BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐẶNG XUÂN QUỲNH DẠY HỌC PHẦN CƠ SỞ LÍ THUYẾT TẬP HỢP VÀ LÔGIC TOÁN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGÀNH G
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
ĐẶNG XUÂN QUỲNH
DẠY HỌC PHẦN CƠ SỞ LÍ THUYẾT TẬP HỢP VÀ LÔGIC TOÁN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN CAO
ĐẲNG SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN, 2015
Trang 2ĐẶNG XUÂN QUỲNH
DẠY HỌC PHẦN CƠ SỞ LÍ THUYẾT TẬP HỢP VÀ LÔGIC TOÁN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN CAO
ĐẲNG SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Trung
NGHỆ AN, 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Trung đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn
Tôi xin chân thành biết ơn các quý thầy cô thuộc chuyên ngành Lý luận vàPhương pháp dạy học bộ môn Toán,Trường Đại học Vinh đã nhiệt tình giảng dạy
và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng đồng nghiệp Trường CĐSPBình Phước, TX Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợicho tôi trong quá trình thực nghiệm đề tài
Dù đã cố gắng hết sức, tuy nhiên trong luận văn này không tránh khỏi những
sự thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô các độcgiả và các bạn đọc
Tác giả
Đặng Xuân Quỳnh
Trang 4MỞ ĐẦU .1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học .3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu .4
6 Phương pháp nghiên cứu .4
7 Đóng góp của luận văn .4
8 Cấu trúc của luận văn .5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC … 6
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ………
……….6
1.1.1.Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 6
1.1.2.Tình hình nghiên cứu ở trong nước 8
1.1.3.Mô hình và chương trình đào tạo GV Tiểu học 11
1.2 Chuẩn nghề nghiệp GV Tiểu học ……… 15
1.2.1 Nghề dạy học ……… ……… 15
1.2.2 Chuẩn của nghề nghiệp giáo viên Tiểu học ………… ….… 18
1.3 Năng lực dạy học môn Toán ……… 19
1.3.1 Quan niệm về năng lực ……… ……….…19
1.3.2 Năng lực dạy học……… ……… 22
1.3.3 Phát triển NL dạy học cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học 25
1.3.4 Kỹ năng dạy học môn toán của SV Tiểu học ……… … 26
Trang 51.4 Thực trạng về việc dạy học theo hướng pháp triển năng lực dạy học Toán cho sinh viên Giáo dục tiểu học ở các trường Cao đẳng Sư phạm
……… 30
1.4.1 Mục đích khảo sát ……… ………….31
1.4.2 Đối tượng và thời gian khảo sát ……… …….31
1.4.3 Các công cụ khảo sát ……… ………32
1.4.4 Kết quả khảo sát ……… ……… 32
1.4.5 Nguyên nhân và những tồn tại trong việc phát triển NL dạy học của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học sau quá trình điều tra khảo sát … 34
1.5 Tiểu kết chương 1………
36 Chương 2: DẠY HỌC PHẦN CƠ SỞ LÍ THUYẾT TẬP HỢP VÀ LÔGIC TOÁN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ……… 37
2.1 Những căn cứ xây dựng các biện pháp phát triển năng lực dạy học cho sinh viên Cao đẳng sư phạm ngành Giáo dục tiểu học ……….
…… 37
2.2 Nguyên tắc và phương pháp xây dựng các biện pháp phát triển năng lực dạy học cho sinh viên Cao đẳng sư phạm ngành Giáo dục tiểu học ……… 37
2.2.1 Nguyên tắc xây dựng các biên pháp ……… 37
2.2.2 Các yêu cầu của việc xây dựng các biện pháp … ………38
2.3 Những biện pháp phát triển năng lực dạy học cho sinh viên Cao đẳng sư phạm ngành Giáo dục tiểu học trong dạy học phần Cơ sở lý thuyết tập hợp và Lôgic Toán ……….
……… 39
2.3.1 Biện pháp 1: Rèn luyện kĩ năng giải toán, các phương pháp giải từng dạng toán, sáng tạo các bài Toán Tiểu học cho sinh viên thông qua
Trang 62.3.2 Biện pháp 2: Bồi dưỡng năng lực cho sinh viên nâng cao cơ sở kiến thức Toán Tiểu học thông qua nghiên cứu mối liên hệ giữa nội dung toán cao cấp và toán tiểu học trong dạy học phần Cơ sở lí thuyết
tập hợp và Lôgic Toán ……… ………43
2.3.3 Biện pháp 3: Bồi dưỡng cho sinh viên lựa chọn các phương pháp dạy học ở Tiểu học thông qua dạy học một số nội dung của học phần Cơ sở lý thuyết tập hợp và Lôgic Toán ……….……….……….47
2.3.4 Biện pháp 4: Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thông qua các giờ thực hành học phần Cơ sở lý thuyết tập hợp và Lôgic Toán ……….58
2.3.5 Biện pháp 5: Phát triển năng lực xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để đánh giá cuối giờ học của mỗi bài học thông qua học phần Cơ sở lý thuyết tập hợp và Lôgic Toán ……….60
2.4 Tiểu kết chương 2………
…… 66
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ….……… … 67
3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm ……… 67
3.2 Tổ chức thực nghiệm sư phạm ……… 67
3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm ………… ……….67
3.3.1 Phương pháp điều tra ……… …67
3.3.2 Phương pháp quan sát ……… 68
3.3.3 Phương pháp thống kê toán học ……… 68
3.3.4 Xây dựng phương thức và tiêu chí đánh giá ………68
3.4 Nội dung thực nghiệm ………
……….69
3.4.1 Nội dung thực nghiệm ……….69
3.4.2.Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm ……… 70
3.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ……… 71
Trang 73.5.1 Đánh giá định tính ……… 71
3.5.2 Đánh giá định lượng ……… 72
3.6 Tiểukết chương 3……….……
……… 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …… ……… …… 76
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ……….78
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ……… 79
PHỤ LỤC……… ……85
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
CĐSP Cao đẳng sư phạm
ĐHSP Đại học sư phạm
KNDH Kĩ năng dạy học
KNSP Kĩ năng sư phạm
NLSP Năng lực sư phạm
NLDH Năng lực dạy học
NVSP Nghiệp vụ sư phạm
PPDH Phương pháp dạy học
TNSP Thực nghiệm sư phạm
TTSP Thực tập sư phạm
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nhằm đào tạo ra một con người lao động có tư duy sáng tạo, có năng lựcthực hành giỏi, có khả năng đáp ứng sự đòi hỏi ngày càng cao trước yêu cầu đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với việc phát triển nền kinh tế tri thức
và xu hướng toàn cầu hóa hiện nay là nhiệm vụ hàng đầu đối với ngành giáo dụcnước ta hiện nay
Luật Giáo dục năm 2005, điều 5.2 đã nêu rõ: Phương pháp giáo dục phải
phát huy tính tích cực, tính tự giác, tính chủ động, tính tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI khẳng định: “Đổi mới phương pháp giáo
dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học”
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo
Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tưởng chính phủ chỉ rõ: "Tiếp tục
đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học".
Để đáp ứng được yêu cầu về đổi mới giáo dục ngày càng cao, đòi hỏi cáctrường Đại học, Cao đẳng có đào tạo ngành sư phạm phải cung cấp cho xã hội nhucầu nguồn nhân lực giáo viên có chất lượng cao, có đầy đủ phẩm chất, năng lựcdạy học, có chuyên môn nghiệp vụ tốt Sự chuyển đổi hình thức đào tạo từ niênchế sang tín chỉ ở các trường Đại học, Cao đẳng nói chung và trường Đại học, Caođẳng sư phạm nói riêng, thể hiện quan điểm đổi mới của giáo dục Đại học cần tiếpcận theo chuẩn quốc tế Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều trường Đại học, Cao
Trang 9đẳng sư phạm chưa chuyển đổi hình thức đào tạo và vẫn giữ thói quen trong hìnhthức dạy học cho sinh viên Đó là một thói quen cũ vẫn là thầy lên lớp thuyết trình,
