Từ tháng 9 năm 2013 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thành lập chốt kiểm dịch động vật thủy sản liên ngành với chức năng quản lý chất lượng an toàn thực phẩm đối với các loại thủy sản ki
Trang 1TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K4A - 2015
***
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI
“Xử lý tình huống kinh doanh sản phẩm thủy sản không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại chợ cá Yên Sở năm 2015”
Họ tên học viên: Dương Diệu Thùy
Chức vụ: Chuyên viên
Đơn vị công tác: Chi cục Thủy sản Hà Nội – Sở NN&PTNT
Hà Nội
Hà Nội - 2015
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Nhà trường, Phòng Đào tạo, quý thầy cô giáo của Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường, đồng thời đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi thực hiện tiểu luận tình huống này
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới quý Thầy, Cô chủ nhiệm lớp, quý thầy cô giáo trong Trường đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chuyển tải những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và động viên chúng tôi thực hiện, hoàn thành tiểu luận tình huống này
Trong khoảng thời gian hạn hẹp, tiểu luận tình huống không tránh khỏi những thiếu sót, những hạn chế về cả nội dung lẫn hình thức Tôi rất mong nhận được những góp ý của quý thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp đối với tiểu luận tình huống của tôi
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2015 Học viên
Dương Diệu Thùy
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
I LỜI NÓI ĐẦU 1
II NỘI DUNG TIỂU LUẬN 3
2.1 Mô tả tình huống 3
2.2 Mục tiêu xử lý tình huống 5
2.3 Phân tích nguyên nhân, hậu quả 6
2.3.1 Nguyên nhân 6
2.3.2 Hậu quả 7
2.5 Kế hoạch thực hiện phương án 3 13
III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 15
3.1 Kết luận 15
3.2 Đề xuất 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 4I LỜI NÓI ĐẦU
Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết để con người sống và phát triển Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang là vấn
đề bức xúc của mọi người, bởi lẽ VSATTP tác động trực tiếp đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống con người và do đó ảnh hưởng đến chất lượng phát triển của xã hội và nòi giống Công tác quản lý chất lượng VSATTP vừa là yêu cầu cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài, đồng thời đây cũng là mảng công tác rất rộng lớn và phức tạp, đan xen với nhau bởi rất nhiều hoạt động Vì vậy vấn đề ngăn chặn việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung và an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản nói riêng đang rất được quan tâm
Chi cục Thủy sản Hà Nội là đơn vị chịu trách nhiệm lớn nhất trong lĩnh vực thủy sản của cả thành phố Trước tình hình này, Chi cục đã tiến hành kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh và chất lượng các sản phẩm thủy sản tại một
số các chợ đầu mối và các chợ tiêu dùng sản phẩm thủy sản lớn đặc biệt là chợ
Cá Yên Sở Do đặc điểm là chợ thành lập tự phát nên điều kiện kinh doanh, các trang thiết bị phục vụ kinh doanh chưa được đồng bộ, chưa đáp ứng đầy đủ các quy chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm Từ tháng 9 năm 2013 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thành lập chốt kiểm dịch động vật thủy sản liên ngành với chức năng quản lý chất lượng an toàn thực phẩm đối với các loại thủy sản kinh doanh tại chợ cá Yên Sở đồng thời tuyên tuyên truyền tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các hộ sản xuất kinh doanh thủy sản trên toàn địa bàn chợ Tuy nhiên do tính chất đặc thù, phức tạp của các chợ đầu mối nên công tác quản
lý, giám sát kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, vẫn tồn tại nhiều cơ sở kinh doanh, buôn bán thủy sản không có xuất xứ rõ rằng, thủy sản không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Năm 2015, Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong mở lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên cho cán bộ công chức mới, chương trình gồm 2 học phần:
Trang 5 Kiến thức chung
Các kỹ năng
Việc đào tạo cho công chức sau tuyển dụng có kiến thức rất quan trọng và cần thiết đối với cán bộ, công chức trong việc thực thi nhiệm vụ tại đơn vị đang công tác Quá trình học tập đã giúp cho học viên nhận thức được nhiều vấn đề
về lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý nhà nước như: Học viên cơ bản được trang bị kiến thức và kỹ năng hành chính được sử dụng trong công việc của cán bộ, công chức trong lĩnh vực được giao Hình thành và phát triển những
kĩ năng tham mưu, cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội Đồng thời cũng nhận thức được rằng muốn đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý, cần phải , nắm chắc được các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản dưới luật, vận dụng sáng tạo, kết hợp linh hoạt với thực tiễn cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ được giao một cách khoa học đúng quy định pháp luật
Qua thời gian học lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên do Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong tổ chức nhằm áp dụng kiến thức Quản lý Nhà nước vào thực tiễn công việc hàng ngày và nâng cao kỹ năng chuyên môn tôi chọn đề tài
“Xử lý tình huống kinh doanh sản phẩm thủy sản không đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm tại chợ cá Yên Sở năm 2015” làm tiểu luận cuối khoá lớp Bồi
dưỡng ngạch chuyên viên Với mục tiêu có thêm những hiểu biết về công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực mình đang công tác, ngoài ra cũng mạnh dạn đề ra một số giải pháp trong công tác quản lý đang gặp những nhức và gặp nhiều vướng mắc trong công tác quản lý các sản phẩm thủy sản tại các chợ tiêu dùng
lớn
Trong quá trình hoàn chỉnh tiểu luận, do thời gian nghiên cứu không nhiều, năng lực thể hiện còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót
về nội dung cũng như hình thức Kính mong sự góp ý chân thành của quý Thầy,
Cô và bạn đọc
Trang 6II NỘI DUNG TIỂU LUẬN 2.1 Mô tả tình huống
Đôi điều về Chợ cá Yên Sở, Chợ cá làng Sở Thượng hay Chợ cá Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội là chợ đầu mối chuyên cung cấp thủy sản cho Thủ đô, nằm sát đường vành đai 3 thuộc địa bàn phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, chợ cá Yên Sở có diện tích gần 10.000m2, được xem là chợ đầu mối về thủy sản Chợ Yên Sở thành lập tự phát, kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh thủy sản tại chợ chưa được đáp ứng thường xuyên, chủ yếu do các hộ kinh doanh phối hợp với Ban quản lý chợ đóng góp xây dựng do vậy về điều kiện, dụng cụ chứa đựng, phương tiện vận chuyển thủy sản của một số hộ kinh doanh chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, hệ thống đường, điện, đèn chiếu sáng , hệ thống nước cấp và hệ thống nước thải thì không đồng bộ và chưa đáp ứng theo quy chuẩn Việt Nam
Chi cục Thuỷ sản Hà Nội tiến hành thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về
vệ sinh an toàn thực phẩm của 20 cơ sở sơ chế, thu mua kinh doanh sản phẩm thuỷ sản tại chợ Cá Yên Sở - Phường Yên Sở - Quận Hoàng Mai - Tp Hà Nội Khi kiểm tra đến hộ kinh doanh thu mua và sơ chế sản phẩm thủy sản Bùi Thị Loan tại chợ, bên cạnh nhiều loại cá thương phẩm tươi sống có đầy đủ giấy truy xuất nguồn gốc, đoàn kiểm tra phát hiện có 1 lô hàng gồm 300kg cá rôphi không có giấy xác nhận hoặc chứng minh nguồn gốc xuất xứ đang được lọc xương trên nền ximang không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm Đoàn kiểm tra đã tiến hành lấy mẫu gửi xét kiệm các chỉ tiêu về bệnh thủy sản, các chỉ tiêu
vi sinh vật hiểu khí, Coliforms, chỉ tiêu E.coli, chỉ tiêu dư lượng kháng sinh Kết
quả cho thấy các chỉ tiêu xét nghiệm đều nằm trong ngưỡng cho phép
Phân tích tình huống
Mục đích của việc phân tích này là nhằm làm rõ tình huống, chỉ ra những hạn chế trong công tác kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản và giải quyết các công việc liên quan đến công tác kiểm soát sản phẩm
Trang 7thủy sản tại Chi cục Thủy sản để từ đó có phương hướng, biện pháp xử lý thoả đáng, quy trách nhiệm cụ thể cho các cá nhân có liên quan và điều đặc biệt là lấy
đó làm bài học kinh nghiệm chung cho việc xử lý các tình huống liên quan đến công tác kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản trên địa bàn Hà Nội Đồng thời đề xuất những biện pháp, giải pháp khả thi mang tính tổng thể nhằm khắc phục những hạn chế tương tự trong công tác kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản trên địa bàn Hà Nội
Trên cơ sở lý luận là sự quan tâm của Đảng, nhà nước và toàn thể xã hội về
vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với ngành thủy sản nói riêng Để đảm bảo có được thực phẩm an toàn cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng, vấn đề đặt ra là phải kiểm tra, giám sát được các hoạt động từ chăn nuôi đến giết mổ, sơ chế, bảo quản và lưu thông phân phối trên thị trường Hoạt động quản lý thủy sản chỉ có hiệu quả khi có một hệ thống văn bản pháp luật về thủy sản đầy đủ, đồng bộ Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm quy định vấn đề này ví dụ như:
Luật Thủy sản
Luật An toàn thực phẩm
Luật Thúy y
Nghị định 103/2013/NĐ-CP ngày 12/09/2013 quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động thủy sản
Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010 Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản
Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Việc hộ kinh doanh của bà Bùi Thị Loan có 1 số sản phẩm thủy sản không có giấy xác nhận hoặc chứng minh nguồn gốc xuất xứ, sơ chế sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, điều kiện sơ chế không đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm là sai so với các quy định hiện hành trong việc kinh doanh, buôn bán, sơ
Trang 8chế sản phẩm thủy sản Cụ thể theo Quy định hiện hành thì hộ kinh doanh Bùi Thị Loan đã vi phạm các điều sau:
+ Thu mua, kinh doanh sản phẩm thủy sản thương phẩm không có xác nhận hoặc chứng nhận nguồn gốc xuất xứ rõ ràng Quy định tại Khoản 3, điều
43 Luật Thủy sản Theo Điều 28 NĐ 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 Quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động thủy sản quy định Phạt tiền từ 5.000.000 đến 7.000.000 đồng đối với hành vi thu gom, sơ chế, bảo quản, vận chuyển thủy sản không có xác nhận hoặc chứng nhận nguồn gốc theo quy định của pháp luật Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm
+ Sơ chế thủy sản tại nơi không đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm, dụng cụ chế biến dụng cụ vệ sinh chưa đạt tiêu chuẩn ( Điều 43 Luật Thủy sản)
+ Hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn và khí thải, trang thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm chưa đảm bảo đảm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật
2.2 Mục tiêu xử lý tình huống
Mặc dù Chi cụ Thủy sản cùng các cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực trong quản lý, chấn chỉnh công tác kinh doanh tại chợ Cá Yên Sở; xong tình trạng thu mua, sơ chế sản phẩm thủy sả không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn còn tồn tại; ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng Vì vậy việc xử lý các tình huống nêu trên không những để giải quyết vấn
đề hiện tại tại thời điểm đó đảm bảo có sự hài hòa giữa tính pháp lý, lợi ích kinh
tế, lợi ích xã hội mà còn nhắm đến các mục tiêu sau:
1 Trên lĩnh vực xã hội:
Việc xử lý vi phạm nêu trên phải mang tính thuyết phục, căn cứ vào những quy định của pháp luật chỉ rõ những vi phạm của bà Bùi Thị Loan; đồng thời cảnh báo cho những cơ sở kinh doanh khác tại chợ phải ý thức chấp hành pháp luật không vì lợi ích cá nhân mà làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, tạo lòng tin, an tâm cho người sử dụng
Trang 92 Trên lĩnh vực quản lý nhà nước:
- Tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa, qua phát hiện sai phạm, rà soát, đánh giá trách nhiệm của các cấp quản lý trong công tác quản lý địa bàn và thực thi trách nhiệm theo quy định của pháp luật nhằm phối hợp, chấn chỉnh để việc quản lý kinh doanh thủy sản đi vào nề nếp
