6. Cấu trúc của khoá luận
3.1.4 Đánh giá chung
Khoái Châu là huyện có bề dầy lịch sử, là nơi tập trung nhiều di tích nổi tiếng, có nhiều tiềm năng cho hoạt động phát triển du lịch. Trong những năm gần đây được sự quan tâm, đầu tư của các cấp các ngành các cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng đã và đang được đầu tư, nâng cấp. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và chưa thực sự đánh thức được hoạt động tiềm năng và chưa khai thác hết nguồn tài nguyên du lịch hiện có của huyện.
Do còn chứa đựng những hạn chế nhất định về nhiều lĩnh vực khác nhau, nên du lịch của huyện chưa thực sự được quan tâm đầu tư, nên sự hoạt động du lịch chưa có sự biến chuyển nào đáng kể.
Các cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng của huyện chưa đáp ứng tiêu chuẩn cho việc phát triển du lịch của huyện tại thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Việc thiếu thốn các nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng đang là trở ngại lớn cho nhu cầu lưu lại qua đêm của khách du lịch, thêm vào đó đội ngũ hướng dẫn viên du lịch trong huyện lại quá ít, còn nhiều vướng mắc trong khâu tổ chức phân chia địa điểm. Bên cạnh đó thì cũng cần phải nói đến ý thức không cao của những người dân địa phương trong việc bảo vệ và giữ gìn các tài nguyên du lịch vốn có.
Ngoài ra vấn đề quảng bá, tiếp thị hiện nay không được chú trọng đầu tư, tuy ở điểm di tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung đã xuất hiện những tờ rơi giới thiệu về di tích tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, tại các điểm du lịch khác thì chưa có.
Có nhiều điểm du lịch trong huyện đã bước đầu được đầu tư khai thác song bên cạnh đó thì nhiều điểm du lịch khác trong huyện vẫn còn ở dạng tiềm năng. Tại các điểm được khai thác đã bắt đầu xuất hiện tình trạng vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến môi trường và đặc biệt là trong các dịp lễ hội lượng du khách đến đông, vấn đề môi trường lại ít được quan tâm lên sau mỗi mùa lễ hội thì các điểm du lịch trở thành vấn đề nhức nhối của người dân địa phương vì lượng chất thải quá nhiều. Qua đây có thể rút ra được một số thuận lợi và khó
khăn của huyện như sau:
* Thuận lợi:
- Khoái Châu là địa bàn dân cư tập trung đông đúc, trong những năm qua kinh tế - văn hoá – xã hội được ổn định và phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.
- Lợi thế lớn nhất của huyện để phát triển du lịch đó vị trí địa lý. Nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, kế cận với thủ đô Hà Nội – trung tâm du lịch của cả nước, Khoái Châu chẳng những có lợi thế trong việc thu hút các đoàn khách đến thăm Hà Nội mà còn là địa điểm tổ chức các khu nghỉ dưỡng cuối tuần lý tưởng cho dân cư thủ đô sau những ngày làm việc mệt mỏi với không gian chật hẹp muốn nghỉ ngơi nơi cảnh quan thoáng đãng của vùng đồng quê yên ả. Hiện tại huyện đã có những khu nghỉ dưỡng cuối tuần tại Đa Hòa – Dạ Trạch, du lịch sinh thái cảnh quan bãi bồi ven sông đầm Dạ Trạch, trong tương lai có thể phát triển du lịch sinh thái ở xã Tân Dân huyện Khoái Châu, đây là một trong những xã nằm trong vùng trọng điểm du lịch sinh thái sông Hồng tiếp giáp với thủ đô Hà Nội.
- Khoái Châu là huyện ở vùng đồng bằng, không có núi, không có biển, không có rừng, hiện tại được đánh giá là huyện có tài nguyên du lịch kém phong phú và hấp dẫn so với nhiều vùng lân cận. Tuy nhiên Khoái Châu lại có các khu di tích lịch sử văn hoá như khu di tích Đa Hoà - Dạ Trạch với truyền thuyết đặc sắc và lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung hàng năm thu hút hàng vạn du khách về thăm. Khoái Châu còn có tuyến đê sông Hồng với cảnh quan sinh thái hấp dẫn, không khí trong lành và một số loại cây đặc sản như chuối Tiêu Hồng… Đó là những tài nguyên vô cùng quý báu, là cơ sở để Khoái Châu xây dựng và phát triển thành các khu du lịch tổng hợp hấp dẫn, độc đáo bổ sung cho thị trường sản phẩm du lịch của trung tâm Hà Nội và phụ cận.
* Khó khăn:
- Du lịch của Khoái Châu đang ở trong giai đoạn đầu của sự phát triển, lao động du lịch còn nhiều hạn chế, chưa được quan tâm khai thác để tương xứng
với tiềm năng, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện còn nhiều hạn chế. - Yêu cầu về chất lượng sản phẩm du lịch ngày càng cao.
- Hạ tầng, giao thông đến các di tích, cảnh quan còn hạn chế. Tuy thời gian gần đây việc bảo vệ, tôn tạo các tài nguyên du lịch đã được đặt ra nhưng thực tế vẫn chưa đạt hiệu quả.
- Đội ngũ cán bộ lao động trong ngành du lịch còn thấp. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về du lịch còn hạn chế.
Vì vậy vấn đề cơ bản cần thiết phải đánh giá đúng tài nguyên du lịch của huyện. Các cấp các ngành cần phải quy hoạch đầu tư tôn tạo, bảo vệ và khai thác một cách tốt nhất tài nguyên du lịch, đưa du lịch sớm trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện.