1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tiểu luận môn lý thuyết tài chính lý thuyết chính sách tiền tệ

20 349 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 838,18 KB

Nội dung

Bởi vì, nền kinh tế chỉ được gọi là bền vững nếu nó ở mức sản lượng tiềm năng, nên mục tiêu ổn định nền kinh tế có nghĩa là các nhà chính sách muốn tổng sản lượng đầu ra phải gần với mức

Trang 1

CHƯƠNG 24:

LÝ THUYẾT CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

NHẮC LẠI

Từ tháng 9/2007 đến 12/2008, Cục dữ trữ liên bang (Fed) đã giảm lãi suất dự trữ liên ban Fed từ 5% xuống còn 0% và tiếp tục duy trì mức lãi suất 0% này trong nhiều năm sau

đó Tại sao Fed lại tiến hành hạ lãi suất và tiếp tục giữ chúng ở mức thấp như vậy?

Giới truyền thông lo lắng “Liệu chính sách tiền tệ mở rộng này có dẫn đến lạm phát ngoài kỳ vọng hay không?” Thập niên 60 tỷ lệ lạm phát đã có những thay đổi đáng

kể, đầu những năm 1960, tỷ lệ lạm phát chỉ là 1-2%, thì những năm cuối của thập niên đã lên đến 5% Đến năm 1974, tỷ lệ này đã lên đến 2 con số Sau khi giảm nhẹ trong những năm 1975-1978, thì tỷ lệ lạm phát lại nhảy vọt lên hơn 10% vào năm 1979 và 1980, rồi lại

hạ xuống đạt mức 5% trong giai đoạn 1982-1990, tiếp đến tỷ lệ lạm phát giảm xuống còn khoảng 2% vào cuối những năm 1990, để rồi sau đó lại tăng lên mức 5% năm 2008 Lạm phát đã trở thành mối quan tâm lớn của các nhà chính sách và công chúng, và làm thế nào

để kiểm soát nó thường xuyên được đề cập trong các chính sách kinh tế

Trong chương này, chúng ta sử dụng mô hình tổng cung tổng cầu (AD/AS) được nghiên cứu ở chương 22 để phát triển một lý thuyết của chính sách tiền tệ Cụ thể, chúng

ta sẽ xem xét vai trò của chính sách tiền tệ trong việc tạo ra lạm phát và ổn định nền kinh

tế Chúng ta cùng xem xét 3 câu hỏi sau: Các nguyên nhân gây ra lạm phát? Việc ổn định lạm phát có ổn định sản lượng đầu ra của nền kinh tế? Nên sử dụng chính sách chủ động – phản ứng với các biến động trong hoạt động của nền kinh tế - hay là chính sách thụ động, không tác động?

I PHẢN ỨNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐỐI VỚI CÁC CÚ SỐC

Trong chương 16, chúng ta thấy mục tiêu chính của các ngân hàng trung ương là

ổn định giá cả: điều này có nghĩa là họ cố gắng duy trì mức lạm phát (π) gần với mức lạm phát mục tiêu (πT) – gần với 0% Hầu hết các ngân hàng trung ương chọn mức lạm phát mục tiêu là từ 1 – 3% Có một cách khác để hiểu làm thể này mà ngân hàng trung ương có thể theo đổi sự ổn định giá cả đó là họ đưa ra các chính sách tiền tệ nhằm cố gắng giảm

Trang 2

thiểu sự chênh lệch giữa lạm phát và tỷ lệ lạm phát mục tiêu (π - πT) – khoảng cách lạm phát (Inflation gap)

Trong chương 16, chúng ta biết rằng các ngân hàng trung ương cũng quan tâm đến việc ổn định nền kinh tế Bởi vì, nền kinh tế chỉ được gọi là bền vững nếu nó ở mức sản lượng tiềm năng, nên mục tiêu ổn định nền kinh tế có nghĩa là các nhà chính sách muốn tổng sản lượng đầu ra phải gần với mức sản lượng tiềm năng của nền kinh tế, YP Hay, điều này có nghĩa là các ngân hàng trung ương mong muốn giảm thiểu khoảng cách giữa tổng sản lượng đầu ra và sản lượng tiềm năng (Y – YP) – chênh lệch sản lượng (Output gap) Ở chương 22 phân tích mối quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu, chúng ta đã xem xét 3 loại cú sốc của nền kinh tế (Cú sốc cầu, các cú sốc cung trong ngắn hạn và các cú sốc cung dài hạn) và tác động của những cú sốc này đến lạm phát và sản lượng của nền kinh tế Ở chương này, chúng ta sẽ xem các ngân hàng trung ương sử dụng các chính sách