SV ghi chép và tiếp thu các kiến thức, việc rèn luyện các kĩ năng thực hành đaphần chưa được chú trọng ngay trong các môn học tại trường Đại học, Cao đẳng sưphạm Vì vậy, hiện nay vẫn tồn tại một bộ phận sinh viên có chuyên môn NLDHsau khi tốt nghiệp ra trường chưa đáp ứng được so với nhu cầu của thực tiễn
Môn Toán là môn học yêu cầu hình thành và phát triển năng lực tư duy chohọc sinh Đặt lên hàng đầu đối với bậc tiểu học rất quan trọng, việc hình thành cácnăng lực tư duy cho học sinh là việc làm rất quan trọng trong việc khơi nguồn cảmhứng, tạo đà cho học sinh học tốt môn Toán, các môn học khác ở bậc Tiểu học vàđối với các bậc học tiếp theo Để làm được điều này, ngoài việc trau dồi chuyênmôn nghiệp vụ, phát triển NLDH trong quá trình giảng dạy, với mỗi SV cần đượcbồi dưỡng phát triển NLDH ngay từ đang còn học trong các trường Đại học, Caođẳng sư phạm
Học phần Cơ sở lí thuyết tập hợp và Lôgic Toán là một học phần quan trọngtrong chương trình khung đào tạo GV Tiểu học với trình độ Cao đẳng sư phạm SVphải nắm vững học phần này vì nó sẽ là tiền đề để giúp cho các em sinh viên thuậnlợi trong các môn toán tiếp theo và cũng như trong việc phát triển NLDH mônToán ở Tiểu học Do vậy, để đào tạo ra được một sinh viên có NLDH môn Toángiỏi ở cấp Tiểu học thì chúng ta cần phải phát triển NLDH học trong học phần Cơ
sở lí thuyết tập hợp và Lôgic Toán cho SV trong quá trình dạy học phần này ở cáctrường CĐSP
Trong thời gian qua, cũng đã có một số các công trình khoa học nghiên cứu
về vấn đề phát triển NLDH cho SV các trường sư phạm, như luận án tiến sỹ của
tác giả Nguyễn Thị Châu Giang nghiên cứu về vấn đề: “Tăng cường mối liên hệ sư
phạm giữa nội dung dạy học Lý thuyết tập hợp và Lôgic Toán, cấu trúc đại số với nội dung dạy học số học trong môn Toán Tiểu học cho sinh viên khoa Giáo dục tiểu học các trường Đại học sư phạm” [16], Luận án tiến sĩ giáo dục học của tác
giả Phạm Văn Cường nói về vấn đề: “Rèn luyện kĩ năng dạy học Toán cho sinh
Trang 10viên ngành Giáo dục tiểu học ở các trường Cao đẳng sư phạm” [9] nhưng chưa
có công trình nào nghiên cứu về DH các học phần ở trường CĐSP theo hướng pháttriển NLDH cho SV ngành Giáo dục tiểu học ở trường Cao đẳng sư phạm
Xuất phát từ những lí do nêu trên mà chúng tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài:
“Dạy học phần Cơ sở lí thuyết tập hợp và Lôgic Toán theo hướng phát triển năng lực dạy học cho sinh viên Cao đẳng sư phạm ngành Giáo dục tiểu học”.
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp dạy học phần Cơ sở lí thuyết tậphợp và Lôgic Toán theo hướng phát triển NLDH cho SV Cao đẳng sư phạm ngànhGiáo dục tiểu học, nhằm phát triển NLDH cho sinh viên và phát huy tính tích cực,tính chủ động cho SV Cao đẳng SP ngành Giáo dục tiểu học
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về việc phát triển NLDH cho SVCao đẳng sư phạm ngành Giáo dục tiểu học
3.2 Điều tra thực trạng việc dạy học theo hướng phát triển NLDH Toán chosinh viên ngành Giáo dục tiểu học ở các trường CĐSP hiện nay
3.3 Đề xuất các biện pháp dạy học theo hướng phát triển NLDH cho SVCao đẳng sư phạm ngành Giáo dục tiểu học thông qua dạy học phần Cơ sở líthuyết tập hợp và Lôgic Toán
3.4 Tổ chức thực nghiệm dạy học theo hướng phát triển NLDH cho SV Caođẳng sư phạm ngành Giáo dục tiểu học để kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệuquả của các nội dung đề tài đã đề xuất
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động DH cho sinh viên Cao đẳng sư
phạm ngành Giáo dục tiểu học theo định hướng phát triển NLDH
4.2 Phạm vi nghiên cứu: Quá trình DH học phần Cơ sở lí thuyết tập hợp và
Lôgic Toán cho SV Cao đẳng sư phạm ngành Giáo dục tiểu học
5 Giả thuyết khoa học
Trang 11Nếu đề xuất được các biện pháp DH học phần Cơ sở lí thuyết tập hợp vàLôgic Toán theo hướng phát triển NLDH cho SV ngành Giáo dục tiểu học mộtcách phù hợp thì sẽ góp phần tăng cường mối liên hệ Toán học cao cấp với thựctiễn DH, phát triển được NLDH của SV Cao đẳng SP ngành Giáo dục tiểu học vàphát huy được tính tích cực, tính chủ động của SV.
