1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học Sinh học Trung học phổ thông

109 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 10,56 MB

Nội dung

Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng tích hợp giáo dụcgiới tính trong dạy học Sinh học ở trường THPT - Điều tra hiểu biết của học sinh về sức kh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH -

LÊ THỊ THANH KHUYÊN

TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TRONG

DẠY HỌC SINH HỌC BẬC THPT

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Vinh, năm 2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ THANH KHUYÊN

TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TRONG DẠYHỌC SINH HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Sinh học

Mã số: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

TS HOÀNG VĨNH PHÚ

Vinh, năm 2012

Trang 3

L ỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp

đỡ của các thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè, và người thân

Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo – TS Hoàng Vĩnh Phú - người

đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm đề tài

Tôi cũng xin cảm ơn các thầy, các cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thứcquý báu trong quá trình đào tạo Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộcông nhân viên và các em học sinh trường THPT Đinh Bạt Tụy, trường THPT LêHồng Phong, trường THPT Thái Lão đã giúp tôi trong quá trình điều tra thu thập sốliệu thực tiễn

Cảm ơn các bạn trong lớp đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập cũng nhưchia sẻ tài liệu, đóng góp ý kiến giúp tôi làm tốt đề tài của mình

Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi sai sót, rất mong sự đóng góp

ý kiến của thầy cô và các bạn để công trình nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn

Vinh, ngày 08 tháng 10 năm 2012 Học viên thực hiện

Lê Thị Thanh Khuyên

Trang 4

MỤC LỤC 1

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 3

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH 4

MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Mục đích nghiên cứu 7

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 7

5 Giả thiết khoa học 7

6 Phương pháp nghiên cứu 8

7 Những đóng góp mới của đề tài 11

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học ở trường THPT 12

1.1 Cơ sở lý luận 12

1.1.1 Lý thuyết về vận dụng tích hợp giáo dục giới tính trong giáo dục 12

1.1.2 Vận dụng tích hợp giáo dục giới tính trong giảng dạy sinh học 20

1.2 Cơ sở thực tiễn 24

1.2.1 Tình hình nghiên cứu về vận dụng tích hợp giáo dục giới tính trong giáo dục 24

1.2.1.1 Trên thế giới 24

1.2.1.2 Ở Việt Nam 31

1.2.2 Thực trạng hiểu biết của học sinh THPT về sức khoẻ sinh sản vị thành niên và tình dục an toàn 36

1.2.3 Thực trạng vận dụng tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học ở trường phổ thông 38

Chương 2 Vận dụng tích hợp giáo dục giới tính vào trong dạy học sinh học ở trường THPT 40

Trang 5

2.1 Các nội dung kiến thức SH THPT có thể vận dụng tích hợp giáo dục giới

tính 40

2.2 Hướng dẫn soạn giáo án có vận dụng tích hợp giáo dục giới tính 43

Chương 3 Thực nghiệm sư phạm 88

3.1 Mục đích thực nghiệm 88

3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 88

3.3 Nội dung thực nghiệm 88

3.4 Phương pháp thực nghiệm 88

3.4.1 Chọn đối tượng thực nghiệm 88

3.4.2 Bố trí thực nghiệm 89

3.4.3 Tiến hành kiểm tra 89

3.5 Xử lí số liệu 89

3.6 Kết quả thực nghiệm 90

3.6.1 Phân tích định lượng 90

3.6.2 Phân tích định tính 98

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99

1 Kết luận 99

2 Kiến nghị 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

Trang 6

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNHBảng 3.1: Kết quả một lần kiểm tra thực nghiệm ở HS lớp 10

Bảng 3.2: Tần suất fi ( %) số học sinh lớp 10 đạt điểm Xi

Bảng 3.3 : Tần số hội tụ tiến ( f↑ ) số HS lớp 10 đạt điểm Xi trở lên

Bảng 3.4: Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa lớp TN và lớp ĐC

Bảng 3.5: Kết quả hai lần kiểm tra thực nghiệm ở HS lớp 11

Bảng 3.6: Kết quả bài kiểm tra lần 1 của HS lớp 11

Bảng 3.7: Tần suất (%) số HS lớp 11 đạt điểm Xi trong bài kiểm tra 1

Bảng 3.8: Tần số hội tụ tiến ( f↑ ) số HS lớp 11 đạt điểm Xi trở lên trong bài kiểmtra 1

Bảng 3.9: Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa lớp TN và lớp ĐC (lớp 11) trongbài kiểm tra 1

Bảng 3.10: Kết quả bài kiểm tra lần 2 của HS lớp 11

Bảng 3.11: Tần suất (%) số HS lớp 11 đạt điểm Xi trong bài kiểm tra 2

Bảng 3.12: Tần số hội tụ tiến ( f↑ )số HS lớp 11 đạt điểm Xi trở lên trong bài kiểmtra 2

Bảng 3.13: Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa lớp TN và lớp ĐC (lớp 11) trongbài kiểm tra 2

Bảng 3.14: Bảng so sánh các tham số đặc trưng qua 3 bài kiểm tra

Bảng 3.15: Tỉ lệ xếp loại HS qua 3 lần kiểm tra

Hình 2.1: Quá trình hình thành trứng, tinh trùng

Hình 2.2: Sự phát triển của nang trứng

Hình 2.3: Hình ảnh nang trứng cấp 1

Hình 2.4: Cấu trúc của virut HIV

Hình 2.5: Virut HIV tấn công và phá huỷ tế bào limphô T

Hình 2.6: Virut Herpes

Hình 2.7: Virut viêm gan siêu vi B

Hình 2.8: Cấu tạo tinh hoàn

Hình 2.9: Vị trí của các tế bào kẽ

Hình 2.10: Cấu tạo buồng trứng

Trang 8

Hình 2.11: Sự thụ tinh

Hình 2.12: Sơ đồ cơ chế điều hoà sinh tinh

Hình 2.13: Sơ đồ cơ chế điều hoà sinh trứng

Hình 2.14: Sự thay đổi nồng độ các hoocmon trong chu kì rụng trứng

Hình 2.15: Thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm

Hình 2.16: Bơm tinh trùng vào trứng

Hình 2.28: Một đám cưới giữa 2 anh em con Già con Dì

Hình 2.29: Kết hôn cận huyết ảnh hưởng đến đời sống và chất lượng dân sốHình 2.30: Hội chứng tơcnơ

Hình 2.31: Chọc dò dịch ối

Hình 2.32: Sinh thiết tua nhau thai

Hình 2.33: Siêu âm

Hình 3.1: Biểu đồ biểu diễn tần suất ( fi ) bài kiểm tra của HS lớp 10

Hình 3.2: Đường biểu diễn tần suất hội tụ tiến ( f↑ ) bài kiểm tra của HS lớp 10Hình 3.3: Đường biểu diễn tần suất hội tụ tiến ( f↑ ) bài kiểm tra lần 1

Hình 3.4: Đường biểu diễn tần suất hội tụ tiến ( f↑ ) bài kiểm tra lần 2

Hình 3.5: Biểu đồ phân loại HS qua các bài kiểm tra

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập Sự phát triển củathông tin đại chúng, nhu cầu giao lưu, học hỏi của giới trẻ đặt ra thử thách mới chogiáo dục là phải đổi mới về nội dung và hình thức Nội dung giáo dục kỹ năng sống

đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào dạy học cho học sinh ở trường phổthông dưới nhiều hình thức khác nhau Ở Việt Nam, giáo dục kỹ năng sống đangđược tiếp cận thông qua các khoá tập huấn cho giáo viên các trường phổ thông Mộttrong những nội dung quan trọng của giáo dục kỹ năng sống đó là giáo dục giớitính, giáo dục sức khoẻ vị thành niên, tình dục an toàn, đựoc gọi tắt là giáo dục giớitính

Quỹ dân số Liên hiệp quốc đánh giá thanh thiếu niên Việt Nam đang thiếu sựgiáo dục cơ bản về sức khoẻ sinh sản nhưng lại đang được tăng cường những trảinghiệm thực tế tình dục Theo số liệu công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 27tháng 11 năm 2008, ở Việt Nam có khoảng 23,8 triệu người ở độ tuổi vị thành niên

và thành niên Trong đó có 7,6% số người có quan hệ tình dục trước hôn nhân ViệtNam vẫn đang là nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới Tính trung bình mỗinăm có khoảng 300 nghìn ca nạo phá thai ở độ tuổi 15 đến 19

Hiện nay vấn đề giới tính và tình dục đã được nhìn nhận cởi mở và thẳngthắn hơn, nhưng tâm lí e ngại vẫn còn Giới trẻ được tiếp cận thông tin chưa đầy đủ

và không kiểm duyệt thông qua internet Theo thống kê của Google, Việt Nam làmột trong những nước có câu lệnh tìm kiếm chứa từ khoá “sex” nhiều nhất thế giới

Sự hiểu biết và sàng lọc thông tin ở giới trẻ đang còn hạn chế Bởi vậy, giáo dụcgiới tính vẫn đang là vấn đề cần thiết và cấp bách

Chương trình phổ thông chưa có bô môn riêng về giáo dục giới tính Việcgiáo dục giới tính thường được một số giáo viên lồng ghép vào các môn học nhưgiáo dục công dân, sinh học… Việc lồng ghép kiến thức giáo dục giới tính vào cácmôn học cũng mang tính tự phát do chưa có tài liệu hướng dẫn chuẩn của các cấpquản lí Sự cân đối giữa thời gian giảng dạy và nội dung kiến thức môn học cũnggây khó khăn không nhỏ trong qua trình giảng dạy Vì thế giải pháp vận dụng tíchhợp giáo dục giới tính trong giảng dạy đang được xem là biện pháp khả thi nhất

Trang 10

Môn sinh học là môn học phù hợp nhất cho việc tích hợp giáo dục giới tínhcho học sinh trong trường phổ thông Để góp phần giáo dục kiến thức giới tính chohọc sinh phổ thông một cách tự nhiên thông qua các bài học trên lớp, chúng tôi

chọn đề tài “Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học ở bậc THPT”.

2 Mục đích nghiên cứu:

Góp phần nâng cao nhận thức của HS về giáo dục giới tính, giúp học sinh tựđiều chỉnh hành vi để sống, học tập và rèn luyện tốt hơn

3 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng tích hợp giáo dụcgiới tính trong dạy học Sinh học ở trường THPT

- Điều tra hiểu biết của học sinh về sức khoẻ sinh sản vị thành niên, tình dục

an toàn của học sinh THPT trên địa bàn thực nghiệm

- Điều tra thực trạng về vận dụng tích hợp kiến thức giáo dục giới tính trongdạy học sinh học của giáo viên các trường THPT

- Phân tích nội dung chương trình sinh học THPT để xác định địa chỉ vậndụng tích hợp kiến thức giáo dục giới tính

- Thiết kế một số giáo án mẫu có vận dụng tích hợp giáo dục giới tính

- Thực nghiệm giảng dạy các giáo án mẫu để kiểm nghiệm hiệu quả của việctích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Chương trình sinh học THPT

- Khách thể nghiên cứu: Giáo viên dạy sinh học và học sinh một số trườngTHPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An

5 Giả thuyết khoa học

Nếu vận dụng tích hợp giáo dục giới tính một cách hợp lí thì sẽ giúp nângcao nhận thức của học sinh về sức khoẻ sinh sản vị thành niên và tình dục an toàn

mà không ảnh hưởng đến nội dung, thời gian của môn học

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng và nhànước trong công tác giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học

Nghiên cứu các tài liệu : Lý luận dạy học sinh học, tài liệu bồi dưỡng chuyênmôn và các tài liệu có liên quan đến đề tài làm cơ sở lý luận cho đề tài

Nghiên cứu tài liệu lý luận về dạy học tích hợp và việc vận dung tích hợpGDMT trong dạy học sinh học THPT

6.2 Phương pháp chuyên gia

Trang 11

Gặp gỡ, trao đổi với những nhà sư phạm, các chuyên gia về lĩnh vực mìnhđang nghiên cứu, lắng nghe sự tư vấn của các chuyên gia để định hướng cho việctriển khai đề tài.