để đối phó với các cú sốc này như thế nào Trong trường hợp có các cú sốc cầu và các cú sốc cung dài hạn, các nhà hoạt định chính sách có thể có thể đồng thời theo đuổi mục tiêu

ổn định giá cả và ổn định hoạt động kinh tế Tuy nhiên, nếu cú sốc cung là ngắn hạn (tạm thời), các nhà hoạch định chính sách phải lựa chọn một trong hay mục tiêu, hoặc là ổn định giá cả, hoặc là ổn định hoạt động kinh tế Sự đánh đổi này gây khó khăn cho các ngân hàng trung ương theo đổi nhiệm vụ kép này

1.1 PHÁN ỨNG VỚI CÚ SỐC TỔNG CẦU:

Chúng ta cùng xem xét các tác động của một cú sốc cầu, chẳng hạn sự khủng hoảng của thị trường tài chính bắt đầu từ 8/2017 đã làm tăng các ma sát tài chính và dẫn đến chi tiêu của cả ngưởi tiêu dùng lẫn doanh nghiệp đều giảm Nền kinh tế ban đầu tại điểm 1, tại mức sản lượng tiềm năng YP và mức lạm phát mục tiêu πT Một cú sốc cầu tiêu cực làm giảm tổng cầu, làm đường cầu dịch chuyển sang trái từ AD1 đến AD2 (Hình 1) Các nhà hoạch định chính sách có thể phản ứng với cú sống này theo 2 cách

Không can thiệp/Không có chính sách phản ứng: Vì ngân hàng trung ương

không can thiệp (bằng cách thay đổi của các thành phần tự định của chính sách tiền tệ) nên đường tổng cầu lúc này vẫn là AD2 và nền kinh tế tiến đến điểm 2 (là giao điểm của AS1 và AD2) Tại đây, tổng sản lượng giảm xuống Y2 nhỏ hơn mức sản lượng tiềm năng YP, và lạm phát giảm xuống π2 nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát mục tiêu πT Tại mức sản lượng dưới mức tiềm năng, sự đi xuống bắt đầu xuất hiện trong thị

Trang 3

trường hàng hoá và lao động, lạm phát lúc này thấp hơn mức lạm phát πT Đường tổng cung ngắn hạn sẽ dịch chuyển xuống và sang phải (AS1 đến AS3) và nền kinh

tế sẽ chuyển sang điểm 3 Sản lượng sẽ quay về mức sản lượng tiềm năng, nhưng lạm phát đã giảm xuống mức π3 Kết quả này có vẻ tốt – lạm phát thấp và sản lượng ở mức sản lượng tiềm năng Tuy nhiên tổng sản lượng đầu ra sẽ ở mức dưới mức sản lượng tiềm năng trong một thời gian, nếu mức lạm phát ở dưới mức lạm phát mục tiêu, việc giảm lạm phát lúc này là điều không mong muốn (như đã trình bày trong chương 9 và 16)

Chính sách ổn định nền kinh tế và lạm phát trong ngắn hạn: Các nhà hoạch

định có thể loại bỏ chênh lệch sản lượng (output gap) và chênh lệch lạm phát (inflation gap) trong ngắn hạn bằng cách tăng tổng cầu làm cho nền kinh tế quay trở lại mức ban đầu (trước khi có cú sốc) Ngân hàng trung ương có thể chủ động nới lỏng các chính sách tiền tệ thông qua việc giảm lãi suất thực tế ở mọi mức lạm phát cho trước Hành động này làm tăng chi tiêu đầu tư và làm tăng tổng cầu, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải AD2 AD1 (Hình 2), nền kinh tế quay về điểm ban đầu (Fed đã tiến hành các bước này bằng cách hạ lãi suất liên bang từ 5% xuống ¼% và cuối cùng là 0% trong hơn 15 tháng kể từ tháng 9/2017)

Trang 4

Phân tích chính sách tiền tệ đối với một cú sốc trong tổng cầu, không có sự đánh đổi giữa mục tiêu ổn định giá cả và ổn định hoạt động kinh tế Một chính sách ổn định lạm phát cũng sẽ ổn định hoạt động kinh tế Theo Olivier Blanchard – chuyên gia kinh tế của MIT (nay là Quỹ tiền tệ quốc tế IMF), không có mâu thuẫn giữa hai mục tiêu ổn định lạm phát và ổn định nền kinh tế, và đây được gọi là sự trùng hợp ngẫu nhiên của Chúa (divine coincidence)

