NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG THPT, Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA HỌC SINH THPT VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC
…… ……
NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
Ở TRƯỜNG THPT, Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA HỌC SINH THPT VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên nghành: Hóa Công nghệ - Môi trường
Hà Nội – 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên nghành: Hóa Công nghệ - Môi trường
Người hướng dẫn khoa học
Th.S Đỗ Thủy Tiên
Hà Nội – 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Đề tài này là kết quả tôi đã trực tiếp nghiên cứu dưới sự hướng dẫn khoa học của Th.S Đỗ Thủy Tiên Tôi xin cam đoan đây là kết quả tôi đã đạt được trong thời gian làm khóa luận Nếu có gì không trung thực tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Sinh viên
Nguyễn Thị Hồng Vân
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi làm chân thành cảm ơn đến cô ThS Đỗ Thủy Tiên đã định hướng và hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành khóa luận này
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Ban Chủ nhiệm và các thầy cô trong khoa Hóa học đã hết lòng quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian 4 năm học tập
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Bố Mẹ, gia đình, bạn bè và người thân đã giúp đỡ, động viên khuyến khích tôi học tập đến đích cuối cùng
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Nguyễn Thị Hồng Vân
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Lịch sử nghiên cứu 3
1.2 Vai trò, nhiệm vụ và phương hướng giáo dục môi trường ở trường THPT 3
1.2.1 Khái niệm giáo dục môi trường [11] 3
1.2.2 Vai trò, nhiệm vụ và phương hướng giáo dục môi trường ở trường THPT 4
1.2.3 Sự phát triển của GDMT trên thế giới và ở Việt Nam [10] 7
1.3 Những kiến thức cơ sở về môi trường và hoá học môi trường 9
1.3.1 Những kiến thức cơ sở về môi trường [1,2,4,10,11] 9
1.3.2 Những kiến thức cơ bản về hoá học môi trường và sự ô nhiễm môi trường 14
1.4 Giáo dục môi trường ở trường phổ thông Việt Nam 20
1.4.1 Quan niệm về giáo dục môi trường [10] 20
1.4.2 Mục đích của GDMT [2,10] 21
1.4.3 Mô hình của việc dạy và học trong giáo dục môi trường [10] 22
1.4.4 Một số nguyên tắc thực hiện giáo dục môi trường 23
1.4.5 Các hình thức triển khai GDMT [10] 25
1.4.6 Các phương pháp, hình thức GDMT [10] 26
1.5 Quan điểm tích hợp trong giáo dục phổ thông [7,12] 26
1.5.1 Khái niệm tích hợp 26
1.5.2 Khái niệm về dạy học tích hợp 26
1.5.3 Ý nghĩa của dạy học tích hợp 27
1.5.4 Điều kiện thực hiện dạy học tích hợp 28
1.5.5 Các dạng tích hợp trong dạy học 28
1.6 Phương thức đưa GDMT vào môn hoá học trường phổ thông [10] 29
CHƯƠNG II: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GDMT VÀ Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG THPT 31
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 31
2.2 Phương pháp nghiên cứu 31
Trang 62.3 Tìm hiểu thực trạng GDMT và ý thức bảo vệ môi trường thông qua môn
hoá học ở trường THPT tại tỉnh Vĩnh Phúc 31
2.3.1 Mục đích điều tra 31
2.3.2 Đối tượng điều tra 32
Bảng 2.1 Danh sách các trường có giáo viên được tham khảo ý kiến 32
2.3.3 Tiến hành điều tra 33
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34
3.1 Thực trạng GDMT thông qua dạy học hóa học ở trường phổ thông 34
3.2 Thực trạng kiến thức môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh THPT tại tỉnh Vĩnh Phúc 40
3.3 Định hướng xây dựng một số chủ đề tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học hóa học ở trường THPT 48
3.3.1 Các vấn đề môi trường cần đưa vào giảng dạy cho học sinh THPT 48
3.3.2 Định hướng xây dựng một số chủ đề tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học hóa học ở trường THPT 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
PHỤ LỤC 53
Trang 7DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
GDMT: Giáo dục môi trường
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 2.1 Danh sách các trường có giáo viên được tham khảo ý kiến 32
Bảng 2.2 Các lớp tham gia điều tra thực trạng ý thức bảo vệ môi trường và kiến thức môi trường 32
Bảng 3.1 Vấn đề đang được thế giới quan tâm giải quyết cấp bách 34
Bảng 3.2 Đánh giá mức độ của dạy học có tích hợp nội dung GDMT 34
Bảng 3.3 Đánh giá hiểu biết của học sinh về môi trường hiện nay 35
Bảng 3.4 Kết quả đánh giá mức độ hiệu quả của công tác GDMT 35
Bảng 3.5 Nhận xét của giáo viên về GDMT 36
Bảng 3.6 Mức độ thường xuyên của việc GDMT trong từng phần bài giảng 37
Bảng 3.7 Phương pháp hoặc hình thức dạy học lồng ghép GDMT 38
Bảng 3.8 Thuận lợi của giáo viên khi lồng ghép nội dung GDMT 38
Bảng 3.9 Khó khăn của giáo viên khi lồng ghép nội dung GDMT 39
Bảng 3.10 Kiến nghị của giáo viên 40
Bảng 3.11 Thống kê điểm số về kiến thức hóa học môi trường của học sinh 40
Bảng 3.12 Ý kiến của học sinh về việc bảo vệ môi trường 41
Bảng 3.13 Phương tiện để học sinh tìm hiểu về môi trường 41
Bảng 3.14 Ý thức bỏ rác ở trường học của học sinh 42
Bảng 3.15 Ý thức tham gia các phong trào bảo vệ môi trường 42
Bảng 3.16 Ý thức tham gia các câu lạc bộ bảo vệ môi trường 43
Bảng 3.17 Biện pháp bảo vệ môi trường 43
Bảng 3.18 Đánh giá về mức độ phù hợp của các môn học tích hợp về môi trường 44
Bảng 3.19 Mức độ nhận thức của học sinh khi học môn học tích hợp về môi trường 45 Bảng 3.20 Áp dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống của học sinh 45
Bảng 3.21 Mức độ cần thiết của việc đưa thêm một môn học riêng về môi trường 46
Bảng 3.22 Thái độ bảo vệ môi trường của học sinh THPT 46
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa con người, môi trường và tài nguyên thiên nhiên 12
Hình 1.2 Mô hình của việc dạy và học trong GDMT 22
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Cuộc sống của con người ngày càng hiện đại và văn minh Tuy nhiên, cùng với
sự phát triển ấy con người đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, trong đó vấn đề môi trường là mối quan tâm hàng đầu của toàn cầu Trong mấy chục năm trở lại đây, sự phát trển kinh tế ồ ạt dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
và sự gia tăng dân số quá nhanh đã làm cho môi trường bị biến đổi chưa từng thấy Nhiều nguồn tự nhiên bị vắt kiệt, nhiều hệ sinh thái bị tàn phá mạnh, nhiều cân bằng trong tự nhiên bị rối loạn Môi trường lâm vào tình trạng khủng hoảng với quy mô toàn cầu, trở thành nguy cơ thực sự đối với cuộc sống hiện đại và sự tồn vong của
xã hội trong tương lai
Vì vậy giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ là rất cần thiết và nhà trường phổ thông là môi trường thích hợp Nhà trường là nơi đào tạo ra những chủ nhân tương lai của đất nước, do đó những kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường là rất quan trọng Trong các môn học ở nhà trường phổ thông thì môn hoá học có rất nhiều cơ hội để giáo dục môi trường Thông qua các bài giảng hoá học giáo viên có thể lồng ghép vào các nội dung giáo dục môi trường, từ đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Bài giảng sẽ trở nên phong phú và sinh động hơn, đáp ứng được yêu cầu đặt ra của giáo dục là gắn liền lí thuyết và thực tiễn
Từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu thực trạng giáo dục môi trường ở trường THPT, ý thức bảo vệ môi trường của học sinh THPT
và định hướng xây dựng một số chủ đề tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học hóa học ở trường THPT”
2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu khảo sát thực trạng giáo dục môi trường ở trường THPT, ý thức bảo vệ môi trường của học sinh THPT và định hướng xây dựng một số chủ đề tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học hoá học ở trường phổ thông
Trang 103 Nhiệm vụ của đề tài
- Tổng quan về giáo dục môi trường; môi trường và ô nhiễm môi trường, dạy học tích hợp
- Khảo sát và đánh giá thực trạng GDMT ở trường THPT và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh THPT tại tỉnh Vĩnh Phúc;
- Tìm hiểu các vấn đề môi trường có thể sử dụng lồng ghép trong dạy học Hóa học và định hướng xây dựng một số chủ đề tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học hóa học ở trường THPT cho phù hợp với địa phương và đạt hiệu quả cao
4 Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ
thống hóa…trong nghiên cứu tổng quan tài liệu lý luận có liên quan
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Tìm hiểu, quan sát quá trình dạy và học môn Hóa học 10,11 nâng cao ở trường THPT
+ Điều tra, phỏng vấn, trao đổi, hỏi ý kiến của các giáo viên, học sinh trường THPT
+ Phương pháp chuyên gia: tham khảo, tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia giáo dục trong quá trình nghiên cứu
- Nhóm phương pháp xử lí thông tin: Áp dụng xác suất thống kê và phần mềm
ứng dụng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng để xử lí kết quả
Trang 11CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Lịch sử nghiên cứu
Hiện nay, môi trường đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu của toàn cầu Chính vì vậy, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề môi trường và giáo dục môi trường Sau đây là một số khoá luân tốt nghiệp và luận văn thạc sĩ nghiên cứu về đề tài giáo dục môi trường:
1 Nguyễn Trần Đông Quỳ (2007), Website hoá học môi trường qua chương trình hoá học 10, khoá luận tốt nghiệp, ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh
2 Nguyễn Thị Trang (2007), Thiết kế giáo án giáo dục môi trường thông qua bộ môn hoá lớp 12 – Ban Khoa học tự nhiên, Khoá luận tốt nghiệp, ĐHSP Tp.Hồ Chí
Trang 121.2.2 Vai trò, nhiệm vụ và phương hướng giáo dục môi trường ở trường THPT
1.2.2.1 Vai trò và vị trí của nhà trường phổ thông trong công tác giáo dục và bảo
vệ môi trường [10]
Với mạng lưới phân bố rộng khắp mọi miền đất nước, nhà trường phổ thông từ bậc Tiểu học đến Trung học có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường
Nhà trường phổ thông có chức năng cơ bản là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của học sinh, có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức công tác giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác trong và ngoài nhà trường theo mục tiêu, chương trình giáo dục của từng bậc học, cấp học Nội dung giáo dục môi trường là một bộ phận cấu thành nội dung, chương trình giáo dục các cấp, bậc học từ Tiểu học đến Trung học
Giáo dục môi trường nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường, góp phần xây dựng môi trường sống trong sạch, lành mạnh trong phạm
vi cả nước cũng như ở từng cộng đồng địa phương Công tác giáo dục nói chung và giáo dục môi trường nói riêng không chỉ có tác động trước mắt đến thế hệ hôm nay
mà còn tác động lâu dài đến nhiều thế hệ mai sau và toàn xã hội Việt Nam
Việc giáo dục môi trường có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau: giáo dục thông qua các phương tiện đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí, sách khoa học, phim ảnh…), qua các hoạt động của các tổ chức quần chúng (như Hội bảo vệ môi trường, Hội môi trường và sinh thái…) và qua giảng dạy ở các trường phổ thông
Trong các hình thức giáo dục nói trên thì GDMT ở trường phổ thông chiếm vị trí đặc biệt, bởi nhà trường phổ thông là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai đất nước thực hiện việc sử dụng các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường GDMT cho thế hệ trẻ là việc có tác dụng rộng lớn nhất, sâu sắc và lâu bền nhất
Trang 131.2.2.2 Nhiệm vụ và phương hướng giáo dục môi trường ở trường phổ thông [10]
GDMT là một quá trình nâng cao nhận thức, phát triển kĩ năng, tình cảm và đạo đức cho học sinh các vấn đề môi trường, do đó có nhiệm vụ:
Làm cho học sinh hiểu biết về thiên nhiên, môi trường nói chung và thiên nhiên, môi trường Việt Nam nói riêng Học sinh nhận biết rõ mối quan hệ khăng khít và sự tương hỗ giữa sinh vật với các yếu tố của môi trường, tầm quan trọng của môi trường đối với sự tồn tại và phát triển của loài người
Trên cơ sở các hiểu biết đó giáo dục cho học sinh ý thức quan tâm thường xuyên đến môi trường, dần dần hình thành lòng yêu thích, tôn trọng thiên nhiên, muốn được bảo vệ môi trường sống, các phong cảnh đẹp, các di tích văn hoá lịch sử của đất nước, và cuối cùng làm cho việc bảo vệ môi trường trở thành phong cách, nếp sống của họ
Trang bị cho học sinh một số phương pháp và kĩ năng bảo vệ môi trường để học sinh có thể thực hành các nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở địa phương
1.2.2.3 Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục – Đào tạo về bảo vệ và giáo dục môi trường [13]
Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 đã thể chế hoá một bước các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường và giáo dục, đào tạo về bảo vệ môi trường Điều 107 Luật Bảo vệ môi trường quy định: “Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường”
Nghị Quyết số 41/NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong cả nước tổ chức triển khai các nhiệm vụ về giáo dục môi trường và thực hiện tốt các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 136/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 về phê duyêt đề án Đưa ra các nội dung bảo vệ môi trường về hệ thống giáo dục quốc dân
Trang 14đã xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương thức giáo dục đào tạo và bảo vệ môi trường, trong đó:
+ Đối với giáo dục Tiểu học: trang bị những kiến thức cơ bản, phù hợp với độ tuổi và tâm sinh lí của học sinh về các yếu tố môi trường, vai trò của môi trường đối với con người và tác động của con người đối với môi trường Giáo dục cho học sinh
ý thức bảo vệ môi trường; phát triển kĩ năng bảo vệ và giữ gìn môi trường
+ Đối với giáo dục Trung học cơ sở và Trung học phổ thông: trang bị cho học sinh những kiến thức về sinh thái học, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên Trang bị và phát triển kĩ năng bảo vệ và giữ gìn môi trường, biết ứng xử tích cực với môi trường sống xung quanh
+ Việc giáo dục bảo vệ môi trường chủ yếu theo phương thức khai thác triệt để tri thức về môi trường hiện có ở các môn học trong nhà trường Nội dung giáo dục BVMT còn được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho toàn cộng đồng
Quyết định 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lượcbảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã khẳng định: “ Chiến lược Bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, là cơ sơ quan trọng đảm bảo phát triển bền vững đất nước Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường Đầu tư cho bảo vệ môi trường
là đầu tư cho phát triển bền vững”
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT về tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường yêu cầu nghành giáo dục và đào tạo đưa ra các giải pháp hữu hiệu để triển khai bảo vệ môi trường ở tất cả các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Ngày 07/08/2008, Bộ Giáo dục và đào tạo ra công văn số 7120/BGDĐT-GDTrH
về việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học cấp THCS
Trang 15và THPT đã đưa ra hướng dẫn để các Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học cấp THCS và THPT
1.2.3 Sự phát triển của GDMT trên thế giới và ở Việt Nam [10]
1.2.3.1 Sự phát triển giáo dục môi trường trên thế giới
Môi trường là một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn thế giới Để bảo vệ cái nôi sinh thành của mình, con người phải thực hiện hàng loạt các vấn đề phức tạp trong đó GDMT là một trong những biện pháp có hiệu quả nhất, giúp cho con người có nhận thức đúng trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường
Lần đầu tiên trong lịch sử, vào năm 1948 tại cuộc họp LHQ về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở Pari, thuật ngữ giáo dục môi trường được sử dụng
Ngày 5/6/1972, Hội nghị LHQ họp ở Stockhom (Thuỵ Điển) đã nhất trí nhận định: việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường là hai nhiệm vụ hàng đầu của toàn nhân loại (cùng với nhiệm vụ bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh) Vì thế, ngày 5 tháng 6 hàng năm trở thành Ngày môi trường thế giới
Hội nghị tuyên bố: GDMT là rất cần thiết để làm cơ sở cho nhận thức và hành
vi có trách nhiệm của cá nhân và tổ chức trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường Sau hội nghị họp tại Stockhom, GDMT đã được đưa vào trường học ở nhiều nước Đến năm 1973, có khoảng 1000 chương trình được giảng dạy trong 750 trường và viện thuộc 70 nước khác nhau
Tháng 10 năm 1975, tại Hội nghị Quốc tế về GDMT họp ở Bengrat (Nam Tư), lần đầu tiên UNESCO đã khởi thảo một chương trình GDMT quốc tế (IEEP)
Hội thảo của khu vực châu Á Thái Bình Dương được tổ chức vào tháng 10 năm 1976 tại Băng Cốc (Thái Lan) đã đưa ra 15 kiến nghị thuộc 4 vấn đề: chương trình GDMT, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, GDMT phi chính quy và vấn đề soạn thảo các tài liệu, xây dựng các phương tiện phục vụ GDMT
Trang 16
Đầu tháng 8 năm 1987, UNESCO và UNEP lại phối hợp tổ chức Hội nghị Quốc
tế về GDMT tại Matxcơva Hội nghị quyết định đặt tên cho thập kỉ 90 là Thập kỉ toàn thế giới cho GDMT
Với tinh thần trên, tháng 10 năm 1990 tại Pari UNESSCO và UNEP tổ chức
mở hội nghị quốc tế với sự tham gia của nhiều tổ chức quốc tế thuộc LHQ Tại hội một lần nữa lại nhấn mạnh nhiệm vụ GDMT cho tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ và tầm quan trọng của việc bồi dưỡng kiến thức về môi trường cho giáo viên các cấp
Hội nghị thượng đỉnh (UNCED) diễn ra năm 1992 tại Rio de Janero trong 2 ngày có 120 vị đứng đầu nhà nước, chính phủ, cùng các đoàn đại biểu của hơn 170 nước tham dự Song song với hội nghị còn có diễn đàn toàn cầu về vấn đề môi trường
1.2.3.2 Tình hình giáo dục môi trường ở Việt Nam
Từ năm 1966 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào Tết trồng cây để
giữ gìn và làm đẹp môi trường sống
Năm 1991, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chương trình trồng cây phát triển giáo dục – đào tạo và bảo vệ môi trường (1991-1995)
Trong kế hoạch hành động quốc gia về môi trường và phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 1996-2000, GDMT được ghi nhận như một bộ phận cấu thành
Từ năm 1995, Dự án GDMT trong nhà trường phổ thông Việt Nam (VIE 95/041) của Bộ giáo dục và Đào tạo do UNDP tài trợ đã nhằm vào các mục tiêu cơ bản:
- Hỗ trợ xây dựng một bản chính sách và chiến lược thực hiện quốc gia về GDMT tại Việt Nam
- Tăng cường năng lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tuyên truyền những nội dung và phương pháp GDMT vào các chương trình đào tạo giáo viên
- Xây dựng các hoạt động GDMT cụ thể để thực hiện ở cấp Tiểu học và Trung học
Trang 17
Đặc biệt, tháng 8 năm 2004, Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 153/2004/QĐ-TTg về việc ban hành định hướng chiến lược phát triển bến vững ở Việt Nam gồm 5 phần, trong đó quy định: Những lĩnh vực sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững
Ở các trường Đại học, GDMT đã được coi như một nội dung quan trọng trong các giáo trình Con người và Môi trường; Dân số, tài nguyên, môi trường Ở các khoa: Sinh học, Địa lí, Hoá học của các trường Đại học Sư Phạm đã có các môn học
về môi trường
1.3 Những kiến thức cơ sở về môi trường và hoá học môi trường
1.3.1 Những kiến thức cơ sở về môi trường [1,2,4,10,11]
1.3.1.1 Khái niệm về môi trường [1]
Khái niệm môi trường
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” (Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường, Việt Nam, 2005)
Theo UNESSCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ hệ thống tự nhiên và các hệ thống xã hội do con người tạo ra, những cái hữu hình (tập quán, niềm tin…), trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn nhu cầu cho cuộc sống sinh hoạt của mình Nhìn chung môi trường sống của con người là tất cả các nhân tố môi trường tự nhiên và môi trường xã hội:
Môi trường tự nhiên: là các nhân tố thiên nhiên như vật lí, hoá học, sinh học;
nó tồn tại và vận động theo quy luật của tự nhiên, nhưng cũng ít nhiều chịu sự tác động của con người như: năng lượng mặt trời, đại dương, sông núi, không khí, động vật, thưc vật…
Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người nguồn tài nguyên thiên nhiên như: không khí, đất, nước và các khoáng sản để con người sinh tồn và phát triển
Trang 18Môi trường xã hội: là các mối quan hệ giữa con người với con người Đó là các luật lệ, các phong tục tập quán… Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo những khuôn khổ nhất định đảm bảo cho cuộc sống sinh tồn và ngày một văn minh
Ngoài ra, ta cần phải phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo: bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên hoặc cải biến nó như: các phương tiện, công cụ, máy móc, thiết bị, nhà ở, công viên… nhằm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống và trong lao động sản xuất của mình
Các nguyên tố hoá học trong đất tồn tại dưới dạng tổ hợp phức tạp của các chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước Hàm lượng các nguyên tố hoá học của đất không cố định, biến đổi phụ thuộc vào quá trình hình thành đất
- Thuỷ quyển:
Thuỷ quyển (nước) là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi
sự sống trên Trái Đất và cần thiết cho các hoạt động kinh tế, xã hội của loài người Thuỷ quyển bao gồm tất cả các dạng nguồn có trên Trái Đất như: đại dương, biển,
hồ, sông, suối, các nguồn chứa băng đá ở hai cực Trái Đất và các nguồn nước ngầm Khối lượng thuỷ quyển ước tính vào khoảng 1,38.1021 kg (tương đương 0,03% tổng khối lượng Trái Đất)
- Khí quyển:
Khí quyển là lớp khí bao quanh bề mặt Trái Đất, có khối lượng 5,2.1018 kg nhỏ hơn 0,0001% trọng lượng Trái Đất Khí quyển là một hỗn hợp các khí: nitơ
Trang 19(78,09%), oxi (khoảng 20,94%), cacbon đioxit (khoảng 0,03%), hơi nước (khoảng 0,15%) và nhiều khí khác
Khí quyển có tác dụng duy trì và bảo vệ sự sống trên Trái Đất, ngăn chặn các tia tử ngoại gần đi vào Trái Đất
- Sinh quyển:
Sinh quyển là toàn bộ các dạng vật sống tồn tại bên trong, bên trên và phía trên Trái Đất, trong đó có các cơ thể sống và các hệ sinh thái hoạt động Đây là một hệ thống động và rất phức tạp Nơi sinh sống của sinh vật trong sinh quyển gồm môi trường cạn (địa quyển), môi trường không khí hoặc môi trường thuỷ quyển Khác với khí quyển, địa quyển và thuỷ quyển, sinh quyển không có giới hạn rõ rệt vì nó nằm trong cả ba thành phần của môi trường kể trên và không hoàn toàn liên tục, vì
sự sống chỉ tồn tại và phát triển trong những điều kiện nhất định
Chức năng của môi trường
- Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật
- Môi trường là nơi chứa đựng và cung cấp tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho
cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình
- Môi trường là nơi bảo vệ và giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
1.3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên [1,10]
Khái niệm
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành
và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống
Con người với tài nguyên và môi trường
Trang 20Con người khai thác tài nguyên với mục đích để sản xuất hàng hoá phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống Dân số ngày một tăng và chất lượng cuộc sống con người luôn cải thiện, cho nên các công cụ và phương thức sản xuất luôn được cải tiển để khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên được nhiều hơn Vì thế dẫn đến suy thoái môi trường ngày một gia tăng
Như vậy, trong quá trình tiến hoá, con người là trung tâm mối quan hệ của tài nguyên, môi trường và phát triển Giáo dục nhận thức về tài nguyên thiên nhiên cho cộng đồng và tạo kĩ năng khai thác, sử dụng tài nguyên cho con người, giữ vai trò quyết định trong phát triển bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa con người, môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Phân loại tài nguyên thiên nhiên
Ngày nay có nhiều phương pháp phân loại tài nguyên thiên nhiên khác nhau
Sự phân loại chỉ có tính chất tương đối, do tài nguyên thiên nhiên có tính đa dạng được sử dụng với mục đích khác nhau
Trong khoa học môi trường, tài nguyên được phân thành hai loại: tài nguyên tái tạo được và tài nguyên không tái tạo được
- Tài nguyên không tái tạo được:
Con người
Trang 21Tài nguyên không tái tạo được là tài nguyên tồn tại một cách hữu hạn, sẽ bị mất
đi hoặc bị biến đổi không còn giữ lại tính chất ban đầu sau quá trình sử dụng Đó là các loại khoáng sản, nhiên liệu khoáng, các thông tin di truyền trong sinh vật quý hiếm
- Tài nguyên tái tạo được:
Tài nguyên tái tạo được là tài nguyên được cung cấp hầu như liên tục và vô tận của tự nhiên như năng lượng mặt trời, gió, nước và sinh khối
1.3.1.3 Khái niệm về hệ sinh thái [10,11]
- Hệ sinh thái:
Hệ sinh thái là đồng tổ hợp quần xã sinh vật với môi trường vật lí xung quanh nơi quần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật, môi trường tương tác với nhau để tạo thành chu trình vật chất và sự chuyển hoá của năng lượng Nói cách khác, hệ sinh thái bao gồm các loại sinh vật sống ở một vùng địa lí tác động qua lại với nhau và với môi trường xung quanh, tạo nên các chuỗi, lưới thức ăn và các chu trình sinh địa hoá
- Cân bằng sinh thái:
Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống
Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống Cân bằng sinh thái được tạo ra bởi chính bản thân hệ và chỉ tồn tại được khi các điều kiện tồn tại và phát triển của từng thành phần trog hệ được đảm bảo và tương đối ổn định Con người cần phải hiểu rõ các hệ sinh thái và cân nhắc kĩ trước khi tác động lên một thành phần nào đó của hệ, để không gây suy thoái, mất cân bằng cho hệ sinh thái
1.3.1.4 Ô nhiễm môi trường – Suy thoái môi trường [10]
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2005:
Quần xã
sinh vật
Môi trường xung quanh
Năng lượng mặt trời
Hệ sinh thái
Trang 22- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới con người và sinh vật
- Tác nhân gây ô nhiễm là những chất, những hỗn hợp hoặc những nguyên tố hoá học đã tác dụng vào môi trường, làm cho môi trường từ trong sạch trở nên độc hại Những tác nhân này thường được gọi là “chất ô nhiễm” , chúng có thể là chất rắn (rác, phế thải rắn), chất lỏng (các dung dịch hoá chất, nước thải), chất khí (SO2 từ núi lửa, CO2, NO2 trong khói xe hơi), các kim loại nặng (Pb, Cu, Hg)
- Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật
Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như: đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, các chất dinh dưỡng và các hình thái vật chất khác
1.3.2 Những kiến thức cơ bản về hoá học môi trường và sự ô nhiễm môi
trường
1.3.2.1 Khái niệm hoá học môi trường [10]
Hoá học môi trường là một nghành khoa học của khoa học môi trường
Hoá học môi trường nghiên cứu các nguồn, các phản ứng, các hiệu ứng và sự tồn tại các chất hoá học trong đất, nước, không khí và ảnh hưởng về những tác động của con người đến các quá trinh này Do vậy, hoá học môi trường là một khoa học
đa nghành có liên hệ chặt chẽ với các lĩnh vực khoa học khác như: Hoá địa, Hoá sinh, Hoá phân tích, Hoá hữu cơ, Hoá vô cơ và với các nghành khoa học khác như: Sinh học, Khoa học nông nghiệp, Địa chất học Việc nắm vững những kiến thức cơ bản về hoá học môi là rất cần thiết đối với các nhà Hóa học và cho những ai nghiên cứu về môi trường
1.3.2.2 Ô nhiễm không khí [2,4,10,11]
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của một số chất lạ hay mọi sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch như: có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)
Trang 23 Các nguồn gây ô nhiễm không khí
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí Có thể chia thành: nguồn ô nhiễm tự nhiên và nguồn ô nhiễm nhân tạo
- Nguồn ô nhiễm tự nhiên:
+ Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sufua, mêtan và những loại khí khác, là nguồn gây ô nhiễm đáng kể
+ Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ Các đám cháy này thường lan rộng và phát tán nhiều bụi
+ Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí
+ Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí
- Nguồn ô nhiễm nhân tạo:
Nguồn ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng và phong phú
+ Ô nhiễm không khí do các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, đun nấu của nhân dân, ô nhiễm do bụi, ô nhiễm tiếng ồn
+ Các hoá chất gây ra những chất nguy hiểm đối với con người và khí quyển là khí CO2, SO2, CO, N2O, CFC
Các tác nhân gây ô nhiễm không khí
- Các loại oxit như NOx, CO, CO2, SO2, H2S, các khí halogen gồm flo, clo, brom, iot…
- Các phần tử lơ lửng như hạt bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật, nitrat, sunfat, phân tử cacbon, muội than, khói, sương mù…
- Các loại hạt bụi nặng như bụi đất đá, bụi kim loại…
- Các khí quang hoá như: ozon, FAN, FB2N, NOx, anđêhit, etylen…
- Các khí thải do quá trình phóng xạ
Trang 24- Nhiệt
- Tiếng ồn
Hậu quả của ô nhiễm không khí
- Mù quang hoá: tạo nên sự ngột ngạt và sương mù, gây nhiều bệnh cho con người
- Mưa axit huỷ diệt rừng, các công trình xây dựng và các hệ sinh thái khác
- Hiệu ứng nhà kính:
Hiệu ứng nhà kính là kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữu Trái Đất và không gian xung quanh, dẫn đến sự tăng nhiệt độ của khí quển Trái Đất Hiện tượng này diễn ra tương tự như nhà kính trồng cây
Các khí gây hiệu ứng nhà kính: CO2, CFC, CH4, O3, NO2
Các ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính:
+ Gia tăng hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trung bình của Trái Đất
+ Làm thay đổi ranh giới các đới khí hậu, sinh thái, nông nghiệp, dịch tễ học + Nhiệt độ Trái Đất tăng sẽ làm tăng tan băng ở 2 cực và trên núi cao, dâng cao mực nước biển trung bình, đe doạ nhấn chìm các vùng đất thấp ven biển
+ Gia tăng nhiệt độ không đồng đều giữa các vùng địa lí làm thay đổi trường khí
áp, phá vỡ quy luật sinh thành, diễn biến tự nhiên của các hiện tượng thời tiết, gây biến động khí hậu toàn cầu, gia tăng thời tiết cực đoan, gây cản trở cho dự báo thời tiết và ứng phó tai biến, thiệt hại cho tài nguyên thiên nhiên và các quá trình sản xuất
- Suy giảm tầng ozon:
Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ozon sẽ bị mỏng dần rồi thủng
Khi tầng ozon bị thủng, một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống Trái Đất con người sống trên Trái Đất sẽ mắc bệnh ung thư da, thực vật không chịu nổi nhiều tia tử ngoại chiếu vào sẽ bị mất dần khả năng miễn dịch, các sinh vật dưới biển bị tổn thương và chết dần
Các giải pháp cho vấn đề ô nhiễm không khí
Trang 25- Giảm xả thải vào không khí bằng cách giảm sử dụng nhiên liệu hoá thạch, tiết kiệm tiêu thụ, đặc biệt là tiêu thụ năng lượng, dùng công nghệ sạch, xử lí, lọc chất khí, tái sử dụng chất thải, kiểm soát thải tại nguồn
- Phân tán chất khí từ nguồn bằng cách tăng chiều cao ống khói, thiết lập các vùng đệm, cách li có tính tới điều kiện phát tán chất thải tại nguồn (gió, độ cao ống khói)
- Quy hoạch điểm thải hợp lí, kiểm soát thải theo vùng xung quanh
- Trồng rừng và các băng cây xanh để lọc chất ô nhiễm
- Xây dựng và sử dụng các công cụ luật pháp, kinh tế trong quản lí môi trường
- Kiểm soát và đánh giá chất lượng môi trường bằng thiết bị máy móc và các dấu hiệu chỉ thị
- Giáo dục môi trường các cấp để thiết lập nền tảng đạo đức môi trường và các hành vi thân thiện môi trường một cách tự giác, khoa học, hợp lí
- Giải quyết đồng bộ các vấn đề ô nhiễm nước và đất
1.3.2.3 Ô nhiễm môi trường nước [2,4,10]
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước, không đáp ứng
cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh xấu đến đời sống con người và sinh vật
Các nguồn gây ô nhiễm nước
- Nguồn tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố đô thị, khu công nghiệp kéo theo các chất bẩn xuống sông,
hồ hoặc các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng
- Nguồn nhân tạo: chủ yếu do nước thải từ vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón trong nông nghiệp vào môi trường nước
Phân loại ô nhiễm môi trường nước
- Ô nhiễm vật lí:
Do nhiều loại chất thải công nghiệp có màu và các chất lơ lửng làm nước thay đổi màu sắc, tăng độ đục và dẫn đến ô nhiễm nhiệt của nguồn nước Nhiệt độ nước
Trang 26cao làm tăng cường độ hoạt động của vi khuẩn và hệ động vật nước, từ đó làm hàm lượng oxi hoà tan bị giảm xút, quá trình phân huỷ hiếu khí của các chất hữu cơ bị trở ngại nên quá trình phân huỷ yếm khí của các chất hữu cơ sẽ tăng, tạo ra những sản phẩm độc hại và hôi thối dẫn đến hiện tượng ô nhiễm môi trường nước trầm trọng hơn
- Ô nhiễm hoá học:
Do các chất có protein, chất béo và chất hữu cơ khác có trong chất thải từ các khu công nghiệp và dân cư như: xà phòng, các loại thuốc nhuộm, thuốc bảo vệ thực vật, các chất tẩy rửa tổng hợp, các loại thuốc sát trùng, dầu mỡ và một số chất thải hữu cơ khác Ngoài ra các chất vô cơ như: axit, kiềm, muối các kim loại nặng, các muối vô cơ hoà tan và không tan, các loại phân bón hoá học cũng gây ra ô nhiễm hoá học
- Ô nhiễm sinh học:
Nhiều loại vi sinh vật như vi khuẩn, vi rút, động vật nguyên sinh hoặc kí sinh trùng có khả năng sống trong môi trường nước, trong đó có nhiều loại gây bệnh nguy hiểm như bệnh tả, lỵ, thương hàn Ngoài ra sự có mặt của một số loài vi sinh vật có ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ, cảnh quan
Hậu quả của ô nhiễm nước
- Huỷ hoại cân bằng sinh thái
- Ảnh hưởng xấu đến nuôi trồng thuỷ hải sản, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế
- Là mầm mống gây bệnh cho con người
- Góp phần làm nặng thêm tình hình ô nhiễm không khí do một số chất khí tạo thành do phân huỷ xác động, thực vật… bốc lên hoà vào không khí
Các giải pháp cho vấn đề ô nhiễm nước
- Các giải pháp mang tính lưu vực cho vấn đề ô nhiễm nước, bao gồm:
+ Quản lí các dự án phát triển liên quan đến sử dụng tài nguyên nói chung và tài nguyên nước nói riêng trên lưu vực, quản lí chất lượng nước theo lưu vực
+ Giải quyết đồng bộ các vấn đề ô nhiễm môi trường đất và không khí
- Các giải pháp mang tính địa phương cho vấn đề ô nhiễm nước là:
Trang 27+ Giảm xả thải bằng cách tiết kiệm, tái sử dụng, tái chế
