1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận xử lý tình huống khiếu nại về việc thu phí kiểm dịch, kiểm soát giết mổ trong lĩnh vực thú y trên địa bàn huyện chương mỹ

21 3,3K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 536,42 KB

Nội dung

Nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố, từ nhiều năm nay, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều quyết định, chỉ thị, kế hoạch về việ

Trang 1

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K.3A-2015

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài: Xử lý tình huống khiếu nại về việc thu phí kiểm dịch, kiểm soát giết mổ trong lĩnh vực thú y trên địa bàn huyện

Hà Nội, tháng 11 năm 2015

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Quản lý hành chính nhàn nước là một lĩnh vực khá phức tạp cả về nội dung, phạm vi và đối tượng quản lý Trong điều kiện hiện nay, yêu cầu người quản lý không những được đào tạo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải nắm vững những kiến thức về công tác quản lý hành chính nhà nước phù hợp với từng ngạch bậc công chức nhà nước

Để đáp ứng được yêu cầu đó, thời gian vừa qua, tôi đã được Lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội cử theo học lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên năm 2015, thời gian từ ngày 13/8/2015 - 23/11/2015 Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, sự giúp đỡ của cô giáo chủ nhiệm và các thành viên của lớp Chuyên viên K.3A-2015 Điều này đã giúp tôi tiếp thu được nhiều kiến thức quan trọng trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, giúp tôi ngày càng nâng cao được trình độ chuyên môn và năng lực công tác của mình

Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo và các thầy cô giáo Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, cô giáo chủ nhiệm và Lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã quan tâm, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành chương trình học tập của mình, cảm ơn các thành viên của lớp Chuyên viên K.3A-2015 đã đồng hành và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Trong thời gian tới, rất mong nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện và định hướng các thầy cô giáo Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong và Lãnh đạo Sở để bản thân tôi có thể được tiếp tục tham gia các chương trình đào tạo tiếp theo nhằm nâng cao trình độ quản lý nhà nước, góp phần vào sự thành công của công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước./

Trang 3

I LỜI NÓI ĐẦU

1.1 Sự cần thiết lựa chọn đề tài

Hiện nay, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là mối quan tâm lớn của hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ có tầm quan trọng đối với sức khoẻ con người trước mắt và lâu dài mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của một đất nước Nhận thức được tầm quan trọng đó, chủ trương của Đảng và Nhà nước là phải quản lý chặt chẽ chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc hội, Chính phủ và các Bộ: Nông nghiệp & PTNT, Công thương đã ban hành nhiều văn bản quy định về công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thực phẩm có nguồn gốc động vật

Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước, với dân

số khoảng hơn 7 triệu người (số liệu thống kê năm 2014), hàng năm tiêu thụ trên

200 nghìn tấn thịt gia súc, gia cầm Trong số đó, các cơ sở công nghiệp chỉ đảm bảo được 3,45 %, các cơ sở giết mổ thủ công tập trung đảm bảo được 29,56 %, các hộ giết mổ nhỏ lẻ đảm bảo được 52,89 %, số còn lại là nguồn thịt từ các tỉnh khác và nhập khẩu khoảng 14,1% Như vậy, hàng năm có hàng chục triệu con lợn, hàng vài triệu trâu bò và hàng trăm triệu gia cầm được giết mổ

Nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố, từ nhiều năm nay, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều quyết định, chỉ thị, kế hoạch về việc tăng cường quản lý các hoạt động giết mổ, vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố, điểm nhấn quan trọng là việc ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch hệ thống cơ

sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm cùng với các chính sách khuyến khích

hỗ trợ trong lĩnh vực giết mổ nhằm hình thành các khu giết mổ tập trung, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường

Tuy có nhiều bước chuyển biến tích cực nhưng trong quá trình quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm tránh khỏi những vấn đề nảy sinh, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Là một chuyên viên công tác tại Sở Nông nghiệp &

Trang 4

PTNT với nhiệm vụ chính là tham mưu, theo dõi và phụ trách trong lĩnh vực thú y, thủy sản, bảo vệ thực vật trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong quá trình công tác, tôi đã được phân công tham gia, theo dõi, giải quyết nhiều vụ việc liên quan đến chuyên ngành thú y, thủy sản, trong đó có sự việc khiếu nại liên quan đến mức thu phí kiểm dịch và kiểm soát giết mổ tại cơ sở giết mổ tập trung hiện đang được giao

theo dõi, phối hợp tham mưu giải quyết Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Xử lý tình huống khiếu nại về việc thu phí kiểm dịch, kiểm soát giết mổ trong lĩnh vực thú y trên địa bàn huyện Chương Mỹ” Qua đề tài xử lý tình huống này giúp cho bản

thân tôi có thể vận dụng linh hoạt những kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước vào thực tiễn công việc, nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý; đồng thời giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước về chuyên ngành thú y và các

cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm hiểu rõ hơn và áp dụng đúng các quy định trong lĩnh vực thú y, đảm bảo lợi ích chung của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian nghiên cứu và năng lực, hiểu biết cá nhân nên không thể tránh khỏi những thiếu sót và nhận định còn mang tính chủ quan trong quá trình thực hiện đề tài Kính mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ cũng như sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô để tôi có thể tích lũy thêm kiếm thức, kinh nghiệm phục vụ cho công tác sau này

1.2 Mục tiêu của đề tài

- Phân tích, nhận định tình huống khiếu nại về việc thu phí kiểm dịch, kiểm soát giết mổ trong lĩnh vực thú y

- Đưa ra phương án giải quyết tối ưu và kế hoạch tổ chức thực hiện để xử

lý tình huống khiếu nại

1.3 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

- Phương pháp phân tích SWOT

- Phương pháp giả định

- Phương pháp chuyên gia

1.4 Bố cục: Tiểu luận gồm 3 phần: Phần I - Lời nói đầu, phần II - Nội

dung và phần III - Kết luận, kiến nghị

Trang 5

II NỘI DUNG

2.1 Mô tả lại tình huống

2.1.1 Diễn biến tình huống

Theo thống kê năm 2014, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có gần 4 nghìn

hộ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ tại 289 xã, phường Các điểm, hộ giết mổ gia súc, gia cầm hầu hết phân tán rải rác ở các huyện ngoại thành, chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ Các điểm, hộ giết mổ nhỏ lẻ hoạt động giết mổ rất đa dạng, một số chủ giết mổ hoạt động theo mùa vụ nên việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát gặp nhiều khó khăn Đây là nguồn cung cấp sản phẩm gia súc, gia cầm không đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, không được kiểm soát thú y, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt đối với những khu vực tập trung nhiều hộ giết mổ nhỏ lẻ thì mức độ gây ô nhiễm là rất nghiêm trọng

Trước thực trạng đó, ngày 12/12/2012, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 5791/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống các

cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 Theo đó, từng bước cấm các điểm, hộ giết mổ nhỏ lẻ, không đảm bảo trên địa bàn Thành phố, di chuyển vào các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung phân bố tại các huyện, thị xã theo quy hoạch nhằm xây dựng một hệ thống

cơ sở giết mổ hoàn chỉnh trên địa bàn Thành phố, đảm bảo phần lớn lượng thịt gia súc, gia cầm tiêu thụ đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và phục vụ công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố đạt hiệu quả cao

Công ty Cổ phần (CP) An Bình triển khai xây dựng nhà máy giết mổ gia súc và chế biến thực phẩm tập trung công nghiệp tại huyện Chương Mỹ theo Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 05/5/2009 của UBND Thành phố về việc xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp trên địa bàn Thành phố đến năm 2010 và đi vào hoạt động vào tháng 9/2014 Sau khi phê duyệt quy hoạch, UBND Thành phố chỉ đạo UBND huyện Chương Mỹ gồm một số hộ giết mổ nhỏ lẻ xung quanh khu vực (các hộ giết mổ lợn của ông

Trang 6

Nguyễn Văn Tưởng, bà Lã Tuyết Minh, ông Nguyễn Đình Phúc, bà Nguyễn Thị Dung, bà Trần Tuyết Dung, ông Nguyễn Đức Công, ông Phạm Đức Tài) vào giết mổ tập trung tại nhà máy giết mổ của Công ty CP An Bình với hình thức thuê mặt bằng tập trung giết mổ từ ngày 25/12/2014, đồng thời giao Sở Nông nghiệp & PTNT chỉ đạo Chi cục Thú y thực hiện kiểm soát giết mổ đối với các

hộ giết mổ lợn đó tại Công ty CP An Bình

Chi cục Thú y đã ký hợp đồng ủy quyền để Công ty CP An Bình tiến hành thu phí kiểm dịch, kiểm soát giết mổ đối với các hộ giết mổ lợn tại Công ty theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y Thời gian thu phí bắt đầu từ ngày 01/01/2015

