Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm và đầu tư nhiều nguồn lực cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân từkhâu phòng bệnh đến chữa bệnh, chủ động trong công tác ph
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
HOÀNG VĂN LUÂN
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ LĨNH VỰC Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN QUAN, TỈNH LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2015-2020
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Hà Nội, tháng 04 năm 2016
Trang 2ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
VĂN QUAN, TỈNH LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2015-2020
Người thưc hiện: Hoàng Văn Luân
Lớp: Cao cấp lý luận Chính trị Khóa 14, tỉnh Lạng Sơn
Chức vụ: Trưởng Phòng
Đơn vị công tác: Phòng y tế huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn
Hà Nội, tháng 4 năm 2016
Trang 3sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn đến người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ
em hoàn thành đề án này
Cảm ơn Ban giám đốc Học viện chính trị Khu vực I, các Thầygiáo, Cô giáo đã tham gia trực tiếp giảng dạy lớp Cao cấp lý luận chínhtrị khóa 14 tại Lạng Sơn (2014-2016) và các Thầy, Cô trong Hội đồngbảo vệ Đề án đã có những đóng góp ý kiến sâu sắc, khoa học cho đề ánđược hoàn thiện hơn
Tôi xin trân trọng cảm ơn các đơn vị: Văn phòng huyện ủy, Vănphòng HĐND & UBND huyện; Trung tâm Y tế, Trung tâm dân số -KHHGĐ huyện và các đơn vị liên quan đã cung cấp đầy đủ, số liệu, tàiliệu liên quan để tôi xây dựng Đề án
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí, đồng nghiệp
đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện hoànthành Đề án tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 41 ATTP An toàn thực phẩm
5 DS-KHHGĐ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
Trang 5A MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề án 1
2 Mục tiêu của đề án 3
3 Giới hạn của đề án 5
B NỘI DUNG ĐỀ ÁN 6
1 Căn cứ xây dựng đề án 6
1.1 Cơ sở khoa học 6
1.2 Cơ sở chính trị 9
1.3 Căn cứ pháp lý 10
1.4 Cơ sở thực tiễn 11
2 Nội dung thực hiện của đề án 13
2.1 Bối cảnh thực hiện đề án 13
2.2 Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án 16
2.4 Các nhóm giải pháp thực hiện đề án 25
3 Tổ chức thực hiện đề án 34
3.1 Phân công trách nhiệm thực hiện đề án 34
3.2 Tiến độ thực hiện đề án (Thực hiện phân thành hai kỳ) 37
4 Dự kiến hiệu quả của đề án 45
4.1 Ý nghĩa thực tiễn của đề án 45
4.2 Đối tượng hưởng lợi của đề án 47
4.3 Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện đề án 47
C KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN 48
1 Kiến nghị 48
2 Kết luận 48
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
Trang 6A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề án
Công tác chăm sức khỏe nhân dân là một trong những nhiệm vụhàng đầu của Đảng và Nhà nước ta vì sức khỏe là vốn quý nhất của mỗicon người, sức khỏe đó là trạng thái thoải mãi cả về vật chất lẫn tinhthần, có sức khỏe là có tất cả Do đó ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào thì vấn
đề chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn là vấn đề cốt lõi của mỗi quốc gia,
nó trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm
và đầu tư nhiều nguồn lực cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân từkhâu phòng bệnh đến chữa bệnh, chủ động trong công tác phòng chốngcác dịch bệnh nguy hiểm mới nổi mang tính toàn cầu như CúmA H5N1,dịch Ebola… do đó đã không để sảy ra các dịch bệnh lớn trên phạm vi cảnước nói chung, tỉnh Lạng Sơn và huyện Văn Quan nói riêng, Nhà nước
đã phối hợp cùng các quốc gia trên thể giới và khu vực thực hiện tốtcông tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không để các vụ ngộ độcthực phẩm lớn và các dịch bệnh lây qua đường thực phẩm ảnh hưởng lâudài đến sức khỏe nhân dân và vấn đến an sinh xã hội, làm tốt đượcnhững điều căn bản ấy các chỉ số về sức khỏe nhân dân không ngừng cảithiện, nhiều căn bệnh hiểm nghèo dần được đẩy lùi, phát triển đượcnhiều kỹ thuật lâm sàng hiện đại như mổ Tim, ghép Thận, ghép Gan…nền Y học Việt Nam đã có vị thế trên trường quốc tế Cùng với sự pháttriển chung của ngành y tế, huyện Văn Quan trong những năm qua đã cónhiều cố gắng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, chất lượngcông tác phòng bệnh, khám chữa bệnh từng bước được nâng lên, đã cónhiều cơ sở hành nghề y, dược tư nhân được thành lập góp phần xã hộihóa trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác vệ sinh an toàn thực
Trang 7phẩm được kiểm soát chặt chẽ do đó hơn 10 năm qua( Từ 2005) đãkhông có các dịch bệnh, các vụ ngộ độc thực phẩm lớn sảy ra trên địabàn huyện.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác phòngbệnh, khám chữa bệnh cho nhân dân còn bộc lộ một số hạn chế nhất định
mà nguyên nhân trước hết là sự yếu kém trong công tác quản lý của nhànước về lĩnh vực Y tế Bên cạnh đó sự phát triển kinh tế - xã hội tương đốinhanh không tuân thủ các quy luật phát triển tự nhiên và không được điềuchỉnh, giám sát đúng qui trình đã kéo theo nhiều vấn đề tác động đến sứckhỏe con người như: Ô nhiễm môi trường, an ninh lương thực, vệ sinh antoàn thực phẩm, tai nạn giao thông, an toàn lao động và cảnh báo về hiệuứng nhà kính, biến đổi khí hậu… luôn là mối đe dọa đến sức khỏe conngười làm mô hình bệnh tật diễn biến ngày càng phức tạp, các bệnh mạntính, bệnh không lây truyền ngày càng gia tăng Lạng Sơn là một tỉnhmiền núi, biên giới còn nhiều khó khăn về kinh tế xã hội đời sống nhândân còn rất nhiều thiếu thốn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bàodân tộc thiếu số Huyên Văn Quan là một trong ba huyện khó khăn nhất
về kinh tế xã hội, nhất là về đời sống do có đến 90 % người dân chỉ sảnxuất nông nghiệp nhỏ lẻ, cơ sở hạ tầng, đường giao thông chưa đi lại đượcbốn mùa, trình độ dân trí một bộ phận nhân dân còn hạn chế nhiều mặt,đời sống văn hóa tinh thần còn nhiều hủ tục lạc hậu, nạn cúng bái, machay dài ngày vấn còn nhiều đã ảnh hưởng rất nhiều đến công tác chămsóc sức khỏe nhân dân, chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng
Đứng trước những vấn đề đã nêu trên, cần phải nâng cao hơn nữahiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế nói chung, công tác phòngbệnh, khám chữa bệnh, quản lý cơ sở hành nghề Y- Dược tư nhân, Dân
số - KHHGĐ, Vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm nói riêng là yêu cầucấp bách hiện nay góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
Trang 8sức khỏe nhân dân, là tiền đề quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế
-xã hội ở địa phương, với lý do đó đồng thời gắn với vị trí, chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn đang công tác của mình do vậy tôi chọn đề tài
“Tăng cường Quản lý Nhà nước về lĩnh vực y tế trên địa bàn huyện VănQuan tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 - 2020” làm đề án tốt nghiệp cao cấp
về lĩnh vực Y tế
2.2 Mục tiêu cụ thể
2.2.1 Công tác quản lý nhà nước về Khám bệnh, chữa bệnh
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác khám, chữa bệnh,cấp thẻ Bảo hiểm Y tế và khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế đảm bảo đúngcác qui định của pháp luật Thường xuyên quán triệt, triển khai các quiđịnh của Pháp luật về khám chữa bệnh đến toàn thể cán bộ công chức,công nhân viên chức trong toàn ngành Y tế và nhân dân
- Nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cho công tác khám bệnh, chữabệnh, việc tuyển dụng cán bộ đảm bảo theo yêu cầu vị trí việc làm, nângcao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt chú trọng đến đào tạo trình độcao đẳng, đại học; phấn đấu đến năm 2020 trình độ đại học đạt 40 % (Hiệntại 21,9%), cao đẳng 60 % đối với các vị trí chuyên môn nghiệp vụ Y
Trang 92.2.2 Công tác quản lý nhà nước về Dược phẩm, hành nghề Y Dược tư nhân
Năng lực cung ứng và phân phối thuốc được nâng cao đảm bảochất lượng, số lượng thuốc phục vụ phòng bệnh, khám chữa bệnh chonhân dân
- Các văn bản pháp luật các qui định về quản lý Dược, Mỹ phẩm vàquản lý hành nghề y, dược tư nhân được triển khai đầy đủ, kịp thời đến các
cơ sở Công tác quản lý nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các
cơ sở Y- Dược tư nhân trên địa bàn toàn huyện được tăng cường
2.2.3 Về công tác quản lý nhà nước về Dân số - KHHGĐ
- Tham mưu giúp UBND huyện về quản lý nhà nước đối với côngtác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình( DS-KHHGĐ) Triển khai các biệnpháp đồng bộ nhằm giám tỷ lệ sinh hàng năm dưới 3%, duy trì tỷ lệ tăngdân số tự nhiên 1,1% /năm giai đoạn đến năm 2020, giảm tỷ lệ sinh conthứ 3 trở lên( Năm 2015 là %) Tuyên truyền, vận động và quản lýthai nghén có hiệu quả để tránh nguy cơ chệnh lệch giới tính cao( Tỷ lệsịnh hiện nay là 100 cháu gái/ 113 cháu trai)
- Đảm bảo cung ứng thuốc và phương tiện tránh thai cho các cặp
vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, tăng cường công tác xã hôi hóa công tácDS-KHHGĐ
2.2.4 Công tác quản lý nhà nước về An toàn vệ sinh thực phẩm
- Công tác tuyên truyền được tăng cường sâu rộng và đồng bộ cácvăn bản pháp luật, các qui định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩmđối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và nhân dântrên địa bàn huyện
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chếbiến thực phẩm hàng năm đạt 80 % các đối tượng; ngăn ngừa không đểxảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm lớn (30 người mắc/vụ)
Trang 10- Thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cho 100% chủ cơ sởsản xuất, kính doanh, chế biến thực phẩm theo quy định của pháp luật.
3 Giới hạn của đề án
* Đối tượng: Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế, đặc
biệt chú trọng về công tác Khám bệnh, chữa bệnh, An toàn vệ sinh thựcphẩm, Hành nghề Y - Dược tư nhân, Công tác dân số - KHHGĐ
* Không gian: Đề án được thực hiện trên địa bàn huyện Văn Quan.
*Thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2020
Trang 11* Quan niệm về quản lý nhà nước: Theo lý luận, quản lý là sự
tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạtmục tiêu, kế hoạch đã đặt ra; trên thực tế có nhiều cách tiếp cân khácnhau về quản lý, song thông thường quản lý đồng nhất với các hoạt động
tổ chức triển khai, lãnh đạo, quản lý, điều hành, kiểm tra giám sát củachủ thể quản lý
Quản lý Nhà nước là sự tác động của chủ thể quản lý đến đốitượng nhằm đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra thông qua các văn bản phápluật và các qui định cụ thể của Nhà nước
* Hiệu lực quản lý nhà nước là mức độ thực hiện các quyết định
quản lý, cho thấy các quyết định quản lý đưa ra được thực hiện như thếnào, đúng trình tự, đúng kế hoạch hay không, đạt mục đích haykhông thể hiện sự tuân thủ của đối tượng quản lý đối với chủ thể quản
lý đồng thời thể hiện trình độ, năng lực quản lý và tính đúng đắn của cácquyết định quản lý
* Nội hàm của hiệu lực quản nhà nước được thể hiện qua các giá trị như: Giá trị hiện thực của các quyết định quản lý; Tính khoa học
và tính đúng đắn của các quyết định quản lý đươc thực tiễn kiểmnghiệm; Thể hiện năng lực, trình độ và nghệ thuật của chủ thể quản lýđối với đối tượng quản lý
Trang 12* Nội dung quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế : Đối với Việt
Nam hiện nay đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, là nướcđang phát triển có trình độ, công nghệ, kỹ thuật còn ở mức thấp, kinh tếchưa ổn định, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương quá trình phát triểnphải thực hiện bằng con người và vì con người, để có nguồn nhân lựcchất lượng cao trước hết phải xuất phát từ việc quản lý về thể chất, sứckhỏe của con người với những nội dung trọng tâm sau:
- Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sứckhỏe nhân dân: Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và tàn tật; khống chế cácbệnh truyền nhiễm, các bệnh gây dịch thường gặp và bệnh dịch mới nổi,không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn, tiến tới kiểm soát các yếu tố nguy
cơ của các bệnh không lây nhiễm, các bệnh liên quan đến môi trường, lốisống, hành vi, dinh dưỡng, bệnh học đường, quản lý và nâng cao chấtlượng Bảo hiểm y tế, cung ứng đầy đủ thuốc phòng bệnh và chữa bệnhcho nhân dân Nhà nước thống nhất quản lý vĩ mô, định hướng phát triển
sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân thông qua hệthống pháp luật và chính sách; điều tiết, phân bổ nguồn lực; quản lý chấtlượng dịch vụ y tế và giá dịch vụ y tế
- Quản lý nhà nước về dân số, kế hoạch hóa gia đình: Thông quacác thể chế để duy trì mức sinh hợp lý, duy trì tỷ lệ phát triển dân số tựnhiên, khống chế tốc độ chênh lệch giới tính khi sinh, nâng cao chất lượngdân số, đáp ứng đủ nhu cầu dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của người dân,tăng khả năng tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản có chất lượng
Vấn đề dân số có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hộicủa một quốc gia Qua các kỳ điều tra dân số cho thấy những vận độngthay đổi về vấn đề dân số như: quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân
cư, biến động về dân số… Từ những số liệu thực tế có được, nhà quản lí
có thể thấy hiện trạng dân số của quốc gia nói chung và của địa phươngnói riêng, để có những định hướng phát triển dân số phù hợp, đảm bảo
Trang 13vừa phát triển kinh tế - xã hội bền vững vừa đảm bảo an sinh xã hội Cáckết quả này dựa trên số liệu của các cuộc tổng điều tra dân số của cả nước
và là một trong các kết quả phân tích dân số quan trọng nhất đối với mỗiquốc gia và từng địa phương, các dự báo dân số trong tương lai có ý nghĩaquyết định tới mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong việc hoạch định các chínhsách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội do đó cần tăng cường lồngghép các yếu tố về dân số vào hoạch định chính sách, kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành
Tuy nhiên, việc dự báo dân số trong tương lai phụ thuộc rất nhiềuvào sự chính xác của các số liệu biến động dân số trong quá khứ và hiệntại cũng như sự thay đổi cơ cấu tuổi, tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, tỷ lệ di dân…
Số liệu dân số đầy đủ, chính xác, kịp thời sẽ giúp mỗi quốc gia đánh giáđúng tiến độ các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời giúp mỗiđịa phương, quốc gia đưa ra những quyết sách và chiến lược đúng đắn
- Quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩm: Là quản lý tất
cả các điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham giacủa các ngành, các cấp có liên quan đến thực phẩm theo qui định của pháp luật, qua các khâu các qui trình chuẩn từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản vận chuyển, tiêu dùng
- Quản lý nhà nước về dịch vụ y, dược tư nhân: Đảm bảo hoạtđộng của các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân theo đúng các qui địnhcủa pháp luật, nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vàcung ứng thuốc phong phú đa dạng
Tiến tới phát triển mạng lưới bác sỹ gia đình, nâng cao năng lựcchuyên môn và ý thức trách nhiệm của các thầy thuốc, các dược sĩ ngoàicông lập góp phần đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân,
Trang 14chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi và các đối tượng chính sách xãhội; góp phần làm giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.
Phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng và chất lượng; tăngcường nhân lực y tế cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và một sốchuyên khoa; chú trọng phát triển nhân lực y tế có trình độ cao; mở rộngđào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng, tiến tới đạt cơ cấu hợp lýgiữa bác sỹ và điều dưỡng, kỹ thuật viên, bảo đảm cân đối giữa đào tạo
và sử dụng nhân lực y tế
Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, máu, chếphẩm máu và trang thiết bị y tế có chất lượng với giá cả hợp lý đáp ứngnhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân; quản lý, sử dụng thuốc vàtrang thiết bị hợp lý, an toàn và hiệu quả
Nâng cao năng lực quản lý và năng lực thực hiện chính sách y tế,đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển hệ thống thông tin y tế đáp ứngnhu cầu đổi mới và phát triển ngành y tế
1.2 Cơ sở chính trị
Đề án được xây dựng dựa trên cơ sở về Chủ trương, đường lối,chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước; tăng cường, đẩy mạnhcác hoạt động thiết thực trên cơ sở của các Chỉ thị, Nghị quyết đã đượcban hành;
- Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 5 năm 2005 của Bộchính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dântrong tình hình mới; Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 29/6/2011 của BanThường vụ Tỉnh uỷ Lạng Sơn về tiếp tục củng cố, hoàn thiện mạng lưới
y tế; nâng cao năng lực và chất lượng khám, chữa bệnh của hệ thống y tếcác cấp giai đoạn 2011-2015
- Nghị quyết số 47-NQ /TW ngày 25 tháng 5 năm 2005 của Bộchính trị về tiêp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ;Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 47-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh
Trang 15thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, với sự chỉ đạo sâusát của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của Mặt trận
Tổ quốc, các đoàn thể và sự hưởng ứng mạnh mẽ của nhân dân, chínhsách dân số và kế hoạch hóa gia đình đã thực sự đi vào cuộc sống và đạtđược những kết quả quan trọng, nhận thức của toàn xã hội đã có bướcchuyển biến rõ rệt, quy mô gia đình có một hoặc hai con được chấp nhậnngày càng rộng rãi; nhịp độ gia tăng dân số nhanh đã được khống chế, sốcon trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ trên 3,5 connăm 1992, xuống 2,28 con năm 2002, tỉ lệ tăng dân số giảm tương ứng
từ hơn 2% còn 1,32%
- Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 29/6/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh
uỷ về tiếp tục củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế; nâng cao năng lực vàchất lượng khám, chữa bệnh của hệ thống y tế các cấp giai đoạn 2011-2015
- Nghị quyết số 01-NQ/HU, ngày 12/6/2015 của Đại hội đại biểuĐảng bộ huyện Văn Quan lần thứ XXII nhiệm kỳ 2015- 2020; Nghịquyết số 05/2013/NQ-HĐND, ngày 20/12/2013 của Hội đồng nhân dânhuyện Văn Quan về việc thông qua kế hoạch thực hiện Bộ tiêu chí quốcgia về y tế xã trên địa bàn huyện Văn Quan, giai đoạn 2013-2020
1.3 Căn cứ pháp lý
- Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11năm 2009 của Quốc hội;
- Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005
- Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm2010của Quốc hội ;
- Luật hôn nhân gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 6 năm
2014 của Quốc hội;
Trang 16- Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủquy định chi tiết thi hành một số điều của Luật dược.