6.3 Phương pháp điều tra cơ bản

Điều tra về thực trạng, phân tích nguyên nhân hạn chế của việc tích hợpGDGT trong dạy học sinh học THPT và thực trạng hiểu biết của học sinh THPT vềkiến thức GDGT

6.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Các lớp thực nghiệm và đối chứng ở mỗi trường do một GV giảng dạy, đồngđều về thời gian, nội dung kiến thức, điều kiện dạy học và hệ thống câu hỏi đánh giásau mỗi tiết học

- Trong quá trình thực nghiệm, thảo luận với giáo viên bộ môn ở các trường đểthống nhất nội dung và phương pháp giảng dạy

+ Ở lớp thực nghiệm, giáo án được thiết kế theo hướng tích hợp GDGT trongquá trình giảng dạy

+ Ở lớp đối chứng, giáo án được thiết kế theo phương pháp dạy học truyềnthống

- Cách thực nghiệm: Chọn từng cặp lớp tương đương (một lớp thực nghiệm vàmột lớp đối chứng) về mọi phương diện: số lượng nam, nữ, lực học, hạnh kiểm,phong trào học, số học sinh cá biệt … chỉ có yếu tố thực nghiệm là thay đổi một lớpdùng phiếu học tập một lớp không Để nâng cao độ chính xác, giảm bớt yếu tố ngẫunhiên thì công thức thực nghiệm được lặp lại ở một số trường tiêu biểu

6.5 Phương pháp thống kê toán học

+ Tính các tham số đặc trưng:

- Điểm trung bình X: Là tham số xác định giá trị trung bình của dãy số thống

kê, được tính theo công thức sau:

Trang 12

10 1

1

i i i

Cv = 30% - 100%: Dao động lớn, độ tin cậy nhỏ

- Hiệu trung bình cộng (DTN-ĐC) so sánh điểm trung bình cộng (X ) của nhómlớp TN và đối chứng trong các lần kiểm tra

t

DC

DC

TN TN

DC TN

Trang 13

Giá trị tới hạn của td là t tra trong bảng phân phối student với  = 0.05 vàbậc tự do f = n1 + n2 - 2 Nếu |td| ≥ t thì sự sai khác của các giá trị trung bình TN và

ĐC là có ý nghĩa

Các số liệu xác định chất lượng của lớp ĐC và TN được chi tiết hoá trong đáp

án bài kiểm tra và được chấm theo thang điểm 10

Kết quả xử lý các số liệu sẽ cho phép chúng tôi đi đến nhận xét:

- Mức độ đáng tin giữa đối chứng và thực nghiệm

- Khả năng vận dụng tích hợp trong phương án thực nghiệm thể hiện trên cácgiá trị qua mỗi đợt kiểm tra, qua hệ số td, qua tỉ lệ học sinh kém, trung bình, khá,giỏi

Trang 14

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC

Ở TRƯỜNG THPT 1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Lý thuyết về vận dụng tích hợp giáo dục giới tính trong giáo dục

a Tâm sinh lí học sinh THPT.

Trong tâm lý học lứa tuổi người ta định nghĩa tuổi thanh niên là giai đoạnphát triển từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn Theo định nghĩanày thì tuổi thanh niên là thời kì từ 14, 15 đến 25 tuổi Còn từ 14, 15 tuổi đến 17, 18tuổi là giai đoạn đầu thanh niên (lứa tuổi học sinh THPT)

* Sự phát triển thể chất:

Tuổi đầu thanh niên là tuổi đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể Sự khácbiệt về cơ thể giữa thanh niên mới lớn với người lớn không đáng kể Nhưng sự pháttriển thể lực của các em còn kém so với người lớn Từ 14, 15 - 17, 18 tuổi là giaiđoạn phát triển thể chất của con người vào giai đoạn hoàn chỉnh được thể hiện ở chỗ

sự gia tăng chiều cao giảm dần, con gái khoảng 16, 17 tuổi, con trai khoảng 17, 18tuổi (+ 13 tháng) Điều này giúp hình thành một cơ thể cân đối, đẹp khỏe của ngườithanh niên

Trọng lượng cơ thể phát triển nhanh, mạnh, cân nặng của thanh niên đạt gấpđôi tuổi 11, 12 tuổi Các tố chất về thể chất sự dẻo dai được tăng cường Sự pháttriển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của nãophức tạp và các chức năng của não phát triển Số lượng dây thần kinh liên hợp, liênkết các phần khác nhau của vỏ não tăng lên Hệ tuần hoàn đi vào hoạt động bình

Trang 15

thường Sự mất cân đối giữa tim và mạch đã chấm dứt Đây cũng chính là thời kỳtrưởng thành về giới tính, là giai đoạn của nam thanh nữ tú Chấm dứt giai đoạnkhủng hoảng của thời kỳ phát dục để chuyển sang thời kỳ ổn định hơn, cân bằnghơn xét về tất cả các mặt hoạt động hưng phấn, ức chế của hệ thần kinh cũng nhưcác mặt phát triển khác về thể chất Tóm lại, đây là lứa tuổi các em có cơ thể pháttriển cân đối, hài hòa và đẹp nhất.

* Sự phát triển về đời sống xúc cảm, tình cảm của học sinh đầu tuổi thanhniên:

Đời sống tình cảm, xúc cảm của thanh niên rất phong phú và đa dạng Điều

đó được quy định bởi các mối quan hệ giao tiếp của thanh niên về phạm vi đặc biệtphát triển về mặt chất lượng Trong đó nổi bật nhất là mức độ càng ngày càng bìnhđẳng, độc lập trong sự giao tiếp với người lớn và bạn bè cùng tuổi Đó là một trongnhững yếu tố quan trọng tạo nên bộ mặt nhân cách của thanh niên Tình bạn tuổiTHPT có cơ sở, bền vững hơn tuổi thiếu niên Ở đây nổi bật là tình bạn trong bạn bècùng độ tuổi, cùng giới phát triển mạnh Nhu cầu chọn được bạn thân là nhu cầu tấtyếu của thanh niên Việc chọn bạn không còn cảm tính mà được xem xét ở mức độhứng thú, cảm thông Tình bạn có thể kéo dài trong cuộc sống của thanh thiếu niên.Ngoài ra, họ thường cho rằng người lớn không hiểu họ nên có xu hướng xa lánh,lạnh nhạt để tìm sự đồng cảm của bạn bè Việc duy trì được bầu không khí tìnhcảm, ấm áp và hiểu biết lẫn nhau giữa cha mẹ và con cái phụ thuộc rất lớn đối vớinhững con người trẻ tuổi, vào thái độ ân cần và ứng xử tế nhị của người lớn

Học sinh đầu tuổi thanh niên cũng bắt đầu bộc lộ những tình cảm đạo đứcnhư khâm phục kính trọng những con người dũng cảm, kiên cường coi trọng nhữnggiá trị đạo đức cũng như lương tâm

Một loại tình cảm rất đặc trưng ở lứa tuổi này là tình yêu trai gái Dễ quansát thấy những biểu hiện ở sự phải lòng, thậm chí có sự xuất hiện của những mốitình đầu đầy lãng mạn Những biểu hiện của loại tình cảm này rất phức tạp, khôngđồng đều Theo những nghiên cứu về giới tính người ta thấy rằng những em gái bộc

lộ sớm hơn các em trai, ít lúng túng hơn và cũng ít xung đột hơn Sự không đều cònthể hiện ở chỗ trong khi một số em bộc lộ mạnh mẽ với người khác giới thì nhiều

em khác vẫn tỏ ra thờ ơ, không quan tâm Điều này phụ thuộc vào yếu tố phát dụctrưởng thành mà phụ thuộc vào kế hoạch đời người của cá nhân người trẻ tuổi, phụthuộc vào điều kiện giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội

Một điều rất rõ mà khoa học là thực tiễn cuộc sống đã khẳng định là ở độtuổi này sự chín muồi về sinh lý, tình dục đã đi trước một bước, còn sự trưởng thành

về tâm lý xã hội, kinh nghiệm sống chậm hơn nhiều Bởi vậy những điều kiện cần

và đủ cho cuộc sống tình yêu trai gái ở độ tuổi này chưa được hội tụ [7]

Trang 16

b Vấn đề giáo dục giới tính trong trường học

Nhân cách của mỗi con người được hình thành và ngày càng hoàn thiệnthông qua quá trình giáo dục Giáo dục là nền tảng góp phần truyền thụ, phổ biến trithức, phổ biến văn hoá của xã hội loài người từ thế hệ này sang thế hệ khác Sự giáodục của mỗi cá nhân bắt đầu từ khi mới sinh ra và tiếp tục trong suốt cuộc đời Quátrình giáo dục được thực hiện trong ba môi trường: Trong gia đình, trong nhàtrường và trong xã hội

Giáo dục trong nhà trường được xem là môi trường quan trọng nhất trongviệc hình thành nhân cách Người thầy vừa đóng vai trò là người truyền thụ tri thứccho học sinh, vừa hướng tâm hồn các em tới cái đẹp, cái thiện của cuộc sống Nộidung giáo dục được biên soạn trong các cuốn sách được phân loại theo các mônhọc, phù hợp với lứa tuổi, và nội dung giáo dục luôn được bổ sung, chỉnh sửa đểphù hợp với xu thế phát triển của thời đại

Xã hội đang đối diện với nhiều vấn nạn liên quan đến giáo dục giới tính, sứckhỏe sinh sản như: Vấn nạn phá thai, sống thử, căn bệnh thế kỉ HIV/ AIDS, các loạibệnh lây lan qua đường tình dục Một trong những nguyên nhân chính là do sự sựthiếu hiểu biết về vấn đề giáo dục giới tính Hiện nay, có nhiều luồng thông tin vềgiáo dục giới tính như: Sách, báo, internet, truyền thanh, truyền hình…Tuy nhiên,

độ tuổi vị thành niên chưa đủ tri thức, kinh nghiệm, bản lĩnh để đón nhận các thôngtin chính xác Sự hiểu biết và định hướng không rõ ràng, đúng đắn sẽ rất dễ cónhững hiểu biết, suy nghĩ lệch lạc, gây ra hậu quả khôn lường Hầu hết các bậc cha

mẹ đều nghĩ rằng giáo dục giới tính là giáo dục những gì liên quan đến quan hệ tìnhdục, chính vì vậy mà họ có những suy nghĩ cực đoan và không muốn con mình biếtđiều này hoặc ngại ngùng khi nhắc đến chúng Bởi vậy, vai trò của giáo dục rấtquan trọng Giáo dục giới tính trong nhà trường trở nên cấp thiết

Ở trường, sự tương tác qua lại giữa giáo viên và học sinh theo một hình thứckhác và thường các kiến thức về giới tính được cung cấp thông qua hệ thống các bàihọc Giáo dục giới tính trong trường học là một hình thức quan trọng và hiệu quảnhằm nâng cao kiến thức, thái độ và hành vi cho học sinh

Tính hiệu quả của các chương trình giáo dục giới tính ở trường học bao gồmcác nội dung như: Tập trung vào việc giảm thiểu các hành vi rủi ro; dựa vào nềntảng lý thuyết để giải thích những lựa chọn tình dục và hành vi của con người; liêntục tăng cường thông báo về hành vi tình dục; cung cấp những thông tin chính xác

về các rủi ro liên quan đến hoạt động tình dục, tránh thai, mang bầu, sinh đẻ hoặccác cách thức từ chối quan hệ tình dục Không chỉ dừng lại ở đó, chương trình giáodục giới tính ở trường còn cung cấp cho học sinh cách đối phó với bạn bè và các áplực xã hội khác khi các em gặp rủi ro trong quan hệ tình dục; cung cấp các cơ hội để

Trang 17

giao tiếp trực tiếp, các kỹ năng thương lượng và đưa ra quyết định Ở trường, giáoviên đã sử dụng đa dạng các phương pháp tiếp cận để dạy và học gắn với liên hệbản thân, sự tham gia của học sinh và giúp các em gắn kết thông tin với bản thân.

Trường học dựa trên các chương trình giáo dục đặc trưng, có ưu thế trongviệc cung cấp thông tin và cơ hội để phát triển các kỹ năng và chọn lọc thái độ rõ rệttheo phong cách trang trọng hơn thông qua các bài học trong chương trình giảngdạy ở các cấp học [16]

Vậy giáo dục giới tính là giáo dục về những gì?

* Giới tính là những đặc điểm, tính chất riêng biệt để tạo nên sự khác biệtgiữa giống đực và giống cái của các loài sinh vật, trong đó có loài người

* Giáo dục giới tính con người là giáo dục về những đặc điểm, tính chấtriêng biệt giữa phái nam và phái nữ, cho biết về những thay đổi trong cơ thể và tâm

lý của mỗi giới

* Giáo dục giới tính là giúp trẻ hiểu biết về cơ thể và sự phát triển của cơ thểmỗi giới, hiểu về sinh lý của bản thân, để chúng biết làm chủ bản thân mình

* Giáo dục giới tính là giúp trẻ hiểu được chức năng của các bộ phận sinhdục, để hiểu rõ được cách làm việc của chúng và tránh được những căn bệnh bêntrong vùng “kín”

* Giáo dục giới tính giúp trẻ hiểu được các vấn đề trong quan hệ tình dục,những bệnh thường lây truyền khi quan hệ tình dục, vai trò của hai giới trong quan

hệ tình dục cũng như ngoài xã hội

* Giáo dục giới tính giúp trẻ hiểu được quá trình thụ thai và cách ngừa thai,biết tự kiềm chế nhu cầu sinh lý của bản thân, biết cách đối xử với người khác phái,biết kiểm soát sự sinh sản và biết phòng ngừa bệnh tật [21]

Ở cấp tiểu học (Từ lớp 1 đến lớp 4), giáo dục giới tính trong thời kì này phảithoả mãn sự tò mò rất tự nhiên và chính đáng của các em, bài học có thể bắt đầu từmột sự kiện, một câu chuyện thực tế nào đó mà trẻ em đã chứng kiến Bài giảngđược tiến hành như một buổi chuyện trò, trao đổi giữa thầy giáo và học sinh Tronggiai đoạn này có thể dạy trẻ các nội dung về giới tính như:

- Sự khác nhau giữa bé trai và bé gái (ngoại hình, sở thích, trang phục )

Trang 18

trứng thì gà con ở trong mới chui ra được Nếu trẻ em không được tiếp nhận nhữngthông tin đúng đắn từ phía giáo viên, chúng sẽ tự tạo ra những lí thuyết khác nhaucho mình, một số em bé gái nghĩ rằng bụng bà mẹ tự nứt ra cho em bé chui ra rồisau đó bác sĩ khâu bụng lại Chính cái suy nghĩ ngây thơ này có thể trở thànhnguyên nhân xa xôi của nỗi hoảng hốt ở một số phụ nữ nhạy cảm khi lần đầu tiênlên bàn đẻ.

Từ lớp 5 đến lớp 9, thời kì này trẻ em đã bắt đầu để ý tới những thay đổi của

cơ thể, cảm nhận được những dấu hiệu đầu tiên của tuổi trưởng thành đang đến gầnvới mình Nội dung giáo dục giới tính trong giai đoạn này là:

- Cấu trúc và chức năng của các cơ quan sinh dục

- Hành kinh và hiện tượng xuất tinh tự nhiên

- Thụ thai, mang thai và sinh đẻ

- Các biện pháp tránh thai

- Các bệnh lây lan qua đường tình dục

Ở bậc Trung học phổ thông, thời kì này cần trao đổi với học sinh những vấn

đề lí luận nghiêm túc, giúp họ hình thành quan điểm đạo đức Những bài học vềgiáo dục giới tính tiếp tục được đào sâu và hoàn chỉnh Chủ đề giáo dục giới tínhcần được thảo luận:

- Nạo phá thai và các rủi ro, bệnh vô sinh

- Đa dâm và mại dâm, tác hại đối với cộng đồng?

- Các bệnh tình dục

- Bệnh liệt dương, lãnh cảm của đàn ông và phụ nữ

- Tình yêu, tình dục trong văn học, điện ảnh

Mục đích của toàn bộ chương trình giáo dục giới tính từ tuổi ấu thơ tới tuổitrưởng thành không chỉ là trang bị kiến thức, xây dựng ý thức tình dục lành mạnh

mà điều quan trọng là xây dựng những quan niệm đúng đắn về vai trò, trách nhiệmcủa người đàn ông và phụ nữ trong cuộc sống vợ chồng, trong gia đình và trong xãhội [20]

c Tích hợp giáo dục giới tính trong trường học

Trang 19

Hiện nay, trên thế giới mỗi ngày có khoảng 2000 cuốn sách được xuất bản,thông tin ấy đủ nói lên rằng không thể học tập và giảng dạy như cũ theo chươngtrình sách giáo khoa gồm quá nhiều môn học riêng rẽ, biệt lập với nhau Mặt khác,

sự phát triển của khoa học trên thế giới ngày càng nhanh, nhiều vấn đề mới cần phảiđưa vào nhà trường như: Bảo vệ môi trường, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật,phòng chống ma tuý, giáo dục sức khoẻ, an toàn giao thông nhưng quỹ thời gian

có hạn, không thể tăng số môn học lên được Việc tích hợp những nội dung này vớimột số môn học là giải pháp có thể thực hiện được nhiệm vụ giáo dục nhiều mặtcho học sinh mà không làm cho chương trình quá tải

Vậy quan điểm giáo dục tích hợp được hiểu như thế nào?

Tích hợp là một khái niệm rộng, không chỉ dùng trong lĩnh vực lí luận dạyhọc, khái niệm tích hợp được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực Theo từ điển tiếngAnh – Anh (Oxford Advanced Learner’s Dictionary), tích hợp có nghĩa là kết hợpnhững phần, những bộ phận với nhau trong một tổng thể Những phần, những bộphận này có thể khác nhau nhưng được tích hợp với nhau

Khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất, sự nhất thểhoá đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất chứ không phải phép cộngđơn giản những thuộc tính của các thành phần khác nhau

Tích hợp có hai tính chất cơ bản liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫnnhau là tính liên kết và tính toàn vẹn Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩnăng chỉ được cộng lại, không có sự liên kết, tác động, phối hợp với nhau trong lĩnhhội nội dung hay giải quyết một vấn đề, một tình huống nào đó

Tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống Trước hết phảithấy rằng, cuộc sống là một bộ đại bách khoa toàn thư, là một tập đại thành của trithức, kinh nghiệm và phương pháp Mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờcũng là những tình huống tích hợp Không thể giải quyết một vấn đề và nhiệm vụnào của lí luận và thực tiễn mà lại không sử dụng tổng hợp và phối hợp những kinhnghiệm, kĩ năng đa ngành của nhiều lĩnh vực khác nhau

Tích hợp giáo dục một nội dung kiến thức trong nhà trường sẽ giúp học sinhhọc tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp củamột khối lượng tri thức toàn diện, hài hoà và hợp lí trong giải quyết các tình huốngkhác nhau và mới mẻ của cuộc sống hiện đại [18]

Dạy học tích hợp được nghiên cứu và ứng dụng bắt đầu những năm 1980 donhiều nguyên nhân Thứ nhất do người ta cho rằng chương trình dạy học của nhàtrường chưa phù hợp, nhàm chán làm cho học sinh không thích thú học tập Thứhai, nghiên cứu về não bộ cho thấy quá trình nhận thức hiệu quả hơn khi có sự kếtnối các kiến thức với nhau Sự tích hợp cũng cho phép làm giảm sự trùng lặp giữa

Trang 20

các môn Thứ ba là do sự giao thoa và phân nghành của các khoa học dẫn đến cáckiến thức trong thực tế cuộc sống không chỉ bó hẹp ở khái niệm những môn họcriêng rẽ, mà có sự liên hệ, ràng buộc và bổ trợ lẫn nhau Như vậy dạy học tích hợpgiúp học sinh tri thức xác thực và toàn diện, phát triển tư duy tổng hợp và hệ thống,nâng cao năng lực hành động thực tiễn của người học Nhiều nhà nghiên cứu cóquan điểm cho rằng dạy học tích hợp là giải pháp quan trọng để năng cao chấtlượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho thế kỷ 21.

Trong dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ cácmôn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép cácnội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ lồng ghép nộidung giáo dục giới tính, giáo dục dân số, giáo dục môi trường, giáo dục an toàn giaothông, giáo dục sức khoẻ trong các môn học Đạo đức, Tự nhiên xã hội, Khoa học,Tiếng việt (ở cấp tiểu học), môn Sinh học, Giáo dục công dân, Địa lí (ở cấp trunghọc và phổ thông)

Tuỳ theo quan điểm mà có những phương thức khác nhau trong việc thựchiện tích hợp các môn học Theo D’Hainaut, có thể chấp nhận bốn quan điểm tíchhợp khác nhau :

- Quan điểm “trong nội bộ môn học”: Trong đó ưu tiên các nội dung kháiquát cốt lõi của môn học Quan điểm này nhằm duy trì các môn học riêng

- Quan điểm “đa môn”: Đề nghị những tình huống, những “đề tài” có thểđược nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau Ví dụ, giáo dục về vấn đề bìnhđẳng giới có thể được thực hiện thông qua nhiều môn học khác nhau (Sinh học,Giáo dục công dân) v.v Theo quan điểm này, giáo dục về vấn đề bình đẳng giớiđược tiếp cận một cách riêng rẽ và chỉ gặp nhau ở một số thời điểm trong quá trìnhnghiên cứu các đề tài Nó không thực sự được tích hợp

- Quan điểm “liên môn”: Đề xuất những tình huống chỉ có thể được tiếp cậnmột cách hợp lí qua sự soi sáng của nhiều môn học Ví dụ, câu hỏi “Các con đườnglây lan HIV/AIDS? Các biện pháp phòng tránh? Kế hoạch hoá gia đình là gì? Việc

kế hoạch hoá gia đình có ý nghĩa gì đối với gia đình và xã hội? Các biện pháp kếhoạch hoá gia đình? chỉ có thể được xem xét từ nhiều góc độ bằng cách huy độngkiểu tích hợp và phương pháp của một số môn học như: Sinh học, địa lí, Giáo dụccông dân Ở đây chúng ta nhấn mạnh đến sự liên kết các môn học, làm cho chúngtích hợp với nhau để giải quyết một tình huống cho trước Khi đó, các quá trình họctập sẽ không rời rạc mà chúng liên kết với nhau xung quanh vấn đề phải được giảiquyết

- Quan điểm “xuyên môn”: Chủ yếu phát triển những kĩ năng mà học sinh cóthể sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống Đó là những kĩ

Trang 21

năng xuyên môn Khi đó có thể tạo thành môn học mới Ví dụ môn Khoa học vậtthể ở THCS Mỹ, môn Thực tế cuộc sống cho lớp 1, 2 ở Nhật Bản [20]

Ngày nay, xu thế phát triển của khoa học và những nhu cầu của xã hội đòihỏi chúng ta phải hướng tới quan điểm liên môn và xuyên môn Quan điểm liênmôn trong đó chúng ta phối hợp sự đóng góp của nhiều môn học để nghiên cứu vàgiải quyết một tình huống Quan điểm xuyên môn, trong đó chúng ta tìm cách pháttriển ở học sinh những kĩ năng xuyên môn, nghĩa là những kĩ năng có thể áp dụngrộng rãi

1.1.2 Vận dụng tích hợp giáo dục giới tính trong giảng dạy môn sinh học

Sinh học là ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu về sự sống Đối tượng củasinh học là thế giới sống Nhiệm vụ của sinh học là tìm hiểu cấu trúc, cơ chế và bảnchất các hiện tượng, các quá trình, quan hệ trong thế giới sống và với môi trường,phát hiện những quy luật của sinh giới, làm cơ sở cho loài người nhận thức đúng vàđiều khiển được sự phát triển của sinh vật

Trong trường phổ thông ở Việt Nam, sinh học là một môn học giúp học sinh

có những hiểu biết khoa học về thế giới sống, kể cả con người trong mối quan hệvới môi trường, đặc biệt môi trường nhiệt đới có gió mùa, có tác dụng tích cựctrong việc giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan, nhằm nâng cao chất lượng cuộcsống Kiến thức sinh học chiếm một tỉ trọng lớn trong môn Tự nhiên và Xã hội,Khoa học ở tiểu học và trở thành một môn học chính thức từ lớp 6 đến lớp 12

Các kiến thức trong chương trình Trung học cơ sở đề cập tới các đối tượng

cụ thể (vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật và con người), trong đó chủ yếu trìnhbày các kiến thức về cấu tạo và chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.Riêng lớp 9 đề cập tới các mối quan hệ di truyền và biến dị, sinh vật và môi trường

Các kiến thức sinh học trong chương trình Trung học phổ thông được trìnhbày theo các cấp tổ chức sống, từ các hệ nhỏ đến các hệ lớn: Tế bào → cơ thể →quần thể - loài → quần xã → hệ sinh thái – sinh quyển, cuối cùng tổng kết nhữngđặc điểm chung của các tổ chức sống theo quan điểm tiến hoá – sinh thái Các kiếnthức được trình bày trong chương trình Trung học phổ thông là những kiến thứcsinh học đại cương, chỉ ra những nguyên tắc tổ chức, những quy luật vận độngchung cho thế giới sinh vật Quan điểm này được thể hiện theo các ngành nhỏ trongSinh học: Tế bào học, Vi sinh vật học, Di truyền học, Tiến hoá, Sinh thái học, Sinh

lý học thực vật, Sinh lý học người - động vật

Chương trình được thiết kế theo mạch kiến thức và theo kiểu đồng tâm, mởrộng qua các cấp học, chương trình Trung học phổ thông dựa trên chương trìnhTrung học cơ sở nhưng kiến thức bắt đầu được nâng cao dần về chiều sâu và bềrộng

Trang 22

Chương trình phản ánh sắc thái của môn khoa học thực nghiệm nên thờilượng của chương trình luôn có một quỹ thời gian cho các buổi thực hành, các buổithảo luận – sinh hoạt chuyên đề, các buổi ngoại khoá (hoạt động ngoài giờ lên lớp).Tuỳ điều kiện của từng trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông mà các hoạtđộng đó được thực hiện ở các mức độ khác nhau.

Với đặc thù của bộ môn như vậy hoàn toàn cho phép chúng ta tích hợp đượccác nội dung có liên quan đến bộ môn như: Lồng ghép kiến thức giáo dục môitrường trong phần Sinh thái học, Vi sinh vật học; lồng ghép kiến thức giáo dục sứckhoẻ, giáo dục giới tính, giáo dục dân số, phòng chống ma tuý và HIV/AIDS trongphần Tế bào học, Di truyền học, Sinh lý học người - động vật, Vi sinh vật học Nhưvậy, cùng một vấn đề nhưng được “soi sáng” dưới nhiều góc độ, cho phép chúng tahiểu được bản chất, cơ sở khoa học của vấn đề được đưa ra

Tích hợp giáo dục giới tính trong môn sinh học là kết hợp một cách có hệthống các kiến thức sinh học với giáo dục giới tính, làm cho chúng hòa quyện vàonhau hợp thành một thể thống nhất

Việc tích hợp giáo dục giới tính trong chương trình học vào thời điểm nào làhợp lí và đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất? Chúng ta đã biết những dấu hiệuthay đổi về tâm – sinh lí của các em thường diễn ra mạnh nhất từ giai đoạn cuối củaTrung học cơ sở (lớp 8, lớp 9) và trong suốt giai đoạn Trung học phổ thông, đâychính là khoảng thời gian tốt để giáo dục các em rằng những sự thay đổi đó là do sựphát triển giới tính của các em

Hoạt động tích hợp giáo dục giới tính trong môn sinh học có thể tiến hànhthông qua hai hoạt động chủ yếu:

* Tích hợp giáo dục giới tính thông qua chương trình giảng dạy của mônSinh học trong trường Trung học phổ thông

* Tích hợp giáo dục giới tính thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp vàcác hoạt động xã hội

Thông qua chương trình giảng dạy môn sinh học và hoạt động ngoài giờ lênlớp có 5 khả năng tích hợp giáo dục giới tính:

- Tích hợp giáo dục giới tính trong một bài học, một phần nội dung của bàihọc

- Tích hợp giáo dục giới tính trong một số ví dụ, câu hỏi, tình huống xuấthiện trong tiến trình bài giảng

- Tích hợp giáo dục giới tính trong một số câu hỏi, bài tập sau mỗi bài học(giáo viên cũng có thể kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh qua các câu hỏikiểm tra bài cũ, kiểm tra 15’, kiểm tra 45’ )

Trang 23

- Tích hợp giáo dục giới tính trong một bài đọc thêm hay một mục thông tinngắn sau bài học (mục “Em có biết”) Tuy nhiên những phần nội dung này khôngnằm trong chương trình dạy học nên một số học sinh dễ bỏ qua Vì vậy để thu hútđược sự chú ý của các em, những nội dung này cần ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, dễnhớ, có thể kèm theo những hình ảnh minh hoạ sinh động Người giáo viên cũngcần nhắc nhở các em về nhà đọc các thông tin hữu ích này.

- Tích hợp giáo dục giới tính trong một buổi ngoại khoá, một buổi sinh hoạtchuyên đề Việc giảng dạy về nội dung giáo dục giới tính đòi hỏi người giảng dạyphải nắm rõ thực tiễn và các kiến thức giới tính chính xác, hình ảnh hay ví dụ minhhọa rõ ràng gần gũi với đối tượng cần giảng dạy vì thế việc tổ chức một tiết dạy đòihỏi có sự chuẩn bị trước Giáo viên có thể dần dần từ một buổi truyền đạt kiến thức,thông tin về giới tính rồi sau đó cho các em tạo nhóm, tìm hiểu một số tình huốngtrong đời sống và tạo dựng các vở kịch trình diễn ở những tiết sau, cho các nhómkhác đặt các câu hỏi tình huống để nhóm trình diễn trả lời, kết thúc các tiết mục thìgiáo viên sẽ nhận xét và tư vấn những thiếu sót cho các em rút kinh nghiệm

Giáo dục giới tính là vấn đề nhạy cảm, đòi hỏi sự khéo léo của người giáoviên Một số yêu cầu cần đạt được trong dạy học là:

- Nội dung kiến thức khoa học chính xác, phù hợp với lứa tuổi, không nétránh gây những hiểu biết sai lầm của học sinh

- Phương pháp dạy học đa dạng, sinh động, lôi cuốn

- Không làm thay đổi tính đặc trưng môn học, không biến bài học của bộmôn thành bài giáo dục kiến thức về giới tính

- Khai thác nội dung giáo dục giới tính có chọn lọc, có tính tập trung vàonhững chương, mục nhất định

- Khuyến khích việc tự tìm hiểu, nghiên cứu của học sinh

- Kích thích tối đa tính tích cực, bạo dạn nhưng nghiêm túc của học sinh

- Giáo viên sử dụng thuật ngữ chính xác nhưng khéo léo và dí dỏm làm giảmtính căng thẳng trong tiết học

- Kết hợp giữa kiến thức khoa học với kiến thức xã hội, tình yêu, hôn nhân

và gia đình

Để một bài giảng có tích hợp được nội dung giáo dục giới tính thành công,trước hết người giáo viên cần phải trang bị cho mình một vốn kiến thức sâu rộng,thường xuyên cập nhật những thông tin về giáo dục giới tính từ sách báo, ti vi haymạng internet để có thể trả lời cho học sinh mọi thắc mắc có liên quan đến giới tính.Bài giảng lên lớp hay hoạt động ngoại khoá cần được chuẩn bị kĩ lưỡng, nội dungkhoa học, thiết kế bài giảng hợp lí, chắc chắn sẽ thu hút được hứng thú của học

Trang 24

sinh, như vậy sự tiếp thu của học sinh sẽ nhanh hơn và chắc chắn kiến thức giáo dụcgiới tính được tích hợp trong nội dung bài học sẽ đạt được hiệu quả cao nhất.

Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợpgiáo dục giới tính trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giảiquyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối vớihọc sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ Tíchhợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học,giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đềcủa cuộc sống hiện đại Nhiều nước trong khu vực Châu Á và trên thế giới đã thựchiện quan điểm tích hợp giáo dục giới tính toàn diện trong hoạt động giáo dục vàtrong dạy học, bước đầu đã đạt được những hiệu quả nhất định

Trong bất kỳ một vấn đề nào liên quan đến giáo dục ngoài nhà trường thì vaitrò của gia đình cũng hết sức quan trọng Ở các nước phương Tây, việc nói chuyệnxung quanh những chủ đề về giới tính, về “XXX” không có gì phải “lăn tăn” Các

em học sinh không hề thấy ngại ngần khi chia sẻ với bố mẹ Không giống như vănhoá phương Tây cởi mở và phóng khoáng, văn hoá phương Đông có xu hướng khépkín hơn nhất là vấn đề giới tính và tình dục Có lẽ bởi vậy mà vấn đề này khôngphải là câu chuyện dễ chia sẻ giữa cha mẹ và con cái Giáo dục giới tính trong giađình chỉ hạn chế trong những lời răn dạy về đạo đức và chỉ dừng lại ở góc độ dạy vệsinh thân thể ở tuổi dậy thì Còn lại giáo dục tình dục hầu như chưa bao giờ đượcđặt ra [21]

Trên thế giới, các quốc gia như Hà Lan, nơi mà nhiều gia đình coi giáo dụcgiới tính như là một trách nhiệm quan trọng - họ nói chuyện cởi mở với con cái vềgiới tính, tình dục, điều này góp phần cải thiện sức khỏe tình dục cho thanh thiếuniên [12]

Tại Mỹ, 88% cha mẹ của học sinh Trung học tin rằng: Giáo dục giới tínhtrong trường học sẽ giúp họ nói chuyện dễ dàng hơn đối với con cái ở tuổi dậy thì

Trang 25

về giới tính, tình dục và tính dục Có 94% số người được cung cấp kiến thức giớitính khi còn học Phổ thông, trong đó 84% là bậc Trung học Đó là kết quả nghiiêncứu của Hội đồng Giáo dục giới tính và Sức khoẻ sinh sản của Mỹ (SIECUS) Cũngtrong nghiên cứu này thì có tới 92% số học sinh muốn được trao đổi với cha mẹ vềgiới tính, tình dục để có sự hiểu biết toàn diện hơn so với những gì các em đã đượchọc tại trường lớp [23]

Theo ông Sani B Hermawan, nhà tâm lý học Indonesia, cho biết cha mẹ cầntrang bị cho mình những kiến thức về giới tính và nên trở thành người thông minhhơn khi đưa ra những câu trả lời cho trẻ Bởi vì các câu hỏi của trẻ em ngày naycũng được ghi nhận là thông minh hơn, mặc dù chúng ở độ tuổi vẫn còn rất trẻ.Cung cấp sự hiểu biết về các vấn đề tình dục sớm, có thể giúp cha mẹ giao tiếp vớicon trẻ linh hoạt hơn trong tương lai Giáo dục giới tính là nhu cầu của con trẻ, thậmchí đối với một người đã kết hôn, giáo dục giới tính vẫn cần thiết đối với các cặp vợchồng [22]

Vậy các châu lục, quốc gia trên thế giới đã làm gì để đưa chương trình giáodục giới tính và sức khỏe sinh sản trở thành một môn học có hiệu quả cho trẻ vịthành niên?

Ở những nước phát triển như Mỹ, Hà Lan, Pháp giáo dục giới tính đượcđưa vào giảng dạy từ rất sớm Ngay từ cấp 1, các em học sinh đã quen thuộc vớimôn giáo dục giới tính như một môn học chính thức, quan trọng chẳng kém gì họctoán hay học văn Những bài học đầu tiên các em được giới thiệu về cấu tạo, chứcnăng các “cơ quan giới tính” của nam và nữ, tiếp đến là những biến đổi của cơ thểkhi lớn lên, khi bước vào tuổi dậy thì Nguyệt san, vỡ giọng, “rừng rậm” xuất hiện,những “giấc mộng ẩm ướt” đều được lý giải một cách tường tận từ nguyên nhân,đến những trục trặc có thể xảy ra Trường hợp “núi” phát triển, hay nguyệt san xuấthiện mà nghĩ bị… khối u, bị bệnh… sắp chết không bao giờ có ở thế giới của teens

Mỹ Đơn giản là vì các em đã hiểu rõ về cơ thể mình, về những biến đổi ngay cả khi

nó chưa đến Thêm vào đó chương trình giáo dục giới tính còn được lồng ghép nộidung giáo dục đạo đức nhân nghĩa để trẻ biết quý trọng mạng sống và yêu quýngười khác giới Vào lớp 6, lớp 7, các bạn ấy đã hiểu thế nào là “XXX an toàn” vàcác biện pháp “né baby” hiệu quả với giáo trình riêng có minh hoạ và chú thích rõràng [21]

Sự xuất hiện của AIDS đã mang lại một ý nghĩa khẩn cấp mới cho chủ đềgiáo dục giới tính Tại nhiều quốc gia châu Phi, nơi AIDS đã trở thành bệnh dịch ,giáo dục giới tính được hầu hết các nhà khoa học coi là một chiến lược sống còn về

sức khoẻ cộng đồng Một số tổ chức quốc tế như Planned Parenthood coi các

Trang 26

chương trình giáo dục giới tính ở diện rộng có lợi ích toàn cầu, như kiểm soát nguy

cơ quá tải dân số và tăng cường nữ quyền

Ở Châu Phi, giáo dục giới tính ở châu lục này tập trung vào việc đẩy lùi nạndịch AIDS Hầu hết các chính phủ ở đây đều cố gắng thiết lập những chương trìnhgiáo dục về AIDS hợp tác với tổ chức Y tế thế giới (WTO) và các tổ chức phi chínhphủ (NGOS) Những chương trình này dạy cho họ và con em của họ các cách

“ABC” để phòng chống AIDS Đó là: A (abstinence) - Kiêng khem, B (Be faithful)

- Chung thủy và C (Condom) - Dùng bao cao su và nó đã có những tín hiệu đángmừng

Tại Uganda, tỷ lệ những người có ý thức sử dụng bao cao su ngày càng tăngtrong khi tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân và tỷ lệ người nhiễm HIV giảmđáng kể

Ở Ai Cập, các giáo viên giảng dạy cho học sinh (từ 12 – 14 tuổi) nhữngkiến thức giải phẫu sinh học như cấu tạo cơ quan sinh dục nam nữ, cơ chế hoạtđộng, quan hệ tình dục, nguyên nhân có thai, các bệnh truyền nhiễm qua đường tìnhdục Đồng thời, Bộ trưởng Y tế và Giáo dục của nước này đã làm việc cùng vớinhững người đứng đầu của tổ chức UNICEFF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc) tìmcách đưa giáo dục giới tính về những miền quê xa xôi nhằm ngăn chặn hủ tục lạchậu và nguy hiểm là cắt bỏ âm vật của các bé gái

Ở Châu Á, Tình trạng giáo dục giới tính đang có những bước tiến bộ rõ rệt.Indonesia, Mông Cổ, Hàn Quốc là những nước đã thực hiện chính sách riêng vềgiáo dục giới tính trong trường học Malaysia, Philippines và Thái Lan phát triểntrong công tác đào tạo, công tác tuyên truyền và cung cấp trang thiết bị giảng dạy vềgiới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên Tại Nhật Bản, giáo dục giới tính là bắtbuộc từ 10 hay 11 tuổi, chủ yếu đề cập tới các chủ đề sinh học như kinh nguyệt vàxuất tinh

Ấn Độ thì có chương trình đặc biệt dành cho học sinh trong nhà trường lứatuổi 9 đến 16 Các chủ đề về giới tính sẽ được học sinh và giáo viên trao đổi mộtcách thẳng thắn với nhau Nhiều khi, những cuộc trao đổi đó có thể trở thành nhữngcuộc tranh luận sôi nổi, giúp giáo viên nắm bắt được nhu cầu thông tin giới tính củahọc sinh mình để định hướng hiệu quả hơn

Tại Trung Quốc và Sri Lanka, giáo dục giới tính truyền thống gồm đọc vềđoạn sinh sản trong các cuốn sách giáo khoa sinh học Tại Sri Lanka họ dạy trẻ emkhi chúng đã 17–18 tuổi Tuy nhiên, năm 2000 một chương trình năm năm mớiđược Hội kế hoạch hoá gia đình Trung Quốc đưa ra để "khuyến khích giáo dục giớitính trong thiếu niên Trung Quốc và thanh niên chưa lập gia đình" tại mười ba quận

Trang 27

đô thị và ba hạt Nó bao gồm những cuộc thảo luận về tình dục bên trong quan hệcon người cũng như mang thai và ngăn ngừa HIV.

International Planned Parenthood Federation và BBC World Service đãchiếu một chương trình 12 kỳ được gọi là Sexwise, được tung ra đầu tiên ở Nam Á

và sau đó dự định là trên cả thế giới

Riêng Bangladesh, Myanmar, Nepal và Pakistan thì không có chương trìnhgiáo dục giới tính như vậy

Giáo dục giới tính ở Châu Âu: Tại Pháp, các chương trình giáo dục giới tínhtrong nhà trường đã có từ năm 1973 Có khoảng 30 - 40 giờ học giới tính dành chohọc sinh lớp 8 và lớp 9, cuối khóa học các em được làm quen và học cách sử dụngbao cao su Tháng 2/2000, Chính phủ Pháp quyết định đưa kiến thức giới tính lênđài truyền hình và sóng phát thanh, đồng thời phát khoảng 5 triệu tờ rơi cho họcsinh phổ thông về các phương pháp tránh thai an toàn, hiệu quả

Tại Đức, chương trình giáo dục giới tính trong trường học có sớm hơn, từnăm 1970, bao gồm các vấn đề như dậy thì, sự thay đổi tâm sinh lý của tuổi mớilớn, hoạt động tình dục, phòng tránh thai và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục,thế nào là lạm dụng tình dục, thỉnh thoảng cũng có một số thông tin như các tư thếkhi “yêu"…Bên cạnh đó họ còn sử dụng hệ thống truyền thông để giáo dục như tạpchí thanh thiếu niên Bravo chuyên đăng tải các chủ đề thắc mắc của tuổi mới lớn vềgiới tính, tình yêu, tình bạn

Tại Phần Lan, giáo dục giới tính thường được tích hợp vào nhiều bài họcbắt buộc, chủ yếu như một phần của các bài giảng về sinh học (ở các lớp thấp) vàsau đó trong các bài giảng liên quan tới các vấn đề sức khoẻ nói chung Populationand Family Welfare Federation cung cấp cho mọi trẻ em 15 tuổi một gói giáo dụcgiới tính gồm một tờ bướm thông tin, một bao cao su và một chuyện tình hoạt hình

Tại Đan Mạch, cuối những năm 80 của thế kỷ XX, chương trình truyền hìnhLong Live Love được Chính phủ tài trợ đã trở thành kênh thông tin quen thuộc vềgiới tính và sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên Gần đây, các trường tiểuhọc cũng bắt đầu đưa chương trình về giới tính vào giảng dạy nhưng tập trung vàogiải phẫu sinh học, giải thích các giá trị tinh thần, thái độ, kỹ năng giải quyết cácvấn đề tuổi dậy thì…Đan Mạch là nước có tỷ lệ trẻ vị thành niên mang thai thấpnhất thế giới và là hình mẫu “lý tưởng” cho các nước khác học tập cách thức giáodục giới tính trong trường học

Hà Lan trợ cấp gói giáo dục “Lang leve de liefde” (“Tình yêu dài lâu”),được phát triển hồi cuối thập niên 1980, có mục tiêu tạo cho thanh niên các kỹ năng

tự đưa ra quyết định về sức khoẻ và tình dục Giáo sư Brett van den Andrews, mộtnhà khoa học nghiên cứu ngành y tốt nghiệp từ ISHSS (International School for

Trang 28

Humanities and Social Sciences), đã cho rằng việc cho trẻ em trong độ tuổi 4–7 tiếpxúc với giáo dục giới tính có thể làm giảm đáng kể nguy cơ về mang thai sớm haysức khoẻ trong tương lai Tất nhiên các lý thuyết của ông đã trở thành chủ đề nghiêncứu của NIGS (Netherlands Institute of Geooracular Sciences) Quả thực, ông códanh tiếng lớn trong ngành y và đã được đề cập tới trên nhiều tờ báo y tế Hầu nhưmọi trường cấp hai đều có các bài giáo dục giới tính như một phần của các buổi họcsinh học và hơn một nửa các trường tiểu học có thảo luận về tình dục và tránh thai.Nội dung tập trung trên các khía cạnh sinh học của sinh sản cũng như các giá trị,thái độ, thông tin và các kỹ năng đàm phán Truyền thông đã khuyến khích đối thoạicông khai và chương trình chăm sóc sức khoẻ đảm bảo một cách tiếp cận bí mật vàkhông phán xét Hà Lan có tỷ lệ mang thai thanh niên ở hàng thấp nhất thế giới, vàcách tiếp cận của Hà Lan thường được các nước khác coi là hình mẫu.

Tại Thụy Điển, giáo dục giới tính là môn học bắt buộc trong trường học từnăm 1956 và bắt đầu cho học sinh lớp 4 hoặc lớp 6 đến các cấp học cao hơn Họcsinh không những có được các kiến thức sinh học liên quan đến giới tính mà cònđược học cả quá trình lịch sử của giới tính, tình dục và tính dục