+ Phát triển khoa học kĩ thuật công nghệ sạch và công nghệ xử lí chất thải
+ Trồng rừng, làm sạch nước đang bị ô nhiễm bằng các quá trình tự nhiên hoặc công nghệ
+ Xây dựng hệ thống luật pháp và hành pháp về môi trường hiệu quả; Thiết lập các bộ tiêu chuẩn môi trường
+ Quản lí môi trường bằng các công cụ luật pháp, kinh tế
+ Kiểm soát, đánh giá chất lượng môi trường bằng máy móc, thiết bị và các dấu hiệu chỉ thị giúp cho việc ngăn ngừa, hạn chế lan truyền ô nhiễm, phòng tránh ô nhiễm nước
+ Giáo dục môi trường các cấp để thiết lập nền tảng đạo đức môi trường và các hành vi thân thiện môi trường một cách tự giác, khoa học, hợp lí
1.3.2.4 Ô nhiễm môi trường đất [2,4,11]
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm
Phân loại ô nhiễm môi trường đất
- Theo nguồn gốc phát sinh:
+ Ô nhiễm đất do chất thải sinh hoạt
+ Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp
+ Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp
+ Ô nhiễm đất do hoạt động giao thông vận tải
- Theo tác nhân gây ô nhiễm:
+ Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, photpho hữu cơ… ), chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit)
+ Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại kí sinh trùng (giun, sán)
+ Ô nhiễm đất do tác nhân vật lí: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân huỷ chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (Uran, Thori, Sr90, Cs137)
Trang 28 Hậu quả của ô nhiễm đất
- Ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản
- Thông qua lương thực, thực phẩm ảnh hưởng gián tiếp đến sức khoẻ con người
và động vật
- Ô nhiễm đất kéo theo ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, gây nhiều bệnh cho con người, phổ biến nhất là bệnh đường ruột
Các giải pháp cho vấn đề ô nhiễm đất
- Quản lí chất thải rắn công nghiệp và dân dụng:
- Không đổ thải trực tiếp các chất thải vào đất Các chất thải phải được thu gom toàn bộ, phân loại nhằm tách riêng từng loại chất thải theo mức độ độc hại và cách thức xử lí:
+ Hàng hoá còn thời hạn sử dụng hoặc rác tái chế như giấy, kim loại, thuỷ tinh + Các chất thải xây dựng, vật liệu rắn dùng làm vật liệu san lấp
+ Chất thải độc hại như hoá chất, chất phóng xạ, chất thải y tế, có giải pháp xử lí riêng bằng công nghệ và theo quy phạm phù hợp
+ Chất thải hữu cơ có thể chôn lấp, đốt hoặc dùng để sản xuất phân bón
Thiết kế bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh, có hệ thống thu gom xử lí nước rỉ, thoát khí thải, sử dụng công nghệ triệt tiêu thấm và lan truyền ô nhiễm vào đất, nước, hạn chế sự phát triển của các sinh vật và côn trùng gây bệnh
- Quản lí, sử dụng hợp lí các loại phân bón và hoá chất sử dụng trong nông nghiệp Phân hữu cơ phải được xử lí trước khi bón vào đất, ví dụ ủ phân diệt vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh trước khi sử dụng trong nông nghiệp
- Khi đất đã bị ô nhiễm, cần được xử lí làm sạch đất bằng các công nghệ thích hợp
1.4 Giáo dục môi trường ở trường phổ thông Việt Nam
1.4.1 Quan niệm về giáo dục môi trường [10]
Có nhiều định nghĩa về GDMT Tuy nhiên, trong khuôn khổ của việc giáo dục
môi trường thông qua các mô học ở nhà trường, có thể hiểu “GDMT là một quá
Trang 29trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối quan tâm về môi trường và các vấn đề môi trường GDMT gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề môi trường và ngăn chặn những vấn đề mới có thế xảy ra trong tương lai
1.4.2 Mục đích của GDMT [2,10]
GDMT trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là người học được trang bị:
- Một ý thức trách nhiệm sâu sắc với sự phát triển bền vững của Trái Đất
- Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tảng đạo lí môi trường
GDMT hình thành cho học sinh phổ thông:
- Về kiến thức và hiểu biết
Các hoạt động GDMT sẽ được thiết kế và thực hiện giúp nhằm giúp học sinh làm quen với các khái niệm:
+ Bảo vệ và bảo tồn, giảm tiêu thụ, tái sử dụng và tái chế;
+ Các chu trình khép kín;
+ Cái cần có và cái muốn có;
+ Sự phụ thuộc lẫn nhau;
+ Chi phí và lợi ích thu được;
+ Tăng trưởng và sự suy thoái;
+ Kiểm toán về tác động và sử dụng các nguồn cung cấp;
+ Hình thành và duy trì quan hệ đối tác;
+ Các kiểu liên kết: nguyên nhân – hậu quả, chuỗi – mạng;
+ Tư duy một cách toàn cầu và hành động một cách cục bộ
- Về kĩ năng
+ Kĩ năng giao tiếp
+ Kĩ năng tư duy
+ Kĩ năng nghiên cứu
+ Kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề
Trang 30+ Kĩ năng cá nhân và xã hội
+ Kĩ năng sử dụng các phương tiện kĩ thuật, công nghệ thông tin
- Về thái độ và hành vi
+ Biết đánh giá, quan tâm và lo lắng đến môi trường và đời sông của các sinh vật
+ Sự độc lập trong suy nghĩ trước các vấn đề về môi trường
+ Tôn trọng niềm tin và quan điểm của người khác
+ Khoan dung và cởi mở
+ Biết tôn trọng các luận chứng và luận cứ đúng đắn
+ Có ý thức phê phán và thay đổi những thái độ không đúng đắn về môi trường + Có mong muốn tham gia vào việc giải quyết các vấn đề môi trường, các hoạt động cải thiện môi trường và truyền bá các ý tưởng tốt đẹp trong cộng đồng
1.4.3 Mô hình của việc dạy và học trong giáo dục môi trường [10]
Việc dạy và học trong GDMT đang diễn ra trên toàn cầu theo mô hình sau:
Hình 1.2.Mô hình của việc dạy và học trong GDMT
GDMT trong nhà trường phổ thông cần được thực hiện theo nguyên tắc: vì môi trường, về môi trường và trong môi trường
Trang 31
GDMT vì môi trường hướng tới mối quan tâm thực sự đối với chất lượng môi trường sống và đề cao trách nhiệm của con người phải chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên và góp phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh Hình thành đạo đức môi trường với những quan niệm, lối sống, thói quen tiêu thụ thân thiện với môi trường
GDMT về môi trường cung cấp những kiến thức, hiểu biết về môi trường, các mối quan hệ ảnh hưởng qua lại giữa con người và giới tự nhiên trên cơ sở khai thác triệt để các tri thức về môi trường hiện có ở các môn học trong nhà trường phổ thông
GDMT trong môi trường, sử dụng môi trường như là một nguồn lực cho các hoạt động dạy – học và hoạt động ngoại khoá ngoài nhà trường
1.4.4 Một số nguyên tắc thực hiện giáo dục môi trường
1.4.4.1 Nguyên tắc chung khi thực hiện GDMT [5]
GDMT được thực hiện trên các nguyên tắc sau:
- Nhà nước Việt Nam coi GDMT là bộ phận hữu cơ của sự nghiệp giáo dục và là một sự nghiệp của toàn dân Để thực hiện GDMT, Nhà nước có hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương và các cơ sở Giáo dục, thông qua quản lí Nhà nước của
Bộ Giáo dục và Đào tạo
- GDMT được thực hiện vì môi trường, về môi trường và trong môi trường, trong
đó, hiệu quả cao nhất sẽ đạt được khi tạo được thái độ và tình cảm vì môi trường
- GDMT là một thành phần bắt buộc trong chương trình Giáo dục và Đào tạo, và phải được thực hiện trong kế hoạch dạy học và giáo dục hiện hành Cần tạo ra cơ hội bình đẳng về GDMT cho mọi người học, mọi cấp học Tại những cấp dưới của
hệ thống Giáo dục Quốc dân, GDMT được kết hợp vào những nơi tích hợp của chương trình hiện hành Những vấn đề môi trường được dạy thông qua nhiều môn học
- Đưa GDMT vào hoạt động nhà trường một cách thích hợp với môi trường của trường học Những vấn đề trọng tâm của GDMT phải trực tiếp liên quan đến môi trường của địa bàn nhà trường
Trang 32- Làm cho người dạy và học thấy giá trị của môi trường đối với chất lượng cuộc sống, sức khoẻ và hạnh phúc của con người Làm cho con người hiểu rằng những quyền cơ bản của con người, bất kể thuộc màu da hay tín ngưỡng nào, đều có quyền sống trong môi trường lành mạnh, có nước sạch để dùng và không khí sạch để thở
- Triển khai GDMT bằng các hoạt động mà học sinh là người thực hiện, học sinh bằng những hoạt động của chính mình mà thu được kết quả thực tiễn Thầy giáo là người tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường dựa trên chương trình quy định và tìm cách vận dụng phù hợp với địa phương
1.4.4.2 Các nguyên tắc thực hiện GDMT ở trường phổ thông [5]
- Xem xét môi trường trong tổng thể của nó: môi trường tự nhiên và nhân tạo, môi trường công nghệ và xã hội (kinh tế, chính trị, lịch sử văn hoá, đạo đức thẩm mỹ)
- GDMT là quá trình liên tục suốt đời, bắt đầu từ cấp học mầm non và tiếp diễn thông qua những giai đoạn chính thức, không chính thức
- GDMT mang tính liên thông giữa các môn học
- Khảo sát những vấn đề môi trường chủ yếu từ quan điểm địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế để học sinh hiểu rõ bản chất của các điều kiện môi trường trong những điều kiện địa lí khác nhau
- Tập trung vào các tình huống môi trường đang tiềm tàng hiện nay, đồng thời tính đến tất cả các yếu tố lịch sử
- Đề cao các giá trị, sự cần thiết của các quá trình hợp tác địa phương, quốc gia, quốc tế trong việc ngăn chặn và tìm giải pháp đối với những sự cố môi trường -Xem xét kĩ các khía cạnh về môi trường trong mọi kế hoạch tăng cường
- Tạo cơ hội cho người học có một vai trò trong việc học tập, có cơ hội ra quyết định và chịu trách nhiệm
- Gắn việc nhạy cảm, nhận thức về môi trường, các kĩ năng giải quyết vấn đề với từng độ tuổi Những năm đầu tiên nên nhấn mạnh sự nhạy cảm về môi trường trong cộng đồng riêng của người học
Trang 33- Giúp người học phát hiện những dấu hiệu và nguyên nhân thực sự của các sự cố môi trường
- Nhấn mạnh sự phức tạp của các vấn đề môi trường, và do vậy cần hình thành lối suy nghĩ biết phân tích, phán xét và kĩ năng giải quyết vấn đề
- Tận dụng các môi trường học tập đa dạng, nhấn mạnh các hoạt động thực tiễn
và kinh nghiệm trực tiếp
1.4.4.3 Nguyên tắc dành cho giáo viên giảng dạy nội dung hoá học môi trường [2]
- Nên dựa trên các cứ liệu chắc chắn và có tính thực tế
- Nên huy động nhiều người tham gia và dựa trên tinh thần hợp tác
- Nên dựa trên sự phân tích, nhận xét
- Nên dựa trên nền tảng đời sống cộng đồng ở địa phương
+ Dạng 2: Một số nội dung của bài học hay một phần nhất định của môn học có liên quan trực tiếp với nội dung GDMT
Ngoài ra, ở một số phần của nội dung môn học, bài học khác, các ví dụ, bài tập, bài làm, được xem như là một dạng vật liệu dùng để khai thác vấn đề môi trường Quá trình khai thác các cơ hội GDMT cần phải đảm bảo 3 nguyên tắc cơ bản: + Không làm biến tính đặc trưng môn học, không biến bài học của bộ môn thành bài GDMT
+ Khai thác nội dung GDMT có chọn lọc, có tính tập trung vào những chương mục nhất định
Trang 34+ Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và các kinh nghiệm thực tế các em đã có, vận dụng tối đa mọi khả năng để cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với môi trường
- Hình thức 2: GDMT được triển khai như một hoạt động độc lập
Về cơ bản, cách tiến hành một hoạt độc lập cần xác định chủ đề và hình thức của hoạt động, có thể chọn chủ đề và tổ chức theo các hình thức hoạt động như câu lạc bộ, tham quan, thực địa
Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà hợp và kết hợp Đó là sự hoà hợp hay
nhất thể hoá các bộ phận khác nhau để đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất dựa trên những nhận xét bản chất của các đối tượng thành phần chứ không phải là phép cộng đơn giản những thuộc tính của các thành phần ấy
1.5.2 Khái niệm về dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp là một quan điểm sư phạm, ở đó người học cần huy động (mọi) nguồn lực để giải quyết một tình huống phức tạp – có vấn đề nhằm phát triển các năng lực và phẩm chất cá nhân