Biết việc Uỷ ban nhân dân phường BĐ đã công nhận việc ông bà nội giám hộ và quản lý tài sản cho cháu Nguyễn Minh Quân, đồng thời đang xem xét để công nhận việc cho, nhận con nuôi đối với
Trang 1PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch sau gần 10 năm triển khai thi hành và áp dụng với một tinh thần cải cách hành chính mạnh mẽ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của mình Nghị định 158/2005/NĐ-CP ban hành trên cơ sở kế thừa và phát huy mặt tích cực của Nghị định 83/1998/NĐ-CP trước đây Những vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình đăng ký và quản lý
hộ tịch đã được cụ thể hoá thành hàng loạt những quy định mới về thẩm quyền, trình tự, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan quản lý hộ tịch, mở rộng thẩm quyền cho cấp cơ sở tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong việc đăng ký hộ tịch
Quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch được quy định tại Điều 3, Nghị định 158/NĐ-CP rất rõ: “Cá nhân có quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch Người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đăng ký hộ tịch phải tự giác đăng ký các sự kiện hộ tịch theo quy định của Nghị định này Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiên tạo điều kiện để mọi cá nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch” Để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong việc đăng ký hộ tịch, trong từng loại việc
hộ tịch cụ thể Ngoài những việc đăng ký hộ tịch cơ bản (khai sinh, kết hôn, khai tử), Nghị định 158 cũng quy định quyền và nghĩa vụ của cá nhân trong việc đăng
ký các loại việc hộ tịch phát sinh như: nhận con nuôi, giám hộ, nhận cha, mẹ, con; xác định lại giới tính, dân tộc nhằm thực hiện đúng quy trình, thủ tục, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong lĩnh vực hộ tịch Bên cạnh đó, để thực hiện nghiêm các quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch, Nghị định 158/2005/NĐ-CP cũng đề ra các biện pháp chế tài khi thực hiện, cụ thể: Người có thẩm quyền đăng ký và quản
lý hộ tịch mà do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc cố ý làm trái với các quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác về hộ tịch, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại, thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; người yêu cầu đăng ký
hộ tịch mà gian dối trong việc đăng ký hộ tịch, thì tuỳ mức độ vi phạm có thể bị
Trang 2xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phải đi đăng ký mà không thực hiện đúng các quy định của Nghị định này, thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về
xử phạt vi phạm hành chính
Những quy định trên đã tạo nên một bước cải cách hành chính lớn trong công tác đăng ký và quán lý hộ tịch của chính quyền các cấp, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình Từ đó đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền đăng ký và quản lý hộ tịch cần có sự nắm vững, thực hiện và áp dụng các quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP một cách chính xác, linh hoạt vào thực tiễn công việc của mình
Tuy nhiên trong thực tiễn, công tác quản lý hộ tịch tại nhiều địa phương còn nhiều sai sót Những điều đó đã làm cho việc đăng ký các sự kiện hộ tịch ở một số nơi chưa phản ánh đúng tính khách quan, theo đó việc tổng hợp tình hình và số liệu thống kê báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, tỉnh theo định kỳ thiếu chính xác, đồng thời có thể thấy rõ việc không làm tốt công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đã gây khó khăn trong công tác quản lý của chính quyền địa phương, khó khăn trong việc xử lý và giải quyết những sự kiện pháp lý liên quan
Trên cơ sở thực tiễn tại một địa phương, vận dụng những kiến thức được trang bị trong quá trình đào tạo bồi dưỡng tại Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, tôi xin nêu ra tình huống và cách xử lý tình huống có liên quan đến công tác đăng ký và quản lý hộ tịch Trong tình huống này, tôi xin được phân tích những nguyên nhân và hậu quả của việc để xảy ra những vi phạm trong công tác quản lý hộ tịch cũng như những phương án xử lý tình huống
Trang 3PHẦN II NỘI DUNG 1.NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
Trong tháng 6 năm 2015, phòng Tư pháp quận Long Biên được Uỷ ban
nhân dân Quận giao nhiệm vụ kiểm tra xác minh và tham mưu phương án xử lý vi
phạm trong quản lý nhà nước về lĩnh vực hộ tịch đối với việc giám hộ xảy ra tại
Uỷ ban nhân dân phường BĐ và phường NL
Thực tế thì có rất nhiều trường hợp bắt buộc phải có người giám hộ nhưng không được cử giám hộ; trường hợp có người giám hộ đương nhiên cũng không được đăng ký giám hộ đúng thủ tục; trường hợp một sự kiện giám hộ được đăng
ký ở hai địa phương khác nhau Dưới góc độ pháp luật thì những việc này rõ ràng
