kiểm soát lỗ tạo thành một vấn đề thiết yếu Vấn đề của nhà đầu tư là thể hiện sự tự kiểm soát đủ để đóng tài khoản của họ tại mức lỗ Hay như trường hợp người chủ nhà ở trên, họ không chắc được tính toán của mình có hợp lý hay không, họ sẽ cân nhắc và điều chỉnh lại tổng số tiền họ được và mất

2.1.2 Sự tự nghiệm (Heuristics) và xu hướng lệch lạc (Bias)

Một số chỉ trích nhằm vào các mô hình cổ điển trong kinh tế và tài chính là chúng thường được xây dựng như thể người ra quyết định có một bộ nhớ RAM không giới hạn Một người ra quyết định như vậy luôn xem xét tất cả thông tin có liên quan và đưa ra được sự lựa chọn tốt nhất trong mọi tình huống của một quá trình được gọi là tối ưu hoá có ràng buộc Nhưng con người bình thường là không hoàn hảo và một số mô hình đòi hỏi quá nhiều thông tin

Vấn đề nghiên cứu tiếp theo là cách thức con người đưa ra các quyết định trong bối cảnh thông tin và thời gian bị giới hạn trong một thế giới không chắc chắn Vấn đề này bắt đầu bằng các thảo luận về một số giới hạn nhất định trong nhận thức có thể dẫn đến những kỳ vọng không hợp lý trong các mô hình

Nhận thức và bộ nhớ không phải là bộ lọc thông tin chính xác, và cách mà thông tin được trình bày được gọi là bối cục của vấn đề, ảnh hưởng như thế nào đến việc

Trang 11

tiếp nhận thông tin Bởi vì nhiều thông tin rất khó xử lý nên con người đã sử dụng

các đường tắt (shortcut) hoặc trải nghiệm (heuristic) của chính mình – còn gọi là

phương pháp dựa vào kinh nghiệm) để đưa ra những quyết định hợp lý

2.1.2.1 Sự quen thuộc và các trải nghiệm có liên quan

Hành vi tài chính bắt nguồn từ sự quen thuộc

Con người thường cảm thấy an tâm với những điều quen thuộc (familiar) Con người không thích sự mơ hồ và thường tìm cách né tránh các rủi ro không được bù đắp Con người có khuynh hướng gắn liền với những cái gì họ biết hơn là những điều xa lạ Con người lãng tránh tiếp nhận những sáng tạo mới mặc dù họ biết rằng việc tiếp cận những sáng tạo mới này là đáng giá Tất cả những điều trên cho thấy con người có khuynh hướng tìm kiếm sự an tâm

LỆCH LẠC NỘI ĐỊA

Một sự thật vẫn đang diễn ra là nhà đầu tư trong nước chủ yếu nắm giữ chứng khoán của nước mình, tức là, nhà đầu tư Mỹ nắm giữu phần lớn chứng khoán Mỹ, các nhà đầu tư Nhật nắm giữ hầu hết chứng khoán Nhật, các nhà đầu tư Anh nắm giữ chủ yếu chứng khoán Anh, và nhiều ví dụ khác Kenneth French và James Poterba đã đưa ra dẫn chứng cho xu hướng này Năm 1989, Mỹ chiếm 47.8% giá trị vốn hóa thị trường thế giới, Nhật Bản 26.5%, Anh 13.8% Tuy nhiên, một nhà đồng tư điển hình của Mỹ nắm giữ 93.8% cổ phiếu của Mỹ trong danh mục của mình, một nhà đầu tư điển hình của Nhật nắm giữ 98.1% cổ phiếu của Nhật trong danh mục, một nhà đầu tư điển hình của Anh nắm giữ 82.0% cổ phiếu của Anh

(Nguồn: French, K.R và J.M.Poterba, 1991, “Investor diversification and international equity markets”, American Economic Review 81) Hành vi này được gọi là lệch lạc nội địa (home bias)

Khuynh hướng ưu tiên nội địa đang đối mặt với các bằng chứng cho thấy sự đa dạng hóa quốc tế giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro mà không giảm suất sinh lời Điều này đặc biệt đúng bởi vì thị trường chứng khoán ở các quốc gia khác nhau không có mối tương quan cao

KHOẢNG CÁCH, VĂN HÓA VÀ NGÔN NGỮ

Lập luận cho rằng những cân nhắc về thể chế quốc gia là nguyên nhân các nhà đầu

tư né tránh đầu tư nước ngoài, không được đánh giá cao Gur Huberman nghiên cứu một trường hợp lệnh lạc nội địa “bên trong một quốc gia” Năm 1984, AT&T

bị toàn án buộc phải tái cấu trúc và do vậy 7 công ty điện thoại con đia phương

“Baby Bell” ra đời Các công ty này được thành lập dọc theo ranh giới giữa các địa phương Nếu mọi người ưa thích sự quen thuộc, các công ty con này sẽ có số lượng khách hàng lớn và họ sẽ nắm giữ một số lượng lớn cổ phiếu của các công ty con này Thật vậy, đó chính xác là những gì đã xảy ra sau giai đoạn tái cấu trúc Xét trên quan điểm đa dạng hóa, bạn nên giảm bớt tỷ trọng công ty địa phương trong danh mục Nếu nền kinh tế của địa phương bạn suy thoái, điều này sẽ có hại cho cả cổ phiếu của công ty địa phương và triển vọng việc làm của người lao động địa phương (trong đó bao gồm chính bạn) Nếu bạn làm việc và đầu tư tại địa

Trang 12

phương, nghĩa là hai nguồn thu nhập của bạn liên quan chặt chẽ với nhau Vì lý do này, nhà đầu tư tốt hơn là nên mua cổ phần của công ty địa thoại Baby Bell nằm

ngoài địa phương họ (Nguồn: Huberman, G, 2001, “Familiarity breeds investment”, Review of Financial Study 14)

