TÓM TẮTTrong nền kinh tế thị trường mạng lưới chợ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức lưu thông hàng hóa do đó việc xây dựng và phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn H
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI CHỢTRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIA LÂM
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS TRẦN ĐÌNH THAOSinh viên thực hiện : TRỊNH THU HƯƠNG
Lớp : K56 QLKT
Chuyên ngành đào tạo : QUẢN LÝ KINH TẾ
Niên khóa : 2011-2015
HÀ NỘI - 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì luận văn nào khác
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn
Trịnh Thu Hương
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Trần Đình Thao - Trưởng khoa Kinh tế & PTNT, người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và PTNT, Ban quản lý đào tạo – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi cũng xin cảm ơn UBND huyện Gia lâm, Phòng Kinh tế, Chi cục Thống kê, các xã đã cũng cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè cùng toàn thể gia đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian nghiên cứu đề tài
Hà Nội, ngày tháng năm2015
Tác giả
Trịnh Thu Hương
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Trang
Trang 7DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Trang 8TÓM TẮT
Trong nền kinh tế thị trường mạng lưới chợ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức lưu thông hàng hóa do đó việc xây dựng và phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn Huyện giải quyết được vấn đề đầu vào, đầu
ra cho sản xuất và nhu cầu về hàng hóa phục vụ sinh hoạt cũng như đời sống tinh thần nhân dân Tuy nhiên thực trạng phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn Huyện vẫn còn nhiều bất cập mà một trong những nguyên nhân chính xuất phát từ những yếu kém của hoạt động quản lý từ khâu quy hoạch, xây dựng, thực thi các chính sách phát triển chợ cho đến thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động kinh doanh quản lý chợ
Vì vậy, trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Quản lý mạng lưới chợ trên địa bàn Huyện Gia Lâm”
Đề tài được nghiên cứu với mục tiêu chính là: Nghiên cứu thực trạng
và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý hệ thống chợ trên địa bàn Huyện Gia Lâm trong thời gian tớinhằm nâng cao hiệu quả, khai thác hoạt động của chợ tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh và phục vụ nhân dân cũng như phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn Huyện
Để đạt mục tiêu đã đề ra, cần có các mục tiêu cụ thể sau:
(1)Hệ thống hóa lí luận và thực tiễn về vấn đề quản lý mạng lưới chợ.(2)Đánh giá thực trạng, quản lý mạng lưới chợ trên địa bàn huyện Gia lâm
(3) Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý mạng lưới chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm
(4)Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chợ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển chung của huyện trong thời gian tới
Đối tượng khảo sát của đề tài là công tác quản lý mạng lưới chợ trên địa bàn Huyện Gia Lâm
Trang 9Để làm rõ hơn các nội dung trong phần cơ sở lý luận tôi đã làm rõ các vấn đề sau: Các khái niệm về chợ, mạng lưới chợ, quản lý ; đặc điểm, phân loại, vị trí đặc điểm chợ, tổ chức và quản lý mạng lưới chợ.
Trong phần cơ sở thực tiễn tôi đã tiến hành tìm hiểu các vấn đề: Thực trạng và kinh nghiệm quản lý mạng lưới chợ của một số nước trên thế giới, của Việt Nam và một số bài học kinh nghiệm về quản lý mạng lưới chợ
Để nghiên cứu đề tài tôi tiến hành điều tra người buôn bán ở chợ 40 mẫu, người quản lý chợ 30 mẫu, cán bộ Huyện, Xã 20 mẫu Trong quá trình nghiên cứu tôi chọn các phương pháp nghiên cứu là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp được thực hiện bằng phiếu điều tra soạn sẵn Phương pháp xử lý số liệu, phương pháp phân tích, phương pháp cho điểm, phân tích cây vấn đề và phân tích SWOT
Qua quá trình nghiên cứu thực trạng tôi đã rút ra một số kết luận sau đây:
1. Chợ có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong cơ chế thị trường và trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
2. Thực trạng quản lý nhà nước MLC trên địa bàn huyện Gia Lâm còn chậm đổi mới, sự quan tâm của các cấp chính quyền, các ngành còn chưa đầy đủ
3. Để góp phần tăng cường quản lý nhà nước mạng lưới chợ trên địa bàn huyện, trong thời gian tới UBND huyện Gia Lâm cần cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, lập phương án quy hoạch tổng thể và chi tiết MLC, khuyến khích thu hút vốn đầu tư, khai thác cơ sở vật chất và tổ chức thực hiện QLNN một cách khoa học
Trang 10PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Chợ là loại hình thương nghiệp truyền thống, là nơi trao đổi hàng hóa, cung cấp lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dung thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của người dân Trong nền kinh tế thị trường, mạng lưới Chợ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức lưu thông hàng hóa Vai trò của mạng lưới chợ càng trở nên quan trọng hơn trong sự nghiệp phát triển kinh tế, phục vụ đời sống nhân dân và là nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn người lao động thúc đẩy
sự phát triển kinh tế của đất nước
Gia Lâm là huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh, số ha đất canh tác được chuyển sang phát triển công nghiệp, dịch vụ và các mục đích khác như xây dựng các cụm công nghiệp, chợ, đường giao thông tăng nhanh cùng với tốc
độ tăng dân số, tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân, nhu cầu mua sắm hàng hóa của dân cư qua mạng lưới chợ hiện nay đang có xu hướng tăng lên … Do đó việc xây dựng và phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn Huyện giải quyết vấn đề đầu vào, đầu ra cho sản xuất, giải quyết nhu cầu về các dịch vụ hàng hóa phục vụ sinh hoạt, nhu cầu về đời sống tinh thần của nhân dân trên địa bàn nông thôn là rất quan trọng
Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, mạng lưới chợ phát triển khá nhanh chóng, mạnh mẽ cả về quy mô cũng như số lượng thể hiện rõ tầm quan trọng đối với cả nước nói chung và địa bàn Huyện Gia Lâm nói riêng Tuy nhiên công tác quản lý chợ còn nhiều hạn chế và bất cập chưa đáp ứng được với tình hình phát triển kinh tế xã hội của Huyện đặt
ra những vấn đề cần phải giải quyết, điều chỉnh cụ thể là:
Công tác quy hoạch phát triển mạng lưới chợ còn chậm chạp và chưa được tiến hành đồng bộ
Trang 11Cơ sở vật chất còn yếu kém chưa đáp ứng tốt vấn đề lưu thông hàng hóa
và thể hiện đúng như vai trò là một bộ phận cấu thành của hệ thống thương nghiệp
Xuất phát từ những lí do nêu trên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Quản
lý mạng lưới chợ trên địa bàn Huyện Gia Lâm”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý hệ thống chợ trên địa bàn Huyện Gia Lâm trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả, khai thác hoạt động của chợ tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh và phục vụ nhân dân cũng như phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn Huyện
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lí luận và thực tiễn về vấn đề quản lý mạng lưới chợ
- Đánh giá thực trạng, quản lý mạng lưới chợ trên địa bàn huyện Gia lâm
- Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý mạng lưới chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm
- Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chợ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển chung của huyện trong thời gian tới
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Công tác quản lý mạng lưới chợ trên địa bàn Huyện Gia Lâm
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian : Đề tài được thực hiện trong phạm vi Huyện Gia
Lâm về quy mô và hoạt động
Phạm vi thời gian :
- Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu thu thập từ 2012-2014
- Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được khảo sát từ năm 2015
- Giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2016-2020
Phạm vi nội dung: nghiên cứu thực trạng quản lý của mạng lưới chợ từ
đó đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý mạng lưới chợ
Trang 13PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận về quản lý mạng lưới chợ
2.1.1 Khái niệm
- Khái niệm chợ, mạng lưới chợ
Chợ ra đời rất sớm trong lịch sử loài người, nó hình thành và phát triển cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội Chợ là khái niệm dễ hiểu và gần gũi vì gắn với hoạt động thường xuyên của đời sống con người Thông thường chợ được xem là không gian diễn ra các hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ Tuy vậy cho đến nay vẫn có rất nhiều khái niệm khác nhau về Chợ, tùy theo từng thời gian và tùy từng góc độ khác nhau mà có các khái niệm khác nhau về chợ
Theo Đại từ điển tiếng Việt – NXB Văn hóa Thông tin – 2004 “ Chợ là nơi tụ họp giữa những người mua và người bán để trao đổi hàng hóa, thực phẩm hàng ngày theo từng buổi hoặc từng phiên nhất định (chợphiên)” [trang 155]
Theo ngôn ngữ chuyên ngành kinh tế, chợ là một kiểu tổ chức thị trường, tổ chức mua bán, phân phối hàng hóa Với ngĩa này, khái niệm chợ gần gũi với khái niệm thị trường Tức là bất kì khung cảnh không gian nào đó diễn ra việc mua bán các loại hàng hóa và dịch vụ Như vậy, khái niệm thị trường cũng đề cập đến “nơi” hay “khung cảnh không gian” và ở đó diễn ra việc “mua, bán” hàng hóa Chính sự tương đương giữa khái niệm này, mà chợ
và thị trường trong nhiều trương hợp cũng được coi là đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa Đại từ điển kinh tế thị trường định ngịa “chợ là thị trường mua bán đổi chác hàng hóa định kỳ hoặc không định kỳ” [trang24]
Trong tiếng anh thì “chợ” và “thị trường” đều được gọi chung là
“market” Như vậy, có thể nói rằng, chợ chính là thị trường, là hình ảnh thực
Trang 14thống thị trường và khái niệm chợ nằm trong phạm vi của khái niệm thị trường Trong hệ thống thị trường hiện nay, chợ truyền thống được xếp vào loại thị trường hàng hóa giao ngay, ở đó người bán và người mua đàm phán, mặc cả trực tiếp, người mua tiếp cận trực tiếp với hàng hóa, thỏa thuận xong
là giao nhận hàng và thanh toán, hầu như không sử dụng công nghệ hoặc thiết
bị hiện đại trong giao dịch, khối lượng giao dịch thường là nhỏ và phương thức thanh toán chủ yếu là trả bằng tiền mặt
Theo Tổng cục thống kê thì: “ Chợ là một nơi hay một địa điểm công cộng tập trung đông người mua bán trao đổi hàng hóa dịch vụ với nhau, được hình thành do yêu cầu của sản xuất, đời sống xã hội và hoạt động theo những chu kỳ và thời gian nhất định.”
Theo quy định của UBND thành phố Hà Nội : “ Chợ là nơi tập trung các hoạt động mua bán hàng hóa dịch vụ của các thành phần kinh tế và Nhân dân Chợ được tổ chức theo quy luật lưu thông hàng hóa, phù hợp với nhu cầu, đặc điểm, tập quán điều kiện kinh tế xã hội và được quản lý thống nhất theo pháp luật hiện hành của nhà nước.”
Và theo thông tư số 15/TM-CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương Mại hướng dẫn tổ chức và quản lý chợ thì “ Chợ là mạng lưới thương nghiệp được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nên kinh tế xã hội” [trang 1] Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ cho rằng “Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dung của khu vực dân cư.” [trang 2] Theo quyết định số 13/2006/QĐ-BXD ngày 19/4/2006 về việc ban hành TCXDVN361:2006 “ Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế” thì chợ là một môi trường kiến trúc công cộng của một khu vực dân cư được chính quyền quy định, cho phép hoạt động mua bán
và dịch vụ thương nghiệp [trang 4]
Trang 15Từ các khái niệm trên ta có thể thấy chợ hình thành từ rất xa xưa và tồn tại qua nhiều hình thái khác nhau cho đến tận ngày nay Tuy có những lúc thăng lúc trầm theo từng giai đoạn lịch sử nhưng có thể khẳng định rằng
“Chợ” là một loại hình thương nghiệp truyền thống, là nơi phục vụ nhu cầu trao đổi mua bán, phục vụ cho cuộc sống dân sinh của nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, là nơi tập trung các hoạt động mua bán của nhiều thành phần kinh tế, cũng là nơi tiêu thụ các sản phẩm được sản xuất ra từ các ngành của nền kinh tế quốc dân Do đó chợ chính là một bộ phận của thị trường xã hội, hàng hóa chủ yếu dành cho tiêu dùng hàng ngày và phục vụ mục đích dân
cư, quản lý theo pháp luật nhà nước, vì vậy mỗi hoạt động đều tuân theo sự quản lý của Nhà Nước
Mạng lưới chợ là một tập hợp gồm các điểm chợ có liên hệ mật thiết và chặt chẽ với nhau nằm trên một địa bàn nhất định
- Khái niệm về quản lý:
Quản lý về cơ bản và trước hết là sự tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm hoàn thành các mục tiêu của tổ chức
Quản lý là thực hiện những công việc có tác dụng, định hướng, điều tiết phối hợp các hoạt động của cấp dưới, của những người dưới quyền Biểu hiện cụ thể qua việc lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ chức, điều phối, kiểm tra, kiểm soát Hướng dẫn sự chú ý của con người vào một hoạt động nào đó; điều tiết được nguồn lực, phối hợp được các hoạt động bộ phận
Quản lý là thiết lập, khai thông các quan hệ cụ thể để hoạt động đông người được hình thành, tiến hành trôi chảy, đạt hiệu quả cao bền lâu và không ngừng phát triển
Quản lý là tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý một cách gián tiếp và trực tiếp nhằm thu được những biến thái thay đổi tích cực
Trang 16Tóm lại, Quản lý trong xã hội nói chung là quá trình tổ chức, điều hành các hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu nhất định dựa trên những quy luật khách quan.
-Quản lý nhà nước :
Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước (QLNN) là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp
Theo nghĩa hẹp: QLNN chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ QLNN Đồng thời các cơ quan nhà nước nói chung còn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình; đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức; ban hành quy chế làm việc nội bộ…
- Quản lý mạng lưới chợ là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của các chủ thể quản lý đối với sự hình thành, phát triển mạng lưới chợ cũng như đối với các hình thức tổ chức quản lý trực tiếp hoạt động của các chợ nhằm đạt được mục đích đã đặt ra từ trước
2.1.2Phân loại chợ:
Trong công tác quản lý và quy hoạch, vấn đề phân cấp, phân loại Chợ
là hết sức cần thiết và có một vai trò hết sức quan trọng giúp cho các cơ quan, ban ngành hữu quan trong công tác quản lý theo dõi các hoạt động của chợ và tiến hành công tác quy hoạch quản lý
Hiện nay ở nước ta tồn tại rất nhiều các loại chợ khác nhau, tuỳ theo mục đích nghiên cứu và tuỳ theo cách thức lựa chọn các tiêu thức mà Chợ được phân thành nhiều loại hình khác nhau
• Phân theo quy hoạch
Trang 17- Chợ đã quy hoạch: là những Chợ đã chính thức được các cấp chính quyền địa phương và ngành quản lý kinh tế kỹ thuật đưa vào hệ thống quy hoạch quản lý đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý chặt chẽ nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa của Nhân dân địa phương.
- Chợ chưa quy hoạch : là những Chợ được hình thành một cách tự phát
do nhu cầu sản xuất và trao đổi của Nhân dân, nhưng chưa được các cấp chính quyền và ngành quản lý kinh tế kỹ thuật quy hoạch và đầu tư phát triển
• Phân theo thực trạng quản lý
-Chợ đã có ban quản lý: Thường là những Chợ đã nằm trong hệ thống quy hoạch và được chính quyền và ban quản lý kinh tế kỹ thuật địa phương thành lập ra ban quản lý gồm một số người chuyên trách hoặc bán chuyên trách, để thực hiện nhiệm vụ tổ chức, quản lý, sắp xếp các hoạt động kinh doanh hàng hóa trên Chợ
- Chợ chưa có ban quản lý: Thường là những Chợ chưa được quy hoạch chính thức, hoặc đã quy hoạch nhưng do quy mô nhỏ hay một lý do nào đó chưa thành lập được ban quản lý, nhưng các Chợ này vẫn được chính quyền địa phương giao khoán cho một tổ chức, hay một nhóm người trông coi, giữ gìn trật tự vệ sinh và thu các khoản lệ phí cho ngân sách địa phương
• Phân theo cơ sở vật chất
-Chợ kiên cố: là Chợ được xây dựng hoàn chỉnh với đủ các yếu tố của một công trình kiến trúc có độ bền sử dụng cao, thường nằm trong các tỉnh, thành phố lớn, các huyện, thị trấn và có thời gian tồn tại lâu đời, trong một thời kỳ dài và là trung tâm mua bán của cả vùng rộng lớn
-Chợ bán kiên cố: là Chợ chưa được xây dựng hoàn chỉnh Bên cạnh những hạng mục xây dựng kiên cố ( tầng lầu, cửa hàng, sạp hàng) còn có những hạng mục xây tạm như lán, mái che, quầy bán hàng,… độ bền sử dụng không cao và thiếu tiện nghi Chợ này chủ yếu phân bố ở các huyện nhỏ, khu
Trang 18- Chợ tạm: là Chợ mà những quầy, sạp bán hàng là những lều quán được làm có tính chất tạm thời, không ổn định, khi cần thiết có thể dỡ bỏ nhanh chóng, ít tốn kém Loại chợ này thường hay tồn tại ở các vùng quê, các
xã, các thôn, có chợ được dựng lên để phục vụ trong một khoảng thời gian nhất định ( như tết, lễ hội …)
• Phân theo địa giới hành chính
-Chợ đô thị là các loại chợ được tổ chức, tụ họp ở thành phố, thị xã, thị trấn Ở khu này thu nhập, mức sống và trình độ văn hóa của dân cư thường cao hơn ở nông thôn, cho nên các chợ thành phố thường có quy mô lớn và hiện đại hơn Văn minh thương mại trong chợ cũng được chú trọng, cơ sở vật chất thường xuyên được tăng cường, bổ sung và hoàn chỉnh Phương tiện phục vụ mua bán, hệ thống phương tiện truyền thông và dịch vụ ở các chợ này thường tốt hơn các chợ ở khu vực nông thôn
- Chợ nông thôn là chợ thường được tổ chức tại trung tâm xã, trung tâm cụm xã Hình thức trao đổi hàng hóa ở chợ đơn giản với các quầy, sạp có quy
mô nhỏ lẻ, manh mún một số vùng núi, người dân tộc thiểu số vẫn còn hoạt động trao đổi bằng hiện vật tại chợ Ở các chợ nông thôn bản sắc văn hóa, truyền thống đặc trưng ở mỗi địa phương, của các vùng lãnh thổ khác nhau được thể hiện rõ nét
• Phân theo quy mô
-Chợ loại một là những chợ hoạt động mua bán hàng hóa có quy mô liên tỉnh, liên quận huyện, có địa điểm phù hợp với quy hoạch phát triển kinh
tế xã hội, được xây dựng kiên cố hoặc có điều kiện từng bước tăng cường cơ
sở vật chất kỹ thuật cho việc phát triển kinh doanh, phải có từ 500 thương nhân lập cửa hàng, sạp hàng buôn bán cố định, thường xuyên
- Chợ loại hai là Chợ kinh doanh tổng hợp, Chợ có quy mô số người từ
200 người đến dưới 500 người kinh doanh cố định thường xuyên, quy mô
Trang 19kinh doanh thuộc loại vừa, các mặt hàng chủ yếu phục vụ nhu cầu ngắn ngày, hàng ngày và có các yếu tố khác như Chợ loại một.
- Chợ loại ba là những Chợ có quy mô nhỏ hơn 200 người kinh doanh thường xuyên, cố định trên Chợ, là Chợ kinh doanh tổng hợp, hàng hoá chủ yếu là các mặt hàng tươi sống, lương thực thực phẩm phục vụ nhu cầu hàng ngày
• Phân theo tính chất cung ứng
Theo tính chất cung ứng ta có thể chia thành chợ bán buôn, bán lẻ nhưng sự phân chia này chỉ có tính chất tương đối trên cơ sở khối lượng hàng hóa, luân chuyển qua chợ bán buôn hoặc bán lẻ là chính
• Phân theo đặc điểm ngành hàng
- Chợ tổng hợp: là Chợ có nhiều loại hàng hoá với chu kỳ sử dụng
hàng ngày, ngắn ngày, dài ngày phục vụ nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân, được xây dựng theo quy hoạch mạng lưới Chợ, có chức năng và bán kính phục vụ theo ba cấp thành phố, quận huyện, phường xã, tuỳ theo quy mô mà
có thể phân loại thành Chợ cấp I, II,III
- Chợ chuyên doanh: là Chợ chuyên mua bán một hoặc một vài nhóm hàng hoá nhất định, được xây dựng theo quy hoạch hệ thống và được phân loại theo đặc điểm ngành hàng, Thông thường các Chợ này là các Chợ bán buôn là chính, cơ cấu trên một mặt hàng là rất phong phú đa dạng mà Chợ kinh doanh tổng hợp không có đủ như Chợ đồ cũ, Chợ xe máy, Chợ hoa quả, Chợ hoa, Chợ đồ điện, Chợ nông sản phẩm
• Phân theo thời gian họp chợ
Trang 20- Một là, chợ là địa điểm mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của dân
cư, ở đó bất cứ ai có nhu cầu đều có thể đến mua, bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nhau
- Hai là, chợ được hình thành do yêu cầu khách quan của sản xuất và trao đổi hàng hóa, dịch vụ của dân cư, chợ có thể được hình thành một cách tự phát hoặc do quá trình nhận thức tự giác của con người
- Ba là, các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ tại chợ thường được diễn ra theo một quy luật và chu kỳ thời gian ( ngày, giờ, phiên ) nhất định Chu kỳ họp chợ hình thành do nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ
và tập quán của từng vùng, từng địa phương quy định
- Bốn là, trong mô hình tổ chức giao dịch qua chợ này, việc mua bán được thỏa thuận trực tiếp, công khai, giao nhận hàng và thanh toán tiền diễn
ra đồng thời, ít có rủi ro
- Năm là, giá cả được hình thành trên cơ sở cung - cầu trực tiếp tại nơi giao dịch và thời điểm giao dịch Đặc điểm này dẫn tới các hoạt động giao dịch diễn ra hết sức linh hoạt, giá cả hàng hóa biến động liên tục
2.1.3.2Vai trò của chợ trong quá trình kinh tế - xã hội :
Với vị trí và chức năng của mình, Chợ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong cơ chế thị trường và trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
- Thứ nhất, Chợ đóng vai trò quan trọng trong khâu lưu thông, là cầu
nối trung gian giữa sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu dùng và là động lực kích thích sản xuất Tiếp cận theo chu trình sản xuất, trong quá trình vận động của hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dung, chợ nằm ở vị trí trung gian Tiếp cận theo cách thức liên kết trong lưu thông hàng hóa, chợ giữ vị trí trung tâm của mạng lưới các tổ chức lưu thông hàng hóa trên một không gian thị trường nhất định Đặc biệt, trên thị trường nông thôn và miền núi, vị trí của chợ lại càng quan trọng Cũng như các loại hình thương nghiệp khác, hàng
Trang 21năm khối lượng hàng hoá được buôn bán trao đổi qua Chợ luân chiếm một tỷ trọng lớn trong lưu thông hàng hoá Có nhiều chợ chuyên kinh doanh các mặt hàng phục vụ sản xuất bên cạnh những chợ phục vụ đời sống dân sinh, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Đối với hàng nông sản thực phẩm, chợ là khâu khởi đầu của quá trình lưu thông, là nơi hàng hóa bắt đầu bước vào quá trình lưu thông Đối với hàng công nghiệp tiêu dung (và vật tư cho sản xuất), chợ là khâu kết thúc của quá trình lưu thông Mặc dù sự phát triển của sản xuất và tiêu dung kéo theo sự ra đời và phát triển của các loại hình tổ chức lưu thông (phân phối) hàng hóa khác, nhưng rất nhiều sản phẩm hàng hóa, để đi từ sản xuất đến tiêu dung vẫn phải đi qua chợ.
Thông qua hoạt động mua bán, các chợ đã giúp tiêu thụ được một phần đáng kể số lượng hàng hóa do các cơ sở sản xuất trên các địa bàn sản xuất Tính năng công dụng của sản phẩm được giới thiệu trực tiếp với người tiêu dung, đồng thời cũng phản ánh lại ý kiến về sản phẩm cho các nhà sản xuất Qua đó, nhiều người sản xuất có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người tiêu dùng Nếu không có chợ thì nhu cầu của người tiêu dùng không được đáp ứng Người sản xuất cũng rất khó nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng Như vậy, chợ có vai trò quan trọng trong kết nối sản xuất và tiêu dùng
Chợ là nơi để tiêu thụ sản phẩm đầu ra, thu hồi vốn, cung ứng vật tư đầu vào, phản ánh tín hiệu của thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng… chợ đóng vai trò định hướng cho sản xuất, thúc đẩy sản xuất và tái sản xuất không ngừng phát triển Chợ cũng đóng vai trò định hướng cho tiêu dùng, thúc đẩy tiêu dùng ngày càng phát triển cả về lượng và chất, cả về quy mô và trình độ, cả về chiều rộng và chiều sâu
Với vai trò đó, xét trên một không gian kinh tế nhất định, chợ sẽ là hạt nhân làm cho buôn bán trở nên nhộn nhịp, thị trường trở nên sống động, kính
Trang 22động, từng bước phát triển sản xuất và cải thiện tiêu dùng, nâng cao mặt bằng
về đời sống KT-XH của cả địa bàn, cả khu vực
- Thứ hai, Chợ còn có vai trò quan trọng trong phục vụ đời sống dân
sinh, thoả mãn nhu cầu của dân cư, có thể nói Chợ ở nước ta phần lớn là các Chợ hoạt động với mục đích là thoả mãn nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân
cư Những năm gần đây vai trò của chợ được thể hiện rất rõ, hầu hết các hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá sinh hoạt thông dụng hàng ngày đều diễn ra trên chợ và chợ cũng chính là nơi mà nhu cầu được đáp ứng đầy đủ nhất, đa đạng và phong phú nhất
- Thứ ba, Chợ còn là nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà Nước
Hàng năm nguồn thu từ chợ đã đem lại một nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước, từ thuế kinh doanh của các hộ kinh doanh trên chợ và các nguồn thu khác từ các hoạt động dịch vụ của chợ
- Thứ tư, Chợ đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề giải quyết việc
làm và tạo thu nhập cho nhiều người Trong bối cảnh kinh tế như nước ta hiện nay, với bản chất là một nước thuần nông, do đó thời gian nông nhàn dài, bên cạnh đó nước ta là quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp cao nên vấn đề giải quyết việc làm thông qua hoạt động của chợ là không thể không đề cập tới trong chính sách giải quyết việc làm ở nước ta cho một số lượng không nhỏ dân cư
Hoạt động của chợ tạo ra việc làm thường xuyên cho các hộ kinh doanh trực tiếp trong chợ Bên cạnh đó, chợ còn tạo nhiều việc làm cho các lao động gián tiếp Hầu hết các chợ đều thu hút đông lực lượng lao động với nhiều loại hình dịch vụ liên quan như: giữ xe, lao động phụ mua bán, vệ sinh…
Thông qua hoạt động của chợ, nhiều ngành dịch vụ hỗ trợ phát sinh phục vụ cho hoạt động kinh doanh của các chợ như gia công sửa chữa quần
áo, đóng gói bao bì, chuyển phát tiền… được hình thành
- Thứ năm, Chợ còn là một nét đẹp văn hoá dân tộc, là công trình mang
nét đẹp kiến trúc, là nơi giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội Trên thế giới, sự
Trang 23hình thành phát triển của các chợ luôn gắn liền với những đặc trưng, văn hóa của dân cư địa phương Hoạt động của chợ gắn liền với hoạt động của các lễ hội Thông qua chợ người ta có thể hiểu biết được văn hoá dân tộc, đánh giá được bản sắc dân tộc, mức độ văn minh và trình độ phát triển kinh tế xã hội
Ở nhiều địa phương, hoạt động của các chợ gắn liền với các lễ hội như chợ tình Sa Pa (Lào Cai), chợ Viềng (Nam Định), các chợ nổi ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long… Ngoài giá trị kinh tế, thương mại những nét văn hóa độc đáo mang đậm đà bản sắc dân tộc của các địa phương được thể hiện qua hoạt động của các chợ đã và đang trở thành một sản phẩm du lịch có tiềm năng, thu hút được sự quan tâm của đông đảo du khách trong nước và quốc tế
2.1.4 Sự cần thiết của quản lý đối với mạng lưới chợ
Như chúng ta đã biết, chợ có một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, đóng vai trò quan trọng không thể phủ nhận trong sự phát triển kinh tế nước ta, với những chức năng quan trọng trong sản xuất đời sống và tiêu dùng
Đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, mạng lưới chợ càng trở nên quan trọng hơn với vai trò tổ chức lưu thông hàng hoá, thúc đẩy sản xuất, phục vụ tiêu dùng dân sinh
Bên cạnh đó, khi mà mạng lưới chợ ngày càng phát triển, số người kinh doanh ngày càng nhiều và càng tăng thì các nguồn thu từ chợ như thuế, các loại phí là một nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước
Trong một thời đại mà nhân loại phát triển tiến nhanh như vũ bão về phía trước, một thời đại khoa học, thời đại của mọi ngành nghề tất cả các lĩnh vực đều cần phải phát triển theo một quy hoạch nhất định, chợ cũng là một lĩnh vực rộng lớn do dó cũng cần phải phát triển theo quy hoạch và cần phải có sự quản lý để đảm bảo sự phát triển của mạng lưới chợ là phù hợp với
xu thế phát triển chung của cả nền kinh tế và thời đại
Trang 24Chợ là một bộ phận thị trường xã hội, là một bộ phận cấu thành của mạng lưới thương nghiệp xã hội do đó sự QLNN đối với mạng lưới chợ là hết sức cần thiết
Với sự bùng nổ của nền kinh tế thị trường ở nước ta đã tác động mạnh
mẽ đến quán trình hình thành và phát triển chợ, nhưng với sự quản lý còn nhiều bất cập và chưa được chú trọng nên mạng lưới chợ hoạt động chưa có hiệu quả và nhiều vấn đề bất cập như các vấn đề cản trở giao thông, gây ô nhiễm môi trường , mất mỹ quan do đó vấn đề quản lý đối với mạng lưới chợ là hết sức cần thiết
Với mặt trái của cơ chế thị trường là chạy theo lợi nhuận, nên nhiều người làm ăn phi pháp buôn bán gian lận do đó sự QLNN đối với các các hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật là hết sức cần thiết
Bên cạnh đó các vấn đề về tổ chức, sửa chữa cải tạo xây dựng, vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn về chợ, các vấn đề về văn minh đòi hỏi cũng cần phải có sự QLNN để đảm bảo nâng cao hơn nữa hoạt động của mạng lưới chợ
2.1.5 Nội dung quản lý mạng lưới chợ
2.1.5.1 Lập quy hoạch và tiến hành quy hoạch mạng lưới chợ
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường kéo theo sự bùng
nổ các chợ trong thời gian ngắn, vấn đề lập quy hoạch mạng lưới chợ và quản
lý quy hoạch có thể nói là một nội dung quan trọng trong nội dung QLNN về chợ Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của mạng lưới chợ, không bị thừa chợ và thiếu chợ, điều cần thiết là phải lập quy hoạch cho từng vùng; từng quận, huyện; từng phường xã; và tiến hành quy hoạch một cách có quản lý, có sự giám sát của các cơ quan ban ngành chức năng, trên cơ sở các yếu tố hình thành chợ, vấn đề này chỉ tiến hành được khi nó là một nội dung của QLNN về mạng lưới chợ
Trang 25Quy hoạch chợ được hiểu là các giải pháp của nhà nước nhằm chỉ đạo, hướng dẫn và điều chỉnh công tác quy hoạch phát triển MLC nhằm đưa MLC phát triển theo mục tiêu của nhà nước đề ra.