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thủy sản phải tăng cường công tác thanh, kiểm tra để phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về thú y nhằm đảm bảo thực thi pháp luật thủy sản; lập lại trật tự, kỷ cương, rút ra bài học trong công tác quản lý nhằm ngăn ngừa và xử lý có hiệu quả những trường hợp vi phạm trong quản lý công tác kinh doanh, sơ chế thủy sản
- Đề xuất những biện pháp, giải pháp khả thi mang tính tổng thể nhằm hạn chế những tình huống tương tự trong công tác kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản trên địa bàn Hà Nội
3 Trên lĩnh vực kinh tế:
- Việc xử lý tình huống nêu trên sẽ tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các cơ sở kinh doanh thủy sản
- Căn cứ vào quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, thủy sản, lĩnh vực bảo vệ môi trường tiến hành xử phạt để thu vào ngân sách nhà nước do những hành vi vi phạm gây ra
2.3 Phân tích nguyên nhân, hậu quả
2.3.1 Nguyên nhân
a Nguyên nhân chủ quan
Công tác quản lý nhà nước chuyên ngành còn lỏng lẻo và thiếu sự phối hợp
Trang 10b Nguyên nhân khách quan
Sự bất cập, chồng chéo trong hệ thống căn bản pháp luật liên quan đến vụ việc
Việc vận chuyển sản phẩm thủy sản từ địa phương này đến địa phương khác chưa được kiểm soát chặt chẽ, do lực lượng thú y thủy sản quá mỏng, mặt khác cán bộ thú y không có thẩm quyền chặn xe khi phát hiện vận chuyển thủy sản để kiểm tra
Vì lợi ích, cơ sở giết mổ đã cố tình thực hiện các hành vi trái pháp luật
Cá không có nguồn gốc xuất xứ vẫn thu mua và chế biến, tiết kiệm kinh phí kiểm dịch, tiết kiệm đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất
Sự thiếu hiểu biết về các quy định của pháp luật về việc kinh doanh thủy sản của chủ và nhân viên cơ sở
Công tác tuyên truyền còn ít và chưa sâu sát được đến người kinh doanh Việc tổ chức tuyên truyền tác hại của việc thu mua, buôn bán sơ chế sản phẩm thủy sản không rõ nguồn gốc, không đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm cho người kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức, kinh phí, nhân lực còn hạn hẹp
2.3.2 Hậu quả
Việc kinh doanh, thu mua, buôn bán sản phẩm thủy sản không rõ nguồn gốc, sơ chế sản phẩm thủy sản không đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm trước hết:
Làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh cho cá nuôi tại địa bàn
Cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm không đảm bảo, nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ những sản phẩm động vật không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm
Trang 11 Làm ảnh hưởng đến chủ trương của nhà nước trong bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng
Gây hoang mang trong xã hội, giảm sút lòng tin của người tiêu dùng
Làm mất uy tín của cơ quan quản lý nhà nước, làm thất thu cho ngân sách nhà nước từ hành vi trốn phí tổn và lệ phí kiểm dịch động vật thủy sản
2.4 Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tính huống
Phương án 1: Do cơ sở mới mắc lỗi lần đầu, chỉ ra lỗi và nhắc nhở cơ sở
sửa chữa, hướng dẫn cơ sở cải thiện tình hình kinh doanh, đầu tư nhà xưởng trang thiết bị đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm Trong quá trình quản lý kinh doanh tại chợ Cá Yên Sở, các trường hợp thu mua cá không rõ nguồn gốc là rất
ít, hộ kinh doanh của bà Bùi Thị Loan luôn chấp hành đúng các quy định về việc truy xuất nguồn gốc thủy sản, viêc sơ chế sản phẩm theo chủ cơ sở trình bày là
do nhân viên mới chưa nắm rõ quy định cùng với công việc kinh doanh bận rộn đông đúc mà sơ xuất trong việc giám sát và quản lý Là lần đầu nên cơ sở mong Đoàn kiểm tra chỉ nhắc nhở, cơ sở sẽ rút kinh nghiệm và đảm bảo không tái phạm
Mang tính chất tuyên truyền giáo dục, nhắc nhở thì kèm theo việc xử lý tình huống tại cơ sở kinh doanh cỉa bà Bùi Thị Loan, chi cục sau đó sẽ:
* Mở lớp đào tạo tập huấn tăng cường sự hiểu biết về vệ sinh an toàn thực phẩm và các văn bản pháp quy quy định
- Đối tượng triển khai là những cá nhân, tổ chức thu mua, bảo quản, chế biến và kinh doanh thuỷ sản tại Chợ cá Yên Sở
- Tổng số lớp dự kiến 1, số người tham gia 60 người/lớp
- Thời gian đào tạo 03 ngày
- Nội dung đào tạo:
+ Giới thiệu về các văn bản pháp quy quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm