Từ thực tiễn quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai, đòi hỏi các các cơ quan quản lý Nhà nước phải thực hiện tốt việc tiếp công dân, tích cực giải quyết tốt các kiến nghị, khiếu nại của cô
Trang 1Quản lý hành chính Nhà nước là một hoạt động thực thi quyền hành pháp, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của người dân và duy trì sự ổn định, phát triển của xã hội theo trật tự pháp luật Quá trình đó, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là công chức lãnh đạo phải có năng lực, trình độ, hiểu biết pháp luật, nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cùng với tinh thần, trách nhiệm cao để xử lý, giải quyết những vấn đề phát sinh,
hướng tới xây dựng “Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do dân và vì
nhân dân”, với mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”
Trong công tác quản lý nhà nước, lĩnh vực đất đai luôn là vấn đề quan trọng, nhưng cũng rất nhạy cảm, phức tạp, bởi vì đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa-xã hội, an ninh-quốc phòng… Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay
Hiện nay, việc quản lý đất đai đã và đang trở thành một trong những vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm ưu tiên hàng đầu Qua từng thời kỳ cách mạng, chính sách đất đai của Nhà nước ta cũng trên
cơ sở đó mà có những thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước Nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì vấn đề đất đai, hơn lúc nào hết cần phải có những sữa đổi, bổ sung hợp lý nhằm giúp các quan hệ về đất đai vận động và phát triển
Thực tế cho thấy, những năm gần đây việc khiếu nại, tố cáo của công dân, tranh chấp, đòi lại đất diễn ra ngày càng nhiều và có chiều hướng gia tăng, nội dung vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp Nguyên nhân của những khiếu nại trên phần lớn là do hạn chế hiểu biết về Luật Đất đai và các văn bản của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực đất đai Bên cạnh đó cũng có không ít những trường hợp các cơ
Trang 2quan có thẩm quyền đã thực hiện chưa đúng chức năng, trách nhiệm quản lý đất đai dẫn đến nhiều vụ kiện rắc rối, kéo dài, làm giảm sút lòng tin của nhân dân
Từ thực tiễn quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai, đòi hỏi các các cơ quan quản lý Nhà nước phải thực hiện tốt việc tiếp công dân, tích cực giải quyết tốt các kiến nghị, khiếu nại của công dân, phải thật sự là “người đầy tớ trung thành” của nhân dân, coi đây là nhiệm vụ thiết thực để đảm bảo quyền dân chủ và lợi ích hợp pháp của nhân dân, qua đó, thiết lập, duy trì sự ổn định, phát triển bền vững Nhìn chung, thời gian qua các cấp chính quyền, cơ quan hành chính Nhà nước đã có những bước chuyển biến tích cực, có sự quan tâm rõ nét, giải quyết kịp thời các vụ khiếu kiện, ban hành các quyết định đúng pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế và được nhân dân đồng tình ủng hộ Song, bên cạnh những mặt
đã làm được, vẫn còn một số nơi các cơ quan, ban, ngành và nhất là một số địa phương chưa làm tròn trách nhiệm của mình, chưa thật sự tôn trọng, lắng nghe
và nắm bắt thông tin từ nhân dân, dẫn đến một số vụ kiện các cơ quan chức năng
xử lý thiếu khách quan, xử lý trên cơ sở có “tình” mà không có “lý” hoặc ngược lại nên các bên đương sự không thi hành mà tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến cấp cao hơn
Trên cơ sở kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập và được sự cho
phép của Nhà trường, tôi chọn đề tài “Xử lý tình huống khiếu nại liên quan
đến quản lý Nhà nước về đất đai và tranh chấp đất đai xảy ra trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội” Hy vọng đề tài này phần nào phản ánh
