Khái niệm thừa kế theo di chúc: - Định nghĩa: Là việc những người còn sống được hưởng di sản của người chết dựa vào ý chí của người để lại di sản thông qua di chúc.. + Về kỷ phần di sản
Trang 1A Cơ sở pháp lý:
I Khái niệm thừa kế theo di chúc:
- Định nghĩa: Là việc những người còn sống được hưởng di sản của người
chết dựa vào ý chí của người để lại di sản thông qua di chúc
- Đặc điểm:
+ Về ý chí của người để lại di sản: Trong thừa kế theo di chúc thì việc dịch chuyển di sản phụ thuộc vào ý chí của người để lại thừa kế được thể hiện thông qua di chúc mà họ để lại
+ Về chủ thể được hưởng di sản: Chủ thể được hưởng thừa kế theo di chúc
có thể là bất kỳ ai, bao gồm cả cá nhân và pháp nhân, không bị hàn chế trong phạm vi quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng và hôn nhân
+ Về kỷ phần di sản được hưởng: Do pháp luật tôn trọng ý chí của người để lại di sản nên kỷ phần di sản được hưởng theo di chúc phụ thuộc ý chí người lập chúc (Trừ Điều 669 BLDS năm 2005 quy định những người được hưởng
di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc)
Tóm lại, có thể hiểu thừa kế theo di chúc là sự quy định của pháp luật
để xác định khi nào việc dich chuyển di sản của người đã chết cho người còn sống được thực hiện theo di chúc Và việc thực hiện thừa kế theo di chúc phải tuân thủ theo ý chí định đoat của người để lại di sản khi ý chí ấy phù hợp với các quy định của pháp luật
II Điều kiện phát sinh thừa kế theo di chúc:
Quan hệ thừa kế theo di chúc cũng là một loại quan hệ thừa kế nên nó
có đầy đủ các điều kiện phát sinh của một quan hệ thừa kế Ngoại những điều kiên để làm phát sinh quan hệ thừa kế nói chung thì để phát sinh quan
Trang 2hệ thừa kế theo di chúc cần có các điều kiện riêng của nó Cụ thể tổng hợp các điều kiện làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc như sau:
- Phải có người để lại di sản: Tức là người có tài sản sau khi chết để lại cho người còn sống theo ý chí của họ được thể hiện thông qua di chúc
- Quan hệ thừa kế phát sinh khi có sự kiện một người chết đi, sự kiện này đóng vai trò là một sự biến pháp lý làm phát sinh một hay nhiều quan hệ pháp luật trong đó có quan hệ thừa kế
- Phải có một khối tài sản nhất định của người chết để lại cho những người còn sống gọi là di sản
- Phải có người thừa kế, tức là người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật
- đặc thù đó là phải có di chúc được thể hiện dưới dang văn bản học băng miệng
B Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc:
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thừ VI năm 1986, đánh dấu mốc quan trọng chuyển sang thời kỳ đổi mới đến nay đã trải quà hơn 25 năm đất nước
ta có nhiều biến chuyển tính cực về mọi mặt, từng bước tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa, đây mạnh quá trình hội nhập khu vực và thế giới.Tuy vậy, chúng ta cũng gặp không ít những vấn đề về kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến đới sống xã hội nói chung và đến đời sống dân sự nói riêng trong đó có thừa kế - một lĩnh vực rất nhạy cảm vốn chụi tác động chủ yếu của lối sống, đạo đức, phong tục tập quán Để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát sinh của xã hội, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội mà cụ thể là BLDS năm 1995 và tiếp đến là BLDS năm 2005 cùng với một hệ thống các văn bản có liên quan Đồng thời cũng
Trang 3chú trọng tới yếu tố con người, tăng cường đào tạo nâng cao về mặt chuyên môn, nghiệp vụ bồi dưỡng phẩm chất, tư cách, đạo đức cho đội ngũ cán bộ