- Nghị định số 89/2012/NĐ-CP ngày 24/10/2012 của chính phủsửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày09/8/2006
- Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2014 củaChính Phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều củaLuật bảo hiểm Y tế;
- Nghị định số 87/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2011, Quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 củaChính Phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toànthực phẩm;
- Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 củaChính Phủ, Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế;
- Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 10 tháng 12 năm 2014 củaBộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinhdoanh dịch vụ ăn uống;
- Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Thủtướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược Quốc gia an toàn thựcphẩm giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn 2030;
- Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Chínhphủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm vàphòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới;
1.4 Cơ sở thực tiễn
Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của nền kinh
tế - xã hội và hội nhập quốc tế, ngành y tế nước ta nói chung cũng nhưtrên địa bàn huyện Văn Quan nói riêng đã đạt được nhiều thành tựuquan trọng góp phần nâng cao và chăm sóc sức khỏe nhân dân Tuy
Trang 17nhiên trong quá trình phát triển đó cũng còn nhiều hạn chế bất cập, nhất
là về công tác quản lý Nhà nước đó là: Công tác khám, chữa bệnh chonhân dân tại các cơ sở công lập chưa được quan tâm đầu tư, cơ sở vậtchất thiếu thốn, tình trạng quá tải bệnh viện luôn sảy ra, trình độ chuyênmôn ở tuyến cơ sở hạn chế, thái độ ứng xử, đạo đức nghề nghiệp một bộphận cán bộ ngành y tế xuống cấp; các hoạt động hành nghề y, dược tưnhân không được quản lý, kiểm tra chặt chẽ do đó đã sảy ra nhiều taibiến cả về đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn gây hoang mang trong
dư luận quần chúng nhân dân, các loại thuốc giả, thuốc hết hạn sử dụng,thuốc kém chất lượng chưa được quản lý chặt chẽ
Công tác quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập
từ khâu nuôi trồng, sản xuất, chế biến và kinh doanh với đặc điểm chính
là các loại hình nhỏ lẻ, các cơ sở không thực hiện đúng các qui định củapháp luật đề ra, thực phẩm mất an toàn, thực phẩm bẩn tràn lan trên thịtrường chưa kiểm soát được nhất là tuyến huyện thiếu cả về nhân lực,kinh phí và phương tiện
Công tác DS-KHHGĐ còn nhiều hạn chế tổ chức bộ máy không
ổn định, việc xác định giới tính trước sinh chưa được tuyên truyền vàquản lý chặt chẽ, tình trạng mất cân bằng giới tính, tỷ lệ sinh con thứ 3trở lên ngày càng gia tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề an sinh xãhội, công tác tuyên truyền còn nhiều hạn chế yếu kém…
Từ các yếu tố đã nêu trên để thực hiện tốt công tác chăm sóc sứckhỏe cho nhân dân, cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước
về công tác khám, chữa bệnh; hành nghề y, dược tư nhân; an toàn vệsinh thực phẩm; dân số - KHHGĐ trên địa bàn huyện nhằm nâng caohiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các lĩnh vưc nêutrên đáp ứng công tác bảo vệ, nâng cao và chăm sóc sức khỏe nhân dântrong tình hình mới
Trang 182 Nội dung thực hiện của đề án
2.1 Bối cảnh thực hiện đề án
Văn Quan là một huyện vùng cao, nội địa của tỉnh Lạng sơn CáchThành Phố Lạng Sơn 45 km về phía Tây Nam Tổng diện tích tự nhiêntoàn huyện là 55.028 ha, gồm 24 xã, thị trấn, 188 thôn( khu phố) trong
đó số xã đặc biệt khó khăn là 17 xã, số thôn đặc biệt khó khăn là 129thôn; tổng dân số là 54.912 người, hơn 12 nghìn hộ gia đình, thành phầncác dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện gồm: Nùng chiếm 63,3%, Tày35,4%; Kinh, Hoa và số ít là dân tộc khác chiếm 1,3% mỗi dân tộc có nétvăn hóa riêng của mình thể hiện trong tâm lý, ngôn ngữ, phong tục, tậpquán, nếp sống trong đó nét văn hóa đặc sắc nhất, thể hiện rõ nhất trongđám cưới, các ngày lễ tết và đám tang Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, canh tác,sinh hoạt chưa thực sự được đổi mới, an ninh trật tự trên địa bàn còntiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, phong tục tập quán lạc hậu, cưới tảo hôn
và tỷ lệ sinh con thứ 3 tại một số thôn, bản còn cao; nhận thức về vấn đềsức khỏe, công tác Dân số - KHHGĐ của người dân còn hạn chế; triểnkhai công tác khám bệnh, chữa bệnh còn gặp nhiều khó khăn, các cơ sởhành nghề y, dược tư nhân, Mỹ phẩm; cơ sở sản xuất, chế biến, kinhdoanh thực phẩm trên địa bàn huyện chưa chấp hành tốt các quy địnhcủa Nhà nước
Đề án được xây dựng trong bối cảnh hiện nay, Toàn đảng, toàndân đang phấn khởi thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng các cấp, vớinhững khí thế mới, kinh tế - xã hội trên đà tiếp tục phát triển theo hướngtích cực Tuy nhiên vẫn còn nhũng hạn chế nhất định, nguồn thu ngânsách trên địa bàn còn hạn hẹp và chưa bền vững( Đạt 10,5 tỷđồng/2015); tích lũy kinh tế từ nội địa trong huyện còn thấp, quy mô sảnxuất nhỏ lẻ
Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 8,2 triệu đồng/2010 lên15,5 triệu triệu đồng/năm 2015; Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông lâm
Trang 19nghiệp; tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2015 đạt 27.000 tấn đạtmục tiêu Nghị quyết của đại hội đảng bộ huyện Các sản phẩm từ chănnuôi, trồng trọt đã từng bước đáp ứng được nhu cầu thị trường tiêu dùngcủa nhân dân trong huyện Sản xuất lâm nghiệp được coi trọng và pháttriển, thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địabàn Thương mại dịch vụ ổn định, công tác quản lý bình ổn giá đượcquan tâm, các mặt hàng thiết yếu đảm bảo đáp ứng nhu cầu phục vụ sinhhoạt cho nhân dân Việc đầu tư chợ Trung tâm thị trấn và các chợ trênđịa bàn đã đưa vào hoạt động thương mại tại các trung tâm xã, cụm xã
và đặc biệt là trung tâm huyện lỵ có bước phát triển mới Đầu tư xâydựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn được tăng cường, tổng
số vốn được đầu tư 880 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước, trong đó cónhiều công trình giao thông, cơ sở vật chất có ý nghĩa quan trọng Hệthông đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm Y tế được đầu tư xâydựng cơ bản, đặc biệt năm 2015 đã có 01 xã/24 xã, thị trấn xây dựng đạtchuẩn nông thôn mới, 03 Trạm Y tế được xây dựng đạt Bộ tiêu chí quốcgia về y tế xã
Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện từng bước được nâng cao,đến năm 2015 đạt 10, 5 tỷ đồng( năm 2010 là 3,5 tỷ), tăng so với mụctiêu Nghị quyết Đại hội, thu nội địa tăng bình quân hàng năm đạt trên15% Hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn cơ bản đã đáp ứng nhucầu vốn vay để tập trung cho sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, xây dựngnông thôn mới
Văn hóa - xã hội từng bước được cải thiện như: Y tế, giáo dụcđược quan tâm về chất lượng dạy và học, công tác chăm sóc sức khỏeđược nâng cao văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì pháttriển tốt bản sắc văn hóa dân tộc như Lế hộị Lồng tồng “xuống đồng”hát quan lang trong đám cưới và các trang phục đặc trưng dân tộc thiểu
số, văn hóa ẩm thực luôn giữ được nét văn hóa vùng miền từng dân tộc
Trang 20góp phần làm phong phú trong các ngày lễ hội của dân tộc, từng bướcđáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân
Kết cấu hạ tầng của huyện chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển,
hệ thống giao thông từ trung tâm huyện đến các xã và từ trung tâm xãđến các thôn bản chưa hoàn thiện Trình độ nhận thức của người dân cònnhiều hạn chế, bất cập; tình hình dân số đang trên đà gia tăng, tỷ lệ sinhcon thứ 3 tăng cao so với 5 năm về trước, còn tồn tại có những cặp đôitảo hôn ở các thôn bản thuộc các xã vùng sâu, vùng xa kinh tế khó khăndẫn đến việc nuôi dạy, chăm sóc con cái hạn chế, ảnh hưởng đến sự pháttriển của trẻ cả về thể chất và trí tuệ
Nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân ngày càng cao, nhưngtrình độ chuyên môn nghiệp vụ của thầy thuốc, các y Bác sỹ có phần bịhạn chế, cơ sở vật chất khám, chữa bệnh chưa đảm bảo đáp ứng nhu cầucủa nhân dân, do đó xuất hiện các cơ sở hành nghề Y - Dược tư nhânđược mở ra nhưng có nhiều cơ sở không tuân thủ đúng các quy định củanhà nước như: Cơ sở mở ra chưa qua thẩm định cấp phép của cơ quanchức năng, thực hiện quá khả năng chuyên môn, hoặc thực hiện vượt các
kỹ thuật cho phép, không mở sổ cập nhật …
Kinh tế - xã hội xã hội phát triển kéo theo nhu cầu về hàng hóatiêu dùng, trong đó có các mặt hàng về thực phẩm, hàng ăn uống, đặcbiệt là các cơ sở kinh doanh chế biến hàng ăn uống được mở ra ở nhiềunơi; nhiều địa phương nhằm phục vụ đáp ứng nhu cầu của người dân, tuynhiên do mục đích lợi nhuận dẫn đến vấn đề chất lượng sản phẩm cónhiều hạn chế, qua kiểm tra của các cơ quan chức năng đã phát hiệnnhiều của hàng ăn uống hoạt động không đảm bảo đúng quy định củapháp luật, bảo quản thực phẩm không đạt yêu cầu, cơ sở không đủ điềukiện kinh doanh theo quy định, không có giấy phép kinh doanh, chủ cơ
sở và nhân viên không được cập nhật kiến thức về vệ sinh an toàn thựcphẩm và khám sức khỏe định kỳ theo quy định
Trang 212.2 Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án
2.2.1 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về khám, chữa bệnh
- Trong những năm qua ngành y tế cũng đã có nhiều thành tựu tolớn trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, các kỹ thuật hiện đại, tiên tiếncủa thế giới cũng đã được quan tâm đầu tư phát triển để phòng bệnh vàchữa bệnh cho nhân dân như: Các máy móc và kỹ thuật mổ Tim, mổGan, kỹ thuật ghép Gan Thận, các kỹ thuật về Chỉnh hình, Thẩm mỹ…
đã từng bước được phát triển và nâng cao về trình độ chuyên môn kỹthuật, lĩnh vực phòng bệnh đã đạt được nhiều tiến bộ quan trọng, số trẻ