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận: Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu, lí
luận liên quan về việc phát triển NLDH cho sinh viên thông qua DH học phần Cơ
sở lí thuyết tập hợp và Lôgic Toán
6.2 Phương pháp điều tra, quan sát: Tìm hiểu thực trạng dạy học theo
hướng phát triển năng lục dạy học cho sinh viên Cao đẳng sư phạm ngành Giáodục tiểu học hiện nay, dự giờ, trao đổi, tham khảo các ý kiến của một số giảng viêngiảng dạy học phần này, tìm hiểu thực tiễn giảng dạy học phần Cơ sở lý thuyết tậphợp và Lôgic Toán cho ngành Giáo dục tiểu học ở các trường Cao đẳng sư phạm
6.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm
giảng dạy một số biện pháp theo hướng phát triển NLDH cho SV Cao đẳng sưphạm ngành Giáo dục tiểu học nhằm mục đích đánh giá tính khả thi và tinh hiệuquả của đề tài đã đặt ra
7 Những đóng góp của luận văn
7.1 Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về việc phát triển NLDH cho SVCao đẳng sư phạm ngành Giáo dục tiểu học bao gồm: Khái niệm DH, tính pháttriển, NL, phát triển NL, phát triển NLDH
7.2 Xây dựng thang đánh giá mức độ phát triển NLDH của SV Cao đẳng sưphạm ngành Giáo dục tiểu học
7.3 Phân tích được thực trạng việc dạy học theo hướng phát triển NLDHToán cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học ở các trường CĐSP hiện nay
7.4 Đề xuất được một số biện pháp nhằm DH theo hướng phát triển NLDHcho SV Cao đẳng sư phạm ngành Giáo dục tiểu học trong quá trình dạy học phần
“Cơ sở lý thuyết tập hợp và Lôgic Toán
Trang 128 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn đượcchia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển NLDH cho sinhviên Cao đẳng sư phạm ngành Giáo dục tiểu học
Chương 2: Các biện pháp DH phát triển NLDH cho SV Cao đẳng sư phạmngành Giáo dục tiểu học thông qua dạy học phần Cơ sở lí thuyết tập hợp và Lôgictoán
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN CAO
ĐẲNG SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
DH theo hướng phát triển NLDH cho SV là một trong những nhiệm vụ ưutiên và rất quan trọng trong tất cả các trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo GV cácngành SP hiện nay Kết quả của quá trình đào tạo và giảng dạy NLDH cho SV phụthuộc vào rất nhiều yếu tố như: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các giảng viên
ở các trường Đại học, Cao đẳng SP, khả năng và trình độ của sinh viên, điều kiện
cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ cho công tác giảng dạy và thực hành, Vìvậy để phát triển NLDH cho SV trong quá trình đào tạo giáo viên ngành Giáo dụctiểu học được tốt hơn và có năng lực chuyên môn nghiệp vụ giỏi thì đã có rất nhiềutác giả quan tâm và nghiên cứu trong và ngoài nước
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Ở các nước tiên tiến Châu Âu, Liên Xô và các nước có nền giáo dục phát triểnvào thập niên những năm 60 của thế kỷ XX, có rất nhiều tác giả nghiên cứu về vấn