tư pháp Như vậy, đã tạo điều kiên thuận lợi cho công tác xét xử nói chung
và công tác giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc nói riêng làm tiền
đề cho những kết quả tích cực đạt được trong công tác xét xử
Bên cạch những kết quả tích cực đạt được thì cũng còn không ít những tồn tại, sai lầm dẫn tới tình trạnh tranh chấp, khiếu kiến kéo dài vừa gây tốn kém tiền bạc, thơi gian của những người có lien quan, gấy quá tải cho các Tòa án dân sự, tạo ra nhiều tiêu cực
Sau đây là những phân tích về những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc cùng với những trường hợp tranh chấp cụ thể
để thấy rõ được thực trạng hiện nay
I Nguyên nhân của những tồn tại:
1 Nguyên nhân chủ quan:
Một trong những đặc điểm cơ bản của hoạt động áp dụng pháp luật nói chung và hoạt động giải quyết tranh chấp về thừa kế nói riêng là phụ thuộc vào ý trí đơn phương của người áp dụng pháp luật Do vậy trong hoạt động giải quyết tranh chấp về thưa kế thì vị trí, vai trò của đội ngũ thẩm phán rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động xét xử
Tuy nhiên một số ít thẩm phán chưa tích cực nghiên cứu, học hỏi những quy định mới của pháp luật, các nghị quyết, hướng dẫn áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân tối cáo và lien ngành pháp luật trung ương để vận dụng trong công tác xét xử Tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công của số ít thẩm phán chưa cao, chưa thận trọng khi
Trang 4thực hiện nhiệm vụ được giao Trình độ, kỹ năng của một số vị thẩm phán chưa tưỡng xứng với vị trí, trức trách mình đảm nhiệm Ngoài ra vẫn còn tồn tại những tiêu cực như hối lộ và nhận hối lộ dẫn tới việc những tranh chấp
về thừa kế kéo dài qua nhiều cấp xét xử gây tốn kém cả về vất chất và thời gian Theo báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao ngày 9/8/2010: Năm 2009, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy do nguyên nhân chủ quan là 1,42%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan là 1,91% So với năm trước, tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy do nguyên nhân chủ quan tăng 0,14%, bị sửa ra nguyên nhân chủ quan giảm 0,39% Để làm rõ cho thực trạng này chúng ta cùng xét trường hợp thực tiễn sau đây
Ông Lương Văn Kim và bà Ninh Thị Ngát kết hôn năm 1973 Năm
1975, ông Kim bị bệnh thần kinh nên thường xuyên đánh đập, vất đồ ra đường và hành hạ bà Ngát Quá khổ cực, nghe lời khuyên của người dì chồng là bà Lê Thị Việt, bà Ngát tạm thời “lánh nạn” về Đồng Nai và thường xuyên đi về chăm sóc ông Kim Ngày 12/10/1975, bà Ngát sinh con gái là Lương Thị Kim Ngọc tại Đồng Nai được UBND xã Bùi Tiếng (nay là phường Tân Mai) lập Giấy khai sinh ghi rõ Ngọc là con của ông Kim và bà Ngát Vì không chịu nổi sự ngược đãi của người chồng bị bệnh thần kinh, năm 1976 bà Ngát mới chuyển hẳn xuống Đồng Nai sinh sống Theo lời kể của hàng xóm nhà ông Kim thì sau khi bà Ngát đi, ông vẫn đi bán kem và vé
số Chỉ khoảng 2-3 năm trước ngày mất, ông Kim mới phát bệnh nặng, không đi lại được, phải nhờ chị ruột là bà Lương Thị Thính và các cháu giúp
đỡ Bà Ngát có gửi tiền về cho ông Kim qua bà Ngoan, bà Ngoan đưa cho ông Nguyễn Kim Động Tổ trưởng tổ dân phố để đưa cho ông Kim Sau một đêm ông Kim đã gặp ông Động và đưa lại tiển để trả lại cho bà Ngát nuôi con Ngày 26/01/2010, ông Kim qua đời, mẹ con bà Ngát về chịu tang hơn 2
Trang 5tháng Trong quá trình chung sống ông Kim, bà Ngát tạo lập được một khối tài sản là căn nhà cấp 4 trên diện tích đất 180,5 m2 tọa lạc xóm Cam Ly, phường 5, Đà Lạt đã được cấp GCNQSHN đứng tên ông Kim và 211m2 đất nông nghiệp chưa được cấp GCNQSDĐ
Sau khi ông Kim mất, bà Thính đã đến Phòng Công chứng số 1 Lâm Đồng khai nhận thừa kế nhà đất của ông Kim, Phòng Công chứng đã ra Thông báo số 24 ngày 23/02/2010 nếu sau 30 ngày không có ai tranh chấp thì mới giải quyết cho bà Thính theo pháp luật Tuy nhiên, cũng trong ngày này, bà Thính đã lập di chúc để lại toàn bộ tài sản nhà đất của ông Kim cho các con của bà là: Đinh Thị Bích Huệ, Đinh Thúy Hồng, Đinh Thị Bích Đào, Đinh Hùng Cường, Đinh Thị Thúy Hoa, Đinh Đức Hiệp, Đinh Thị Tuyết Nhung và được Phòng Công chứng chứng thực Sau khi bà Thính mất, bà Huệ đã dùng 2 văn bản nói trên đến UBND phường 5 yêu cầu sang tên toàn
bộ nhà đất của ông Kim cho bà Huệ và các đồng thừa kế Mẹ con bà Ngát phát hiện được đã yêu cầu chính quyền địa phương tạm dừng và kiện ra TAND TP Đà Lạt để nhờ phân xử
Ngày 24/9/2012, tại Bản án sơ thẩm số 63 TAND TP Đà Lạt tuyên bác yêu cầu khởi kiện của mẹ con bà Ngát, xác định người thừa kế của ông Kim
là bà Thính Do bà Thính chết, nên các đồng thừa kế của bà Thính được nhận tài sản do bà Thính để lại
Thẩm phán Trần Thị Lệ N dẫn Điều 15 Luật Hôn nhân & Gia đình năm 1959: “Vợ chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới” có nghĩa là không có phần nhiều hơn và phần ít hơn, nhưng lại kết luận: “…Do quan hệ vợ chồng giữa ông Kim và bà Ngát chỉ được gần 2 năm thì bà Ngát bỏ đi, việc tôn tạo, bảo quản, giữ gìn do ông Kim nên phần của ông Kim nhiều hơn là phù hợp Cụ
Trang 6thể, bà Ngát được sở hữu, sử dụng ¼ tài sản trị giá 247.213.175 đ và ông Kim được sở hữu, sử dụng ¾ tài sản trị giá 741.639.527 đ là phù hợp” tuy nhiên thẩm phán không xác đã bỏ qua chi tiết khối di sản có giá trị lớn ở đây
là đất không phát sinh giá trị quá chênh lệch do công tu tạo, bảo quản
Tiếp đó, lại cho rằng: “Qua xác minh tại Công an TP Đà Lạt và qua xem xét các bản khai nhân khẩu, sơ yếu lý lịch do ông Kim khai có xác nhận của chính quyền địa phương vào năm 1976 đều thể hiện ông Kim đã ly dị bà Ngát” Như vậy rõ ràng Thẩm phán đã tự mâu thuẫn khi xác định ông Kim
bị bệnh tầm thần, bởi vì người mắc bệnh tâm thần không thể viết đơn xác lập tình trạng về đời sống riêng tư của mình được
Mặt khác, Thẩm phán xác định vợ chồng ông Kim đã ly dị mà chỉ căn
cứ vào những giấy tờ nói trên là trái với quy định của pháp luật về ly hôn Nghiêm trọng hơn, trong hồ sơ vụ án bà Ngọc đã cung cấp cho Tòa giấy khai sinh do UBND xã Bùi Tiếng cấp ngày 12/5/1976 Đây là căn cứ pháp lý chứng minh bà Ngọc là con ruột của ông Kim
2 Nguyên nhân khách quan:
2.1 Do những quy định của pháp luât còn thiếu và tồn tại nhiều bất cập 2.1.1 Trong vấn đề xác định di sản:
Tại Điều 643 BLDS quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác” Theo như điều luật trên thì di sản của người chết là phần tài sản của người để lại di sản tính tới thời điểm người để lại chết, như vậy những tài sản phát sinh khi người để lại thừa kế chết chưa được quy định như tiền phúng viếng, tiền bảo hiểm tính mạng người chết, hoa lợi tức phát sinh từ di sản…Điều 643 quy định thiếu tính khái quát do vậy khi áp dụng còn gặp
Trang 7nhiều vướng mắc dẫn tới sai lầm trong hoạt động xét xử Như trường hợp sau: cụ Nguyên Văn A có hai người con là ông Nguyễn Đỗ K và ông Nguyên Đô H, cụ Nguyễn Văn A có mua một tấm vé số
2.1.2 Trong vấn đề người thừa kế:
Theo Điều 635 : “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết…” như vậy chỉ những người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng thành thai trước khi người để lại di sản chết thì mới có quyền hưởng di sản từ người kể lại thừa kế Điều luật này có ý nghĩ trong việc xác định quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng thừa kế Việc xác định mối quan hệ này chỉ có ý nghĩa khi phân chia
di sản theo pháp luật còn nếu phân chia di sản theo di chúc thì hoàn toàn không cần thiết vì như đã nói ở trên việc để phân chia thừa kế phải tôn trọng
ý nguyện của người để lại di sản (Trừ Điều 669), tuy nhiên Điều 635 lại là những quy định chung (Chương XXII phần thứ tư BLDS) như vậy điều luật này quy định cho cả phân chia di sản theo pháp luật và phân chia di sản theo
di chúc Chính sự bất cập này đã làm hạn chế rất nhiều tới quyền để lại di sản của người chết và quyền được hưởng di sản của người thừa kế
Tại khoản 1 Điều 642 quy định: “Người thừa kế có quyền từ chối nhận
di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác….”. Nếu người thừa kế có nghĩa vụ đối với người khác mà họ tuyên bố từ chối nhận di sản để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ đó, thì chủ nợ bằng cách nào có thể thu hồi nợ từ phần di sản mà người thừa kế đã từ chối nhận di sản Theo quy định của pháp luật thì chỉ những người thừa kế mới có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế, chủ nợ
Trang 8không có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế Như vậy, khoản 1 Điều 642 BLDS mới chỉ quy định rất chung, thức chất không đảm bảo được quyền của chủ nợ đối với người thừa kế
Ngoài ra tại khoản 3 Điều 642 BLDS quy định thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế Pháp luật quy định một người có quyền từ chối nhận di sản nhưng nếu từ chối rồi sao đó muốn nhận lại thì có được không? Theo Điều 642 BLDS, người thừa kế đã từ chối nhận di sản thì không có quyền nhận lại di sản, quy định này chưa dự liệu được trường hợp người thừa kế bị ép buộc, lừa dối…
2.1.3 Di sản dùng vào việc thờ cúng:
Tại Điều 670: “Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần
di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế
và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng…” Trong trường hợp người để lại di sản dành một phần
di sản dùng vào việc thờ cúng thì khái niệm “một phần” có nghĩa là bao nhiêu? Là một phần hai (50%) hay là chỉ cần nhỏ hơn một…thì trong điều luật chưa có quy định cụ thể Ngoài ra pháp luật chỉ quy định rất chung nghĩa vụ của người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng chứ không quy định ró nghĩa vụ “Thờ cúng” là nghĩa vụ gì? Và thực hiện như thế nào là
“Đầy đủ” Và khi người nhận di sản thờ cúng không thực hiện “Đầy đủ” nghĩa vụ thờ cúng thì họ có phải chịu trách nhiệm gì không? Quyền lợi của những người quản lý di sản đối với khối di sản đó là gì? Tất cả những điều này pháp luật cũng chưa quy định rõ dẫn đến một sô tranh chấp phát sinh
Cụ thể như trường hợp của cụ Nguyễn Văn C Cụ Nguyễn Văn C có hai
vợ là cụ Nguyễn Thị S và cụ Nguyễn Thị B Cụ Nguyễn Văn C và cụ Nguyễn Thị S có bốn người con là: Ông Hiếu, ông Nghĩa, ông Lễ Cụ
Trang 9Nguyễn Văn C và cụ Nguyễn Thị B có một người con là ông Cẩm Cụ C chết năm 1947, cụ Nguyễn Thị S chết năm 1975 và cụ Nguyễn Thị B chết năm 1968 Tài sản mà ba cụ để lại có nhà và đất với tổng diện tích là 1355m2 Năm 1942, cụ Nguyễn Văn C lập di chúc để lại tài sản hương hỏa, giao cho con trai cụ Nguyễn Văn C là ông Hiếu toàn bộ tài sản trên để ở và thờ cúng tổ tiên Nhưng sau khi cụ Nguyễn Văn C mất, ông Hiếu đã đem bán một phần nhà đất cho người khác, nhà thờ cũng phá bỏ Khi ông Hiếu mất, con trai ông Hiếu phá bỏ nhà cũ đi, tự phân chia đất cho các anh em mình và tiếp tục bán một phần nhà đất cho người khác và không thực hiện đấy đủ nghĩa vụ thờ cúng Ông Cẩm làm đơn kiện đòi chia thừa kế nhưng bị đơn không đồng ý chia thừa kế với ý do nhag đất để ở và bị đơn hàng ngày vẫn thực hiện nghĩa vụ thờ hương hỏa, thờ cúng tổ tiên
Như vậy trong trường hợp thực tế trên, ta thấy rõ được những thiếu sót trong hệ thống pháp luật Tại Điều…BLDS chỉ quy định: “” còn nghĩa vụ thờ cũng đó là gì và khi người quản lý di sản dung vào việc thờ cùng thực hiện không đúng với ý nguyện của người lập di chúc thì có phải chụi tránh nhiêm gi không thì các quy định của pháp luật chưa hề đề cập tới Cụ thể tại trường hợp nay ông Hiếu và con trai đã không thực hiện đúng theo di chúc của cụ Nguyễn Văn C: phá bỏ nhà thờ, không thực hiện nghĩa vụ thờ cúng,
tự ý chia di sản dùng váo việc thờ cúng cho người khác, thực hiện các giáo dịch khác lien quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng vào mục đich của bản thân Nhưng việc làm này làm mất đi hết ý nghĩa pháp lý của di chúc (Tôn trọng quyền định đoạt của người để lại di sản) cũng như làm mất đi nhưng giá trị đức Mục đính của loại tài sản này là dùng để thờ cúng người đã khuất, thực hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc, khi người nhận di sản không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ này thì nên giao cho người khác thực hiện,
Trang 10nhưng người khác là ai? Và khi không có nhận nghĩa vụ này thì nên định đoạt khối di san này như thế nào? Thì pháp luật chưa quy định rõ
Tuy nhiên nếu tiếp cận vấn đề ở một góc độ khác thì ta hoàn thấy có một cái nhìn khác về vấn đề này Theo di chúc Nguyễn Văn C để toàn bộ khối di sản cho ông Hiếu ở và dùng vào việc thờ cúng, như vậy theo quy định của pháp luật … ông Hiếu hoàn toàn không có quyền sở hữu với khôi
di sản này mà chỉ có quyền quản lý và quyền sử dụng (bị hạn chế trong việc chỉ được dùng vào việc thờ cúng) Nếu vậy đứng vào vị trí của ông Hiếu sẽ thấy rất rõ ông Hiếu phải thực hiện rất nhiều nghĩa vụ nhưng lại không có quyền nào được pháp luật công nhận Chính sự bất cập này đã dẫn đến thực trạng những người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng mà đặc biệt người quản lý đó lại là người thân của người để lại di sản thì cũng đương nhiên chở thành chủ sở hữu với khối di sản Rồi từ đó mới phát sinh các vụ tranh chấp lien quan đến di sản dung vào việc thờ cúng như đã nêu trên
2.1.4 Về hình thức di chúc:
Pháp luật nước ta quy định khá rò ràng và chi tiết về vấn đề này, tuy nhiên cùng còn tồn tại nhiều điểm hạn chế Để thấy rõ được những hạn chế
đó chung ta xem xét trường hợp cụ thể sau đây: Ông Nguyễn Văn K và bà
Lê Thị M có ba người con là anh Nguyễn Anh T, chị Nguyễn Thị N và chị Nguyễn Thị H Ngày 2/4/2004, bà Lê Thị M chết không để lại di chúc, ngày 5/8/2006 và có để lại di chúc miệng với nội dung như sau: Tôi là Nguyên Văn K có để lại cho con trai tôi là Nguyễn Anh T căn nhà và đất ở trị giá 200.000.000 đồng còn lại hai người con gái của tôi là Nguyễn Thị N và Nguyễn Thị H đã đi lấy chồng cho mỗi người một cây vàng Di chúc miệng được anh Nguyễn Anh T thu bằng băng ghi âm lại Sauk hi ông Nguyễn Văn
K chết, chị Nguyễn Thị N và chị Nguyễn Thị H yêu cầu Tòa án chia di sản