Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
192,5 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN KỲ LOAN GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 6 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Sinh học Mã số: 62.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, năm 2016 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Đình Trung Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Văn Hồng Trường Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên Phản biện 2 : PGS.TS Mai Văn Hưng Trường Đại học Giáo dục Phản biện 3: TS Ngô Văn Hưng Bộ Giáo dục và Đào tạo Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi … giờ … ngày … tháng… năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1- Lê Đình Trung (chủ biên) - Trịnh Nguyên Giao, Nguyễn Kỳ Loan (2010), Trọng tâm kiến thức và bài tập Sinh học 6, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam 2- Lê Đình Trung (chủ biên) - Nguyễn Kỳ Loan (2012), Đổi mới phương pháp dạy học và những bài dạy minh họa Sinh học 6, Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm 3- Nguyễn Kỳ Loan (2013), Khai thác kiến thức Sinh học 6 để dạy học một số nội dung giáo dục môi trường, Tạp chí Giáo dục, kỳ 1- 12, số 323 4- Nguyễn Kỳ Loan (2014), Nguyên tắc chỉ đạo tích hợp và quy trình tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Sinh học 6, Tạp chí Giáo dục, kỳ 1-6, số 335 5- Lê Đình Trung, Nguyễn Kỳ Loan (2015), Giáo dục môi trường trong dạy học Sinh học 6 theo chủ đề, Tạp chí Giáo dục, kỳ 2-10, số 368 1 Mở đầu 1 Lí do chọn đề tài 1.1 Việc đổi mới phương pháp dạy học ở phổ thông hiện nay được xác định theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho người học và dạy học tích hợp các môn khoa học Đặc biệt trước những thách thức gặp phải ở nhà trường khi lượng tri thức của nhân loại ngày càng tăng, nguồn thông tin và phương thức truyền tải thông tin ngày càng đa dạng, nhiều nội dung cần giáo dục cho học sinh hơn trong khi thời gian dạy học trên lớp không thể tăng thêm Thực tiễn đòi hỏi phải có biện pháp tích hợp các nội dung giáo dục vào những phần nội dung kiến thức có liên quan trong chương trình môn học một cách hiệu quả Hiện tại và tương lai trong dạy học ở nhà trường vấn đề tích hợp các môn học mang tính chủ đạo tạo hiệu quả nhận thức, vận dụng và hành động cao 1.2 Dạy học tích hợp là xu thế tất yếu phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Đặc biệt, tích hợp GDMT trong dạy học là hướng đi phù hợp yêu cầu đổi mới Giáo dục của Đảng, đổi mới phương pháp dạy và học theo tinh thần Nghị quyết TW2 khóa VIII “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học…” Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng lần thứ 8 khoá XI đã ra Nghị quyết riêng về Đổi mới giáo dục và đào tạo trong đó định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tích hợp Tích hợp giữa kiến thức môn học với những nội dung giáo dục cần cho cuộc sống mang lại niềm vui hứng thú cho học sinh, tạo sự 2 trải nghiệm khám phá thế giới, tạo niềm tin vào bản thân, vào khoa học và tạo sự trưởng thành 1.3 Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề đưa GDMT vào nhà trường Quyết định 1363/QĐ -TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” với mục tiêu giáo dục học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân có hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về BVMT Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện xây dựng giáo trình, bài giảng về GDBVMT, đưa nội dung GDMT và BVMT vào chương trình giáo dục, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến 2010 và định hướng đến năm 2020 Chiến lược nêu rõ: Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững, giải pháp thực hiện chiến lược có liên quan đến giáo dục là “tuyên truyền, giáo dục ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường” Luật Bảo vệ môi trường nêu “Giáo dục về môi trường là một nội dung của chương trình chính khóa các cấp học phổ thông.” (Điều 107) 1.4 Việt Nam đã tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro, Brazil vào năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tại Johannesburg, Nam Phi 2002, và đã ký Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển, Chương trình nghị sự toàn cầu 21 GDMT trong trường phổ thông 3 góp phần tiến đến đạt được những cam kết của Việt Nam trong tiến trình bảo vệ MT chung toàn cầu 1.5 Thực tiễn cho thấy có thể lấy quá trình tổ chức dạy học Sinh học làm nền tảng, làm cơ sở để thực hiện GDMT góp phần hình thành tri thức và đạo đức môi trường Với những lí do trên đây chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Giáo dục môi trường trong dạy học Sinh học 6 ở trường THCS” 2 Mục đích nghiên cứu Xây dựng các chủ đề tích hợp GDMT vào nội dung kiến thức sinh học 6 và tổ chức dạy học các chủ đề nhằm vừa nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức môn học vừa hình thành tri thức, thái độ, hành vi về MT cho học sinh 3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: DH tích hợp GDMT trong dạy học môn Sinh học 6 ở trường THCS - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Sinh học 6 ở trường THCS 4 Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được các chủ đề tích hợp GDMT vào nội dung Sinh học 6 và và tổ chức dạy học theo một quy trình hợp lí, thì sẽ vừa nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức môn Sinh học, vừa hình thành tri thức, thái độ, hành vi về MT cho học sinh 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu những vấn đề về cơ sở lí luận của dạy học tích hợp, biện pháp tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học nói chung và dạy học Sinh học 6 nói riêng; 4 5.2 Điều tra thực trạng GDMT và tích hợp GDMT trong dạy học môn học ở trường THCS; 5.3 Phân tích nội dung Sinh học 6 để xác định các chủ đề tích hợp GDMT; 5.4 Xây dựng quy trình thiết kế chủ đề tích hợp GDMT trong nội dung Sinh học 6 Đề xuất quy trình tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp nội dung GDBVMT trong quá trình dạy học Sinh học 6; 5.5 Nghiên cứu đề xuất phương pháp, biện pháp để tổ chức tích hợp GDMT bằng các chủ đề trong dạy học Sinh học 6; 5.6 Xây dựng bộ câu hỏi, bài tập làm công cụ đánh giá hiệu quả tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học 6; 5.7 Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả tích hợp theo chủ đề trong thực hiện mục tiêu dạy học Sinh học 6 và GDMT về kiến thức, thái độ, hành vi 6 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lí thuyết; Điều tra thực trạng; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp thực nghiệm; Phương pháp thống kê 7 Phạm vi nghiên cứu Tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học 6 qua một số biện pháp dạy học theo hướng tích hợp theo chủ đề 8 Đóng góp mới của luận án 8.1 Góp phần hoàn thiện cơ sở lí luận về tích hợp, chủ đề tích hợp, dạy học tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học nói chung và trong dạy học Sinh học 6 ở trường THCS nói riêng; 5 8.2 Phát triển chương trình tích hợp nội dung GDMT vào chủ đề dạy học Sinh học 6 trên cơ sở phân tích mục tiêu, nội dung, phương pháp Sinh học 6 với các nguyên lý giáo dục bảo vệ MT để xác định mối quan hệ giữa 2 nội dung đó trong dạy học theo chủ đề; 8.3 Đề xuất biện pháp GDMT trong dạy học Sinh học 6 bằng dạy học theo chủ đề; 8.4 Đề xuất quy trình xây dựng chủ đề tích hợp GDMT vào nội dung kiến thức sinh học 6 và quy trình tổ chức dạy học theo chủ đề; 8.5 Xây dựng được 5 chủ đề để GDMT trong dạy học Sinh học 6 8.6 Thiết kế được bộ câu hỏi bài tập làm công cụ đánh giá hiệu quả tích hợp GDMT với tri thức Sinh học 6 trong dạy học theo chủ đề 9 Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài Chương 2: Tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học 6 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 6 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lược sử nghiên cứu về GDMT và tích hợp GDMT 1.1.1 Lược sử nghiên cứu về GDMT 1.1.1.1 Trên thế giới Vấn đề GDMT được quan tâm đến trên toàn thế giới kể từ Hội nghị liên hợp quốc về Môi trường và Con người tổ chức ở Stockholm (Thụy Điển) năm 1972 Tiếp sau đó là Hội thảo quốc tế về GDMT được tổ chức năm 1975 ở Belgrade Đến tháng 10 năm 1977, Hội nghị liên minh các chính phủ của UNESCO về GDMT ở Tbilisi Trên thế giới hiện nay vấn đề GDMT được nghiên cứu và thực hiện ở nhiều nước, như Ấn Độ, Anh, Mỹ, Úc, Canada, Ý, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Hung ga ri theo những cách khác nhau 1.1.1.2 Ở Việt Nam Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường bắt đầu được quan tâm ở Việt Nam từ những năm 80 của thế kỷ XX Theo các hướng cơ bản: Một là, Nghiên cứu các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học sự sống góp phần tìm ra bản chất cấu trúc và quá trình sống để tìm cách tác động tích cực vào môi trường Hai là, Nghiên cứu khoa học giáo dục, các hình thức, biện pháp giáo dục nhằm tổ chức các hoạt động nội/ ngoại khóa, tuyên truyền, giới thiệu, nâng cao nhận thức cho học sinh, hình thành kĩ năng, thái độ, thói quen bảo vệ môi trường Ba là, Nghiên cứu cải tiến phương pháp, phương tiện và các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá trong dạy học, tích hợp GDMT vào đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học môn học Các nghiên cứu về GDMT được thực hiện trong một số luận án tiến sĩ Tuy nhiên, đến nay việc triển khai thực hiện vẫn còn những khó khăn, lúng túng từ phía giáo viên về phương pháp, phương tiện, 9 thành một kiểu hành vi về các vấn đề liên quan đến chất lượng môi trường” (IUCN, 1970) GDMT là một quá trình phát triển nhận thức, kiến thức, sự hiểu biết về MT, thái độ cân bằng và tích cực về MT và phát triển những kỹ năng làm cho học sinh có thể tham gia vào việc quyết định chất lượng của MT * Nguyên tắc GDMT: - Đảm bảo GDMT mang tính văn hóa, xã hội: - Đảm bảo nguyên tắc GDMT là một nội dung của môn học Sinh học, là sản phẩm tất yếu của dạy học Sinh học - Đảm bảo sự thống nhất, giao thoa 3 chiều giữa GD trong MT, về MT và vì MT - Đảm bảo tính đa chiều: - Đảm bảo tính thực tiễn: - Đảm bảo tính liên tục: - Nêu cao trách nhiệm cá nhân của học sinh với cải thiện MT: * Mục tiêu GDMT: GDMT hướng đến hình thành nhận thức và tính nhạy cảm về môi trường ở người học Biết áp dụng kiến thức, kỹ năng và có thái độ tham gia tích cực chủ động vào việc duy trì và cải thiện chất lượng MT, qua đó góp phần phát triển đạo đức MT Cách tiếp cận GDMT trong dạy học: Trong, về, vì MT 1.2.1.3 Khái niệm tích hợp: Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latinh (integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể” Có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau vào một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy * Khái niệm tích hợp trong giáo dục: 10 - Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học” 1.2.1.4 Khái niệm về dạy học tích hợp Theo D'arbon (1972) tích hợp trong khoa học có nghĩa là môn học cần được thiết kế và trình bày để phản ánh các khái niệm thống nhất cơ bản của khoa học Các môn học được thiết kế và trình bày theo cách học sinh thu nhận được khái niệm về sự hợp nhất của khoa học, thường là tiếp cận các vấn đề bản chất của khoa học, và giúp cho các em có sự hiểu biết về vai trò và chức năng của khoa học trong cuộc sống hàng ngày và trong thế giới mà các em đang sống” Khabele (1975) đã định nghĩa tích hợp khoa học như là một cách tiếp cận để giảng dạy khoa học, trong đó trình bày các khái niệm và nguyên tắc diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học và tránh nhấn mạnh quá sớm hoặc quá mức sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau, không nhận ra ranh giới truyền thống của các môn học khi trình bày các chủ đề [114] Bajah (1983) định nghĩa tích hợp khoa học là một cách tiếp cận để giảng dạy khoa học, trong đó các khái niệm và nguyên tắc được trình bày diễn tả sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn mạnh quá sớm hoặc thái quá sự phân biệt giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau Lý thuyết về tích hợp đã trở thành cơ sở cho các lĩnh vực nghiên cứu về Lý thuyết hệ thống, Khoa học Quản lý, Điều khiển học 1.2.1.5 Khái niệm chủ đề và chủ đề tích hợp Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Chủ đề là vấn đề chủ yếu được đặt ra trong tác phẩm, toát lên từ nội dung và theo một hướng tư tưởng nhất định Chủ đề gắn bó với đề tài, nói lên cách tiếp cận, khai thác và khám phá vấn đề trong phạm vi cuộc sống của đề tài đó 11 Theo từ điển tiếng Anh: Chủ đề là mục tiêu chính của một nội dung chẳng hạn như một cuốn sách, bài nói chuyện, hay triển lãm nghệ thuật, hay một cuộc thảo luận Chủ đề trong dạy học: Là một đơn vị kiến thức tương đối trọn vẹn mà khi học xong chủ đề người học có thể vận dụng kiến thức đã học được để giải quyết một vấn đề thực tiễn hoặc giải quyết một vấn đề trong bối cảnh mới Tùy theo phạm vi rộng hay hẹp mà chủ đề có giá trị khác nhau trong dạy học 1.2.1.6 Vai trò của dạy học theo chủ đề - Làm cho quá trình học tập trở nên có ý nghĩa - Dạy học theo chủ đề gắn học với hành, nhà trường và xã hội - Phát huy tối đa dạy học tích hợp - Rèn luyện và hình thành cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề 1.2.2 Vai trò của GDMT và dạy học tích hợp GDMT theo chủ đề trong dạy học Sinh học GDMT làm cho mỗi con người có trách nhiệm công dân với MT với tư cách mỗi con người là một cư dân của hành tinh 1.2.3 Cơ sở khoa học của tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học - Sinh học là môn khoa học về sự sống nghiên cứu là cấu trúc, cơ chế và các quá trình sinh học ở các cấp độ tổ chức sống phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sự tương tác giữa chúng với nhau và với môi trường Sinh vật vừa là thành phần cấu tạo nên môi trường, vừa là đối tượng chịu tác động của môi trường, do đó nội dung kiến thức môn Sinh học có nhiều cơ hội thuận lợi để giáo dục MT 1.2.4 Các mức độ dạy học tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học 1.2.4.1 Các hướng tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học - Tích hợp trong nội bộ môn học (tích hợp nội môn): - Tích hợp liên môn: - Tích hợp xuyên môn: 1.2.4.2 Các mức độ tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học 12 + Mức độ 1: Liên hệ + Mức độ 2: Lồng ghép + Mức độ 3: Khai thác 1.3 Thực trạng GDMT và tích hợp GDMT vào các môn học ở trường THCS 1.3.1 Mục đích điều tra thực trạng Đánh giá tình hình tích hợp GDMT ở các trường THCS về các mặt: nội dung, mức độ, hình thức, nguồn tài nguyên dạy học… 1.3.2 Nội dung điều tra thực trạng Gồm 6 nội dung: Mức độ thực hiện GDMT; Các phương pháp và hình thức GDMT; Nguồn tài nguyên; Các chủ đề; Những khó khăn; Lợi ích của GDMT với học sinh (theo GV) 1.3.3 Phương pháp điều tra - Sử dụng các phiếu hỏi (xem phụ lục), phỏng vấn, dự giờ GV và nghiên cứu các giáo án lên lớp của GV 1.3.4 Phạm vi điều tra Điều tra 858 giáo viên đang đứng lớp ở 40 trường THCS thuộc 10 sở giáo dục và đào tạo: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định, Tuyên Quang, Lai Châu, Hà Giang 1.3.5 Kết quả điều tra Chúng tôi đã thu được kết quả điều tra về 6 vấn đề sau: - Về mức độ thực hiện GDMT cho học sinh thông qua dạy học môn học - Về hình thức (biện pháp) GDMT GV sử dụng trong dạy học bộ môn - Nguồn tài nguyên GDMT được GV sử dụng trong dạy học để GDMT - Các chủ đề tích hợp được GV lựa chọn sử dụng trong dạy học - Những khó khăn GV gặp phải khi thực hiện GDMT trong dạy học bộ môn - Nhận thức của GV về lợi ích GDMT mang lại cho học sinh 13 Thực tiễn cho thấy GV ở trường THCS hiện nay gặp không ít khó khăn, nhất là về phương pháp, biện pháp tích hợp GDMT một cách hiệu quả Thực trạng đòi hỏi cần nghiên cứu phương pháp, biện pháp tích hợp và đưa ra một quy trình tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học ở trường THCS Chương 2 TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 6 2.1 Phát triển chương trình tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học 6 2.1.1 Xác định mục tiêu, nội dung GDMT 2.1.2 Phân tích nội dung, mục tiêu chương trình Sinh học 6 Đối với chương trình Sinh học 6, chúng tôi phân tích cấu trúc một cách khái quát thì nội dung SH6 gồm có 2 phần lớn sau: + Phần 1: Thực vật: nghiên cứu cơ thể thực vật với tư cách là cây cá thể, một hệ thống cơ thể toàn vẹn và thống nhất với môi trường, cấu tạo, hoạt động chức năng của các cơ quan, bộ phận của cây và vai trò của nó đối với MT và con người + Phần 2: Các nhóm sinh vật khác (Vi khuẩn, nấm, địa y, các nhóm thực vật khác: tảo, rêu) Đây là phần nội dung kiến thức rất quan trọng để tích hợp GDMT, nó giúp cho học sinh có được sự hiểu biết về đa dạng của sinh giới, bước đầu hình thành khái niệm đa dạng sinh học và ý nghĩa của đa dạng sinh học đối với hệ sinh thái bền vững Hơn nữa, các nhóm thực vật khác như tảo, rêu là những đại diện có vai trò quan trọng trong sinh quyển và các hệ sinh thái, mang tiềm năng GDMT lớn có thể khai thác trong quá trình dạy học - Với 2 mạch cấu trúc hóa như trên đề tài sẽ đưa ra được một cấu trúc khái quát hơn đó là thể hiện được quan hệ logic giữa tri thức MT và BVMT với tri thức môn Sinh học 6 2.1.2.2 Mục tiêu Sinh học 6 Phân tích mục tiêu Sinh học 6 về kiến thức, kỹ năng, thái độ 2.1.3 Xác định khả năng GDMT được tích hợp trong Sinh học 6 14 Xác định khả năng GDMT có thể tích hợp trong nội dung Sinh học 6 và mối quan hệ giữa các nội dung (chủ đề) GDMT và nội dung Sinh học 6 2.1.4 Xác định tên chủ đề GDMT và chủ đề nội dung Sinh học tương ứng Từ sản phẩm mối quan hệ giữa chủ đề Sinh học và chủ đề GDMT tương ứng, chúng tôi xác định các nội dung GDMT trong dạy học Sinh học 6 2.1.5 Thiết lập bảng ma trận mối quan hệ giữa kiến thức Sinh học 6 và nội dung GDMT có thể tích hợp Trên cơ sở bảng ma trận về mối quan hệ giữa nội dung GDMT và nội dung Sinh học 6 qua từng chủ đề Chúng tôi xác định chi tiết từng vấn đề Sinh học và vấn đề GDMT được khai thác từ kiến thức Sinh học 6 qua từng chủ đề để biên soạn các giáo án dạy học theo chủ đề 2.2 Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp Chúng tôi thiết lập quy trình xây dựng chủ đề Sinh học 6 để dạy học tích hợp GDMT gồm 4 bước (Hình 2.1) B1 Xác định tên chủ đề, mục tiêu chủ đề gắn với mục tiêu GDMT Hình 2.1: Quy trình xây dựng chủ đề Sinh học để tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học 6 B2 Xác định nội dung kiến thức SH6 theo chủ đề và nội dung GDMT có thể được tải trong SH6 B3 Xác định các hoạt động dạy học chính cho chủ đề B4 Xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá cho chủ đề 15 16 2.3 Quy trình tổ chức dạy học chủ đề Hình 2.2: Quy trình tổ chức dạy học Sinh học theo chủ đề Bước 1 Nêu tên và mục tiêu chủ đề học tập, nguồn tài liệu Bước 2 Thành lập các nhóm học tập Bước 3 Tổ chức thực hiện hoạt động dạy học theo chủ đề Bước 4 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chủ đề 2.4 Ví dụ xây dựng chủ đề Cơ thể thực vật với MT * Bước 1: Xác định tên chủ đề, mục tiêu chủ đề: - Tên chủ đề: Cơ thể thực vật với MT - Mục tiêu của chủ đề: Sau khi học xong chủ đề này, học sinh phải đạt được một số yêu cầu đặt ra về kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực - Xác định nguồn tài liệu đó là: + Nội dung kiến thức Sinh học 6 và nội dung GDMT được tải trong chủ đề Chủ đề Cơ thể thực vật và MT bao gồm những nội dung sau: * Cấu tạo của cơ thể thực vật * Hoạt động chức năng của cơ thể thực vật: 17 * Vai trò của các bộ phận cơ thể thực vật đối với cơ thể TV, với hệ sinh thái (MT), con người Những nội dung cốt lõi của chủ đề là cơ sở cho việc tích hợp GDMT vào nội dung Sinh học 6 được chúng tôi trình bảy ở Bảng 2.3: Trên cơ sở xác định nội dung SH6 và nội dung GDMT theo chủ đề Cơ thể TV và MT, chúng tôi xác định hệ thống câu hỏi gắn kết cơ thể TV với GDMT - Bước 2: Thành lập các nhóm học tập: GV tổ chức hoạt động phân loại nhóm ngẫu nhiên hay do HS tự chọn, nhóm có thể giữ nguyên trong suốt quá trình học tập một chủ đề hoặc thay đổi theo từng hoạt động như đã phân tích - Bước 3: Xây dựng các hoạt động dạy học chính cho chủ đề Dựa mối quan hệ giữa kiến thức Sinh học 6 và kiến thức GDMT tích hợp vào Sinh học 6, chúng tôi xây dựng và gợi ý một số hoạt động dạy học cho chủ đề khi dạy học kiến thức về bộ phận cấu tạo của cơ thể thực vật (Rễ cây) * Hoạt động 1: Khởi động GV có thể cho học sinh quan sát một số loại rễ và cho học sinh động não bằng câu hỏi: Hãy thảo luận và viết ra vai trò của rễ đối với đời sống của cây và con người? * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Kiến thức bao gồm các hoạt động thành phần: * Tiểu hoạt động 1: Xác định các loại rễ của một số cây mà học sinh biết? * Tiểu hoạt động 2: Xác định các miền của rễ cây và các đặc điểm cấu tạo, chức năng của mỗi miền * Tiểu hoạt động 3: Tìm hiểu chức năng hút nước của rễ cây 18 * Tiểu hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của bộ rễ đối với đời sống của cây và đối với MT * Tiểu hoạt động 5: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động sống của bộ rễ? * Tiểu hoạt động 6: Các biện pháp bảo vệ cho bộ rễ phát triển - Hoạt động 3: Hoạt động thực hành Có thể sử dụng một bài thực hành để gắn kiến thức đã học được với hoạt động thực hành GV cho học sinh lên phương án chuẩn bị và tiến hành các bước bấng 1 cây từ trong vườn đem trồng trong chậu hoặc đưa vào một vị trí phù hợp trong sân trường - Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng + Bộ rễ có vai trò như thế nào đối với cây và đối với đời sống của chúng ta? GV có thể cho học sinh tham khảo và giải thích cơ sở khoa học của một số mô hình trồng cây chắn gió, bão và cải tạo đất - Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi mở rộng Tìm hiểu vai trò của rễ cây đối với đời sống con người và MT ở địa phương - Bước 4: Xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá cho chủ đề Các câu hỏi được sử dụng để kiểm tra đánh giá phải trả lời được những vấn đề của câu hỏi cốt lõi: Rễ và vai trò của rễ đã được chỉ ra từ chủ đề 2.5 Tổ chức dạy học Sinh học 6 theo chủ đề để tích hợp GDMT 2.6 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả GDMT trong dạy học Sinh học 6 Để đánh giá hiệu quả GDMT trong dạy học Sinh học 6 chúng tôi dựa trên các tiêu chí về: Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ, Sự tham gia Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 19 1.1 Mục đích thực nghiệm Xác định mức độ khả thi GDMT trong dạy học Sinh học 6 dựa trên các chủ đề nội dung Sinh học 6 3.2 Đối tượng, địa điểm và thời gian thực nghiệm 3.2.1 Đối tượng thực nghiệm - Chúng tôi chọn 16 lớp 6 làm lớp đối chứng và 16 lớp 6 làm lớp thực nghiệm theo mục tiêu nghiên cứu 3.2.2 Địa điểm nghiên cứu thực nghiệm - Thực nghiệm được tiến hành ở 12 trường THCS thuộc 3 sở giáo dục và đào tạo: Hà Nội, Hải Dương, Tuyên Quang 3.2.3 Thời gian thực nghiệm: - Năm 2012-2013: Thực nghiệm thăm dò - Năm 2013-2014: Thực nghiệm chính thức trên 16 lớp thực nghiệm và 16 lớp đối chứng 3.3 Nội dung thực nghiệm: - Xác định mức độ đạt được về các nội dung GDMT trên cơ sở dạy học theo chủ đề ở lớp thực nghiệm - Xác định mức độ đạt được về tri thức Sinh học 6 khi dạy học theo chủ đề - Xác định một số kỹ năng của học sinh đạt được về GDMT khi dạy học Sinh học 6 theo các chủ đề đã xây dựng 3.4 Phương pháp thực nghiệm: - Chọn GV có kinh nghiệm ở các trường THCS đã có thâm niên từ 7 năm trở lên, trước khi tham gia giảng dạy chúng tôi tổ chức tập huấn về nội dung, các chủ đề, phương pháp và biện pháp tổ chức lên lớp từng chủ đề Sau đó cho GV thực nghiệm dạy thăm dò các bài để rút kinh nghiệm về phương pháp và chỉnh sửa nội dung đặc biệt là các hoạt động cho từng chủ đề Tiến hành dạy thực nghiệm song song ở 20 lớp đối chứng và lớp thực nghiệm Sau khi dạy học theo chủ đề chúng tôi có tổ chức kiểm tra đánh giá theo bộ câu hỏi về 3 nội dung như ở phần 3.1 Kết quả thực nghiệm được sử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 để xác định các tham số thống kê 3.5 Tổ chức dạy thực nghiệm - Thực nghiệm được tiến hành trên 16 lớp đối chứng và 16 lớp thực nghiệm được tiến hành song song với 3 tiểu chủ đề Thân, Rễ, Lá có tích hợp nội dung GDMT Lớp đối chứng được dạy theo phương pháp thông thường theo quy định hướng dẫn GV của Bộ Giáo dục và Đào tạo Lớp thực nghiệm được dạy theo chủ đề 3.6 Kết quả thực nghiệm 3.6.1 Kết quả phân tích trước thực nghiệm - Xác định mức độ đạt được về các nội dung GDMT và kĩ năng học tập ở học sinh lớp 6 THCS Trước khi dạy học ở lớp đối chứng và thực nghiệm chúng tôi cho kiểm tra đánh giá nội dung trên bằng một đề gồm 20 câu hỏi liên quan trực tiếp về GDMT 3.6.2 Kết quả phân tích trong và sau thực nghiệm 3.6.2.1 Xác định mức độ đạt được về các nội dung GDMT và kĩ năng học tập thông qua nội dung GDMT ở học sinh lớp 6 THCS Sau khi dạy học ở lớp đối chứng và thực nghiệm chúng tôi cũng đánh giá nội dung trên bằng một đề gồm 20 câu hỏi liên quan trực tiếp về GDMT (Xem phiếu 1- Phụ lục) Bảng 3.3: So sánh về nội dung GDMT và kĩ năng học tập trong 2 nhóm nghiên cứu trước và sau thực nghiệm Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Nội dung Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN 21 Số lượng 533 533 496 496 Mean 1 6.7 7.1 6.9 7.8 SD 2.02 1.08 2.16 1.07 P 0.001 0.001 Mean 2 7.2 7.3 7.1 7.9 SD 1.96 2.01 2.03 1.81 P 0.411 0.0001 Mean 1: Điểm TB nội dung GDMT Mean 2: Điểm TB kĩ năng học tập Biểu đồ 3.2: Biểu đồ so sánh về nội dung GDMT và kĩ năng học tập trong 2 nhóm nghiên cứu trước và sau thực nghiệm Chúng tôi phiên giải kết quả thu được như sau: Cả 2 phương pháp dạy học đều tác động tích cực lên hoạt động nhận thức của HS Nhưng phương pháp dạy học theo chủ đề mà chúng tôi thiết lập đã nâng cao thành tích học tập của học sinh 3.6.1.3 Xác định kết quả đạt được về KT SH6 khi dạy học theo chủ đề Căn cứ vào kết quả thống kê cho thấy có sự khác nhau rõ rệt giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm về sự phân bố phần trăm mức độ học tập mà HS đạt được sau một quá trình học theo chủ đề và theo cách hướng dẫn dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo Tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học 6 có ý nghĩa tạo ra sự thay đổi tích cực về nhận thức, kĩ năng học tập của HS có tác dụng kép vừa làm tốt việc dạy học GDMT với việc học tri thức SH6 khi tổ chức dạy học theo chủ đề Kết quả phân tích cho thấy sự thay đổi có ý nghĩa và đáng tin cậy KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận 1.1 Đề tài nghiên cứu đã góp phần làm rõ cơ sở lí luận của dạy học tích hợp, các nội dung cơ bản về MT và GDMT trong dạy học Sinh học nói chung và dạy học SH6 nói riêng Các nghiên cứu 22 về lí luận đã chỉ rõ muốn GDMT trong dạy học SH6 thì dạy học theo chủ đề là có hiệu quả nhất; 1.2 Dựa trên kết quả điều tra đề tài đã chỉ ra được các thực trạng hiện nay về GDMT trong dạy học nói chung và dạy học Sinh học 6 nói riêng ở trường THCS Đây là vấn đề định hướng cho nghiên cứu đề tài luận án để đưa ra biện pháp có hiệu quả hơn đưa GDMT vào dạy học Sinh học 6 theo hướng tích hợp theo chủ đề; 1.3 Đề tài đã đưa ra được logic phát triển chương trình tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học 6 qua việc phân tích nội dung MT, GDMT và các tri thức Sinh học 6 để tạo ra sự kết trộn hài hòa giữa 2 nguồn tri thức trong việc thiết kế chủ đề dạy học Sinh học và GDMT; 1.4 Trên cơ sở phân tích nội dung GDMT và nội dung Sinh học 6, đề tài đã xây dựng quy trình thiết kế chủ đề và quy trình tổ chức dạy học theo chủ đề và ví dụ để tường minh hóa cách xây dựng và cách tổ chức dạy học theo chủ đề 1.5 Đề xuất được bộ tiêu chí đánh giá 17 kĩ năng biểu hiện khi học nội dung GDMT qua chủ đề Sinh học, bước đầu đã rút ra được kết luận sơ bộ về hiệu quả GDMT qua dạy học theo chủ đề trong dạy học SH6 1.6 Bước đầu xây dựng được bộ câu hỏi Sinh học và bộ câu hỏi về nội dung GDMT làm công cụ để vừa đánh giá chất lượng học Sinh học và chất lượng GDMT, vừa làm công cụ cho dạy học từng phần trong các chủ đề Sinh học đã được xây dựng 1.7 Qua thực nghiệm sư phạm bước đầu cho thấy dạy học theo các chủ đề tích hợp Sinh học 6 với GDMT vừa đảm bảo dạy 23 học được các nội dung GDMT, vừa đảm bảo chất lượng dạy học Sinh học góp phần nâng cao năng lực thực tiễn cho học sinh 2 Đề nghị 2.1 THCS là bậc học rất quan trọng và cần thiết để tác động đến hình thành những giá trị tích cực với MT Đây là giai đoạn có thể tác động vào cảm xúc cũng như hình thành kỹ năng xã hội, vì vậy cần phải nghiên cứu sâu hơn trên đối tượng học sinh THCS ở Việt Nam qua chương trình tổng thể các môn học ở THCS, xác định những nội dung GDMT phù hợp với đối tượng để nghiên cứu xây dựng các chủ đề tích hợp phù hợp với chương trình THCS theo hướng cải cách giáo dục sắp triển khai 2.2 Cần tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào các hoạt động trong thực tiễn môi trường xã hội ở các nội dung Sinh học 7, 8, 9 THCS và 10, 11, 12 ở THPT 2.3 Cần phối hợp đa dạng các hình thức dạy học phù hợp với các kiểu học tập khác nhau của học sinh, phát huy tối đa tiềm năng của người học để GDMT đạt hiệu quả cao hơn và phát triển năng lực chung và chuyên biệt ở học sinh tốt hơn 2.4 Tổ chức tập huấn cho giáo viên về xây dựng các chủ đề theo hướng tích hợp nội môn, liên môn, xuyên môn để tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực người học ... quy trình tích hợp GDMT dạy học Sinh học trường THCS Chương TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 2.1 Phát triển chương trình tích hợp GDMT dạy học Sinh học 2.1.1 Xác định mục tiêu,... GDMT dạy học mơn Sinh học trường THCS - Khách thể nghiên cứu: Q trình dạy học mơn Sinh học trường THCS Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng chủ đề tích hợp GDMT vào nội dung Sinh học và tổ chức dạy học. .. Sinh học để dạy học số nội dung giáo dục mơi trường, Tạp chí Giáo dục, kỳ 1- 12, số 323 4- Nguyễn Kỳ Loan (2014), Nguyên tắc đạo tích hợp quy trình tích hợp giáo dục mơi trường dạy học Sinh học