thực trạng hoạt động quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương; hướng xử lý, giải quyết khi phát sinh một vấn đề quản lý cũng như phát sinh khiếu nại của công dân Qua đó, rút ra một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước lĩnh vực đất đai trên địa bàn
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp;
- Phương pháp so sánh
Trang 3Phạm vi nghiên cứu:
Trong việc quản lý Nhà nước về đất đai và tranh chấp đất đai xảy ra trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội
Bố cục đề tài nghiên cứu được chia làm 6 phần:
1 Mô tả tình huống
2 Xác định mục tiêu xử lý tình huống
3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả
4 Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
5 Lập kế hoạch để tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn
6 Kết luận và kiến nghị
Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, nhưng chắc chắn phần viết còn nhiều hạn chế, thiếu sót Rất mong sự đóng góp, chỉ bảo của thầy, cô giáo hướng dẫn cùng quý thầy cô của nhà trường để đề tài của học viên thêm súc tích, thiết thực và đầy đủ hơn
Trang 42.PHẦN NỘI DUNG
2.1 Mô tả tình huống
2.1.1 Tóm tắt nhân thân và nội dung đơn khiếu nại của bà Trần Thị Hân, ở khu Đường 2, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội
Bà Trần Thị Hân, sinh năm 1957, ở thôn Thắng Trí, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (con ông Trần Văn Sơn và bà Hoàng Thị Thơm); hiện đang sống ở khu Đường 2, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội,
có nội dung khiếu nại như sau:
Bà Hân khiếu nại đòi quyền sử dụng 1.923 m2 đất, tại thửa đất số 925 và
926, tờ bản đồ số 2, xã Minh Trí, có nguồn gốc là thổ cư của bố mẹ bà để lại (hiện tại, thửa đất do Trường Mầm non xã Minh Trí quản lý, sử dụng - một lớp dành cho học sinh thuộc thôn Thắng Trí) với các lý do: Năm 1977, ông Lê Văn Sinh, lúc bấy giờ là Đội trưởng Đội sản xuất số 2 của Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Thắng Trí trước đây đến hỏi mượn đất để làm trại chứa phân của HTX,
bà Hân đồng ý cho mượn Đến năm 1979, ông Sinh trả lại, gia đình bà Hân và ông Nguyễn Bá Vĩnh cùng hợp tác sản xuất hoa màu đến năm 1981 Năm 1982, ông Trần Văn Chiến - Chủ tịch UBND xã Minh Trí yêu cầu bà Hân ký giao lại hai thửa đất cho chính quyền Bà không đồng ý nhưng chính quyền địa phương vẫn thực hiện việc thu đất (không lập bằng văn bản) Từ đó bà Hân đã khiếu nại nhưng không được xem xét giải quyết và kéo dài đến nay
Nguyện vọng của bà Trần Thị Hân là đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, trả lại khu vườn cho gia đình bà để gia đình bà xây dựng nhà thờ tổ tiên
2.1.2 Quá trình xem xét, giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Năm 2004, bà Trần Thị Hân gửi đơn đến Phòng Địa chính - Nhà đất và Đô thị huyện (nay là Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện) thuộc UBND huyện Sóc Sơn đề nghị kiểm tra, xem xét, giải quyết quyền lợi về đất Ngày 04/9/2004, Phòng Địa chính - Nhà đất và Đô thị có Công văn số 55/ĐC-NĐ-ĐT trả lời
Trang 5Theo đó: “Nội dung đơn kiến nghị của bà Trần Thị Hân đòi lại đất do bố mẹ bà
để lại là trái với pháp luật về đất đai hiện hành” Bà Hân không đồng ý với nội dung trả lời của Phòng Địa chính - Nhà đất và Đô thị huyện, tiếp tục khiếu nại đến UBND huyện Ngày 24/12/2004, UBND huyện Sóc Sơn có Quyết định số 1792/QĐ-UB giao Phòng Địa chính - Nhà đất và Đô thị huyện tiến hành kiểm tra, xác minh và đề xuất biện pháp giải quyết
Ngày 18/02/2005, Tổ xác minh có Báo cáo số 32/BC-TXM về kết quả thẩm tra xác minh và đề xuất Chủ tịch UBND huyện với nội dung: Thửa đất số
925 và 926, tờ bản đồ số 2, xã Minh Trí trước năm 1975 chung một thửa đất, nguồn gốc là đất thổ cư, do bố mẹ bà Hân sử dụng và để lại cho bà từ trước năm