Mở rộng: Nới lỏng định lượng (Tín dụng) để phản ứng trước Khủng hoảng tài chính toàn cầu

Chúng ta đã xem xét các nhà hoạt định chính sách có thể chống lại những cú sốc trong tổng cầu, ổn định sản lượng đầu ra và lạm phát bằng cách giảm lãi suất thực

tế Tuy nhiên, đôi khi cú sốc tổng cầu tiêu cực lớn đến nỗi mà ngân hàng trung ương không thể hạ lãi suất thực tế hơn nữa bởi vì lãi suất danh nghĩa đã chạm sàn bằng 0, như đã diễn ra sau sự sụp đổ của Lehman Brothers vào cuối năm 2008 Trong trường hợp này khi mà lãi suất đã xuống gần bằng 0 không thể cắt giảm được nữa (the zero-lower-bound) phát sinh, ngân hàng trung ương phải chuyển sang các chính sách tiền tệ phi truyền thống được thảo luận trong chương 15 Mặc

dù những chính chính sách tiền tệ phi chính thức này liên quan đến các thương vụ

Trang 5

mua tài sản và cung cấp thanh khoản, nhưng kết quả của chúng cho thấy một sự

mở rộng trong bảng cân đối của ngân hàng trung ương (nới lỏng định lượng), nói một cách cụ thể hơn là mới lỏng tính dụng (credit easing) Làm các nào mà việc nới lỏng định lượng (tín dụng) này lại có thể ổn định sản lượng và lạm phát trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu?

Như ở chương 9, sau sự sụp đổ của Lehman Brothers, chi phí đi vay thực cho cả các hộ gia đình và các doanh nghiệp đều tăng mạnh do ma sát/rào cản tài chính tăng đáng kể () Chi phí đi vay thực tế cao hơn dẫn đến một sự suy giảm trong chi tiêu tiêu dùng và chi tiêu đầu tư dự kiến, do đó làm cho tổng cầu giảm mạnh và dịch chuyển đường tổng cầu sang trái đến AD2 như ở hình 2 Mặc dù Fed đã giảm lãi suất liên bang đến mức gần bằng 0% (the zero-lower-bound), nhưng điều này không

đủ để dịch chuyển đường tổng cầu quay trở lại AD1 Bằng cách tiến hành các thương vụ mua tài sản và cung cấp thanh khoản, Fed có thể làm giảm những rào cản/ma sát tài chính() và hạ thấp chi phí đi vay thực tế của hộ gia đình và các doanh nghiệp Kết quả là đường tổng cầu đã dịch chuyển sang bên phải như hình 2, do đó, nền kinh tế đã tránh được tình trạng giảm phát và thúc đẩy các hoạt động kinh tế để nền kinh tế không bước vào suy thoái, như trong những năm 1930 Tuy nhiên, cú sốc tiêu cực của tổng cầu (đến từ cuộc khủng hoảng tài chính) lên nền kinh tế là vô cùng lớn, đến mức gói nới lỏng định lượng (tín dụng) của Fed cũng không thể giúp nền kinh tế trách khỏi khủng hoảng, Fed không thể đưa đường tổng cầu quay trở về mức AD1 Do đó, bất chấp những nổ lực của Fed, nền kinh tế vẫn trải qua một cuộc suy thoái nghiêm trọng, với mức lạm phát xuống dưới 2%

1.2 PHẢN ỨNG ĐỐI VỚI CÚ SỐC CUNG DÀI HẠN:

Chúng tôi minh họa một cú sốc cung vĩnh viễn trong Hình 3 Một lần nữa, nền kinh

tế bắt đầu ở điểm 1, mức sản lượng tiềm năng Y1p và lạm phát ở mức T Giả sử nền kinh tế gánh chịu một cú sốc cung tiêu cực dài hạn,nguyên nhân là do sự gia tăng các quy định làm giảm mức sản lượng tiềm năng trong dài hạn Mức sản lượng tiềm năng giảm từ Y1p xuống

Y3 , làm đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang trái từ LRAS1 sang LRAS3 Cú sốc

cung dài hạn gây ra một cú sốc giá, làm đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển lên trên từ