Tại Anh, các chương trình về giáo dục giới tính là bắt buộc đối với họcsinh Họ cung cấp các kiến thức chung về giới tính như tại các nước châu Âu khácnhưng lại tập trung vào khía cạnh làm thế nào để có quan hệ tình dục an toàn Tỷ lệtrẻ em mang thai ở Anh cao nhất châu Âu và cũng là đề tài “làm phiền” các nhàquản lí, hệ thống truyền thông nhất Nghiên cứu năm 2000 của trường đại họcBrighton cho thấy, phần lớn học sinh từ 14 - 15 tuổi chán ngấy với các bài học giớitính trên lớp, thất vọng với những câu hỏi của thầy cô về chủ đề này Tại Scotland,chương trình giáo dục giới tính chính là Healthy Respect, với trọng tâm không chỉtrên các khía cạnh sinh học của việc sinh đẻ mà cả về quan hệ và cảm xúc Giáo dục

về tránh thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục đã được thêm vào chươngtrình như một cách khuyến khích duy trì sức khoẻ tốt Tuy nhiên, trước lời từ chốicủa các trường Cơ đốc về việc giảng dạy chương trình này, một chương trình giáodục giới tính riêng biệt đã được phát triển riêng cho chúng Được Chính phủScotland hỗ trợ, chương trình Called to Love tập trung trên việc khuyến khích trẻ

em trì hoãn việc quan hệ tình dục cho tới hôn nhân, và không đề cập tới trãnh thai,

và vì thế là một hình thức của giáo dục giới tính kiêng khem

Theo quan điểm tây phương, giáo dục giới tính tại Ba Lan chưa bao giờphát triển thực tế Ở thời Cộng hoà Nhân dân Ba Lan, từ năm 1973, nó đã là mộtchủ đề trong trường học, tuy nhiên, nó khá nghèo nàn và không mang lại bất kỳ mộtthành công thực tế nào Sau năm 1989, nó đã bị loại bỏ khỏi các trường học hiện nó

là một chủ đề bên ngoài (được gọi là wychowanie do zycia wrodzinie/ - giáo dục

Trang 29

đời sống gia đình chứ không phải là edukacja seksualna/ - giáo dục giới tính) tạinhiều trường học và thậm chí cha mẹ phải đồng ý với các hiệu trưởng để con mình

có thể tham gia lớp học Điều này bởi sự phản đối mạnh mẽ giáo dục giới tính của

Nhà thờ Cơ đốc hiện đang rất có ảnh hưởng tại các định chế của Ba Lan

Giáo dục giới tính ở Bắc Mỹ: Hầu hết học sinh Hoa Kỳ đều nhận được mộthình thức giáo dục giới tính ít nhất một lần trong khoảng từ lớp 7 đến lớp 12; nhiềutrường bắt đầu đề cập tới một số chủ đề ngay từ lớp 5 hay lớp 6 Tuy nhiên, nhữngđiều mà học sinh được thu nhận rất khác biệt, bởi việc quyết định nội dung chươngtrình rất phân tán Nhiều bang có luật quy định về nội dung được dạy trong các lớpgiáo dục giới tính hay cho phép cha mẹ lựa chọn cho con cái không tham gia Một

số bang trao quyền quyết định cho các trường thuộc các quận riêng biệt Ví dụ, mộtcuộc nghiên cứu năm 1999 của Viện Guttmacher thấy rằng hầu hết các buổi họcgiáo dục giới tính từ lớp 7 đến lớp 12 đều đề cập tới tuổi dậy thì, HIV, các bệnh lâytruyền qua đường tình dục, kiêng khem, những rắc rối khi mang thai ở tuổi vị thànhniên, và làm sao để chống lại áp lực Các chủ đề được nghiên cứu khác, như cácbiện pháp kiểm soát sinh sản và ngăn chặn nhiễm bệnh, khuynh hướng tình dục,

lạm dụng tình dục, và thông tin thực tế và đạo đức về phá thai, khác biệt khá lớn

Hai hình thức chính của giáo dục giới tính được dạy trong các trường Mỹ:toàn diện và chỉ nói về kiêng khem Giáo dục giới tính toàn diện coi việc kiêngkhem là một lựa chọn tích cực, nhưng cũng dạy về tránh thái và tránh các bệnh lâytruyền qua đường tình dục khi có hoạt động tình dục Một cuộc nghiên cứu năm

2002 do Quỹ Gia đình Kaiser tiến hành thấy rằng 58% học sinh phổ thông miêu tảnội dung chương trình giáo dục giới tính của mình là toàn diện

Giáo dục giới tính kiêng khem nói với trẻ vị thành niên rằng chúng cầnkiêng tình dục cho tới khi lập gia đình và không cung cấp thông tin về tránh thai.Trong cuộc nghiên cứu của Kaiser, 34% học sinh các trường trung học nói chủ đềchính tại trường của mình là giáo dục kiêng khem

Sự khác biệt giữa hai cách tiếp cận, và hiệu quả của chúng trên thái độ củatrẻ vị thành niên, vẫn còn là một chủ đề gây tranh cãi Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ mang thaituổi teen đã giảm từ năm 1991, nhưng một báo cáo năm 2007 cho thấy có sự giatăng 3% từ năm 2005 tới năm 2006 Từ năm 1991 tới năm 2005, tỷ lệ phần trămteen nói rằng họ đã từng có quan hệ tình dục hay có hoạt động tình dục hơi giảm.Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn là nước nằm trong số nước có tỷ lệ mang thai tuổi teen caonhất và cũng có tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục thuộc loại caonhất trong các nước công nghiệp hoá Những cuộc thăm dò ý kiến công chúng đượctiến hành qua nhiều năm thấy đại đa số người Mỹ muốn có các chương trình giáodục giới tính toàn diện chứ không phải là các chương trình chỉ nói về kiêng khem,

Trang 30

dù những nhà giáo dục kiêng khem gần đây có xuất bản dữ liệu thăm dò với kếtluận trái ngược [24]

1.2.1.2 Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, cho đến đầu thập kỉ 1900, giáo dục giới tính chưa bao giờđược đặt ra Trong thời kì đó giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên được coi làkhông cần thiết bởi một quan niệm đơn giản rằng chúng chưa cần có kiến thức vềtình dục vì chúng chưa được phép Tình dục chỉ được phép xảy ra trong hôn nhângiữa những người đã trưởng thành Mặt khác tình dục không cần phải học, đến khitrưởng thành con người sẽ tự biết vì tình dục là bản năng tự nhiên Hơn nữa, lítưởng vì độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội cùng với sự khắc nghiệt của chiến tranhtrong những thập kỉ 1955 – 1975 cũng như những khó khăn của thời kì hậu chiến đãkhiến vấn đề giáo dục tình dục trở nên mờ nhạt bên cạnh vấn đề sinh tử và cơm áohàng ngày Những thay đổi về kinh tế, xã hội khi đổi mới đã dẫn đến nhiều thay đổitrong nhận thức về vấn đề tình dục Quan hệ tình dục trước hôn nhân và đi kèm với

nó là sự gia tăng nạo phá thai của vị thành niên, tiếp đó là sự bùng nổ của đại dịchHIV/AIDS đã buộc các thiết chế nhà nước phải cân nhắc về vấn đề giáo dục giớitính Giáo dục giới tính bắt đầu manh nha dưới hình thức giáo dục sức khoẻ sinh sảntrong gia đình hay giáo dục kĩ năng sống Tuy nhiên các chương trình đó mới chỉ làthử nghiệm và vẫn chưa được triển khai rộng khắp trên cả nước [15]

Sau khi Đất nước được giải phóng hoàn toàn, từ những năm 80, việc tiếp cậngiáo dục sinh sản thông qua các cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch được gọi là “kếhoạch hoá gia đình” Bản thân việc tuyên truyền, vận động sử dụng biện pháp tránhthai là sự mở đầu cho việc giáo dục sinh sản mặc dù thời điểm đó chúng ta chưa làmquen với khái niệm giáo dục giới tính, giáo dục sức khoẻ sinh sản Ngày nay, giáodục giới tính - sức khoẻ sinh sản đã phát triển hơn dưới nhiều hình thức và hoạtđộng lồng ghép, thu hút sự tham gia của nhiều đơn vị như Bộ Y tế, Bộ Giáo dục vàĐào tạo Tuy nhiên vấn đề giáo dục giới tính - sức khoẻ sinh sản cho vị thành niênvẫn chưa được quan tâm một cách tương xứng với sự phát triển của xã hội

Giáo dục giới tính, giáo dục tình dục đã được đưa ra nghiên cứu và bắt đầuđưa vào chương trình giáo dục phổ thông, đại học từ năm 1984 Sau đó từ nhữngnăm 1988 đến năm 1991 bắt đầu thực nghiệm giảng dạy trong nhà trường tại 17tỉnh, thành phố Tiếp theo đó chương trình được hoàn thiện trong giai đoạn 1994 -

1996 Chương trình đã chú ý đến giáo dục giới tính và phần nào tới giáo dục sứckhoẻ sinh sản, song chưa hệ thống Mặt khác, giáo dục tình dục hầu như bị né tránh,chưa thể hiện trong chương trình một cách rõ nét, chưa đề cập đến một cách trựcdiện [20]

Trang 31

Những gia đình Việt Nam tuân theo khuôn mẫu ứng xử của Nho giáothường được coi là mẫu mực và được ca ngợi là “gia giáo” Trong các gia đình nhưvậy, giáo dục giới tính thường được dựa trên các tín điều Nho giáo về đạo đức như

“tam cương, ngũ thường”, “tam tòng”, “tứ đức” Giờ đây kiểu gia đình như vậykhông còn nhiều nhưng quan hệ theo kiểu tôn ti trật tự vẫn được duy trì trong nhiềugia đình Việt Nam Ở đó, các vấn đề giáo dục giới tính, giáo dục tình dục dườngnhư được lảng tránh Trong phần lớn các gia đình Việt Nam, giáo dục giới tính chỉ

là cảnh báo và đe doạ Thái độ đó khiến vị thành niên không dám tìm kiếm lời giảiđáp từ cha mẹ mỗi khi chúng có điều muốn hỏi Kết quả là chúng tìm đến bạn bè,sách báo, internet để “tự khám phá” và “không lạc hậu”.[15]

Ở nước ta, giáo dục giới tính không được hiểu theo đúng nghĩa của nó Giađình Việt Nam ngày nay còn chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến vàbởi vậy, việc giáo dục giới tính hạn chế trong những lời răn dạy về đạo đức Hoạtđộng giáo dục giới tính phổ biến trong các gia đình chỉ dừng lại ở góc độ dạy vệsinh thân thể ở tuổi dậy thì Với nhiều bậc phụ huynh, giáo dục tình dục hầu nhưchưa bao giờ được đặt ra Các chuyên gia thực hiện đề tài nghiên cứu "Giáo dục trẻ

em trong các gia đình ở đô thị hiện nay" của Viện Xã hội học đã tiến hành điều tra

287 người, cho thấy nhận thức của các bậc phụ huynh về vấn đề giáo dục giới tínhcho trẻ trong gia đình khá hạn chế Cụ thể, chỉ có 61,6% bố mẹ thấy cần thiết phảitrao đổi với con về vấn đề giới tính, số còn lại không thấy được sự cần thiết của vấn

đề trên Một điều đáng chú ý khác là bản thân cha mẹ cũng thiếu thông tin về giáodục giới tính, nên dù có muốn, có hiểu vấn đề thì họ cũng gặp nhiều khó khăn trongviệc giáo dục con cái Do đó, trẻ không được chỉ bảo, hướng dẫn những kiến thứctối thiểu về giới tính Hệ quả là trẻ em, cả nam lẫn nữ hầu như phát triển một cáchthiếu tự nhiên [19]

Thông tin đại chúng hiện nay ngày càng nhiều hình ảnh về sex, bạo lực, hútthuốc, uống rượu, ma túy Thời trang và các buổi biểu diễn thời trang, thi hoahậu trình bày những kiểu thời trang theo khuynh hướng khêu gợi, ở trang phụccũng như cách biểu diễn Thông tin đại chúng cần hướng từng cá nhân chú ý xâydựng cho mình những giá trị tinh thần bên trong hơn là hình thức bên ngoài

Thông tin đại chúng thường tránh né các vấn đề về tình dục vị thành niên,dẫn đến những thông tin nhiều mâu thuẫn và không rõ ràng Do đó thông tin đạichúng không đáp ứng được nhu cầu của lứa tuổi vị thành niên và sức khỏe sinh sản

Qua những thông tin trên chúng ta có thể thấy, giáo dục giới tính trong nhàtrường ngày càng đóng vai trò quan trọng, các thầy cô giáo trong nhà trường khôngchỉ cung cấp cho các em thông tin chính xác về giới tính trước khi các em phải tìmkiếm những thông tin đó từ mạng internet, đồng thời các thầy cô giáo cũng là người

Trang 32

sẽ tư vấn cho các em những “thắc mắc thầm kín”, hay tư vấn cho các em về mộttình huống khó xử khi các em vướng mắc

Cho đến nay, giáo dục giới tính chưa phải là môn học chính thức, một phần

vì nội dung kiến thức ở nhà trường khá nặng Vì vậy, giáo dục giới tính được tíchhợp trong một số môn học

Ở Việt Nam, Thời Pháp thuộc, quan điểm tích hợp được thể hiện trong một

số môn ở trường tiểu học như môn “Cách trí” , sau đổi thành môn “Khoa họcthường thức” Môn học này còn được dạy một số năm ở trường cấp I của miền Bắcnước ta Trong những năm đầu của thế kỉ XXI, quan điểm tiếp cận tích hợp đã ảnhhưởng tới giáo dục Việt Nam và bước đầu thể hiện một phần trong chương trình vàsách giáo khoa các môn học ở tiểu học và được hiểu là “phương hướng nhằm phốihợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ các môn học, phân môn khácnhau theo những hình thức, mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu,mục đích và yêu cầu khác nhau”

Quan điểm tích hợp và phương pháp dạy học theo hướng tích hợp đã đượcgiáo viên tiếp nhận nhưng ở mức độ thấp Phần lớn giáo viên lựa chọn mức độ tíchhợp “liên môn hoặc tích hợp “nội môn Các bài dạy theo hướng tích hợp sẽ làm chonhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của cộng đồng.Những nội dung giáo dục giới tính dạy học sinh nhỏ tuổi theo các chủ đề “Vệ sinhthân thể”, “Sự khác nhau giữa bạn nam và bạn nữ”, “Trẻ em sinh ra như thế nào”…làm cho học sinh có nhu cầu học tập để giải đáp được những thắc mắc, phục vụ chocuộc sống của mình và cộng đồng Học theo hướng tích hợp sẽ giúp cho các emquan tâm hơn đến con người và xã hội ở xung quanh mình, việc học gắn liền vớicuộc sống đời thường là yếu tố để các em học tập Những thắc mắc nảy sinh từthực tế làm nảy sinh nhu cầu giải quyết vấn đề của các em Chẳng hạn “vì saokhông nên mặc quần áo quá chật”, “vì sao phải vệ sinh sạch sẽ vùng kín mỗingày”

Thực tế ở một số trường cho thấy, các bài sọan để dạy học theo hướng tíchhợp đã giúp cho giáo viên tiếp cận tốt nhất với chương trình và sách giáo khoa mới.Bài dạy linh hoạt, học sinh học được nhiều, được chủ động tìm tòi, chiếm lĩnh kiếnthức và rèn luyện kĩ năng Muốn tiến hành có hiệu quả, cần phải chú trọng đến việcbồi dưỡng giáo viên Giáo viên phải hiểu được thế nào là tích hợp, phải nghiên cứuchương trình, tài liệu xem nó dựa trên môn khoa học xác định nào, có thể mở rộngquan hệ tương tác với các khoa học khác như thế nào, mức độ tích hợp thể hiện rasao? [18]

Trong phạm vi nhà trường, có rất nhiều quan điểm trái ngược nhau về vấn

đề giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản cho trẻ vị thành niên Có những người

Trang 33

cho rằng: đưa vấn đề giáo dục giới tính vào nhà trường là “ vẽ đường cho hươuchạy” Vì thế họ cho rằng không cần phải giáo dục trong nhà trường mà để trẻ tựphát triển tự nhiên, đến lúc nào đó tự trẻ sẽ hiểu được Ngược lại, có những quanđiểm cho rằng nhất thiết cần phải giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản cho thanhniên hiện nay, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên nhằm nâng cao năng lực, giảm thiểunhững tác hại do thiếu hiểu biết gây ra

Trong những năm gần đây, với mục đích giáo dục một cách toàn diện chohọc sinh nhằm trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về giới tính, về sức khỏesinh sản giáo dục giới tính đã được đưa vào các trường THCS và THPT dưới hìnhthức các buổi ngoại khóa hay tọa đàm hoặc kết hợp trong các bài giảng của mônsinh học, môn giáo dục công dân Giáo dục giới tính đã được tích hợp từ chươngtrình sinh học lớp 8 THCS với phần giải phẫu sinh lí người và vệ sinh

Bên cạnh nhà trường, toàn xã hội cũng đang cố gắng để giúp đỡ vị thànhniên Đoàn Thanh niên đã và đang đóng góp một vai trò quan trọng trong việc thamgia tích cực vào chương trình Sức khoẻ sinh sản - Kế hoạch hoá gia đình Kể từ năm

1997 đến nay, Đoàn Thanh niên cũng đã và đang tiến hành về các chương trình giáodục cuộc sống gia đình cho lứa tuổi thanh niên Hội phụ nữ cũng đã tích cực giántiếp giúp cho các bạn trẻ thông qua chương trình giáo dục kiến thức giới tính chocác bà mẹ để họ có thể trực tiếp cung cấp thông tin và giáo dục con cái mình Cácphương tiện thông tin đại chúng như vô tuyến, đài phát thanh cũng có rất nhiềuchương trình riêng dành cho giáo dục giới tính – giáo dục sức khoẻ sinh sản

Tuy nhiên vẫn cần phải nâng cao nhận thức cho vị thành niên về sức khoẻsinh sản, giúp cho họ có trách nhiệm trong cuộc sống gia đình mình về hành vi tìnhdục, ý thức và những nguy cơ của nạo phá thai không an toàn, bảo đảm tiếp cận vớithông tin và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, tạo ra sự ủng hộ đối với vấn đềcung cấp dịch vụ tránh thai cho cả thanh thiếu niên chưa lập gia đình Phát triểntoàn diện chương trình giáo dục giới tính cho vị thành niên nhằm nâng cao học vấn,

có nhân cách, có niềm tin vào giá trị đích thực và biết bảo vệ sức khoẻ cho mình

Từ thực tiễn giáo dục ở nhiều nước và Việt Nam cho thấy, dạy học theohướng tích hợp là xu thế mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng, đặc biệt là cácnước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương Giáo viên khi đã quen với cách dạytích hợp thì việc xử lí các tình huống giáo dục trở nên mềm dẻo hơn Dạy học theohướng tích hợp phát huy được tính tích cực của học sinh, góp phần đổi mới nộidung và phương pháp dạy học ở trường học

1.2.2 Thực trạng hiểu biết của học sinh Trung học phổ thông về sức khoẻ sinh sản vị thành niên và tình dục an toàn

Trang 34

Hiện nay ở trường học, việc giáo dục giới tính chưa đáp ứng kịp độ tuổicũng như nhu cầu thực tế của các em Việc giáo dục sức khỏe giới tính, sức khỏesinh sản ở trường học còn nặng về lý thuyết, kiến thức mà quên việc trang bị chocác em kỹ năng cần thiết để bảo vệ mình nên dù biết nhiều nhưng các em vẫn gánhhậu quả tiếc.

Ở Việt Nam, vị thành niên nữ có xu hướng mắc các bệnh viêm nhiễmđường sinh dục cao hơn so với nam, tỉ lệ mắc ở nữ là 32,8%, ở nam là 13,9% Kếtquả trên hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sinh học và tâm lí e ngại, đặc biệt ở các

em nữ Khi có các biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục, các em thường giữ kínkhông chia sẻ với ai kể cả gia đình và bạn bè thân Điều đó càng làm cho tình trạngbênh của các em thêm nặng và kéo dài thêm dẫn đến tỉ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơnnam [1]

Theo một nghiên cứu “Khảo sát Vị thành niên và biến đổi xã hội” do Viện

Xã hội học tiến hành năm 1999, khi trả lời câu hỏi “thời gian nào của chu kì kinhnguyệt là dễ thụ thai nhất” chỉ có 13% số em gái và 7% số em trai trả lời đúng (đó

là vào thời điểm khoảng giữa 2 tuần trước khi có kinh)

Còn theo một nghiên cứu ở huyện Chí Linh, Hải Dương về kiến thức biết ítnhất một dấu hiệu của tuổi dậy thì ở nữ thì có 60,3% Vị thành niên liệt kê được.Còn khi được hỏi về các bệnh lây lan qua đường tình dục mà em biết thì có tới 20%các em không liệt kê được một bệnh nào và có tới 14% các em chưa bao giờ đượcnghe nói đến HIV/AIDS Có khoảng 49,6% số Vị thành niên đã từng nghe nói vềcác biện pháp tránh thai, trong đó biện pháp sử dụng bao cao su được biết đến nhiềunhất

Theo một nghiên cứu của Bộ Y tế, có đến 50% Vị thành niên chưa có ýthức đầy đủ về sinh lí tuổi dậy thì và các vấn đề tình dục, mang thai Có đến 90%không biết cách áp dụng biện pháp tránh thai nào là phù hợp với lứa tuổi các emnhất Trong khi đó tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân ở lứa tuổi này lạingày một tăng Điều đó dẫn tới sự gia tăng các bệnh lây lan qua đường sinh dục, cácbiến chứng có liên quan đến nhiễm trùng đường sinh dục, vô sinh, tử vong…[2]

Theo thống kê của Hội Kế Hoạch Hóa Gia Đình thì Việt Nam là một trong

ba nước, có tỉ kệ nạo phá thai cao nhất thế giới (1,2 - 1,6 triệu ca mỗi năm), trong

đó 20% thuộc lứa tuổi vị thành niên, thậm chí có em mới 12 tuổi Điều tra Quốc gia

về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam cho thấy, 7,6% trong độ tuổi này có quan

hệ thình dục trước Hôn nhân Đó là chưa kể tới rất nhiều ca nạo phá thai tại những

cơ sở y tế tư nhân không thể kiểm soát và thống kê được

Vấn đề giáo dục giới tính trong nhà trường hiện nay đang gặp rất nhiều khókhăn và trở ngại Ở nước ta, vấn đề giới và giới tình còn rất nhiều “vùng cấm” nên

Trang 35

học sinh- sinh viên không được nói, không được hiểu biết và không đươc nêu lênnhững thắc mắc cần thiết của mình Sự lệch pha quá lớn giữa hai tư tưởng, hai thế

hệ, hai quan niệm sống, hai nhu cầu xã hội của người lớn và trẻ Vị thành niên đãđẩy họ vào tình trạng đói khát kiến thức, về thông tin giới và giới tính Sự tráingược giữa hai quan điểm giáo duc với “đất lề quê thói” cũng làm nảy sinh nhiềuvấn đề phức tạp… Đó chính là những nguyên nhân dẫn đến những hành vi thiếuhiểu biết và phải đón nhận những hậu quả đau lòng…

Mặt khác, đội ngũ giáo viên giảng dạy giáo dục giới tính, lại chưa được đàotạo bài bản và chuẩn bị kỹ càng Phần lớn các giáo viên bộ môn khác kiêm nghiệm,nhà trường đào tạo giáo viên cũng không trang bị cho họ những kiến thức giới tínhđầy đủ để họ có năng lực, kiến thức để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thựctiễn

Kết quả điều tra từ 453 học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyệnHưng Nguyên và Thành phố Vinh cho thấy, hầu hết các em đã có ý thức quan tâmđên vấn đề giáo dục giới tính, tình dục an toàn Tuy nhiên, chỉ 65,5 % số học sinhtrả lời đúng các kiến thức cơ bản về HIV, bệnh lây lan qua tình dục, tình dục antoàn, Trong đó, có nhiều em trả lời các câu 10, 11, 12, 13, 15 trong phiếu điều trarất ngây ngô Thông qua bài test nhỏ, kết quả thu được giúp chúng tôi có thể khẳngđịnh, giáo dục giới tính ở trường THPT đang ngày càng được quan tâm hơn Tuynhiên, do nhiều yếu tố khách quan, sự hiểu biết của người học vẫn chưa được nhưmong đợi

1.2.3 Thực trạng vận dụng tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học ở trường phổ thông

Hiện nay, giáo dục giới tính trong nhà trường chỉ mới thể hiện lướt quatrong chương trình sinh học ở lớp 8 (giới thiệu cơ thể người, kinh nguyệt), ở lớp 5(sự hình thành em bé ) với những thông tin hết sức cơ bản, chưa đáp ứng được nhucầu hiểu biết của các em Không thể phủ nhận rằng do điều kiện dinh dưỡng tốt nênhọc sinh ngày càng thông minh, năng động, dậy thì sớm và nhu cầu nhận thức vềmọi mặt đều vượt khung giảng dạy của nhà trường, nhất là trong lĩnh vực giới tính

