1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc

21 1,8K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 41,46 KB

Nội dung

Đặc điểm:Di chúc thường được thể hiện thông qua một hình thức nhất định trong đó người lập di chúc sẽ bày tỏ ý chí của mình trong việc dịch chuyển tài sảncủa mình cho người khác sau khi

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Thừa kế theo di chúc là một chế định quan trọng của Bộ luật dân sự ViệtNam Các tranh chấp trong lĩnh vực này phát sinh đa dạng và ngày càng tăngnhanh về số lượng đòi hỏi việc giải quyết tại Tòa án phải kịp thời, đúng phápluật mới có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.Thựctiễn giải quyết các tranh chấp về thừa kế tại các Tòa án nhân dân cho thấy các

vụ án về thừa kế theo di chúc là loại việc phức tạp, yêu cầu đối với người giảiquyết phải có trình độ chuyên môn sâu, nắm vững các quy định của pháp luật

và áp dụng chính xác Vì vậy, dựa vào kiến thức Luật Dân sự 1 đã được học,

em xin chọn đề tài “Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc” làm bài tập học kì của mình.

Dù đã cố gắng song bài viết vẫn không thể tránh được những thiếu sót

và khiếm khuyết Em rất mong nhận được sự chỉ giáo của các thầy cô giúpcho bài viết được hoàn chỉnh hơn với sự cảm ơn chân thành nhất.!

Trang 2

b Đặc điểm:

Di chúc thường được thể hiện thông qua một hình thức nhất định trong

đó người lập di chúc sẽ bày tỏ ý chí của mình trong việc dịch chuyển tài sảncủa mình cho người khác sau khi họ chết với ý nghĩa di chúc luoonlaf căn cứ

để dựa vào đó thực hiện quá trình chuyển dịch tài sản của người chết chongười khác và nó bao hàm những đặc điểm sau:

Một là, Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải là của bất cứ chủ thể nào khác:

Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, qua việclập di chúc cá nhân đó làm xác lập một giao dịch dân sự về thừa kế, theo đó

họ sẽ định đoạt phần tài sản của mình cho những người khác mà không cầnbiết những người đó có đồng ý nhận di sản của mình hay không Ngoài ra dichúc chung của vợ chồng cũng vậy cho dù nó là sự thể hiện ý chị của hai vợchồng nhưng nó vẫn chỉ là ý chí đơn phương của một bên trong giao dịch dânsự

Hai là, di chúc thể hiện ý chí tự nguyện của chủ thể:

Trang 3

Dưới góc độ của khoa học pháp lí, hành vi lập di chúc được coi là hành

vi pháp lí đơn phương và là giao dịch dân sự, do vậy các quy định của phápluật về dân sự cũng được áp dụng đối với di chúc.Theo quy định tại điểm c,khoản 1 điều 122 BLDS năm 2005 thì : “ Người tham gia giao dịch hoàn toàn

tự nguyện” nên di chúc phải là sự thể hiện ý chí tự nguyện , đích thực củangười để lại tài sản

Người lập di chúc có ý định đẻ lại tài sản của mình cho cá nhân, tổchức hay nhà nước, đó là một nguyện vọng hoàn toàn chính đáng Di chúc làhình thức tuyên bố công khai ý chí chủ quan của một chủ thể, khi cả hai vợchồng lập di chúc chung thì hai cá nhân đó cũng là một phía chủ thể để lại tàisản trong việc thực hiện quyền định đoạt chủ sở hữu và không có gì có thểthúc ép, bắt buộc chủ thể lập di chúc có những nội dung trái với ý chí chủquan của họ Sự thể hiện ý chí của người lập di chúc không bị pháp luật ngăncấm, không ai có quyền can thiệp và cản trở ý chí của người lập di chúc chỉ bịkiểm soát bởi lí trí của họ

Ba là, mục đích của việc lập di chúc là nhằm dịch chuyển di sản của người chết cho người khác đã được xác định trong di chúc:

Mục đích lập di chúc là một nội dung quan trọng không thể thiếu được mộtbản di chúc nếu muốn được coi là một căn cứ để dịch chuyển tài sản củangười chết cho người còn sống khác thì không thể thiếu được nội dung này,chỉ với nội dung này thì di chúc mới thực sự là một phương tiện để người đểlại di sản thừa kế thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản của mình Hơn nữachỉ thông qua thừa kế, quyền sở hữu của một người đối với thành quả laođộng của mình mới được dịch chuyển từ đời này sang đời khác và đặc biệtngay cả khi họ chết quyền định đoạt tài sản của họ vẫn được pháp luật bảo vệ

và tôn trọng

Bốn là, di chúc là loại giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực pháp luật sau khi người lập di chúc chết:

Trang 4

Xuất phát từ việc di chúc là ý chí đơn phương của người lập ra nó nênngười lập di chúc luôn luôn có quyền tự mình thay đổi nội dung đã định đoạttrong di chúc hoặc có quyền hủy bỏ di chúc do vậy dù người lập di chúc đãlập di chúc xong di chúc nhưng vẫn còn sống thì những người thùa kế theo dichúc vẫn không có bất kỳ một quyền nào đối với tài sản của người lập dichúc, họ cũng chưa chắc chắn có được hưởng di chúc đó hay không Mặt khácpháp luật cũng cho phép nếu dự định đoạt trong di chúc đã lập không còn phùhợp với điều kiện, hoàn cảnh và tình cảm hiện tại thì người lập di chúc vẫn cóquyền sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ di chúc Vì vậy để một di chúc phát sinhhiệu lực pháp luật thì đòi hỏi người lập di chúc đã chết.

Thứ năm, di chúc có thể bị sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ:

Do di chúc là sự tuyên bố của một phía chủ thể theo mong muốn củangười lập di chúc nên họ hoàn toàn tự do trong việc bày tỏ ý chí sau cùng củamình Khác với sự thể hiện ý chí trong quan hệ tặng cho thông thường, khi tàisản được định đoạt thì quyền sở hữu chuyển giao và người đã tặng cho khôngthể sửa đổi, hủy bỏ hoặc thay thế ý chí trước đó; trong quá trình lập di chúc,

dù đã có sự cân nhắc, soạn thảo công phu thì khi còn sống họ vẫn có quyềnsửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc bất cứ lúc nào theo ý chí của mình được quyđịnh tại khoản 1 điều 662 BLDS 2005 Do vậy, khoản 5 , điều 667 BLDS

2005 quy định: “ Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với tài sản thì chỉbản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.”

Tuy nhiên, đối với di chúc chung của vợ chồng là trường hợp ngoại lệtheo quy định tại khoản 2, điều 664 BLDS thì nếu một người đã chết, người

vợ hay chồng còn sống chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần

di sản của mình và không có quyền thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập

I.2 Hình thức của di chúc:

Hình thức của di chúc là sự biểu hiện ý chí của người để lại di sản thừa

kế ra bên ngoài thế giới khách quan là sự chứa đựng nội dung của di chúc

Trang 5

theo một trình tự kết cấu nhất định Vì vậy , chia di chúc thành hai loại sau: dichúc bằng văn bản và di chúc miệng.

- Di chúc bằng văn bản: là loại di chúc được thể hiện dưới dạng chữ viết cóchứng nhận hoặc không có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩmquyền Di chúc bằng văn bản bao gồm các loại sau:

+ Di chúc bằng văn bản có người làm chứng (Đ656 BLDS)

+ Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng (Đ655 BLDS)

+ Di chúc bằng văn bản có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường,thị trấn chứng nhận của công chứng Nhà nước (Đ657 BLDS)

+ Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc đã được chứng thực, chứngnhận (Đ660 BLDS)

- Di chúc miệng: là sự bày tỏ bằng lời nói ý chí của người để lại di sản thừa

kế lúc còn sống trong việc định đoạt khối di sản của mình cho người khácsau khi mình chết

Tuy nhiên, Sau 3 tháng kể từ ngày lập di chúc miệng nếu người lập dichúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt và có điều kiện lập di chúc bằng vănbản thì di chúc miệng không còn giá trị Đây là trường hợp tự động mấthiệu lực của di chúc không cần phải thông qua thủ tục pháp lý nào

II Thừa kế theo di chúc:

II.1 Khái niệm thừa kế theo di chúc:

Thừa kế di sản nói chung là quá trình chuyển dịch tài sản và quyền sởhữu tài sản của người đã chết cho người còn sống Nếu việc dịch chuyển nàyđược thực hiện dựa trên ý chí tự nguyện của người chết thể hiện trong di chúc

mà họ để lại thì việc dịch chuyển tài sản này là theo phương thức thừa kế theo

di chúc Mặt khác nếu việc dịch chuyển trên được thực hiện theo hàng thừa

kế, điều kiện và trình tự thừa kế theo phấp luật quy định thì phương thức dịchchuyển này là thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo di chúc có những điểm khác biệt với thừa kế theo pháp

luật thể hiện như sau: Về ý chí của người để lại di sản, trong thừa kế theo di

Trang 6

chúc thì việc dịch chuyển di sản là theo ý chí của người để lại thừa kế đượcthể hiện trong di chúc họ để lại còn thừa kế theo pháp luật thì sự dịch chuyển

di sản là theo quy định của pháp luật trên cơ sở phỏng đoán, dự đoán mong

muốn chung của những người để lịa di sản Về người được hưởng di sản:

người hưởng thừa kế theo di chúc có thể là bất kì ai bao gồm cả tổ chức và cánhân đều được chỉ định hưởng không bị quy định bó hẹp trong phạm vi quan

hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng trong khi đó người được hưởng thừa kế

theo pháp luật phải là những người trong diện, hàng thừa kế theo quy định.Về

kỉ phần di sản được hưởng, do pháp luật tôn trọng quyền tự do ý chí của

người để lại di sản nên kỉ phần di sản được hưởng theo di chúc sẽ theo ý chícủa người để lại còn kỉ phần di sản được chia theo pháp luật thì những ngườicùng một hàng thheo ngừa kế sẽ được hưởng di sản là ngang nhau

Từ những phân tích trên ta thấy theo nghĩa khách quan: thừa kế theo dichúc là sự quy định của pháp luật để điều chỉnh quá trình dịch chuyển di sảncủa người chết cho người còn sống theo ý chí mà người đó thể hiện trong di

chúc có hiệu lực pháp luật.

Theo nghĩa chủ quan: Thừa kế theo di chúc là sự dịch chuyển di sảncủa người đã chết cho những người sống theo ý chí tự nguyện mà người chếtthể hiện trong di chúc mà họ để lại

Do đó có thể hiểu tổng quát từ hai góc độ trên :Thừa kế theo di chúc là

sự quy định của pháp luật để xác định khi nào việc dịch chuyển di sản của người đã chết cho người còn sống được thực hiện theo di chúc và việc thực hiện thừa kế theo di chúc phải tuân theo ý chí định đoạt của người để lại di sản khi mà ý chí đó là phù hợp theo quy định pháp luật.

I.2 Các điều kiện chia thừa kế theo di chúc:

- Điều kiện thứ nhất: Bản di chúc hợp pháp

Một di chúc được coi là hợp pháp khi nó đáp ứng được đầy đủ các điềukiện sau:

Trang 7

+ Di chúc là một giao dịch dân sự do vậy nó phải đáp ứng đầy đử các điềukiện chung của giao dịch dân sự đó là:

 Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể: năng lực chủ thể của di chúcphụ thuộc vào năng lực hành vi dân sự

 Người lập di chúc tự nguyện: lập di chúc là một giao dịch dân sự, cho nêncần phải có sự tự nguyện của người lập di chúc

 Nội dung của di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội: nội dung của dichúc là toàn bộ các vấn đề được thể hiện trong di chúc như họ và tên ngườiđược hưởng di sản, những tài sản mà họ được hưởng, các nghĩa vụ màngười thừa kế phải thực hiện và các vấn đề khác Những nội dung nàykhông vi phạm với điều cấm của pháp luật, không trái với truyền thốngvăn hóa, đạo đức dân tộc

 Hình thức của di chúc phải phù hợp với quy định của pháp luật

+ Ngoài ra di chúc là một giao dịch dân sự đơn phương do vậy BLDS 2005nước ta còn quy định một số vấn đề khác trong quá trình lập di chúc mà ngườilập phải tuân theo nhằm tăng cường tính xác thực của bản di chúc để qua đóbảo vệ ý nguyện của người để lại di sản Theo quy định tại khoản 3,4,5 Điều

652 BLDS thì đối với di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc ngườikhông biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và công chứnghoặc chứng thực; Với di chúc bằng văn bản không có công chứng hoặc chứngthực phải do chính người lập di chúc viết tay hoặc kí vào bản di chúc; Với dichúc miệng thì người di chúc miệng phải thể hiện ý chí cuối cùng của mìnhtrước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứngghi chép lại cùng kí tên hoặc điểm chỉ, trong thời hạn năm ngày kể từ ngàyngười di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được côngchứng, chứng thực

- Điều kiện thứ hai: Di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật

Một di chúc hợp pháp, không bị sửa đổi, thay thế hay hủy bỏ vẫn cókhông có hiệu lực pháp luật vì những nguyên nhân ngoài ý chí của người lập

Trang 8

di chúc làm cho di chúc không thể hiện được Đó là những di chúc rơi vàotrường hợp sau:

Một là : Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thờiđiểm với người lập di chúc

Căn cứ vào điều 635 BLDS thì nếu người thừa kế là cá nhân phải làngười còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thờiđiểm mở thừa kế nhưng phải thành thai trước khi người đẻ lại di sản chết, còn

là cơ quan, tổ chức thì cơ quan tổ chức đó phải tồn tại vào thời điểm mở thừa

kế Mặt khác thừa kế thế vị không đặt ra trong trường hợp thừa kế theo dichúc, do vậy nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức có tên trong di chúc mà chếttrước, chết cùng thời điểm với người lập di chúc hoặc không còn tồn tại vàothời điểm mở thừa kế thì coi như không có người thừa kế theo di chúc

Hai là: Người thừa kế khước từ quyền hưởng di sản

Vì di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương vì vậy ý chí đó chỉ làm phát sinhviệc thừa kế khi người được hưởng thừa kế trong di chúc tiếp nhận di sản

Ba là: người thừa kế theo di chúc không được quyền hưởng di sản.Những người có tên trong di chúc là những người được hưởng di sản vì ngườilập di chúc đã định đoạt cho họ hưởng nhưng những người này lại bị phápluật không cho hưởng vì họ đã có những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức

xã hội đã được quy định tại điều 643 BLDS

Bốn là : Di sản được xác định trong di chúc không còn thời điểm mởthừa kế

Như vậy để bản di chúc có hiệu lực pháp luật và phát sinh quan hệ thừa

kế theo di chúc thì bản di chúc không rơi vào một trong những sự kiện trên

Nói tóm lại để phát sinh quan hệ chia thừa kế theo di chúc thì di chúcphải đáp ứng đủ hai điều kiện là di chúc hợp pháp và phải phát sinh hiệu lựcpháp luật trên thực tế

Trang 9

B NỘI DUNG

I Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc :

I.1 Thực tiễn việc giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc trong những năm qua:

Kết quả giải quyết xét xử các vụ án dân sự cơ bản được quần chúng nhândân đồng tình và ủng hộ, bảo vệ được tài sản của Nhà nước , quyền và lợi íchhợp pháp của công dân tạo điều kiện ổn định cho các quan hệ xã hội, thúc đẩygiap lưu dân sự và có những đóng góp quan trọng vào tiến trình phát triểnkinh tế xã hội ở địa phương

Trước thực trạng tranh chấp chia thừa kế hiện nay, toà án nhân dân cáccấp đã nhân thức rõ trách nhiệm của mình với tư cách là người thay mặt nhànước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp một cách côngbằng và thoả đáng nhất Để nhân dân có thể tin tưởng vào những phán quyếtcủa mình các thẩm phán, thư ký phụ trách giải quyết tranh chấp chia thừa kếkhông ngừng học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng nhưkinh nghiệm thực tế để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ được giao

Ngay từ khi mới tiếp xúc với vụ án, việc tìm hiểu những vấn đề của sựviệc được chú trọng nhằm tìm ra bản chất, nguyên nhân của tranh chấp để cóhướng đi đúng đắn trong quá trình giải quyết Do trình độ hiểu biết pháp luậtcủa người dân còn hạn chế nên trong quá trình giải quyết vụ án gặp rất nhiềukhó khăn Đòi hỏi người thẩm phán phải là người kiên trì, nhẫn nại trong việctiếp xúc với các đương sự tạo tâm lý tin tưởng, thoải mái để giải quyết vụ ánđược thuận lợi Trên thực tế có những vụ nguyên đơn tới toà làm thủ tục khởi

Trang 10

kiện nhưng sau khi được cán bộ tiếp dân giải thích rõ những quy định củapháp luật hiện hành, phân tích bản chất của quan hệ đang tranh chấp thì họ đãhiểu ra vấn đề và rút đơn khởi kiện Đối với những vụ việc có đầy đủ căn cứ

để thụ lý giải quyết thì cán bộ toà án tận tình giúp đỡ các đương sự về mặtpháp lý, tạo điều kiện để giải quyết tranh chấp được tiến hành nhanh chóng

Công tác hoà giải được chú trọng đã nâng cao hiệu quả giải quyết tranhchấp chia thừa kế giúp giảm bớt những chi phí tốn kém trong quá trình kiệntụng kéo dài mà vẫn giữ được mối quan hệ tốt giữa các bên tranh chấp.Theo

số liệu thống kê, tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội năm 2006 giải quyết 8

vụ tranh chấp về chia thừa kế thì 3 vụ đã tiến hành hoà giải thành chiếm37,5% tổng số vụ án giải quyết Năm 2007 giải quyết 10 vụ thì 4 vụ hoà giảithành chiếm 40% Đầu năm 2008 giải quyết 4 vụ thì 1 vụ hoà giải thànhchiếm 25% Phần lớn những tranh chấp hoà giải thành là do đã biết khai tháctriệt để yếu tố tình cảm trong quá trình hoà giải dựa trên những quy định cụthể của pháp luật mà các thẩm phán phụ trách đã thành công trong việc giúp

đỡ các đương sự tự thoả thuận với nhau Đối với loại vụ việc tranh chấp phứctạp như là tranh chấp chia thừa kế thì đây thực sự là kết quả đáng khích lệ

b Hạn chế:

Mặc dù đã đạt một số kết quả nhưng công tác giải quyết những tranhchấp tại các tòa án vẫn bộc lộ những tồn tại, hạn chế Thực tiễn giải quyết cáctranh chấp về thừa kế theo di chúc trong ngành tòa án nói chung đã cho thấy

những sai sót phổ biến là: “ Việc xác định di sản không đúng, phân chia thừa kế không hợp lí, việc tính công sức cho người có công duy trì khối tài sản còn tùy tiện, chủ quan” Một số án bị hủy, bị sửa gây khó khăn cho việc

thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, làm giảm sút lòng tin củaquần chúng nhân dân vào cơ quan pháp luật

Bên cạnh đó, do trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế, vì vậy đa sốcác di chúc được lập theo hình thức miệng hoặc không để lại di chúc Mặc dùvấn đề về tranh chấp chia thừa kế đã được các văn bản luật và văn bản dưới

Ngày đăng: 29/01/2016, 15:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w