1975 Từ năm 1975 – 1982, bà Hân vẫn tiếp tục sử dụng Từ năm 1982 đến nay, UBND xã Minh Trí trưng thu làm trại họp đội và xây dựng Trường Mẫu giáo, khi thu hồi chỉ nói bằng miệng, không có Quyết định hoặc văn bản thu hồi Bà Hân không chấp nhận giao đất và khiếu kiện đến nay chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Hiện trạng của 02 thửa đất: Thửa đất số 925, diện tích 734 m2 là đất màu, UBND xã đang quản lý, chưa xây dựng công trình trên đất Thửa đất số 926, diện tích 1.189 m2
, UBND xã đã xây dựng Trường Mẫu giáo và đã đăng ký theo Chỉ thị 245/TTg của Thủ tướng Chính phủ; cũng trong thửa đất số 926 có hai ngôi mộ của bố bà Hân là ông Trần Văn Sơn và ông cố bà Hân là ông Trần Văn Mậu và một cái giếng nước đã có từ trước năm 1975
Đối với UBND xã Minh Trí cũng không thể sử dụng hết diện tích của hai thửa đất 925 và 926 mà nên công nhận quyền sử dụng cho bà Hân một phần đất
để bà xây dựng nhà thờ và chăm nom mồ mả họ tộc là phù hợp với đạo lý của dân tộc Việt Nam
Từ những nội dung nêu trên, Tổ xác minh kiến nghị: Lấy tổng diện tích của hai thửa đất là 1.923 m2 chia hai, công nhận quyền sử dụng đất cho bà Hân là 957m2 tại thửa đất số 926, tờ bản đồ số 2, xã Minh Trí vì hiện nay có hai ngôi
mộ của cha và ông cố bà Hân nằm trong thửa đất số 926 sát thửa số 925 để bà
Trang 6Hân có điều kiện bảo vệ, trông coi mồ mả và xây dựng nhà thờ họ tộc Diện tích còn lại của thửa đất là 966 m2
, UBND xã Minh Trí quản lý, sử dụng vì trong thửa đất này đã có Trường Mẫu giáo thôn Thắng Trí, hiện nay đang sử dụng Sau Báo cáo số 32/BC-TXM ngày 18/02/2005 của Tổ xác minh, ngày 04/5/2005, UBND huyện Sóc Sơn đã tổ chức cuộc họp với sự tham dự của UBND xã Minh Trí để bàn biện pháp giải quyết yêu cầu của bà Hân Tham dự cuộc họp có ông Đào Văn Hòa (Bí thư Đảng ủy xã) và ông Nguyễn Văn Mão
(Chủ tịch UBND xã) đã “thống nhất giao trả diện tích đất vườn của bà Trần Thị Hân Vận động bà Hân đóng góp cho UBND xã Minh Trí số tiền từ 35 triệu đến
40 triệu để bổ sung xây dựng Trường Mẫu giáo cho con em xã Minh Trí học hành” Tại cuộc họp này, Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn kết luận “giao cho Phòng Địa chính - Nhà đất và Đô thị huyện tổ chức buổi làm việc với bà Hân nhằm vận động thực hiện yêu cầu của lãnh đạo xã Minh Trí”
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện, ngày 11/5/2005, Phòng Địa chính - Nhà đất và Đô thị huyện, Bí thư Đảng ủy xã và Chủ tịch
UBND xã Minh Trí đã làm việc với bà Trần Thị Hân và thống nhất “Bà Hân có trách nhiệm hỗ trợ cho UBND xã Minh Trí số tiền 30 triệu đồng UBND xã Minh Trí giao lại cho bà Hân diện tích 957 m 2 đất, tại thửa đất số 926, tờ bản đồ
số 2, xã Minh Trí để quản lý, sử dụng Thời gian bà Trần Thị Hân nộp tiền cho UBND xã Minh Trí chậm nhất trước ngày 15/5/2005 Thời gian UBND xã Minh Trí bàn giao đất cho bà Hân trước ngày 30/8/2005 Về diện tích 957m 2
, bà Hân
có trách nhiệm đến UBND xã Minh Trí đăng ký kê khai quyền sử dụng đất theo biểu mẫu qui định, UBND xã Minh Trí trình UBND huyện công nhận quyền sử dụng đất cho bà Hân trước ngày 30/6/2005”
Ngày 12/5/2005, bà Hân đã nộp đủ 30 triệu đồng vào ngân sách của xã Minh Trí Đến ngày 13/5/2005, Bí thư Đảng ủy xã và Chủ tịch UBND xã Minh
Trí đồng ký Báo cáo số 03/BC-UB đề nghị “tạm dừng thực hiện biên bản làm việc ngày 11/5/2005 với lý do: chính quyền địa phương chưa thống nhất, thiếu dân chủ và minh bạch Đề nghị UBND huyện chủ trì và tổ chức họp rộng rãi,
Trang 7gồm các thành phần ở địa phương; toàn bộ Ban chấp hành Đảng ủy, Ủy viên UBND xã và Ủy ban MTTQ xã để tham dự và khách quan hơn”
Tiếp đến, ngày 31/5/2005, Đảng ủy xã, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ xã
có kiến nghị số 29/KN-UB về việc không thực hiện nội dung cuộc hòa giải giữa đồng chí Đào Văn Hòa - Bí thư Đảng ủy xã và đồng chí Nguyễn Văn Mão - Chủ