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thu phí kiểm dịch, kiểm soát giết mổ tại Công ty CP An Bình đã xảy ra khiếu nại giữa các hộ giết mổ lợn và Chi cục Thú y, cụ thể như sau:

Ngày 19/4/2015, các hộ giết mổ lợn tại Công ty CP An Bình không thực hiện việc nộp phí kiểm soát giết mổ và làm đơn khiếu nại Chi cục Thú y về việc Công ty CTPT An Bình đã thu phí kiểm soát giết mổ cao hơn mức quy định, thu phí kiểm dịch không đúng đối tượng Nội dung khiếu nại trong đơn như sau:

- Chi cục Thú y áp dụng mức thu phí kiểm soát giết mổ sai với mức thu quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính

Cụ thể, từ ngày 01/01/2015 đến ngày 18/4/2014, các hộ giết mổ lợn tại Công ty

CP An Bình đã giết mổ 68.900 con lợn (bình quân khoảng 470 con/ngày), Chi cục Thú y đã áp dụng mức thu phí 7.000 đồng/con, như vậy đã thu vượt so với quy định 500 đồng/con, với số tiền tổng cộng thu vượt là 34.450.000 đồng

- Chi cục Thú y áp dụng mức thu phí 1.000 đồng/con đối với lợn chưa giết

mổ là sai quy định Khoản phí kiểm dịch này là do chủ trang trại/ hộ chăn nuôi lợn hoặc chủ hàng vận chuyển lợn phải nộp cho Chi cục Thú y

Trang 7

- Việc thu phí, Chi cục Thú y ủy quyền cho Công ty CP An Bình trực tiếp thu và xuất biên lai thu phí kiểm dịch động vật, phí kiểm soát giết mổ của các hộ giết mổ lợn tại Công ty này là sai nguyên tắc thu tài chính

Sau khi tiến hành xác minh sự việc, ngày 14/5/2015, Chi cục Thú y đã có Quyết định số 428/QĐ-CCTY của Chi cục trưởng Chi cục Thú y về việc giải quyết khiếu nại của các hộ giết mổ lợn tại Công ty CP An Bình, trong đó nêu rõ Công ty CP An Bình đã thu phí đúng theo hướng dẫn tại Thông tư 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 và yêu cầu các cơ sở giết mổ lợn tiếp tục nộp phí theo quy định của pháp luật

Ngày 15/8/2015, bà Trần Tuyết Dung (chủ của một hộ giết mổ lợn tại Công ty CP An Bình) đại diện cho các hộ giết mổ lợn làm đơn khiếu nại lần hai nộp lên Sở Nông nghiệp & PTNT

Sau khi nhận đơn khiếu nại, Giám đốc Sở giao Thanh tra Sở tiếp nhận giải quyết sự việc Thanh tra Sở đã tiến hành xác minh lại sự việc, phối hợp với Chi cục Thú y và các thành phần liên quan để làm rõ sự việc và báo cáo kết quả xác minh và tham mưu Giám đốc Sở ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại (lần hai) của các hộ giết mổ lợn tại Công ty CP An Bình

Trang 8

6 Thông tư số 11/2009/TT-BNN ngày 04/03/2009 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006;

7 Thông tư số 51/2011/TT-BNN ngày 23/8/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc bổ sung một số điều của Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006;

8 Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y;

9 Quyết định số 47/2005/QĐ-BNN ngày 25/5/2005 của Bộ Nông nghiệp

& PTNT về việc ban hành Quy định số lượng động vật, khối lượng sản phẩm động vật phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi huyện và miễn kiểm dịch;

10 Quyết định số 87/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc ban hành Quy trình kiểm soát giết mổ động vật;

11 Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ Nông nghiệp

& PTNT về việc ban hành Quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y

2.1.2.2 Phân tích tình huống

Sau khi nghiên cứu đơn khiếu nại, các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến khiếu nại của các hộ giết mổ lợn tại Công ty CP An Bình và các văn bản pháp lý liên quan quy định về kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, tôi xin đưa ra một số phân tích, nhận định sau:

* Việc Chi cục Thú y ký hợp đồng ủy quyền cho Công ty CP An Bình thu phí kiểm dịch, kiểm soát giết mổ đối với các hộ giết mổ lợn tại Công ty là không đúng quy định do:

- Theo Khoản 1, Điều 48 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y là “Thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định”

Trang 9

- Theo Khoản 3, Điều 1 Thông tư 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của

Bộ Tài chính: “Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y có trách nhiệm

tổ chức việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y theo quy định tại Thông tư này”

- Trong đó, tại Điều 3 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ cũng quy định chi tiết về hệ thống cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y

Do vậy, Công ty CP An Bình không phải là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y Do đó, Công ty không có tư cách pháp nhân trong việc thu phí kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật Việc Công ty được Chi cục Thú

y ủy quyền thu phí là trái với quy định

* Việc Chi cục Thú y áp dụng mức thu phí kiểm soát giết mổ:

- Theo quy định của Thông tư 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính với mức thu cụ thể đối với lợn thịt (từ 15 kg trở lên) như sau:

+ Công suất giết mổ dưới 100 con/ngày: Mức thu là 7.000 đồng/con; + Công suất giết mổ từ 100 con/ngày trở lên: Mức thu là 6.500 đồng/con Như vậy, để xác định đúng mức thu phí kiểm soát giết mổ thì phải xác định được đúng đối tượng phải nộp phí kiểm soát giết mổ

- Theo Khoản 3, Điều 51 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định về trách nhiệm của chủ hàng, chủ cơ sở: “Chịu trách nhiệm nuôi giữ, chăm sóc động vật, bảo quản sản phẩm động vật và tuân theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y trong quá trình kiểm dịch; kiểm soát giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y và trả phí, lệ phí theo quy định của pháp luật”

Theo Điều 2 Nghị định này quy định: Khoản 15 “Cơ sở giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật là địa điểm cố định, được cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật”; Khoản

17 “Chủ cơ sở là chủ sở hữu cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, bảo quản động vật, sản phẩm động vật”

Trang 10

- Thêm vào đó, theo Giấy đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch & Đầu tư cấp cho Công ty CP An Bình có ngành nghề kinh doanh là giết mổ gia súc và chế biến thực phẩm, còn các hộ giết mổ lợn không có giấy đăng ký kinh doanh

mà ký hợp đồng với Công ty CP An Bình thuê mặt bằng để giết mổ Theo Hợp đồng ký kết, Công ty CP An Bình có trách nhiệm đại diện cho các hộ giết mổ thực hiện các quy định của pháp luật như 1 cơ sở giết mổ độc lập; đồng thời, có trách nhiệm chế biến và tiêu thụ các sản phẩm sau giết mổ

Từ các cơ sở trên cho thấy, Công ty CP An Bình là chủ sở hữu cơ sở giết

mổ gia súc Do vậy, đối tượng phải nộp phí kiểm dịch, kiểm soát giết mổ cho Chi cục Thú y trong trường hợp này là Công ty CP An Bình chứ không phải là các hộ giết mổ lợn Chi cục Thú y đã xác định không đúng đối tượng thu phí kiểm soát giết mổ và áp dụng sai mức thu phí (7.000 đồng/con vì các hộ giết mổ lợn có công suất giết mổ nhỏ hơn 100 con/ngày) Mức thu phí kiểm soát giết mổ đúng phải là 6.500 đồng/con (do công suất giết mổ của Công ty CP An Bình là

- Tại Quyết định số 47/2005/QĐ-BNN ngày 25/5/2005 quy định số lượng lợn thịt, lợn choai để giết mổ ≥ 10 con là phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi huyện

Trên thực tế, nguồn gốc nhập lợn cho các hộ giết mổ lợn vào giết mổ tại Công ty CP An Bình chủ yếu từ huyện Thanh Oai, Quốc Oai và Mỹ Đức với số

Ngày đăng: 30/01/2016, 12:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại Khác
4. Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y Khác
5. Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP Khác
6. Thông tư số 11/2009/TT-BNN ngày 04/03/2009 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 15/2006/QĐ- BNN ngày 08/3/2006 Khác
7. Thông tư số 51/2011/TT-BNN ngày 23/8/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc bổ sung một số điều của Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 Khác
8. Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y Khác
9. Quyết định số 47/2005/QĐ-BNN ngày 25/5/2005 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc ban hành Quy định số lượng động vật, khối lượng sản phẩm động vật phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi huyện và miễn kiểm dịch Khác
10. Quyết định số 87/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc ban hành Quy trình kiểm soát giết mổ động vật Khác
11. Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc ban hành Quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w