Quy hoạch chợ là kim chỉ nam giữ vai trò định hướng, chỉ đạo công tác xây dựng quy hoạch phát triển chợ cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và nguồn lực địa phương, phù hợp với quan điểm phát triển kinh tế và thương mại
vĩ mô của nhà nước
Quy hoạch chợ đảm bảo tính ổn định và tốc độ phát triển kinh tế, bảo đảm tính cân đối nhịp nhàng trong sự phát triển giữa lĩnh vực kinh tế và xã hội Trong thực tế, hệ thống kinh tế xã hội là một hệ thống gồm nhiều thành phần cần có sự cân đối nhịp nhàng trong không gian cũng như về thời gian, cho nên cần được tính đến và xác lập sự cân đối trong khoảng thời gian tương đối dài
Do đó, cần quy hoạch chợ để đảm bảo phát triển theo chiến lược của ngành thương mại và đảm bảo tính cân đối nhịp nhàng giữa việc phát triển của ngành thương mại với các ngành khác
2.1.5.2 Xây dựng và ban hành quy chế tổ chức quản lý chợ
Để mạng lưới chợ đi vào hoạt động có hiệu quả và theo một quy củ đúng theo định hướng phát triển, thì một trong những nội dung quan trọng của QLNN mạng lưới chợ là việc nghiên cứu và ban hành các quy chế về tổ chức
và quản lý chợ, đề ra các chính sách về đầu tư xây dựng, cũng như các chính sách trong quản lý hoạt động của các chợ trong mạng lưới chợ
Thông qua các công cụ là các chính sách các quy chế, các cơ quan QLNN mạng lưới chợ tác động đến hoạt động của chợ, điều chỉnh các hoạt động của các chợ trong mạng lưới đảm bảo cho từng chợ hoạt động có hiệu quả nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn mạng lưới chợ
Hướng dẫn các ban quản lý chợ, các doanh nghiệp quản lý chợ về chính sách, nghiệp vụ quản lý chợ
Trang 26Các ban quản lý chợ là cơ quan QLNN về chợ ở cấp cơ sở, tuy nhiên đây lại là cấp đảm bảo trực tiếp cho việc thực hiện đúng các chính sách pháp luật của nhà nước trong quản lý, kinh doanh đây là cấp cụ thể hoá các chính sách các chỉ thị các thông tư hướng dẫn của các cơ quan quản lý các cấp về chợ, đây là bộ phận QLNN thực hiện chức năng thực thi triển khai các chính sách đó, do đó họ cần phải được hướng dẫn về các chính sách, nghiệp vụ.
Tổ chức công tác tuyên truyền chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước cho mọi người kinh doanh trên chợ
Một nội dung không thể thiếu và không thể xem nhẹ trong công tác QLNN mạng lưới chợ đó là công tác tuyên truyền chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước cho mọi người kinh doanh trên chợ
Vấn đề tuyên truyền chủ trương đường lối chính sách của đảng và nhà nước tới người kinh doanh sẽ đảm bảo cho mọi người đều hiểu biết và thực hiện kinh doanh theo pháp luật Kinh doanh theo đúng pháp luật đòi hỏi phải hiểu biết
và nắm được pháp luật, các chính sách của nhà nước trong kinh doanh
2.1.5.3 Phân công và phân cấp quản lý đối với mạng lưới chợ
Để quản lý chợ một cách khoa học và hiệu quả cao, việc tiến hành quản
lý , phổ biến các chính sách, thực hiện các chủ trương ở các cấp, đảm bảo cho mạng lưới chợ phát triển theo định hướng và quy hoạch thì một trong các nội dung của QLNN mạng lưới chợ là phân công phân cấp trong quản lý chợ nhằm đảm bảo cho việc quy rõ trách nhiệm quyền hạn chức năng của các cơ quan quản lý ở từng cấp chức năng phù hợp với từng loại hình chợ đã được phân cấp trong quản lý Phân công phân cấp trong công tác quản lý chợ giúp cho việc đảm bảo thực hiện các chính sách pháp luật, các chủ trương đường lối của đảng và nhà nước một cách triệt để nhất, hiệu quả nhất cùng đó là giúp cho việc quản lý một cách khoa học mạng lưới chợ, đảm bảo cho việc giám sát, kiểm tra sát sao nhất việc thực hiện các chính sách , các chủ trương đường lối và các hướng dẫn chỉ đạo của các cơ quan quản lý các cấp
Trang 27Có thể nói phân công và phân cấp trong quản lý chợ là một khoa học trong QLNN mạng lưới chợ.
2.1.5.4 Kiểm tra kiểm soát hoạt động của chợ, khen thưởng và xử lý vi phạm
- Kiểm tra việc kinh doanh theo pháp luật
- Kiểm tra kiểm soát hoạt động của chợ
- Khen thưởng, xử lý các vi phạm về hoạt động chợ
Việc thanh tra, kiểm tra hệ thống chợ nhằm góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân Góp phần bình ổn thị trường giá cả
2.1.5.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý mạng lưới chợ
• Các điều kiện tự nhiên và xã hội
Các điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quy hoạch chợ, đến vị trí được lựa chọn xây dựng chợ Các điều kiện
tự nhiên và xã hội có ý nghĩa vào việc xác định địa điểm gồm địa hình, không gian, vị trí địa lý đảm bảo sự thuận tiện về giao thông, về nguồn cung cấp hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm
Ngoài ra các yếu tố như thói quen, tập quán tiêu dùng, thu nhập và nhận thức tiêu dùng của dân cư cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý chợ
• Các công cụ quản lý, khoa học trong quản lý và tính minh bạch trong công tác quản lý, các văn bản, chính sách, quy định
Việc sử dụng các công cụ quản lý góp phần rất quan trọng vào thành công của hoạt động quản lý Nhà nước Các công cụ được sử dụng trong quản
lý bao gồm công cụ kinh tế, công cụ luật pháp, công cụ kế hoạch hóa nếu không sử dụng các công cụ trong công tác quản lý một cách hợp lý không những không đem lại kết quả mà còn làm cho các vi phạm sẽ xảy ra một cách thường xuyên và vi phạm ngày càng nghiêm trọng hơn
Trang 28Trong bất cứ hoạt động nào cũng vậy, không riêng gì trong hoạt động quản lý chợ, tính khoa học trong công việc luôn mang một ý nghĩa rất quan trọng Làm việc một cách khoa học nghĩa là mọi công việc phải được sắp xếp một cách hợp lý và khoa học dẫn đế hiệu quả cao.
