1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực tiễn

79 2,5K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 403,5 KB

Nội dung

Trờng đại học vinh Khoa giáo dục chính trị GIảI QUYếT TRANH CHấP Về THừA Kế THEO DI CHúC, MộT Số VấN Đề LUậN THựC TIễN khóa luận tốt nghiệp đại học ngành cử nhân chính trị luật Ngời hớng dẫn: ThS. Phạm Thị Thúy Liễu Sinh viên thực hiện: Lê Văn Châu Lớp: 49B1 Chính trị Luật Nghệ An 2012 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm Khóa luận tốt nghiệp, bản thân đã nỗ lực cố gắng để hoàn thành tốt khóa luận. Tuy nhiên, trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp bản thân cũng đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình hiệu quả cả về vật chất lẫn tinh thần hay những tiền đề luận cần thiết của bạn bè, gia đình, những người thân thích, các thầy cô giáo . Đặc biệt, được sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn Phạm Thị Thúy Liễu đã giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận này. Vì thế, cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến: - Trường Đại học Vinh, khoa Giáo dục chính trị, khoa Luật các thầy cô giáo đã cho tôi những tiền đề luận cần thiết để thực hiện việc nghiên cứu đề tài hoàn thành tốt khóa luận này. - Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Thúy Liễu – người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận này. - Gia đình bạn bè đã động viên, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần, luôn sát cánh bên tôi giúp tôi hoàn thành tốt công việc của mình. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện khóa luận do năng lực trình độ có hạn nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót mong quý thầy cô bạn đọc có những phản hồi bổ sung để khóa luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Thừa kế tài sản là một chế định pháp luật quan trọng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, thể hiện sự bảo hộ của Nhà nước đối với quyền sở hữu tài sản riêng của cá nhân. Di sản thừa kế của công dân được để lại rất phong phú về chủng loại, đa dạng về tính năng sử dụng; bao gồm: động sản, bất động sản. Trong giai đoạn hiện nay, khi xã hội phát triển về mọi mặt, trong đó có hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ để tạo ra của cải vật chất. Tài sản của mỗi cá nhân được xác lập do hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế ngày càng lớn đa dạng. Do vậy, khi một cá nhân qua đời thì việc lập di chúc việc hưởng di sản của người đó trở thành một vấn đề lớn trong xã hội, được nhiều người quan tâm. Di chúc là sự bày tỏ ý chí của người để lại di sản nhằm định đoạt toàn bộ hoặc một phần tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của mình cho một hoặc nhiều người sau khi người đó chết. Bộ Luật Dân sự Việt Nam giành cả một Chương (Chương XXIII) với 28 Điều (từ Điều 646 đến 673) quy định về thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên, các quy định về thừa kế theo di chúc vẫn còn nhiều điểm gây tranh luận cả về luận lẫn thực tiễn áp dụng pháp luật, từ đó dẫn đến những tranh chấp xảy ra xoay quanh vấn đề thừa kế theo di chúc là không ít trong xã hội hiện nay. Những khó khăn thường được thể hiện trong việc xác định phải có những điều kiện gì thì di chúc mới được coi là hợp pháp, điều kiện của người lập di chúc, ý chí của người lập di chúc, nội dung của di chúc hình thức của di chúc. Trong thực tiễn thì các quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc, hiệu lực của di chúc hay cách phân chia 2/3 suất của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc… còn có những cách hiểu khác nhau, dẫn tới việc nhận định quyết định không giống nhau của một số bản án giải quyết cùng một vụ án tranh chấp về thừa kế theo di chúc. Hàng năm có hàng ngàn vụ án kiện về thừa kế mà Tòa án nhân dân các cấp phải giải quyết, nhưng pháp luật về thừa kế những quy định pháp luật khác liên quan đến thừa kế chưa thật sự đồng bộ thống nhất, vì thế nhiều vụ tranh chấp thừa kế đã phải xét xử nhiều lần mà tính thuyết phục không cao. Nhiều bản án, quyết định của Tòa án vẫn bị coi là chưa "thấu tình đạt lý" . Từ thực trạng này, việc lựa chọn vấn đề "Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề luận thực tiễn " để nghiên cứu thực hiện đề tài khoá luận tốt nghiệp là đáp ứng được yêu cầu về tính cấp thiết trong luận trong thực tiễn thi hành, áp dụng pháp luật. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Thừa kế theo di chúc vừa là vấn đề rộng phức tạp, vừa có lịch sử hình thành phát triển khá phong phú. Chế định thừa kế nói chung thừa kế theo di chúc nói riêng được qui định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 đã hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu khoa học về thừa kế theo di chúc cũng không nhiều. Một số bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí, trên các báo . mới chỉ dừng ở mức độ trả lời các câu hỏi về áp dụng pháp luật vào quan hệ thừa kế cụ thể hoặc mới chỉ tập trung vào một số khía cạnh như: Về thời 4 điểm mở thừa kế, về điều kiện của những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, về quyền thừa kế của người con nuôi hay phân tích một tranh chấp để xác định chủ thể hưởng di sản thừa kế theo pháp luật… Vấn đề thừa kế nói chung còn được nghiên cứu khái quát ở một số sách chuyên khảo có tính chất phổ thông, như: Thừa kế của công dân Việt Nam từ 1945 đến nay, NXB Tư Pháp 2004, sách chuyên khảo của T.S Phùng Trung Tập, Luật thừa kế Việt Nam, NXB Hà Nội 2007, sách chuyên khảo của T.S Phùng Trung Tập. Ngoài ra, trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu ở bậc sau đại học, các luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Vĩnh về "Thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam", luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hồng Bắc về "Vấn đề thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam", luận văn thạc sĩ của Nguyễn Minh Tuấn về "Những qui định chung về quyền thừa kế trong Bộ luật Dân sự Việt Nam", luận văn thạc sĩ của Đinh Thị Duy Thanh về "Chế định thừa kế trong Bộ luật Dân sự Việt Nam", luận văn thạc sĩ của Chế Mỹ Phương Đài về "Thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam" . Những công trình nghiên cứu của các tác giả nói trên chủ yếu mới dừng ở phạm vi phân tích các quy định của pháp luật đưa ra những tình huống giả thiết để bình luận các quy định của pháp luật. Việc chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề luận thực tiễn” để tìm hiểu về vấn đề này một cách hệ thống toàn diện cả về luận thực tiễn. 3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu 3.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ nội dung, cơ sở luận thực tiễn của các quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc thông qua việc phân tích các quy định của Pháp luật Dân sự hiện hành về di chúc, hình thức di chúc, các điều kiện có hiệu lực của di chúc, đánh giá thực trạng những tranh chấp dân sự liên quan đến thừa kế theo di chúc đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc ở nước ta. 5 3.2. Nhiệm vụ Nhằm mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài dự kiến có các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Luận giải những vấn đề luận thực tiễn đang đặt ra như: + Các vấn đề luận về pháp luật thừa kế; + Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật thừa kế theo di chúc; + Một số vấn đề về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc; - Đánh giá thực trạng các tranh chấp Dân sự về tài sản thừa kế liên quan đến thừa kế theo di chúc. - Nghiên cứu tham khảo tài liệu đã công bố liên quan đến đề tài. - Đưa ra những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc. 4. Phạm vi nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này được xác định trong phạm vi các quy phạm pháp luật Việt Nam về thừa kế theo di chúc thừa kế nói chung trong Bộ luật Dân sự 2005. Do mức độ phức tạp trong lĩnh vực thừa kế nói chung vấn đề thực tiễn của nước ta nói riêng, trong đề tài khoá luận tốt nghiệp này không thể đề cập giải quyết được vấn đề thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Cùng với việc nghiên cứu các quy phạm pháp luật, trong đề tài khoá luận cũng đề cập phân tích thực tiễn thi hành áp dụng các quy phạm thừa kế theo di chúc, nhất là thực tiễn giải quyết các tranh chấp thừa kế trong ngành Toà án nhân dân. Ngoài ra, khi phân tích các quy định cụ thể, cũng tham khảo thêm một số quy định tương ứng trong pháp luật một số nước để so sánh đưa ra những kết luận, kiến nghị có tính tham khảo nhất định. 5. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp luật, luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, 6 những phương pháp khoa học khác như: So sánh, phân tích, tổng hợp, thống cũng được sử dụng để giải quyết những vấn đềđề tài đã đặt ra. Một số vụ án giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc cũng được sử dụng có chọn lọc để bình luận các số liệu thống của ngành Tòa án nhân dân cũng được tham khảo để việc nghiên cứu được toàn diện sâu sắc hơn 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo khoá luận được kết cấu làm 3 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề luận về pháp luật thừa kế Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc Chương 3: Một số định hướng giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc CH ƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT THỪA KẾ THEO DI CHÚC 1.1. Thừa kế các nguyên tắc về thừa kế 1.1.1. Khái niệm thừa kế quyền thừa kế Thừa kế là quan hệ tài sản, nhưng là quan hệ tài sản có tính đặc thù. Trong các quan hệ dân sự khác, các bên chủ thể đều còn sống ý chí của các bên được thể hiện đồng thời khi xác lập giao dịch, còn quan hệ thừa kế di sản chỉ phát sinh khi bên có tài sản chết hoặc được xác định là đã chết. Vậy, thừa kế được hiểu là "sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống". Quyền thừa kế là chế định pháp luật quan hệ thừa kế là quan hệ pháp luật dân sự được các quy phạm pháp luật điều chỉnh phù hợp với những điều kiện, trình tự để lại di sản nhận di sản . của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó. Nếu thừa kế tồn tại trong mọi hình thái kinh tế - xã hội thì quyền thừa kế chỉ phát sinh khi xã hội phân chia giai cấp có nhà nước. Pháp luật về thừa kế phản ánh bản chất giai cấp tồn tại trong mỗi chế độ xã hội nhất định 7 có thể thay đổi phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội nhất định của mỗi quốc gia. Tất cả sự quy định của nhà nước nhằm tác động, điều chỉnh quá trình dịch chuyển tài sản từ một người đã chết sang người còn sống sẽ hình thành khái niệm quyền thừa kế theo nghĩa khách quan của nó. Quyền thừa kếmột chế định của ngành luật dân sự bao gồm một tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh quá trình dịch chuyển những lợi ích vật chất từ người chết cho những người còn sống khác. Việc ghi nhận xác định các quyền, nghĩa vụ nói trên không phải hoàn toàn do ý chí chủ quan tuyệt đối của giai cấp lãnh đạo xã hội, dù rằng pháp luật là ý chí của giai cấp đó. Bằng ý chí chủ quan của mình trên cơ sở dựa vào điều kiện vật chất của xã hội, Nhà nước ta đã ghi nhận các quyền cũng như xác định các nghĩa vụ trong lĩnh vực thừa kế cho các cá nhân các chủ thể khác. Pháp luật của bất kỳ nhà nước nào cũng phải xuất phát từ cơ sở kinh tế, phù hợp với thực tế khách quan do cơ sở kinh tế của xã hội quyết định. Khi chế độ kinh tế thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi tương ứng trong sự quy định của pháp luật. Thừa kế nói chung là quá trình dịch chuyển di sản từ người đã chết cho người còn sống. Nếu quá trình dịch chuyển này được thực hiện dựa trên ý chí của người đã chết thể hiện trong di chúc mà họ để lại sẽ được gọi là: Thừa kế theo di chúc. Mặt khác, nếu sự dịch chuyển trên được thực hiện “Theo hàng thừa kế, điều kiện trình tự thừa kế do pháp luật qui định” sẽ được gọi là: Thừa kế theo pháp luật. 1.1.3. Các nguyên tắc thừa kế Những nguyên tắc pháp luật thừa kế ở Việt Nam được áp dụng chung cho cả hai hình thức thừa kế theo di chúc thừa kế theo pháp luật đã xuất 8 hiện ngay từ khi có những văn bản pháp luật đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Dựa trên những nguyên tắc về quyền dân sự cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 1946. Sác lệnh số 97- SL ngày 22/5/1950 đã quy định những nguyên tắc bình đẳng giữa nam nữ: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. Nguyên tắc này được coi như định hướng chủ đạo trong việc xây dựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự nói chung quan hệ thừa kế tài sản nói riêng trong các văn bản pháp luật sau này. Những nguyên tắc pháp luật thừa kế đã thể hiện rõ bản chất những đặc trưng pháp luật về thừa kế ở nước ta, vì vậy từ năm 1945 đến nay, nhìn chung những nguyên tắc đó không thay đổi. Những nguyên tắc pháp luật về thừa kế ở Việt Nam có thể kể đến cụ thể như sau: Thứ nhất, nguyên tắc tôn trọng ý chí của người có quyền thừa kế. Người có quyền thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam là công dân, tổ chức. Quyền thừa kế thuộc về cá nhân được thể hiện theo hai chủ thể nhất định, đó là chủ thể để lại tài sản chủ thể hưởng thừa kế di sản. Quyền thừa kế thuộc về tổ chức được thể hiện theo một chủ thể nhất định, đó là chủ thể hưởng thừa kế di sản (chỉ trong trường hợp thừa kế theo di chúc). - Đối với cá nhân người để lại tài sản, với tư cách là chủ sở hữu hợp pháp đối với những tài sản của mình, cá nhân có quyền lập di chúc để thể hiện quyền định đoạt tài sản của bản thân sau khi họ chết. Di chúc là hình thức xác định ý chí của cá nhân trong việc định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình trước khi chết. Quyền của người lập di chúc bao gồm: 1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; 2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế; 3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; 4. Chỉ định người giữ di chúc, người quản di sản, người phân chia di sản. 9 Quyền định đoạt của người có tài sản lập di chúc chỉ có hiệu lực khi việc định đoạt bằng di chúc thoả mãn các điều kiện về di chúc hợp pháp được quy định tại điều 652 Bộ luật dân sự. Nếu người lập di chúc không tuân theo những điều kiện của di chúc hợp pháp thì di chúc đó bị xác định là không hợp pháp. Tuy ý chí của người có tài sản được pháp luật bảo hộ tôn trọng nhưng quyền định đoạt của người có tài sản không phải là tuyết đối. Trong một số trường hợp, pháp luật có quy định quyền của những người thừa kế có liên quan tới người lập di chúc, đó là quyền của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Như vậy, quyền định đoạt tài sản của người để lại di chúc không vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật thừa kế. Quyền tự do ý chí của cá nhân được thể hiện không những trong việc lập di chúc để định đoạt tài sản của họ mà còn thể hiện ngay trong việc họ không lập di chúc để định đoạt tài sản để lại sau khi họ chết. Đây cũng là cách thể hiện ý chí của cá nhân bằng việc không lập di chúc để định đoạt tài sản của họ mà ý chí đó thể hiện ở việc chỉ để di sản của họ cho những người có quyền thừa kế theo pháp luật. Quyền từ chối nhận di sản thừa kế được pháp luật cho phép nếu phù hợp với điều kiện, nguyên tắc, thời hạn theo quy định trên. Nhưng nếu người thừa kế từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ về tài sản của bản thân cá nhân họ với người khác thì pháp luật không chấp nhận. Điều kiện kinh tế của người có quyền hưởng thừa kế trước khi nhận di sản là không thoả mãn cho việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người đó với người khác nhưng do muốn trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản đó mà đã thể hiện quyền tự do ý chí của mình bằng việc không nhận di sản thì không được pháp luật thừa nhận, người thừa kế này buộc phải nhận di sản để thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với người có quyền. 10 . luật về thừa kế theo di chúc CH ƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT THỪA KẾ THEO DI CHÚC 1.1. Thừa kế và các nguyên tắc về thừa kế 1.1.1. Khái niệm thừa. học vinh Khoa giáo dục chính trị GIảI QUYếT TRANH CHấP Về THừA Kế THEO DI CHúC, MộT Số VấN Đề Lý LUậN Và THựC TIễN khóa luận tốt nghiệp đại học ngành cử

Ngày đăng: 18/12/2013, 20:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Giáo trình luật Dân sự Việt Nam của trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật Dân sự Việt Nam
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
8. Giáo trình luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (2005), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (2005)
Tác giả: Giáo trình luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2005
9. Thừa kế của công dân Việt Nam từ 1945 đến nay, Nxb Tư pháp 2004, sách chuyên khảo của t.s Phùng Trung Tập Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thừa kế của công dân Việt Nam từ 1945 đến nay
Nhà XB: Nxb Tư pháp 2004
10. Luật thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội 2007, sách chuyên khảo của t.s Phùng Trung Tập Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật thừa kế Việt Nam
Nhà XB: Nxb Hà Nội 2007
11. Luật sư Lê Kim Quế (1994), 90 câu hỏi – đáp pháp luật về thừa kế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 90 câu hỏi – đáp pháp luật về thừa kế
Tác giả: Luật sư Lê Kim Quế
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1994
12. Luật sư Trần Hữu Bền và tiến sĩ Đinh Văn Thanh (1995), Hỏi đáp về pháp luật thừa kế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp về pháp luật thừa kế
Tác giả: Luật sư Trần Hữu Bền và tiến sĩ Đinh Văn Thanh
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 1995
14. Ph. Ăngghen (1961), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước
Tác giả: Ph. Ăngghen
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1961
16. Từ điển giải thích luật ngữ luật học (1999), trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển giải thích luật ngữ luật học (1999)
Tác giả: Từ điển giải thích luật ngữ luật học
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 1999
1. Bộ luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 Khác
2. Bộ luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1995 Khác
5. Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 Khác
19. Http: // Www.vietlaw.biz 20. Http: // tailieu.vn Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w