em tiêm chủng các bệnh thông thường hàng năm đạt kết quả cao, đã gópphần giảm tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em, các dịch bệnh nguy hiểm, dịch bệnhmới nổi như Cúm A H5N1, H5N7, dịch Ebola… được ngặn chặn, kiểmsoát kịp thời những kết quả nêu trên đã góp phần tích cực trong việcchăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân
- Đối với địa bàn huyện Văn Quan trong thời gian qua giai đoạn2011- 2015 do được đầu tư và đào tạo cán bộ quản lý, công tác quản lýnhà nước hiện nay đã được cải thiện đáng kể so với các năm trước đây, tổchức bộ máy cán bộ, công chức, viên chức từng bước được nâng lên sốcán bộ có trình độ Đại học là (49/223 chiếm 21,9 %); Cao đẳng (6/223chiếm 2,6 %), trình độ trung cấp (154/223 chiếm 69%), trình độ sơ họcđang công tác tại các đơn vị Y tế tuyến xã, thị trấn (4/223 chiếm 1,7%)
+ Tỷ lệ khám, chữa bệnh cho nhân dân hàng năm đạt kết quảkhá cao:
Trang 22khoa khu vực, có 24 Trạm y tế xã, thị trấn đã được đầu tư xây dựng đảmbảo cho công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân Có 04/24 trạm Y tếđược đầu tư xây dựng năm 2000 đã xuống cấp nghiêm trọng chiếm16,6%; có 17/24 trạm y tế, chiếm 70,8% đã được đầu tư xây dựng nhàtrạm theo mẫu định hình nhưng còn thiếu các hạng mục công trình phụtrợ như: Tường rào bao quanh, nhà bếp cho bệnh nhân, nhà để xe, sân bêtông, nhà vệ sinh ngoài trời, lò xử lý rác thải Y tế; có 03/24 nhà trạm,được xây dựng đồng bộ theo mẫu mới ( Năm 2015) đạt theo Bộ tiêu chíquốc gia về y tế xã chiếm 12,5% được đầu tư xây dựng có đủ các phòngchức năng theo quy định.
+ Trang thiết bị, vật tư Y tế: Những năm gần đây đã được sự quantâm của Nhà nước đầu tư kinh phí mua sắm bổ sung trang thiết bị y tếcho các cơ sở khám, chữa bệnh từ tuyến huyện đến tuyến xã, thị trấn,bệnh viện tuyến huyện đã được đầu tư các thiết bị như máy Siêu âm,máy Xquang, điện tim, máy xét nghiệm sinh hóa… các trang thiết bịphục vụ cho công tác khám chữa bệnh đạt từ 60% trở lên theo qui địnhcủa Bộ Y tế
- Đạt được những thành tựu nêu trên trước hết là sự quan tâm lãnhđạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đã ban hành các cơ chế chính sáchđối với lĩnh vực y tế phù hợp với giai đoạn phát triển của đất nước vàkhu vực, sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành y tế, chủ động thực hiệnnhững nhiệm vụ mà đảng, nhà nước mà nhân dân giao phó, tiếp cậnnhững thành tựu y khoa của thế giới, khu vực để từng bước hiện đại hóacác lĩnh vực cần thiết của ngành nâng cao chất lượng khám chũa bệnhcho nhân dân, sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các ban, ngành,Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức xã hội từ Trung ương đến địaphương và sự ủng hộ của nhân dân Để đạt được những kết quả trongthời gian qua ngành Y tế huyện Văn Quan đã làm tốt công tác tham mưucho cấp ủy, chính quyền địa phương về những hoạt động trong công tác
Trang 23chăm sóc sức khỏe nhân dân, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế được quantâm đầu tư, chú trọng công tác đào tạo cán bộ, cấp thẻ BHYT cho nhândân… đã từng bước góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh chonhân dân
Tuy nhiên, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ ở nước ta nóichung và huyện Văn Quan nói riêng vẫn còn nhiều bất cập và hạn chếyếu kém Hệ thống y tế chậm đổi mới, chưa thích ứng với sự phát triểncủa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự thay đổicủa cơ cấu, mô hình bệnh tật; Chất lượng khám bệnh, chữa bệnh đạt hiệuquả chưa cao vẫn còn tình trạng chuyển tuyến bệnh nhân không đúng vớichỉ định và phân cấp kỹ thuật, trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ,công chức, viên chức còn hạn chế, chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứngnhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân; điều kiện chăm sóc y tế chongười nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khókhăn; năng lực cung ứng thuốc còn yếu, giá thuốc chữa bệnh còn cao sovới thu nhập của nhân dân Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất không đồngbộ, không đảm bảo về chất lượng, nhiều cơ sở xây dựng xong và đưa vảo
sử dụng nhưng còn thiếu một số hạng mục công trình phụ trợ; đặc biệt làkhông được đầu tư kinh phí duy tu sửa chữa hàng năm, dẫn đến nhiềuhạng mục công trình, trạm y tế xã xuống cấp nghiêm trọng không đảmbảo cho công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân Quá trình mua sắmtrang thiết bị y tế chưa phù hợp điều kiện thực tế tại các đơn vị khám,chữa bệnh, chưa sát thực với trình độ chuyên môn được đào tạo trướckhi đầu tư không rà soát kỹ dẫn đến tình trạng nhiều cơ sở khám, chữabệnh có loại trang thiết bị cần thì không được đầu tư nhưng có nhữngtrang thiết bị thì đầu tư nhiều lần, hoặc đầu tư nhưng không sử dụngđược Có đơn vị đã được đầu tư một số máy móc hiện đại phục vụ choviệc khám và chẩn đoán, điều trị bệnh như: Máy khí dung, nồi hấp, tủ
Trang 24sấy dụng cụ nhưng trình độ chuyên môn và thuốc bất cấp cập nên sửdụng thiết bị kém hiệu quả.
Nguyên nhân chính của những yếu kém trên là do quản lý nhànước trong lĩnh vực y tế còn nhiều bất cập, một số chính sách về y tếkhông còn phù hợp nhưng chậm được sửa đổi hoặc bổ sung; việc quản lýhoạt động khám, chữa bệnh và hành nghề y dược tư nhân chưa chặt chẽ;đầu tư của Nhà nước cho y tế còn thấp, phân bổ và sử dụng nguồn lựcchưa hợp lý, kém hiệu quả Chưa có những giải pháp hữu hiệu để huyđộng các nguồn lực từ cộng đồng và xã hội cho công tác bảo vệ và chămsóc sức khỏe nhân dân Đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu và yếu, cơ cấuchưa hợp lý, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng Một số cấp uỷ đảng vàchính quyền chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ,chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, vẫn còn tư tưởng ỷ lại và trôngchờ vào bao cấp của Nhà nước
Những tồn tại trên, nếu không có phương án, giải quyết kịp thời sẽdẫn đến quá tải đối với Bệnh viện tuyến trên; chất lượng khám, chữabệnh không những không được nâng cao mà còn giảm về chất lượng,không đáp ứng với yêu cầu trong tình hình mới, trong khi nền kinh tế -
xã hội đang trên đà phát triển đòi hỏi mọi lĩnh vực phải được phát triểnđồng bộ nhằm góp phần vào sự phát triển chung một cách bền vững
2.2.2 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về An toàn vệ sinh thực phẩm
Chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm tác động trực tiếp, thườngxuyên, liên tục đến sức khoẻ, tính mạng người sử dụng, về lâu dài ảnhhưởng đến nòi giống của dân tộc Ngoài ra còn ảnh hưởng lớn đến sựphát triển nền kinh tế - xã hội và các vấn đề an sinh xã hội khác của địaphương, trong những năm qua công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thựcphẩm của huyện đã luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy,chính quyền địa phương từ huyện đến cơ sở, sự phối hợp tổ chức các
Trang 25hoạt động của MTTQ và các tổ chức đoàn thể, các ban ngành, các tổchức xã hội, sự hưởng ứng của nhân dân, do đó công tác bảo đảm vệsinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện đã đạt được những tiến bộnhất định Toàn huyện có 193 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanhthực phẩm, nhà hàng ăn uống trong đó có 02 cơ sở sản xuất bánh kẹo,nhiều cơ sở kinh doanh bán buôn, bán lẻ các mặt hàng đóng bao gói,80% là các cơ sở nhỏ lẻ và hoạt động theo thời vụ, theo phiên chợ.
Công tác quản lý nhà nước về VSATTP được tăng cường, nănglực quản lý của cán bộ chương trình và chủ các cơ sở sản xuất, chế biến,kinh doanh thực phẩm được củng cố và ngày càng nâng cao Công tácthông tin giáo dục truyền thông được triển khai liên tục và được đẩymạnh, giúp xã hội cộng đồng quan tâm hơn đến vấn đề ATTP phần nào
đã nâng cao được nhận thức và thực hành của các nhóm đối tượng Côngtác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, xử lý nghiêm các hành vi viphạm pháp luật về VSATTP, từng bước đưa các hoạt động sản xuất, kinhdoanh thực phẩm đi vào khuôn khổ của pháp luật, nhiều năm liền không
có vụ ngộ độc thực phẩm lớn sảy ra trên địa bàn, các bệnh lây truyền quathực phẩm được giám sát chặt chẽ
Tuy nhiên chúng ta vẫn đang phải đối mặt với những thách thứcrất lớn, đặc biệt là vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm ở các cơ sởkinh doanh dịch vụ ăn uống, dịch vụ làm cỗ cưới, kinh doanh thức ănđường phố, bếp ăn tập thể các sự kiện tập trung ăn uống đông người, cácngày lễ lớn là nguy cơ dễ sảy ra ngộ độc thực phẩm
Các hoạt động kinh doanh, chế biến thực phẩm chưa tuân thủđúng quy định của Nhà nước, Công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạnchế, việc xử lý vi phạm an toàn thực phẩm của các cấp các ngành chứcnăng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính chưa triệt để, tỷ lệ cơ
sở vi phạm bị xử lý còn thấp; việc quản lý, kiểm tra các cơ sở thực phẩm
do ngành nông nghiệp, ngành công thương quản lý chưa đầy đủ nên hiệu
Trang 26lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm chưa được nhưmong muốn Còn tồn tại các cơ sở kinh doanh các mặt hàng kém chấtlượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác, đặc biệt là ở vùngsâu vùng xa, việc triển khai thực hiện văn bản chỉ đạo của UBND cáccấp về phòng chống ngộ độc thực phẩm có nơi thực hiện chưa tốt, dẫnđến còn có một số vụ ngộ độc thực phẩm các chất độc có trong thựcphẩm tự nhiên như Nấm, Sắn, Măng xảy ra trên địa bàn huyện.