Khoa học ở đây nghĩa là việc sắp xếp thời gian, mục đích mục tiêu, các nhiệm vụ có trình tự, có hướng giải quyết, hướng thực hiện theo một lộ trình hợp lý, có sự tham gia của tất cả mọi người có liên quan và mang tính khoa học
Các văn bản, chính sách, các quy định ban hành có tính minh bạch cao dẫn đến việc áp dụng và thực thi nó vào thực tế sẽ đem lại hiệu quả Ngược lại, nếu như các văn bản, chính sách, quy định ban hành thiếu tính minh bạch dẫn đến việc áp dụng và thực thi nó vào thực tế sẽ có kết quả không cao
• Năng lực của cán bộ quản lý
Cán bộ quản lý là người trực tiếp nắm bắt tình hình, trực tiếp tham gia vào công tác quản lý, trực tiếp nhận nhiệm vụ từ cấp trên Để có thể nắm bắt tốt được tình hình và công tác quản lý tốt thì đòi hỏi cán bộ quản lý phải có đủ năng lực và có đủ trình độ nhận thức tình hình và ngược lại
• Chế tài xử lý vi phạm
Chế tài xử lý vi phạm cũng là yếu tố làm ảnh hưởng đến hiệu lực quản
lý đối với hệ thống Chợ Khi có vi phạm xảy ra cần có một chế tài xử lý đủ sức răn đe mới đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý Ngược lại, chế tài
xử lý thiếu tính răn đe rất dễ làm cho các vi phạm đó sẽ tiếp tục xảy ra dẫn đến hiệu quả trong công tác quản lý sẽ không cao
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Thực trạng và kinh nghiệm quản lý mạng lưới chợ của một số nước
trên thế giới
* Trung Quốc: Chợ thường do một công ty quản lý (Nhà nước, tư nhân,
cổ phần, tập thể) được chia nhiều phòng, ban, trung tâm như: Kiểm tra chất
Trang 29lượng, dịch vụ khách hàng (chứng từ, giấy phép, xuất xứ, xác định giá trị, thu phí), dịch vụ thương mại (sơ chế, đóng gói, xếp dỡ, bảo quản), dịch vụ thanh toán, dịch vụ sinh hoạt, các trung tâm về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường-xử lý chất thải Chợ được sắp xếp Khu bán buôn truyền thống; khu bán buôn hiện đại (thương mại điện tử, đấu giá); Khu giao dịch bán lẻ, vệ sinh môi trường, dịch vụ sinh hoạt Đặc biệt, khi khách vào chợ được cung cấp các dịch vụ không thu phí như kiểm tra chất lượng hàng, trông xe, cung cấp thông tin hướng dẫn, sản xuất-tiêu dùng, tiêu chuẩn hóa, giới thiệu sản phẩm
* Thái Lan: Chợ cũng được tổ chức do Công ty quản lý, như một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế Điểm đáng chú ý là chợ có nhiều dịch vụ, không ít dịch vụ miễn phí khiến cho khách vào chợ được cảm nhận sự phục
vụ tốt nhất
2.2.2 Thực trạng hoạt động của mạng lưới chợ của Việt Nam
Chợ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ bằng tiền tệ hoặc hiện vật trên địa bàn cả nước Chợ không chỉ nằm trong phạm trù kinh tế đơn thuần, nó còn biểu hiện văn hóa rất đậm nét Chợ không chỉ biểu thị mối quan hệ ứng xử giao đãi theo chiều ngang mà còn biểu thị mối quan tâm theo chiều dọc nội tâm Đây là đặc điểm tự cân bằng, tự thích ứng rất mềm dẻo hài hòa của dân tộc Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Công Thương (2014) [1], đến cuối năm 2013 cả nước có 8.591 chợ, trong đó tập trung tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội (411 chợ), Thanh Hóa (405), Nghệ An (380), An Giang (278), thành phố Hồ Chí Minh (255), Thái Bình (233) và Đồng Tháp (228)
Chợ loại I do tỉnh (thành phố) trực tiếp quản lý, chợ loại II do cấp quận/huyện quản lý và chợ loại III do xã/phường quản lý Cả nước Việt Nam hiện có 224 chợ loại I, 907 chợ loại II và 7.397 chợ loại III
Trang 30Những chợ loại I thường là chợ tổng hợp với quy mô lớn, là đầu mối bán buôn, bán lẻ hàng hóa Những tỉnh, thành phố tập trung nhiều chợ loại I là: Quảng Ninh (20), thành phố Hồ Chí Minh (17), Hà Nội (13), Đồng Tháp (13) Chợ được quản lý chủ yếu theo mô hình BQL và chợ hiện nay vẫn mang nặng tính bao cấp Để thúc đẩy hoạt động chợ phát triển, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng trong dân thì việc nâng cấp, thay đổi cách quản lý kinh doanh chợ là cần thiết Chính vì vậy, Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ đã khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng và khai thác chợ.
Biểu đồ 2.1: Sự phân bố chợ theo vùng trên toàn quốc
Trang 31PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Gia Lâm là một huyện ngoại thành Hà Nội, là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Huyện có 22 xã và thị trấn; dân số trên 25.3 vạn người, với 64386 hộ gia đình; diện tích đất tự nhiên 114.7km2 phía Bắc của huyện giáp quận Long Biên, phía Tây Nam có địa giới là dòng sông Hồng, bên kia bờ là huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai, phía Đông và Đông Bắc giáp với các huyện Tiên Du, Từ Sơn, Thuận Thành của tỉnh Bắc Ninh, phía Nam giáp với huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên
Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đầy đủ đặc trưng khí hậu của miền Đông Bắc Bắc Bộ là 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông thuận lợi cho việc phát triển đa dạng cây trồng vật nuôi Được hai dòng sông Hồng
và sông Đuống bồi đắp nên đất đai trên địa bàn huyện Gia Lâm khá mầu mỡ, trong huyện có những vùng chuyên canh các loại rau màu có năng suất và giá trị hàng hóa như vùng rau an toàn Văn Đức, Đông Dư, Đa Tốn và chăn nuôi
bò sữa ở Phù Đổng…
Tóm lại, với điều kiện tự nhiên và vị trí giao thông khá thuận lợi đã chỉ
ra khả năng phát triển kinh tế, cả về nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ của huyện Gia Lâm Các doanh nghiệp của Trung ương và Thành phố trên địa bàn huyện đều kinh doanh sản xuất đạt hiệu quả, được Huyện và Thành phố tạo điều kiện mở rộng mặt bằng phát triển sản xuất Các doanh nghiệp đã đóng góp quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện
Trang 323.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.2.1 Đất đai
Diện tích tự nhiên của Gia Lâm là 114.7km2 Diện tích đất nông nghiệp
có xu hướng giảm dần do Gia Lâm đang trong quá trình đô thị hóa mạnh nên đất đai được lấy để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới, hệ thống đường giao thông Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất và tăng khả năng tiếp cận thị trường
Diện tích đất chưa sử dụng cũng giảm bình quân mỗi năm do đất có khả năng nông nghiệp và thủy sản được khai thác đưa vào sử dụng Nhưng nhìn chung, diện tích đất nông nghiệp và diện tích đất canh tác bình quân/người ngày càng giảm xuống, cùng với sự chuyển hướng trong nông nghiệp, phát triển mạnh kinh tế công nghiệp và dịch vụ
Trang 33Bảng 3.1: Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm 3 năm qua
Trang 343.1.2.2 Dân số, lao động
Về lao động, huyện Gia Lâm có 22 xã, thị trấn với dân số trên 25.3 vạn người 64386 hộ gia đình tăng 2.07%/năm , 149561 lao động trong độ tuổi lao động tăng 5.48%/năm; với cơ cấu dân số trẻ, lực lượng độ tuổi lao động đông, đây là những tiền năng, thế mạnh thuận lợi để Huyện thực hiện CNH-HĐH
Lao động trẻ ở nông thôn có xu hương thoát ly nông nghiệp ngàng càng nhiều hơn Lao động nông nghiệp giảm bình quân 4.5% năm, lao động các ngành công nghiệp,xây dựng, thương nghiệp,dịch vụ và một số ngành khác tăng trung bình 7.7%
Trang 35Bảng 3.2: Tình hình dân số - lao động của huyện Gia Lâm qua 3 năm
2013/201 2
2 Tổng số nhân khẩu người 241569 100 246481 100 251403 100
Dân nông thôn người 206502 85.48 210972 85.59 215490 85.71 102.16 102.14 102.15
Dân thành thị người 35067 14.52 35509 12.33 35913 12.24 101.26 101.14 101.20
3 Tổng số lao động
lao động 166876 100 174040 100 185439 100 104.29 106.55 105.42
lao động NN
lao động 83238 49.88 78660 45.20 75273 40.59 94.50 95.69 95.10
Lao động CN-XD
lao động 46725 28.00 49131 28.23 52946 28.55 105.15 107.76 106.46
Lao động TM-DV
lao động 36913 22.12 46249 26.57 57220 30.86 125.29 123.72 124.51
4 Một số chỉ tiêu
lao
Trang 36khẩu/hộ động
(Nguồn: UBND huyện Gia Lâm)
Trang 37Biểu đồ 3.1 Cơ cấu lao động huyện Gia Lâm năm 2014
3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Với vị trí có nhiều tuyến giao thông, hệ thống đường sắt, đường bộ đã được hình thành và đang được đầu tư xây dựng; đây là những tuyến đường giao thông quan trọng của Quốc gia và Thành phố Hệ thống đường thuỷ (sông Hồng và sông Đuống ) đã tạo mối giao lưu kinh tế với phía Đông và phía Bắc đồng bằng Bắc bộ, tạo thuận lợi lưu thông hàng hoá với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Cảng biển Hải Phòng Đây chính là động lực và tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ giao thông, giao lưu hàng hoá trong những năm tới và cả trong tương lai
Trên địa bàn Huyện đã và đang hình thành các khu, cụm công nghiệp tập trung với quy mô vừa và nhỏ (Khu công nghiệp vừa và nhỏ Phú Thị, Cụm công nghiệp Hapro, Khu công nghiệp Ninh Hiệp, Khu công nghiệp Lâm Giang) Với sự phát triển về hạ tầng của Thành phố, theo thông tin quy hoạch vùng Thủ đô và của Huyện, trong tương lai gần Gia Lâm sẽ có nhiều tiềm năng
và lợi thế thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước
3.1.2.4 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia lâm
Giai đoạn 2012-2013, giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý tăng bình quân 10.49%/năm ; trong đó công nghiệp – xây dựng tăng 10.41%/năm, thương mại – dịch vụ tăng 15.68%/năm, nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm 0.43%/năm Tăng trưởng kinh tế năm 2014 chưa đạt kế hoạch
đề ra nguyên nhân là do khó khăn chung của nền kinh tế, tình hình thời tiết phức tạp và tình hình dịch bệnh gia súc còn tiềm ẩn Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo sản xuất ở một số xã có lúc còn chưa quyết liệt, một số phòng ban, đơn vị thuộc Huyện và UBND xã, thị trấn còn lúng túng, chưa chủ động trong tham mưu, thực hiện nhiệm vụ được giao Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch
Trang 38theo hướng tăng tỷ trọng nhành công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch
vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản (giảm từ 14.23% năm
2012 xuống còn 11.55% năm 2014)
Trang 39Bảng 3.3: Tình hình Kinh tế - xã hội của huyện Gia Lâm qua 3 năm
Chỉ tiêu
2013/201 2
Trang 40Biểu đồ 3.2: Cơ cấu tình hình Kinh tế - Xã Hội huyện Gia Lâm năm 2014 3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
• Số liệu thứ cấp: là những thông tin, số liệu có sẵn và được tập hợp từ trước nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau
- Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập từ các cơ quan nhà nước về chủ trương, chính sách, phát triển mạng lưới chợ, từ Tổng Cục Thống kê, Chi cục Thống kê, phòng Kinh tế, Ban Quản lý chợ và các Doanh nghiệp quản lý chợ của Huyện đảm bảo về tính chính xác và độ tin cậy của số liệu liên quan đến mạng lưới chợ trên địa bàn Huyện.Các dữ liệu thống kê đã công bố về tình hình KT-XH trên địa bàn huyện, trong nước và thế giới
+ Số liệu được thu thập qua các nguồn qua các tài liệu của phòng kinh tế, phòng Tài chính – Kế hoạch, Ban quản lý chợ Huyện Gia Lâm, các báo cáo, các đề án phát triển, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của UBND Huyện Gia Lâm, sách báo, tạp chí và các công trình nghiên cứu của các chuyên gia các nhà khoa học, thông tin trên các Website của các đơn vị, tổ chức có liên quan,
- Phương pháp thu thập: Tìm, đọc, phân tích, sử dụng và trích dẫn
• Số liệu sơ cấp: là những thông tin nguyên gốc mà người nghiên cứu phải tự điều tra để thu thập những thông tin phục vụ trực tiếp cho mục đích nghiên cứu của mình, cụ thể số liệu được điều tra từ một số chợ như chợ Nành, chợ Vàng, chợ Keo … điều tra:
+ Người buôn bán ở chợ: 40 mẫu, điều tra về các đơn vị tổ chức quản lý, đánh giá các đơn vị tổ chức quản lý, các khoản thu mà các hộ kinh doanh phải trả …
+ Người quản lý chợ: 30 mẫu, điều tra về cách quy hoạch, sử dụng đất của chợ, quy mô hoạt động, các khoản thu của người kinh doanh tại chợ, công tác an ninh, PCCN, vệ sinh môi trường …