là một vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đãng ký và quản lý hộ tịch nhưng xử lý thế nào để đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của bên làm giám hộ và đặc biệt là đảm bảo việc chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân được giám hộ trên phương diện pháp lý cũng như trên phương diện tình cảm
Tình huống vi phạm trong quản lý nhà nước về lĩnh vực hộ tịch nói ch ung
và trong việc giám hộ xảy ra tại Uỷ ban nhân dân phường BĐ và Uỷ ban nhân dân phường NL nói riêng là một trong những tình huống chứa đựng một chuỗi nguyên nhân có thể làm phát sinh những vi phạm mới cũng như những tranh chấp nếu không được giải quyết và xử lý kịp thời, chính xác và linh hoạt
* Diễn biến tình huống:
Anh Nguyễn Bình Minh thường trú tại phường BĐ và chị Hà Thu Trang thường trú tại phường NL kết hôn với nhau vào đầu năm 2013, đăng ký thường trú tại phường BĐ, quận Long Biên và có một số tài sản: Nhà đất và 200 cây vàng Đầu năm 2014, chị Hà Thu Trang sinh cháu trai tên là Nguyễn Minh Quân Tháng
01 năm 2015 anh Nguyễn Bình Minh và chị Hà Thu Trang chết trong một vụ tai nạn giao thông
Tháng 02 năm 2015, ông bà nội của cháu Nguyễn Minh Quân đến UBND
Trang 4phường BĐ đăng ký làm giám hộ cho cháu Nguyễn Minh Quân UBND phường
BĐ ra quyết định công nhận việc ông bà nội của cháu Nguyễn Minh Quân giám hộ
và quản lý khối tài sản cho cháu Nguyễn Minh Quân
Tháng 3 năm 2015, ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân đón cháu về bên ngoại chơi và đến Uỷ ban nhân dân phường NL, quận Long Biên đăng ký làm giám hộ cho cháu Nguyễn Minh Quân; UBND phường NL ra quyế định công nhận việc giám hộ của ông bà ngoại đối với cháu Nguyễn Minh Quân
Tháng 4 năm 2015, chị Nguyễn Thị Liễu ở phường VH, quận Long Biên muốn nhận cháu Nguyễn Minh Quân làm con nuôi nên ông bà nội của cháu Nguyễn Minh Quân đã đến Uỷ ban nhân dân phường BĐ làm thủ tục đăng ký việc cho, nhận con nuôi Biết việc Uỷ ban nhân dân phường BĐ đã công nhận việc ông
bà nội giám hộ và quản lý tài sản cho cháu Nguyễn Minh Quân, đồng thời đang xem xét để công nhận việc cho, nhận con nuôi đối với cháu Nguyễn Minh Quân nên ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân đã làm đơn khiếu nại quyết định của Uỷ ban nhân dân phường BĐ về công nhận việc ông bà nội giám hộ và quản
lý tài sản cho cháu Nguyễn Minh Quân, Uỷ ban nhân dân phường BĐ đã có văn bản trả lời không thụ lý vì cho rằng đây là tranh chấp quyền giám hộ nên thẩm quyền giải quyết là của Toà án
Tháng 5 năm 2015, ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân làm đơn phản ảnh toàn bộ sự việc gửi đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận Long Biên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Quận giao cho phòng Tư pháp Quận kiểm tra xác minh và tham mưu phương án giải quyết
2 PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1 Mục tiêu đặt ra khi phân tích tình huống:
Việc phân tích tình huống nhằm làm rõ những vấn đề cần thiết, phân định được đúng – sai để từ đó có được phương án giải quyết đúng đắn Việc phân tích tình huống phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Trang 5- Phân tích tình huống dựa trên cơ cở các quy định của pháp luật về hộ tịch
và các quy định pháp luật khác có liên quan
- Phân tích tình huống đảm bảo tính khách quan, minh bạch, chính xác, sát với thực tế
- Đưa ra phương án giải quyết đúng đắn, đầy đủ, kịp thời, đúng thẩm quyền
- Tăng cường sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
2.2 Cơ sở lý luận để giải quyết tình huống:
Những văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực
hộ tịch đối với việc giám hộ:
2.2.1 Bộ luật Dân sự:
Bộ luật dân sự đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã Xội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, gồm 36 chương với 777 điều
Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động
Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
Điều 58 quy định về giám hộ: “Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây
gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ)
2 Người được giám hộ bao gồm:
Trang 6a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự,
bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu;
b) Người mất năng lực hành vi dân sự
3 Người chưa đủ mười lăm tuổi được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này
và người được quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải có người giám hộ
4 Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định tại khoản 2 Điều 61 hoặc khoản 3 Điều 62 của Bộ luật này” Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thế được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định tại khoản 2 Điều 61 hoặc khoản 3 Điều 62 của Bộ luật này
Điều 62 quy định về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên: “Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả
cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau: Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ; Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; ”