tịch UBND xã với bà Trần Thị Hân ngày 11/5/2005 với lý do: Ông Đào Văn Hòa - Bí thư Đảng ủy và ông Nguyễn Văn Mão - Chủ tịch UBND xã ký trong biên bản hòa giải là quan điểm cá nhân của hai ông, chưa qua bàn bạc tập thể Tập thể không thống nhất cách giải quyết trên Đất bà Hân đòi lại là không đúng theo Luật Đất đai qui định vì từ năm 1977, đất này không có người quản lý
và sử dụng nên địa phương đã đưa vào xây dựng trại phân, sau đó xây dựng nhà họp đội sản xuất và chuyển sang xây dựng Trường Mẫu giáo cho đến bây giờ Nếu giải quyết trả lại đất cho bà Hân sẽ gây xáo trộn lớn ở địa phương, sẽ có nhiều người tiếp tục gửi đơn đòi lại đất, hậu quả sẽ khó lường trước (có thể xảy
ra điểm nóng)
Ngày 08/6/2005, UBND xã Minh Trí có Báo cáo số 31/BC-UB báo cáo UBND huyện về việc không thực thi biên bản hòa giải giữa bà Trần Thị Hân và UBND xã Minh Trí
Ngày 11/6/2005, Hội đồng tư vấn xử lý hành chính của huyện tổ chức cuộc họp để xem xét vụ việc này Tại cuộc họp, Bí thư Đảng ủy xã và Chủ tịch UBND xã Minh Trí một lần nữa vẫn đề nghị UBND huyện nên trưng cầu ý kiến của đảng viên và nhân dân địa phương; Phòng Địa chính - Nhà đất và Đô thị huyện đề nghị chuyển UBND Thành phố giải quyết theo thẩm quyền của Luật Đất đai năm 2003 Kết luận của Chủ tọa cuộc họp: chuyển đề nghị UBND Thành phố giải quyết theo thẩm quyền
Ngày 09/7/2005, UBND huyện Sóc Sơn có Báo cáo số 34/BC-UB báo cáo UBND Thành phố Hà Nội “về vụ tranh chấp, đòi quyền sử dụng đất giữa cá nhân với tổ chức, để UBND Thành phố giải quyết theo thẩm quyền” nêu rõ: Căn cứ Luật Đất đai năm 2003 và khoản 1 Điều 160 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày
Trang 829/10/2004 của Chính phủ, UBND huyện Sóc Sơn không đủ thẩm quyền ban hành Quyết định giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất giữa bà Trần Thị Hân với UBND xã Minh Trí
Từ những diễn biến nêu trên nên bà Trần Thị Hân tiếp tục khiếu nại lên cấp cao hơn
2.2 Xác định mục tiêu xử lý tình huống:
- Ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại của bà Trần Thị Hân đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo hài hòa giữa lợi ích Nhà nước với lợi ích của công dân, của tập thể, đảm bảo sự hợp lý, hợp tình trong việc giải quyết vụ việc
- Kịp thời lập đầy đủ hồ sơ, thủ tục cần thiết trình cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Trường Mầm non xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội
- Khắc phục được tình trạng đòi lại đất trên địa bàn huyện trong tình hình hiện nay
- Đảm bảo tăng cường pháp chế XHCN trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương
- Ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương
2.3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả
2.3.1 Nhận thấy
Về tính chất thì đây là việc bà Trần Thị Hân khiếu nại đòi quyền sử dụng đất có nguồn gốc cũ của gia đình bà thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện Sóc Sơn; việc xác định đây là vụ tranh chấp quyền sử dụng đất giữa bà Trần Thị Hân với UBND xã Minh Trí để chuyển lên UBND Thành phố là không đúng tính chất vụ việc; vì quan hệ giữa UBND xã Minh Trí với bà Trần Thị Hân trong trường hợp này là quan hệ quản lý hành chính Nhà nước về đất đai mà bà Hân khiếu nại các hành vi quản lý Nhà nước về đất đai của UBND xã Minh Trí trước đây chưa đúng, gây thiệt hại cho bà và hiện nay bà đề nghị UBND huyện
Trang 9là cơ quan có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng toàn bộ diện tích đất nêu trên cho bà theo pháp luật đất đai hiện hành
Qua tình huống trên, ta thấy toàn bộ diện tích đất của ông Trần Văn Sơn (cha bà Hân) thuộc thôn Thắng Trí, xã Minh Trí gồm thửa 483 diện tích 04 sào 01 thước và thửa 484 diện tích 07 sào 01 thước (theo số liệu cũ), hiện nay
là số thửa 925 và 926, tờ bản đồ số 2, xã Minh Trí đều được chính quyền địa phương quản lý, giao cho Hợp tác xã nông nghiệp Thắng Trí sử dụng từ năm
1977, khi vừa mới thành lập
Theo trình bày của Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND xã Minh Trí thì việc
xã quản lý thửa đất thổ cư của gia đình bà Hân vào năm 1977 là chấp hành Chỉ thị số 08-CT/HU của Huyện ủy Sóc Sơn lúc đó (nay không còn lưu giữ), là thu hồi toàn bộ những người có đất vườn mà không có nhà ở để đưa vào sử dụng tập thể Lúc đó hộ bà Hân là hộ thương nghiệp đã có vườn nhà ở riêng, vườn cha mẹ
để lại cho bà không có nhà ở nên xã cũng thu hồi giao cho Hợp tác xã nông nghiệp Thắng Trí sử dụng Khi chính quyền quản lý thửa đất thổ cư số hiệu 483 (cũ) trên đất hoàn toàn không có nhà ở; đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp, người đang trực tiếp sản xuất trên đất là ông Nguyễn Bá Vĩnh (người ở liền kề khu vườn)
Qua diễn biến việc sử dụng cho thấy từ năm 1977, toàn bộ phần đất mà bà Hân khiếu nại đòi công nhận quyền sử dụng đã được chính quyền địa phương bố trí sử dụng vào việc công; đã kê khai, đăng ký quyền sử dụng theo quy định của pháp luật đất đai Qua đo đạc, đã xác lập bản đồ địa chính
Việc bà Hân trình bày và được ông Lê Văn Sinh, lúc bấy giờ là Đội trưởng sản xuất số 2 của Hợp tác xã nông nghiệp Thắng Trí xác nhận rằng: Năm 1977, ông là Đội trưởng sản xuất mượn đất thổ cư của gia đình bà Hân để xây dựng trại phân, đến năm 1979 thì trả lại cho bà sản xuất và đến năm 1982 chính quyền
xã Minh Trí cưỡng ép để lấy đất làm nhà họp Đội là không đúng vì lời khai hai bên không giống nhau và những cán bộ có trách nhiệm của xã Minh Trí lúc bấy giờ xác định lời khai của ông Sinh là không có căn cứ
Trang 10Việc Phòng Địa chính - Nhà đất và Đô thị huyện kết luận từ năm 1975 đến năm 1982 bà Hân vẫn trực tiếp quản lý canh tác thửa đất, đến năm 1982 xã Minh Trí mới trưng dụng quản lý diện tích đất này là không chính xác
Bà Trần Thị Hân trình bày rằng đã phát sinh đơn khiếu nại đòi quyền sử dụng thửa đất từ năm 1982, nhưng không có bằng chứng xác đáng Theo hồ sơ thì bà Trần Thị Hân phát sinh khiếu nại từ năm 1996
Tại thời điểm năm 1977, bà Trần Thị Hân đã có vườn nhà ở riêng với chồng con tại khu Đường 2, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn và là hộ kinh doanh thương nghiệp; thửa đất có số hiệu 483 nguyên là đất thổ cư của ông Trần Văn Sơn để lại, đến lúc này không còn nhà ở; hộ bà Hân lúc đó cũng không đủ điều kiện trực tiếp canh tác, sản xuất nông nghiệp, mà để lại cho ông Nguyễn Bá Vĩnh canh tác Căn cứ vào Quyết định số 188/CP ngày 25/9/1976 của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Chính phủ về chính sách xóa bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột của thực
dân phong kiến ở Miền Nam Việt Nam nêu rằng: “Vận động …tiểu chủ …sống ở
đô thị có ruộng đất phát canh thu tô hiến ruộng Nếu họ không hiến hoặc hiến không hết thì UBND thành phố, tỉnh ra lệnh trưng thu hoặc trưng mua tùy theo thái độ chính trị của mỗi người Gia đình nào chuyển về làm ăn, sinh sống ở nông thôn thì chính quyền và Nông hội để lại cho họ một phần ruộng đất theo mức bình quân nhân khẩu của nông dân trong nông thôn, xã” và thực tiễn thi
hành chính sách vận động đưa ruộng đất vào Hợp tác xã nông nghiệp Thắng Trí nói riêng và ở Hà Nội nói chung thì việc UBND xã Minh Trí quản lý, sử dụng thửa đất nêu trên là có cơ sở, phù hợp với chính sách, thực tiễn lúc đó Bà Hân cũng đã chấp nhận tuân theo chính sách chung Đến khi đổi mới, chính sách có thay đổi, năm 1996, bà Trần Thị Hân mới phát sinh đơn đòi lại quyền sử dụng
Vì vậy, hiện nay không thể xem xét yếu tố không có Quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền để cho rằng việc quản lý đó là không đúng để hoàn trả đất cho bà Hân