6. Cấu trúc của khoá luận
3.2.3 Khai thác gắn liền với bảo vệ và giữ gìn môi trường sinh thái
Sự phát triển của một điểm du lịch hay một vùng du lịch có được bền vững hay không, phụ thuộc nhiều vào việc khai thác tài nguyên một cách hợp lý,
bảo vệ và giữ gìn môi trường sinh thái không chỉ tại nơi có tài nguyên du lịch mà cả các vùng phụ cận khác.
Biện pháp bảo vệ và giữ gìn cảnh quan môi trường là một việc hết sức quan trọng trên con đường đưa du lịch huyện Khoái Châu nói riêng, du lịch Hưng Yên nói chung phát triển đi lên ngang tầm với du lịch các tỉnh lân cận. Việc đầu tư, khai thác đưa tiềm năng du lịch trở thành tài nguyên du lịch đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định liên quan đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, tránh việc can thiệp quá mức, thô bạo vào môi trường làm biến đổi các thành phần của môi trường gây lên những biến đổi khôn lường.
Vấn đề đưa các điểm du lịch vào khai thác phải tuân thủ và đáp ứng mối quan hệ qua lại giữa khai thác và bảo vệ, cả hai cùng tương hỗ cho nhau để có được sự phát triển bền vững.
Hiện nay việc khai thác tài nguyên du lịch của huyện còn chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, để việc khai thác có hiệu qủa trong hiện tại cũng như trong tương lai đòi hỏi cần có sự quan tâm, đầu tư của tỉnh của Nhà nước giúp cho việc khai thác và bảo vệ tài nguyên không bị cạn kiệt.
Việc phát triển du lịch bền vững cần được tiến hành ngay từ bây giờ, vấn đề này đòi hỏi uỷ ban nhân dân huyện cũng như uỷ ban nhân dân tỉnh đưa ra các văn bản ban hành những luật riêng.
Những di tích lịch sử các cấp cần được trùng tu tôn tạo thường xuyên tránh xuống cấp việc trùng tu cần được tiến hành một cách khoa học mà vẫn giữ nguyên được các nét giá trị văn hoá, kiến trúc vốn có của nó. Gĩư gìn môi trường trong lành là ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển du lịch tự nhiên gắn với du lịch nhân văn của huyện, có như vậy khách du lịch mới được cảm nhận hết những vẻ đẹp của mảnh đất nơi đây, tìm thấy sự thoải mái khi dừng chân tại điểm du lịch này.