Vì vậy, khi một học sinh lớp 5 đã có kinh nguyệt, học sinh lớp 6 đã hỏi về vấn đềtình dục, thì mãi đến lớp 8 các em mới được giới thiệu về những vấn đề này là quámuộn Đến cấp III, những vấn đề này lại được lồng ghép, tích hợp trong môn sinhhọc ở một số bài học của sinh học 11, hoặc được tích hợp trong một số nội dungngắn của sinh học 10 và 12, hoặc được đề cập trong các hoạt động ngoại khóa củatrường Tuy nhiên, những kiến thức này còn quá ít ỏi, mặt khác thời lượng một tiếtkhông đủ để các thầy cô truyền đạt kiến thức ngoài luồng và giải đáp thắc mắc của

Trang 36

các em nhằm tránh tình trạng “cháy” giáo án Vì vậy, giáo dục giới tính đúng cách,đúng nghĩa vẫn chưa đáp ứng sự tò mò của học sinh

Qua điều tra các giáo viên đang giảng dạy sinh học ở các trường THPT trênđịa bàn huyện Hưng Nguyên và thành phố Vinh, chúng tôi thu được một số kết quảsau:

Có 70% giáo viên được hỏi đều trả lời rằng có đưa vấn đề giáo dục giới tínhvào trong quá trình giảng dạy những nội dung kiến thức sinh học liên quan Điềunày cho thấy, phần lớn các giáo viên đã ý thức được ý nghĩa của việc giáo dục giớitính trong nhà trường Tuy nhiên, từ kết quả điều tra chúng tôi cũng thu được kếtquả là chỉ có 30% giáo viên sử dụng tích hợp giáo dục giới tính vào trong các nộidung giảng dạy, phần còn lại chủ yếu là liên hệ hoặc hình thức khác 100% giáoviên khi được hỏi đều cho rằng việc tích hợp GDGT trong nhà trường là cần thiếtsong 79,6% giáo viên lại cho rằng đó là vấn đề khó và chưa thực hiện thườngxuyên

Theo chúng tôi, nguyên nhân chủ yếu là hầu hết các giáo viên THPT hiệnnay chưa được đào tạo kĩ năng này một cách chuyên nghiệp Điều này dẫn tới hậuquả là giáo viên né tránh hoặc khi giảng dạy không mang lại hứng thú cho học sinh.Đặc biệt các giáo viên trẻ thường bỏ qua khi mà chưa có qui định nào bắt buộc phảidạy giáo dục giới tính trong từng bài học cụ thể Các cấp lãnh đạo cũng bỏ ngỏ khâuquản lí theo dõi giáo dục giới tính Chưa có tổng kết, đánh giá về hoạt động nàytrong nhà trường một cách chính xác, sát thực

Hậu quả của việc này dẫn đến học sinh thu nhận một lượng kiến thức rờirạc, chắp vá Bản thân các em đã nhận được kiến thức từ thông tin đại chúng, trongkhi cần một người tổng hợp, đưa ra những kiến thức có tính cơ bản, tổng quát thìchúng ta chỉ có thể cung cấp cho các em kiến thức lồng ghép, không hệ thống, thiếuthực hành mà nặng về lý thuyết Bởi vậy bài toán giáo dục giới tính trong trườngTHPT chưa có lời giải đáp thích đáng

Trang 37

CHƯƠNG II: VẬN DỤNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀO

TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG THPT 2.1 Các nội dung kiến thức sinh học THPT có thể vận dụng tích hợp giáo dục giới tính

Theo quan điểm dạy học mới, nội dung của môn Sinh học ở trường phổthông vừa phải thể hiện được những tri thức cơ bản, hiện đại trong các lĩnh vực sinhhọc, ở các cấp tổ chức sống, đồng thời phải lựa chọn giáo dục những vấn đề thiếtyếu trong Sinh học có giá trị thiết thực cho bản thân học sinh và cộng đồng, ứngdụng vào đời sống, sản xuất, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường, giáo dục dân số

Thời lượng dành cho môn sinh học ở trường THPT là 139 tiết, trong đó lớp

10 là 35 tiết (1tiết/tuần) với các nội dung: Giới thiệu chung về thế giới sống, sinhhọc tế bào, sinh học vi sinh vật; lớp 11 là 52 tiết (1,5 tiết/tuần), nội dung chủ yếu tậptrung vào sinh học cơ thể thực vật, động vật và người; lớp 12 là 52 tiết (1,5tiết/tuần) với nội dung: Sinh học trong các hệ lớn Di truyền -> Tiến hoá -> Sinhthái

Thời lượng của môn sinh học ở trường THPT không nhiều, vì vậy người giáoviên cần lựa chọn các nội dung giáo dục giới tính một cách phù hợp để tích hợp vàomột số bài học, vừa đảm bảo mang lại hiệu quả giáo dục cao mà không lồng ghépkhiên cưỡng, làm cho chương trình thêm quá tải

Một số bài học có thể tích hợp nội dung giáo dục giới tính:

STT Lớp,bài Kiến thức cơ bản Kiến thức về giới tính1

Lớp 10

Bài 19

- Diễn biến của giảm phân I, II

- Sự hình thành các tế bào sinh dụcsau quá trình giảm phân

- Ý nghĩa của quá trình giảm phân

- Quá trình hình thànhtrứng, tinh trùng

2 Bài 30 - Chu trình nhân lên của vi rut

trong tế bào chủ

- HIV/AIDS (con đường lây truyền,triệu chứng, các biện pháp phòngtránh )

- HIV và các bệnh lâynhiễm qua đường tình dục

- Tình dục an toàn

3 Bài 32 - Bệnh truyền nhiễm, các phương

thức lây truyền, một số bệnh truyềnnhiễm thường gặp do vi rút

- Các hình thức miễn dịch

- Các bệnh truyền nhiễmlây lan qua đường tình dục

Trang 38

bên trong) giới tính ở độ tuổi trung

niên ảnh hưởng đến khảnăng tình dục và một sốbiểu hiện khác

5 Bài 39 - Ảnh hưởng của các nhân tố môi

trường đến quá trình sinh trưởng vàphát triển của động vật (nhân tốbên ngoài)

- Các biện pháp điều khiển sinhtrưởng và phát triển của động vật

và con người

Những nhân tố môi trườngtác động đến quá trình sinhsản, những nhân tố làmgiảm chất lượng trứng, tinhtrùng và nguy cơ quái thai,

7 Bài 45 - Sinh sản hữu tính ở động vật, các

giai đoạn trong quá trình sinh sảnhữu tính của động vật

- Các hình thức thụ tinh, đẻ trứng

và đẻ con

- Quá trình thụ tinh của conngười diễn ra bên trong cơquan sinh dục nữ (thụ tinhtrong) => Quan hệ tình dụcgiữa nam và nữ có thể dẫnđến thụ tinh và mang thai

8 Bài 46 - Cơ chế điều hoà sinh tinh và sinh

trứng

- Ảnh hưởng của yếu tố thần kinh

và môi trường sống đến quá trìnhsinh tinh và sinh trứng

- Các loại hoocmon điềutiết quá trình sinh sản, cácbiện pháp phòng tránh thai

- Môi trường sống, trạngthái thần kinh có ảnhhưởng đến số lượng, chấtlượng trứng và tinh trùng

9 Bài 47 - Các biện pháp điều khiển sinh sản

ở động vật (thay đổi số con, điềukhiển giới tính)

- Cơ sở khoa học của các biện phápphòng tránh thai

- Thụ tinh nhân tạo, nuôicấy phôi trong ống nghiệmgiải quyết vấn đề vô sinh

do khuyết tật cơ quan sinhdục

- Phòng tránh thai, kếhoạch hoá gia đình và lợiích đối với gia đình, cộngđồng

Trang 39

- Quy luật di truyền ngoài nhân (ditruyền qua tế bào chất)

giới tính XY, nữ có cặpXX)

- Một số bệnh di truyềnliên kết với giới tính

11 Bài 16 - Các đặc trưng của quần thể

- Cấu trúc di truyền của quần thể tựthụ phấn và giao phối gần

- Giao phối cận huyết vàluật hôn nhân gia đình

12 Bài 21 - Di truyền y học, các bệnh di

truyền phân tử, hội chứng bệnh liênquan đến đột biến NST, bệnh ungthư

- Các hội chứng rối loạncặp NST giới tính (XXX,XXY, OX) ở người

13 Bài 22 - Bảo vệ vốn gen của loài người

- Một số vấn đề xã hội của ditruyền học

- Tư vấn di truyền trướckhi kết hôn và sinh connhằm hạn chế sinh ranhững đứa trẻ bị bệnh, tậtnguyền

- Sàng lọc trước khi sinhbằng các biện pháp siêu

âm, chọc dò dịch ối, sinhthiết tua nhau thai để pháthiện những trường hợpkhông bình thường và cóhướng xử lí

2.2 Hướng dẫn soạn giáo án có vận dụng tích hợp giáo dục giới tính

Để soạn một bài giảng có nội dung tích hợp giáo dục giới tính, trước hếtngười giáo viên cần phải nắm rõ khung phân phối chương trình của các khối lớp 10,

11 và 12 do Bộ Giáo dục và đào tạo hướng dẫn ban hành Trên cơ sở đó, giáo viên

sẽ xây dựng kế hoạch giảng dạy trong một năm học cho từng khối lớp đồng thời tìm

ra được những bài học thích hợp có thể tích hợp được nội dung giáo dục giới tính

Bài giảng có nội dung tích hợp giáo dục giới tính có thể được thực hiện quacác bước sau:

Bước 1: Phân tích cấu trúc nội dung bài học, từ đó xác định được kiến thứctrọng tâm của bài học và những kiến thức về giới tính có liên quan đến bài học

Bước 2: Tìm kiếm tư liệu, hình ảnh, đoạn phim (nếu cần thiết) để phục vụbài soạn

Bước 3: Xây dựng phương pháp tích hợp nội dung giáo dục giới tính phùhợp với bài học (thuyết trình, thảo luận nhóm, trực quan - vấn đáp )

Bước 4: Thực hiện soạn bài giảng hoàn chỉnh

Trang 40

Bước 5: Kiểm tra lại kiến thức về giới tính của học sinh để xác định hiệu quảcủa bài giảng tích hợp.

* Một số gợi ý xây dựng các bài soạn có nội dung tích hợp giáo dục giới tính trong chương trình sách giáo khoa Sinh học 10, 11, 12 ban cơ bản

Lớp 10

Bài 19: “Giảm phân”

* Cấu trúc nội dung

Bài học có 3 nội dung chính: Cơ chế giảm phân I, giảm phân II và ý nghĩacủa quá trình giảm phân

Kiến thức trọng tâm bài học là cơ chế giảm phân I, giảm phân II

Bài học có thể tích hợp nội dung giáo dục giới tính vào mục (II Giảm phânII): Quá trình hình thành trứng và tinh trùng sau khi giảm phân II kết thúc

* Kiến thức, hình ảnh về quá trình hình thành trứng, tinh trùng ở người

Khi vừa mới sinh ra, trong buồng trứng của bé gái và trong tinh hoàn của bétrai đã có các tế bào sinh dục đang trong kì đầu I của giảm phân

Sự sản sinh tinh trùng được thực hiện trong các ống sinh tinh, các tế bào sinhdục trong giai đoạn đầu được gọi là các tinh bào cấp 1 Cho đến giai đoạn dậy thì,mỗi tinh bào cấp 1 hoàn tất giai đoạn giảm phân I để tạo thành 2 tinh bào cấp 2.Tinh bào cấp 2 hoàn thành giai đoạn giảm phân II để tạo thành 4 tinh tử, các tinh tửnằm lại trong ống sinh tinh, tiếp tục phát triển và hoàn thiện để tạo thành tinh trùng.Tinh trùng di chuyển tới túi tinh và được dự trữ ở đó, túi tinh cùng với tuyến tiền

Hình 2.1:Quá trình hình thành tinh trùng, trứng

Hình 2.2: Sự phát triển của nang trứng Hình 2.3: Hình ảnh nang trứng cấp I

Ngày đăng: 29/11/2015, 19:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w