Trong một nghiên cứu liên quan, Mark Grinblatt và Matti Keloharju đã chứng minh rằng ưa thích sự quen thuộc mở rộng cho cả ngôn ngữ và văn hóa Ở Phần Lan có hai thứ tiếng chính thức là Phần Lan và Thụy Điển, nghiên cứu chỉ ra rằng, sau khi kiểm soát các yếu tố khác có liên quan, các nhà đầu tư Phần Lan thích đầu

tư vào các công ty ngôn ngữ chung là tiếng Phần Lan, các nhà đầu tư Thụy Điển thì thích các công ty có ngôn ngữ chung là tiếng Thụy Điển, còn các công ty song ngữ thì được xếp hạng giữa hai nhóm đầu tư Đối với vấn đề ngôn ngữ công ty thì công ty nói tiếng Phần Lan thích CEO là người Phần Lan còn với Công ty Thụy

Điển thì ngược lại (Nguồn: Grinblatt, M và M Keloharju, 2001, “How distance, language, and culture influence stockholdings and trades”, Journal of Finance 56)

Đây là một hình thức của sự quen thuộc, đi theo lối mòn, nó tạo nên một tâm lý sở hữu và cảm thấy được sở hữu, cảm thấy thân thuộc Nó tạo nên một lợi thế thông tin, chúng ta có thể trực tiếp giám sát và tiếp cận thông tin nội bộ

Sai lầm ở chỗ, họ bó cụm sự quen thuộc của họ lại trong phạm vi nhỏ, mà bỏ qua các công ty khác, có thể là mới lạ với họ, nhưng nó tốt hơn nhiều các công ty quen thuộc của mình

E ngại sự mơ hồ (ambiguous aversion)

Con người thường dễ dàng chấp nhận tham gia một cuộc chơi nếu họ cảm thấy am hiểu, nghĩa là, nếu họ cảm thấy đủ khả năng chiến thắng và cảm thấy e ngại với sự

mơ hồ Chip Heath và Amos Tversky đã tiến hành một thí nghiệm trong đó bước đầu tiên là kiểm tra những người tham gia bằng một loạt các câu hỏi kiến thức phổ thông có nhiều sự lựa chọn (có bốn lựa chọn) Mỗi câu hỏi có nhiều sự lựa chọn có đánh giá mức độ niềm tin, trong đó mỗi lựa chọn được sắp xếp theo mức độ chắc chắn từ 100% đến 25%

Với bốn câu trả lời, mức độ tự tin 25% đơn thuần chỉ là sự suy đoán Giả sử một người tham gia có mức độ tự tin 60% (tính trung bình qua các câu trả lời)

Sau đó người này sẽ được đề nghị lựa chọn tham gia vào một trong hai trò chơi sau: một trò chơi mà phần thưởng ngẫu nhiên với xác suất 60% và một trò chơi thứ hai mà sẽ nhận được phần thưởng nếu trả lời chính xác câu hỏi được lựa chọn ngẫn nhiên

Ngày đăng: 19/11/2014, 13:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lynn A.Stout, “Inefficient markets and the new finance”, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Inefficient markets and the new finance”
2. Robert J Shiller, Human Behavior And The Efficiency of The Financial System, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Human Behavior And The Efficiency of The Financial System
4. Nicolas Barberis, A survey of Behavioral Finance, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A survey of Behavioral Finance
5. Andrei Sheleifer và Robert W.Vishny, Advance in Behavioral Finance, vol II, Richard H. Thaler Sách, tạp chí
Tiêu đề: Advance in Behavioral Finance
7. Andrei shleifer and Lawrence H.Summers, The noise trader approach to finance,1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The noise trader approach to finance
8. Hồ Quốc Tuấn, Tài chính hành vi – Nghiên cứu ứng dụng tâm lý học vào tài chính, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính hành vi – Nghiên cứu ứng dụng tâm lý học vào tài chính
9. Trần Ngọc Thơ & Hồ Quốc Tuấn, Ứng dụng tài chính hành vi vào phân tích thực tiễn, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng tài chính hành vi vào phân tích thực tiễn
10. Kahneman và Tversky, Prospect Theory: An anlaysis of decision under risk, 1979 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Prospect Theory: An anlaysis of decision under risk
12. Abhijit Banerjee, A simple Model of Herb Behavior, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A simple Model of Herb Behavior
13. Martin Sewell, Behavioural Finance, February 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Behavioural Finance
14. Hersh Shefrin, Behaviorlizing Finance, Vol.4. 2009, page 2 – 59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Behaviorlizing Finance
15. Kadir Can Yalcin, Market Rationality: Efficient Market Hypothesis versus Market Anomalies, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Market Rationality: Efficient Market Hypothesis versus Market Anomalies
16. Amos Tversy&Daniel Kahneman, Rational Choice and The framing of Decisions,1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rational Choice and The framing of Decisions
6. Ackert & Deaves, Behavioral Finance: Psychology, Decision-Making, and Markets Khác
11. Richard K.Guy, The strong law of small numbers Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Hình ảnh mô tả sự lựa chọn của con người trong lý thuyết triển vọng - tiểu luận lý thuyết tài chính hành vi
Hình 1. Hình ảnh mô tả sự lựa chọn của con người trong lý thuyết triển vọng (Trang 9)
Hình 2. Sự lựa chọn giữa đặt cƣợc có kỹ năng so với đạt cƣợc ngẫu nhiên nhƣ - tiểu luận lý thuyết tài chính hành vi
Hình 2. Sự lựa chọn giữa đặt cƣợc có kỹ năng so với đạt cƣợc ngẫu nhiên nhƣ (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w