AS1 sang AS2 Có hai chính sách khả thi đối phó với cú sốc cung dài hạn này

Trang 6

Không chính sách đối phó: Nếu các nhà hoạch định chính sách không có sự can

thiệp, nền kinh tế sẽ chuyển sang điểm 2, với lạm phát tăng lên 2 và sản lượng giảm xuống Y2 Bởi vì mức sản lượng này vẫn cao hơn sản lượng tiềm năng, Y3, đường tổng cung ngắn hạn tiếp tục dịch chuyển lên và sang trái cho đến đường AS3, nơi giao cắt đường AD1và LRAS3 Nền kinh tế chuyển sang điểm 3, loại bỏ khoảng cách đầu ra nhưng để lại lạm phát cao hơn ở3 và sản lượng thấp hơn ở Y3

Chính sách ổn định lạm phát: Theo hình 4, ngân hàng trung ương có thể giữ lạm

phát ở mức lạm phát mục tiêu và ổn định lạm phát bằng cách giảm tổng cầu Mục tiêu là làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang trái đến AD3, nơi nó giao cắt đường tổng cung dài hạn (LRAS3) tại mức lạm phát mục tiêu của T Để dịch chuyển đường tổng cầu về AD3, các ngân hàng trung ương sẽ sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách tăng lãi suất thực ở bất kỳ tỷ lệ lạm phát nhất định nào, làm giảm chi tiêu cho đầu tư và giảm tổng cầu ở bất kỳ tỷ lệ lạm phát nhất định

Do đó, nền kinh tế đi tới điểm 3, nơi chênh lệch sản lượng đầu ra bằng không và lạm phát đang ở mức mục tiêu của T

Ở đây một lần nữa, việc giữ chênh lệch lạm phát ở mức zero cũng kéo theo chênh lệch sản lượng bằng zero, do đó, ổn định lạm phát đã ổn định hoạt động kinh tế Sự

Trang 7

trùng hợp ngẫu nhiên của Chúa (divine coincidence)cũng đúng khi xảy ra cú sốc cung lâu dài: Không có sự đánh đổi trong các mục tiêu kép về ổn định lạm phát và

ổn định hoạt động kinh tế

1.3 PHẢN ỨNG ĐỐI VỚI CÚ SỐC CUNG NGẮN HẠN:

Khi có một cú sốc cung trong ngắn hạn, chẳng hạn như khi giá dầu tăng lên vì tình trạng bất ổn chính trị ở Trung Đông hoặc do thiên tai, chẳng hạn như cơn bão tàn phá ở Florida,sự trùng hợp ngẫu nhiên của Chúa (divine coincidence) không phải lúc nào cũng đúng Các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với một đánh đổi trong ngắn hạn giữa

ổn định lạm phát và ổn định nền kinh tế Để minh họa, chúng bắt đầu xem xét nền kinh tế tại điểm 1 của Hình 5, trong đó tổng sản lượng đầu ra ở mức sản lượng tiềm năng Yp và lạm phát ở mức T Một cú sốc tiêu cực từ phía cung, ví dụ như sự gia tăng giá dầu, sẽ làm

di chuyển đường tổng cung ngắn hạn đi lên và sang trái từ AS1 đến AS2 nhưng lại không thay đổi đường cung dài hạn bởi vì đây là cú sốc tạm thời Nền kinh tế chuyển sang điểm

2, với lạm phát tăng lên 2 và sản lượng giảm xuống Y2 Các nhà hoạch định chính sách có thể phản ứng với cú sốc cung tạm thời theo ba cách:

Không có phản hồi chính sách: Không có sự thay đổi trong chính sách tiền tệ, do

đó đường tổng cầu cũng không thay đổi Vì tổng sản lượng nhỏ hơn sản lượng tiềm

Trang 8

năng Yp, cuối cùng đường tổng cung ngắn hạn sẽ dịch chuyển trở lại về phía bên phải, quay trở lại AS1 Nền kinh tế sẽ quay trở lại điểm 1 của Hình 5 và khoảng cách của cả sản lượng và lạm phát được thu hẹp, vì sản lượng và lạm phát quay trở lại mức ban đầu là Yp và T Cả lạm phát và hoạt động kinh tế đều ổn định theo thời gian Về lâu dài, không có sự đánh đổi giữa hai mục tiêu,sự trùng hợp ngẫu nhiên của Chúa (divine coincidence) vẫn được giữ vững.Trong khi chúng ta chờ đợi trong thời gian dài, nền kinh tế sẽ trải qua một giai đoạn giảm sản lượng và tỷ lệ lạm phát cao hơn Điều này mở ra cánh cửa cho chính sách tiền tệ cố gắng ổn định hoạt động kinh tế hoặc lạm phát trong ngắn hạn

Chính sách ổn định lạm phát trong ngắn hạn: Lựa chọn chính sách thứ hai của

các nhà hoạch định tiền tệ là giữ lạm phát ở mức mục tiêu T trong ngắn hạn bằng chính sách thắt chặt tiền tệ tự động và tăng lãi suất thực ở bất kỳ tỷ lệ lạm phát nhất định Làm như vậy sẽ làm chi tiêu cho đầu tư và tổng cầu giảm theo từng tỷ lệ lạm phát, dịch chuyển đường tổng cầu sang trái thành AD3 trong Hình 6 Nền kinh

tế hiện đang chuyển sang điểm 3, trong đó đường tổng cầu (AD3) cắt đường tổng cung ngắn hạn (AS2) tại điểm có tỷ lệ lạm phát T Bởi vì sản lượng ở điểm 3 thấp hơn sản lượng tiềm năng, sự chao đảo trong nền kinh tế làm di chuyển đường tổng cung ngắn hạn xuống AS1 Để giữ tỷ lệ lạm phát tại T, các nhà chức trách tiền tệ sẽ

Trang 9

cần phải di chuyển đường cầu ngắn hạn trở lại AD1 bằng cách đảo ngược việc thắt chặt tự động và cuối cùng, nền kinh tế sẽ quay trở lại điểm 1

Như hình 6 minh họa, ổn định lạm phát làm giảm tổng sản lượng xuống Y3 trong ngắn hạn và theo thời gian, sản lượng sẽ quay trở lại mức sản lượng tiềm năng tại

Yp Việc ổn định lạm phát để đối phó với cú sốc cung tạm thời đã dẫn đến một sự gia tăng lớn hơn của sản lượng thực so với sản lượng tiềm năng, do đó hành động này đã không ổn định hoạt động kinh tế

Chính sách ổn định hoạt động kinh tế trong ngắn hạn: Một chính sách thứ ba là

các nhà hoạch định chính sách tiền tệ sẽ ổn định hoạt động kinh tế thay vì lạm phát trong ngắn hạn bằng cách tăng tổng cầu Theo Hình 7, bây giờ họ sẽ di chuyển đường tổng cầu sang bên phải thành AD3, nơi nó cắt đường tổng cung ngắn hạn AS2

và tổng cung dài hạn tại điểm 3 Để làm điều này, họ phải tự động giảm nhẹ chính sách tiền tệ bằng cách giảm lãi suất thực ở bất kỳ tỷ lệ lạm phát nhất định Ở điểm 3, khoảng cách sản lượng quay trở về 0, do đó, chính sách tiền tệ đã ổn định hoạt động kinh tế Tuy nhiên, lạm phát đã tăng lên 3, cao hơn T, do đó, lạm phát vẫn chưa được

ổn định Ổn định hoạt động kinh tế để đối phó với cú sốc cung tạm thời dẫn đến lạm phát gia tăng, do đó, lạm phát chưa được ổn định

Trang 10

1.4 MỐI QUAN HỆ GIỮA ỔN ĐỊNH LẠM PHÁT VÀ ỔN ĐỊNH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ:

Chúng ta có thể rút ra những kết luận sau đây từ phân tích này:

1 Nếu hầu hết các cú sốc đối với nền kinh tế là những cú sốc tổng cầu hoặc những

cú sốc tổng cung cố định, thì chính sách ổn định lạm phát cũng sẽ ổn định hoạt động kinh

tế, ngay cả trong ngắn hạn

2 Nếu các cú sốc tổng cung tạm thời phổ biến hơn, thì một ngân hàng trung ương phải lựa chọn giữa hai mục tiêu ổn định trong ngắn hạn

3 Về lâu dài không có mâu thuẫn giữa ổn định lạm phát và hoạt động kinh tế trong việc phản ứng lại với các cú sốc

II CÁC NHÀ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CỐ GẮNG ỔN ĐỊNH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NHƯ THẾ NÀO?

Tất cả các nhà kinh tế đều có cùng các mục tiêu chính sách (để thúc đẩy việc làm

và ổn định giá cả) nhưng họ thường không cùng quan điểm về cách tốt nhất để đạt được những mục tiêu đó Giả sử các nhà hoạch định chính sách đối mặt với một nền kinh tế có

tỷ lệ thất nghiệp cao bắt nguồn từ một cúc sốc tiêu cực từ phía cung hoặc cầu, dẫn đến

Ngày đăng: 01/08/2017, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w