Điều 70 quy định việc thay đổi người giám hộ: “Người giám hộ được thay
đổi trong các trường hợp sau đây: Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại Điều 60 của Bộ luật này; Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố mất tích, tổ chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động; Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ; Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có
Trang 7người khác nhận làm giám hộ
Điều 72 quy định về chấm dứt việc giám hộ: “Người được giám hộ đã có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Người được giám hộ chết; Cha, mẹ của người được giám hộ đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình; Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.”
2.2.2 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ
tịch
Nghị định 158/2005/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2006, bao gồm 9 chương và 99 điều:
Điều 4 quy định nguyên tắc đăng ký và quản lý hộ tịch: “Mọi sự kiện hộ tịch phải
được đăng ký đầy đủ, kịp thời, chính xác theo quy định của Nghị định này Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một nơi theo đúng thẩm quyền quy định của Nghị định này ”
Điều 29 quy định thẩm quyền đăng ký việc giám hộ: “Ủy ban nhân dân cấp
xã, nơi cư trú của người giám hộ hoặc nơi có trụ sở của cơ quan, tổ chức đảm nhận giám hộ thực hiện đăng ký việc giám hộ.”
Điều 30 quy định thủ tục đăng ký việc giám hộ: “Người được cử làm giám
hộ phải nộp Giấy cử giám hộ Giấy cử giám hộ do người cử giám hộ lập; nếu có nhiều người cùng cử một người làm giám hộ, thì tất cả phải cùng ký vào Giấy cử giám hộ; .Khi đăng ký việc giám hộ, người cử giám hộ và người được cử làm giám hộ phải có mặt Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người giám
hộ và người cử giám hộ mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc giám hộ ; Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, thì người cử giám
hộ phải lập danh mục tài sản và ghi rõ tình trạng của tài sản đó, có chữ ký của người cử giám hộ và người được cử làm giám hộ Danh mục tài sản được lập thành 3 bản, một bản lưu tại ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký việc giám hộ, một bản giao cho người giám hộ, một bản giao cho người cử giám hộ.”
Điều 31 quy định về đăng ký chấm dứt, thay đổi việc giám hộ: “ủy ban nhân
Trang 8dân cấp xã, nơi đã đăng ký việc giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt việc giám hộ; người yêu cầu chấm dứt việc giám hộ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định), Quyết định công nhận việc giám hộ đã cấp trước đây và xuất trình các giấy tờ cần thiết để chứng minh đủ điều kiện chấm đứt việc giám hộ theo quy định của Bộ Luật Dân sự Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, đã được lập thành danh mục khi đăng ký giám hộ, thì người yêu cầu chấm dút việc giám hộ phải nộp danh mục tài sản đó và danh mục tài sản hiện tại của người được giám hộ; trong trường hợp người giám hộ đề nghị được thay đổi giám hộ và có người khác có đủ điều kiện nhận làm giám hộ, thì các bên làm thủ tục đăng ký chấm dút việc giám hộ cũ và đăng ký việc giám hộ mới theo quy định tại Mục này
Điều 78 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân cấp huyện trong quản lý nhà nước về hộ tịch: “Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản ]ý
nhà nước về hộ tịch trong địa phương mình, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: “Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức, thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đối với
ủy ban nhân dân cấp xã; Giải quyếtkhiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền; Quyết định việc thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do ủy ban nhân dân cấp xã cấp trái với quy định tại Nghị định này (trừ việc đăng ký kết hôn vi phạm về điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình)
Phòng Tư pháp giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về hộ tịch theo quy định tại khoản 1 Điều này (riêng việc giải quyết tố cáo tại điểm i khoản 1 chỉ thực hiện khi được giao) Đối với việc giải quyết khiếu nại quy định tại điểm i khoản 1 Điều này do ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký
và quản lý hộ tịch của địa phương Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong đăng ký và quản lý
hộ tịch ở địa phương mình, thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện phải chịu trách nhiệm
Trang 9Điều 79 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhản dân cấp xã trong quản lý nhà nước về hộ tịch: “Trong lĩnh vực quảrì tý nhà nước về hộ tịch, ủy ban nhãn
dân cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Thực hiện đăng ký các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của Nghị định này; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch
ở địa phương mình, thì Chủ tịch ửy ban nhân dân cấp phường phải chịu trách nhiệm.”
Điều 84 quy định quyền khiếu nại của cá nhân, tố chức liên quan đến việc đăng ký và quản lý hộ tịch: “Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về những quyết định hành chính của cơ quan đăng ký và quản
lý hộ tịch hoặc hành vi hành chính trong đăng ký và quản lý hộ tịch của cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”
Điều 85 Giải quyết khiếu nại của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã: “Chủ
tịch ủy ban nhân dân cấp xã thụ lý và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình hoặc hành vi hành chính của cán bộ Tư pháp
hộ tịch trong đăng ký và quản lý hộ tịch
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại phải thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, cụ thể như sau: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp phường phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết Trong trường hợp khiếu nại không được thụ lý thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ
Trang 10của cán bộ Phòng Tư pháp trong đãng ký và quản lý hộ tịch; giải quyết khiếu nại
về hộ tịch mà Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã đã giải quyết, nhưng còn có khiếu nại, Thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu thực hiện tương tự theo quy định tại Điều 85 của Nghị định này
2.3 Nguyên nhân nảy sinh tình huống
Đối với công dân: Do không biết và không tìm hiểu rõ những quy định
của pháp luật về chế định giám hộ nên đã vô ý vi phạm
Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Uỷ ban nhân dân cấp xã hiểu những
quy định của pháp luật về chế định giám hộ chưa đầy đủ nên đã có những vi phạm trong quá trình giải quyết thủ tục đăng ký giám hộ và sai sót trong công tác quản lý nhà nước theo thẩm quyền Đồng thời, thiếu linh hoạt trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ thuộc thẩm quyền nên đã có những sai sót trong việc tiếp nhận và giải quyết những việc khi công dân yêu cầu
2.4 Phân tích hậu quả của tình huống
Phát sinh những mâu thuẫn không đáng có giữa công dân với nhau và có thể trở thành những vụ việc tranh chấp về quyền, lợi ích
Công tác thống kê sự kiện hộ tịch cơ bản nói chung và thống kê sự kiện hộ tịch phát sinh nói riêng không chính xác
Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực hộ tịch trên địa bàn không hiệu quả
3 Phân tích tình huống
3.1 Xác định thẩm quyền giải quyết
Phòng Tư pháp Quận đã tiến hành kiểm tra xác minh theo nội dung đơn thư của ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân gửi Uỷ ban nhân dân Quận Trước hết về việc ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân gửi đơn khiếu nại quyết định của Uỷ ban nhân dân phường BĐ về việc công nhận ông bà nội giám hộ và quản lý tài sản cho cháu Nguyễn Minh Quân nhưng đã không được thụ lý giải quyết vì Uỷ ban nhân dân phường BĐ cho rằng đây là tranh chấp quyền giám hộ
Trang 11nên thẩm quyền thụ lý giải quyết tranh chấp này là của Toà án Qua trao đổi ý kiến với những người công tác lâu năm trong ngành về vấn đề này, có các quan điểm sau:
Quan điểm thứ nhất, đây là vấn đề đơn giản xảy ra trong sinh hoạt đời
sống cộng đồng nên để thẩm quyền giải quyết cho Uỷ ban nhân dân cấp xã Uỷ ban nhân dân cấp xã tiến hành hoà giải để ông bà nội và ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân thống nhất và đưa ra quyết định công nhận Thông thường các mối quan hệ hôn nhân là trong phạm vi đơn vị hành chính thì có thể tiến hành hoà giải và ra quyết định công nhận Nhưng nếu quan hệ hôn nhân ở hai địa phương khác nhau thì vấn đề giải quyết vượt khả năng giải quyết của Uỷ ban nhân dân cấp
xã Quan điểm này mới nghe qua có khả năng chấp được Vì vậy, Uỷ ban nhân dân
xã giải quyết theo thủ tục hành chính thông thường thì đơn giản, nhanh gọn, bảo đảm được quyền lợi cho người giám hộ Yêu cầu sang Toà án phải theo một thủ tục tố tụng không đảm bảo quyền lợi của ông bà nội, ông bà ngoại và ảnh hưởng đến việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cháu Nguyễn Minh Quân Nếu thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quan điểm này thì nó mâu thuẫn với chức năng của hai hệ thống cơ quan đó là Uỷ ban nhân dân thuộc hệ thống cơ quan hành chính, không có chức năng xét xử Toà án thuộc hệ thống cơ quan tư pháp có chức năng xét xử
Quan điểm thứ hai, đã là tranh chấp thì phải có phán quyết của Toà án
Không thể đi theo con đường hành chính thông thường, Uỷ ban nhân dân chỉ thực hiện chức năng hành chính Chỉ có Toà án mới quyết định được vấn đề tranh chấp
đó Xuất phát từ vị trí và chức năng của hai hệ thống cơ quan khác nhau, đã là tranh chấp thì đưa ra Toà là đúng thẩm quyền Từ bản chất của vấn đề là tranh chấp quyền giám hộ của ông bà nội, ông bà ngoại đối với cháu Nguyễn Minh Quân thì phải là cơ quan có chức năng xét xử Nhự đã nói ở trên", Uỷ ban nhân dân không thể phán quyết ông bà nội hoặc ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân có quyền giám hộ mà chỉ ra quyết định công nhận giám hộ trên cơ sở có giấy cử người giám hộ (theo quy định tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
Trang 12Quan điểm thứ 3, tuỳ vào tính chất phức tạp của vấn đề tranh chấp, ông
bà nội và ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân có sống cùng địa phương hay không mà có thể quy định sự thoả thuận của các bên trong việc lựa chọn hệ thống
cơ quan có thẩm quyền giải quyết Như nếu ông bà nội và ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân sống trong cùng một địa phương thì có thể lựa chọn Toà án hoặc Uỷ ban nhân dân để giải quyết Nhưng trong tình huống trên ông bà nội và ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân khác địa phương thì thẩm quyền giải quyết của Toà án Có thể phân định giải quyết vấn đề tranh chấp này theo con đường lựa chọn của ông bà nội và ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân trong việc yêu cầu hệ thống cơ quan nào giải quyết để đảm bảo quyền lợi cho cháu Nguyễn Minh Quân Có thể quy định dưới dạng hình thức như sau: Nếu ông bà nội và ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân trong phạm vi địa phương thì hai bên có thể chọn giải pháp hành chính để giải quyết tranh chấp theo con đường thảo thuận của hai bên, có thể đưa ra Toà án hoặc Uỷ ban nhân dân Nhưng ông bà nội và ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân khác địa bàn sinh sống thì buộc phải theo con đường tố tụng dân sự Quan điểm này có vấn đề đặt ra đó là xác định tính chất phức tạp của sự việc không dễ, khi phân định theo hướng này thì có vấn
đề là phải quy định địa giới hành chính trong việc phân định thẩm quyền Đối với quan điểm này có hạn chế là một vụ việc có cùng tính chất, nhưng lại có hai hệ thống cơ quan giải quyết khác nhau và xác định phạm vi sống cùng địa phương dễ tạo ra sự nhầm lẫn trong quá trình giải quyết
Quan điểm thứ tư, đưa vấn đề tranh chấp quyền giám hộ của ông bà nội
và ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân về thẩm quyền giải quyết của Toà
án Đối chiếu với chức năng, vị trí của các cơ quan trong việc phân định thẩm quyền, thì vấn đề tranh chấp này thuộc phạm vi giải quyết của Toà án là đúng với chức năng, thẩm quyền xét xử của Toà án như vậy hợp lý hơn về mặt lý thuyết
Quan điểm của bản thân, tranh chấp trong tình huống trên nếu có, trước
hết phải là tranh chấp quyền cử giám hộ nhưng thực tế cả hai bên ông bà nội và ông bà ngoại của cháu Nguyễn Minh Quân không thực hiện quyền của người cử