Cán bộ làm công tác quản lý chưa được đào tạo chuyên sâu vềchuyên môn, nghiệp vụ, cấp huyện và xã chưa biên chế chuyên trách vịtrị việc làm về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm
Chưa được đầu tư trang thiết bị, hóa chất phục vụ cho công táckiểm nghiệm, kiểm tra, giám sát các nguồn thực phẩm tại các cơ sở kinhdoanh, chế biến trên địa bàn toàn huyện
Qua kiểm tra vào các đợt cao điểm trong năm như: Tết Nguyênđán, tháng hành động, tết Trung thu, đã phát hiện nhiều cơ sở chưa chấphành nghiêm túc các qui định của Pháp Luật về an toàn thực phẩm, các
cơ sở không đủ điều kiện kinh doanh ăn uống còn nhiều, chủ nhà hàng
và nhân viên nấu ăn không được cập nhật kiến thức về vệ sinh an toànthực phẩm hàng năm( VSATTP), không khám sưc khỏe định kỳ Chế tài
xử lý vi phạm pháp luật về ATTP hiện nay chưa nghiêm … Công tácphổ biến, giáo dục pháp luật về ATTP mới chỉ tập trung đối tượng sảnxuất kinh doanh chế biến thực phẩm, chưa có đủ điều kiện để tổ chứcđến mọi người dân Trong năm 2015 Đoàn liên ngành đã xây dựng kếhoạch và tiến hành kiểm tra 127/193 cơ sở trong đó có 02 cơ sở sản xuấtbánh kẹo; qua kiểm tra phát hiện 30/127 cơ sở vi phạm Xử phạt Viphạm hành chính 25 cơ sở với số tiển 10.500.000đ Các lỗi vi phạm chủyếu là Chủ cơ sở và nhân viên không cạp nhật kiến thức vệ sinh an toànthực phẩm, chưa có giấy chúng nhận đủ điều kiện kinh doanh chế biến
Trang 27thực phẩm, nhân viên phục vụ không có giấy khám sức khỏe định kỳtheo quy định, bán hàng hết hạn sử dụng.
Hiện nay vẫn còn một bộ phận người sản xuất, chế biến, kinhdoanh thực phẩm hạn chế về nhận thức hoặc cố tình không chấp hànhđúng quy định của pháp luật về ATTP Chưa công khai rộng rãi các cơ
sở vi phạm, các sản phẩm mất an toàn trên các phương tiện thông tin đạichúng Công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến tại một số xã còn hìnhthức, nội dung tuyên truyền chưa sâu, chưa tạo được sự chuyển biến toàndiện về nhận thức và trách nhiệm trong cộng đồng về ATTP Sự phốihợp liên ngành tuyến huyện và xã chưa thực hiện tốt…
Những hạn chế, khuyết điểm trên, nếu không được giải quyết kịpthời sẽ dẫn đến hậu quả như: Xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm lớn đôngngười, nguồn gốc thực phẩm không đảm bảo chất lượng, quá trình chếbiến không đảm bảo quy trình kỹ thuật quy định về an toàn vệ sinh thựcphẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân
2.2.3 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về Y- Dược tư nhân
Trong những năm gần đây, trên địa bàn huyện xuất hiện nhiều cơ
sở hành nghề Y- Dược tư nhân, kinh doanh Dược - Mỹ phẩm, trong đó
có một số cơ sở chưa chấp hành các quy định của nhà nước, qua nhữnglần kiểm tra của cơ quan chức năng đã phát hiện một số cơ sở không đạtyêu cầu như: Cơ sở mở ra chưa qua thẩm định cấp phép của cơ quanchức năng, thực hiện quá khả năng chuyên môn, hoặc thực hiện vượt các
kỹ thuật cho phép, không mở sổ cập nhật, không đảm bảo diện tích theoquy định, không có điều hòa nhiệt độ, nhiệt kế, ẩm kế
Hiện nay trên địa bàn huyện có tổng số 17 cơ sở hành nghề Dược tư nhân ( Trong đó có 04 cơ sở hành nghề Y và 13 cơ sở hànhnghề Dược)
Y-Trong năm 2015, Phòng Y tế đã tham mưu cho UBND huyệnthành lập Đội kiểm tra liên ngành huyện và xây dựng kế hoạch thanh tra,
Trang 28kiểm tra về hành nghề Y - Dược tư nhân trên địa bàn huyện được 13/17
cơ sở( 04 cơ sở thành lập cuối năm 2015); qua kiểm tra có 09 cơ sở chấphành đầy đủ các quy định của Nhà nước, chiếm 69,2%; tuy nhiên vẫncòn 04/13 cơ sở vi phạm( Quầy dược), chiếm 30,8%, trong đó có 02 cơ
sở hành nghề sai địa điểm, 01 cơ sở không mở sổ cập nhật mua bánthuốc, 01 cơ sở người bán thuốc không có chứng chỉ hành nghề
Những hạn chế, khuyết điểm trên, nếu không được giải quyết kịpthời, dứt điểm sẽ dẫn đến tình trạng mở tràn lan các cơ sở hành nghề Y-Dược tư nhân, các cơ sở hoạt động không đúng địa chỉ hoặc thực hiệncác kỹ thuật quá giới hạn được cấp phép, kinh doanh hàng kém chấtlượng, không có hóa đơn xuất xứ, quảng cáo không đúng quy định… ảnhhưởng đến an ninh trật tự, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạngcủa nhân dân do sử dụng các dịch vụ Y - Dược tư nhân không đảm bảochất lượng
2.2.4 Thực trạng quản lý nhà nước về Dân số - KHHGĐ
Bộ máy tổ chức về công tác DS-KHHGĐ chưa thật sự ổn
định Phần lớn cán bộ, viên chức của ngành mới được tuyển dụng, một
số cán bộ chuyên trách tuyến xã chưa được đào tạo, bồi dưỡng theo quyđịnh( 02 xã), cộng tác viên dân số hợp đồng chưa đảm bảo về số lượng,chất lượng nên trình độ chuyên môn còn hạn chế; đội ngũ cán bộ viênchức phụ trách công tác ở xã chưa ổn định về nơi làm việc.(là viên chứccủa Trạm y tế hoạt động công tác chuyên trách dân số và kiêm nhiệmcông tác tuyên truyền mọi công việc do trạm y tế quản lý, trưởng trạmđiều hành)
Đội ngũ cán bộ cấp huyện và cơ sở còn yếu về kỹ năng truyềnthông, vận động; việc tổ chức và huy động người dân tham dự các buổi
tư vấn, nói chuyện chuyên đề còn gặp nhiều khó khăn; công tác tư vấnhộ gia đình ít được thực hiện nên công tác truyền thông, vận động thay