đề phát triển NLDH cho GV trên cơ sở hệ thống các lý luận và các kinh nghiệmthực tiễn đã có, có nhiều tác giả tên tuổi nổi tiếng nghiên cứu về vấn đề này như:O.A.Abdoullma [1], Apđuliana.O.A [2], Nội dung chính của các công trìnhnghiên cứu là xây dựng và xác định được cấu trúc các năng lực, những KN cơ bảncần phải có cho người GV, mối liên quan giữa NL chuyên môn và NL nghiệp vụ
SP, nêu lên những NLDH mà SV cần phải phát triển để trở thành một người GV
Ở những năm cuối thập niên 70, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu ởLiên Xô, các nước Đông Âu đã và đang được đẩy mạnh theo hướng nghiên cứu đisâu về tổ chức cách thức của quá trình DH Dẫn đến có nhiều nhà nghiên cứu vềcách đào tạo GV ở trường chuyên nghiệp, từ đây đã tạo bước ngoặt cho một loạt
các công trình nghiên cứu: “Hình thành kĩ năng và kỹ xảo sư phạm trong điều kiện
Trang 14nền giáo dục Đại học” tác giả X.I.Kixegôv [59], tác giả đã chỉ ra NLDH của GV
thể hiện qua hơn 100 kĩ năng nghiệp vụ giảng dạy và giáo dục, trong đó tập trung
50 KN cần thiết được phân chia và tập luyện theo từng thời kỳ thực hành, thực tập
SP cụ thể Đề tài nghiên cứ: “Nội dung và cấu trúc thực hành sư phạm ở các
trường Đại học sư phạm trong giai đoạn hiện nay” của tác giả O.A.Abdoullma
[1], tác giả cũng đã đưa ra luận chứng và đưa ra một hệ thống các KN giảng dạy và
KN giáo dục riêng biệt được mô tả theo thứ bậc phân tích lý luận một cách sâusắc và những kết quả nghiên cứu thực tiễn của các tác giả, đã xem xét lại vấn đề tổchức và nội dung của công tác thực hành, thực tập SP nói chung, của công việc rènluyện KN giảng dạy nói riêng cho SV trong các trường SP Liên Xô cũ Một số nộidung của các công trình nghiên cứu ở trên giúp chúng tôi xác định được một số hệthống lý luận cơ bản về quá trình đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ SP, rèn luyện KNcho một GV trong tương lai
Ở các nước phương Tây các nhà nghiên cứu chú trọng trong lĩnh vực sưphạm, người ta đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức luyện tập các KN thực hànhgiảng dạy cho giáo sinh dựa trên những thành tựu của tâm lý học hành vi và tâm lýhọc chức năng Thời gian giờ thực hành được phân phối nhiều hơn so với lýthuyết Quan niệm giáo dục này giống như ở các nước như Mỹ, Canađa,Ôxtrâylia Những luận điểm của Crucheski.V.A năm 1981 tiền đề xây dựng nênnhững hình thức đào tạo SP [5]
Năm 1955, các vấn đề đào tạo theo từng giai đoạn là một nội dung được thảoluận tại phiên họp thường niên của tổ chức UNESCO, nhưng phải đến những năm
70, tại Mỹ mới đẩy mạnh nghiên cứu triển khai các môđun (Module) đào tạo GVtheo từng nội dung lý thuyết Nội dung của môđun bao gồm các tài liệu và nộidung hướng dẫn cần thiết để thực hiện mục tiêu giáo dục chung đã đề ra Nhìnchung hình thức đào tạo kiểu Môđun là đơn vị học tập liên kết tất cả các yếu tố củacác môn học lý thuyết, các KN và kiến thức để tạo nên NL của GV Hình thức đàotạo này cho đến nay vẫn tiếp tục được ứng dụng trong thực tiễn với những mức độkhác nhau tùy thuộc vào đặc điểm và nhu cầu giáo dục của mỗi nước
Trang 15Vai trò và nhiệm vụ trong khi hình thành KNSP luôn là đề tài được quan tâm
hàng đầu trong các cuộc hội thảo bàn về lĩnh vực giáo dục Trong báo cáo “Khoa
học và nghệ thuật đào tạo các thầy giáo” do nhóm tác giả Robert J.Marzano trình
bày, đã nêu năm nhóm kỹ thuật của GV khi lên lớp [50] Điểm khác biệt là: Kếtquả nghiên cứu của họ dựa trên thực tiễn nền giáo dục cơ bản của Mỹ Do vậy việcđào tạo theo nguyên tắc đào tạo đã và đang là nhiệm vụ quan trọng được đặt ra đốivới việc đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo GV phù hợp với mỗi quốc giatừng khu vực
Qua việc tìm và đọc một số tài liệu và đề tài nghiên cứu của một số các tácgiả mà chúng tôi nhận thấy rằng:
+ Vấn đề ở đây là luôn luôn đổi mới nhằm nâng cao NLSP cần có của một
GV để đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội là một điểm chung trong các côngtrình nghiên cứu của các tác giả
+ Các tác giả cũng có quan điểm lý luận phải gắn liền với thực hành, thực
tiễn nhưng trong quá trình đào tạo ở trường SP, các học giả ở các nước phươngTây và Mỹ áp dụng sớm hơn trong việc xác định hình thức đào tạo mới, đó là đàotạo theo kiểu Môđun
Ưu điểm và cũng như sự hạn chế của các đề tài nghiên cứu của một số tácgiả nước ngoài đã giúp cho chúng tôi xác định rõ được các bước ban đầu cơ bản đểhình thành KN, kĩ xảo cho SV trong điều kiện giáo dục Đại học, Cao đẳng quanhiều thời kỳ và ở các chế độ xã hội khác nhau Đây cũng chính là những tài liệurất quý báu giúp cho chúng tôi nghiên cứu về thực tiễn và triển vọng của nền giáodục Đại học, Cao đẳng ở trong nước
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Qua việc nghiên cứu và triển khai DH theo kiểu phát triển NLDH đã đượctiến hành rất sớm ở một số nước có khoa học kỹ thuật, công nghiệp phát triển, do
đó có những ưu điểm phù hợp với yêu cầu thực tế của đào tạo nghề nghiệp Ở ViệtNam, các đề tài nghiên cứu về DH theo hướng tiếp cận NLDH rất ít và hạn chế Vìvậy nhiều cơ sở đào tạo dạy nghề, các trung tâm hướng nghiệp theo kiểu DH vận
Trang 16dụng phương thức đào tạo nghề nghiệp theo môđun, kĩ năng hành nghề được thựchiện dưới dạng tổng hợp các hình thức đơn lẻ trong học tập Tư tưởng chủ đạo củaphương thức này là học cái gì thì làm việc đó, đào tạo theo mục tiêu, yêu cầu cụthể của người học, chọn các môđun đơn lẻ trong học tập để tương ứng các môđun.Phương thức đào tạo như vậy giúp người học có khả năng làm được từng giai đoạncủa công việc hay công việc của nghề DH một cách trọn vẹn Kiểu học tập như vậy
có thể được tích luỹ để nâng cao và mở rộng là một dạng đào tạo theo tiếp cậnNLDH
Nói chung khi nói về kiểu NLDH, KN giảng dạy được coi như biện pháp, thủthuật thực hiện phương pháp DH để đạt được kết quả cao nhất Một số giáo trình,tài liệu, một số tác giả đã đi sâu việc hướng dẫn các KN giảng dạy, các phươngpháp DH mới, kỹ năng TTSP Nhiều tác giả đã trình bày một cách có hệ thống,tương đối toàn diện đến các KNSP Nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động rènluyện nghiệp vụ SP, KNSP cho SV đạt chất lượng cao
Một số đề tài nghiên cứu như luận văn: “Tìm hiểu năng lực dạy học của
người giáo viên Tâm lý - Giáo dục” của tác giả Lê Thị Nhật [43], “Bước đầu tìm hiểu các năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên Tâm lý - Giáo dục” tác giả
Nghiêm Thị Phiến (1985), các công trình này cũng chỉ mới dừng ở việc nghiên cứu
bước đầu Trước đây đề tài cấp Nhà nước: “Người thầy giáo theo yêu cầu của sự
phát triển giáo dục” được triển khai từ năm 1987 cho đến năm 1991 do trường
ĐHSP I chủ trì cũng nghiên cứu tổ chức hoạt động TTSP của SV được tốt hơn đápứng yêu cầu nâng cao chất lượng trong đào tạo GV tuy nhiên cũng chưa đi sâunghiên cứu về phát triển NLDH
Bên cạnh đó có một số nhà khoa học cũng quan tâm đến phát triển NLSP
cho SV đề tài cấp Bộ của tác giả Nguyễn Quang Uẩn (1987) bàn đến: "Vấn đề rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên”, hay công trình “Hình thành
kĩ năng sư phạm cho giáo sinh sư phạm” của Nguyễn Hữu Dũng (1995) [13],
Gần đây có một số luận án cũng nghiên cứu về việc KNDH cho SV như luận án:
"Xây dựng quy trình tập luyện các kĩ năng giảng dạy cơ bản” của Trần Anh Tuấn
Trang 17(1996) [54], “Các biện pháp rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên CĐSP” của
Phan Thanh Long (2004) [41], Mục đích nghiên cứu của đề tài trên nhằm tìmhiểu thực trạng về vấn đề rèn luyện KN giảng dạy với các đối tượng chuyên ngànhsâu cụ thể và từ đó đề xuất những biện pháp đổi mới phù hợp với chuyên ngànhđào tạo
Về vấn đề nâng cao KNDH môn Toán cho sinh viên ở các trường Đại học,
Cao đẳng SP cũng đã có một số công trình nghiên cứu như luận án: “Rèn luyện kĩ
năng dạy học Toán cho SV ngành Giáo dục Tiểu học ở các trường CĐSP” của
Phạm Văn Cường (2009) [10] đưa ra các vấn đề liên quan đến KN, KNDH, xâydựng Chuẩn KNDH Toán cho SV ngành Giáo dục tiểu học, trên cơ sở đó các tácgiả đó đề xuất được một số nhóm các biện pháp thực hiện rèn luyện KNDH cho
SV ngành Giáo dục tiểu học Luận án: “Tổ chức hoạt động dạy học bộ môn
Phương pháp dạy học Toán theo định hướng tăng cường rèn luyện kĩ năng dạy học cho SV” của Nguyễn Dương Hoàng (2008) [21], tác giả đã phân tích tương đối
đầy đủ chi tiết về tổ chức hoạt động DH, về KNDH và các vấn đề nghiệp vụchuyên môn có liên quan, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm rèn luyện KNDHcho SV trong bộ môn Phương pháp DH Toán cho Tiểu học Tuy nhiên công trìnhnghiên cứu của tác giả chưa đưa ra được những cách thức và những biện phápnhằm rèn luyện các KNDH cụ thể cho SV ngành Giáo dục tiểu học
Chúng tôi đã tìm hiểu tình hình nghiên cứu về vấn đề phát triển NLDH cho
SV sư phạm của các tác giả trong nước và ngoài nước liên quan đến đề tài màluận văn hướng tới, chúng tôi nhận thấy một số điểm cơ bản như sau:
+ Vấn đề phát triển NLDH cho sinh viên Sư phạm đã được đề cập ở mức độ
khái quát với các đối tượng nghiên cứu chung chung trong các công trình nghiêncứu
+ Ở nước ta xu hướng nghiên cứu và quan điểm đánh giá về xu hướng thực
hiện nghiên cứu loại hình đào tạo phát triển NLDH theo chương trình đổi mới,nhằm hòa nhập với nền giáo dục trong khu vực và trên thế giới đã được thực hiện
Số lượng các công trình nghiên cứu chuyên sâu chưa nhiều, đứng đầu là liên quan
Trang 18trực tiếp đến đối tượng là SV Toán cho ngành Giáo dục tiểu học ở các trường SP.
Tuy nhiên kết quả phản ánh đa dạng vấn đề phát triển NLDH cho SV Toán ngànhGiáo dục tiểu học ở các trường SP và góp một phần quan trọng trong việc pháttriển Các kết quả phản ánh được đầy đủ các khía cạnh của NLDH cần phát triểncho SV, nhưng chúng tôi nhận thấy một điều rằng chưa có công trình hay tác giảnào nghiên cứu, đề xuất những biện pháp cũng như phương thức thực hiện nhữngNLDH cụ thể, cần thiết cho SV ngành Giáo dục tiểu học, đặc biệt những NLDH cơbản trên lớp mà người GV nào cũng phải có
Vì vậy luận văn chúng tôi đã tập trung nghiên cứu theo hướng: Tìm hiểu,nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến năng lực, NLDH, NLDH môn Toán chongành Giáo dục tiểu học và quá trình phát triển NLDH cho SV …, từ đó đề xuấtmột số biện pháp và cách thức thực hiện các biện pháp phát triển những NL cầnthiết cho người GV khi thực hiện giờ dạy trên lớp cho SV ngành Giáo dục tiểu học
ở các trường Đại học, Cao đẳng SP
Đề tài: “Dạy học phát triển năng lực dạy học Toán cho sinh viên các trường
Sư phạm” [58] của tác giả Đỗ Thị Trinh 2013 có thể xem là công trình đầu tiên
nghiên cứu về hệ thống đào tạo ngành nghề theo hướng NLDH ở nước ta Đề tài đãgóp phần làm sáng tỏ một phần nội dung lý luận của phương thức đào tạo dựa trênNLDH đặc biệt là các giai đoạn xây dựng chương trình và xây dựng tiêu chuẩnđánh giá NLDH ở nước ta
Tóm lại: Có rất nhiều công trình nghiên cứu về DH theo hướng phát triểnNLDH ở trong và ngoài nước Rất nhiều công trình của nhiều tác giả trên thế giới
đã triển khai có hiệu quả vào trong thực tiễn đào tạo Ở Việt Nam, do số lượngnghiên cứu về DH theo tiếp cận phát triển NLDH còn ít và hết sức hạn chế, hầu hếtcác công trình nghiên cứu mới chỉ đề cập đến quan điểm, định hướng chung Vìvậy chúng tôi cho rằng nghiên cứu DH theo tiếp cận phát triển NLDH ở các trường
ĐH, Cao đẳng sư phạm hiện nay là một vấn đề cấp bách và cần thiết
1.1.3 Mô hình và chương trình đào tạo giáo viên Tiểu học
Trang 19Quá trình đào tạo giáo viên phụ thuộc vào mô hình và chương trình đào tạo(Theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định ban hành) Nếuchương trình đào tạo dành một thời lượng thời gian thích đáng cho việc phát triển
NL nghiệp vụ cho SV sẽ nâng cao hiệu quả cho việc đào tạo ngành giáo viên Giáodục tiểu học ở các trường Đại học, Cao đẳng
1.1.3.1 Mô hình đào tạo giáo viên trên thế giới
Theo tài liệu [61], [66] các mô hình và chương trình đào tạo GV theo nghĩarộng là một hệ thống định hướng tổng thể việc đào tạo GV như là: Những quanđiểm định hướng, mục tiêu đào tạo, yêu cầu về phẩm chất và NL của người GV,khung cấu trúc nội dung, phương thức tổ chức, phương pháp đào tạo và đánh giákhung thời gian đào tạo Theo nghĩa hẹp các mô hình đào tạo GV còn được gọi têntheo những cách hiểu biết riêng biệt
- Mô hình đào tạo song song: Là một chương trình mà SV được đào tạo đồng
thời về khoa học chuyên ngành, khoa học giáo dục trong một khóa đào tạo GV đãđược định hướng từ khi bắt đầu khóa học Mô hình này được thực hiện trong cáctrường ĐHSP, CĐSP và các trường đào tạo đa ngành Ưu điểm của mô hình này vàchương trình là SV được định hướng khá sớm vào nghề DH, để có thời gian dàitiếp thu tri thức, biện pháp rèn luyện NL chuyên môn và nghiệp vụ, tuy nhiên các
mô hình này không đáp được nhanh với sự thay đổi nhu cầu đào tạo GV của xã hộihiện ngày nay
- Mô hình đào tạo nối tiếp: Là SV tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng một ngành
đào tạo về khoa học chuyên ngành, sau đó SV muốn đi dạy thì SV đó phải trải quamột khóa đào tạo NVSP, thời gian 1 đến 2 năm để có chứng chỉ về NVSP hoặcnhận bằng thạc sỹ về chuyên ngành để giảng dạy Ưu điểm là đáp ứng nhanhchóng với sự thay đổi nguồn nhân lực GV cho xã hội Nhược điểm là người họcđược định hướng muộn về nghề DH, khoa học giáo dục nên sự chuẩn bị về NVSPcòn kém, khó khăn trong ứng xử tình huống SP và lựa chọn các phương pháp DHcho phù hợp
1.1.3.2 Chương trình đào tạo GV Tiểu học ở một số nước trên thế giới
Trang 20Chương trình đào tạo giáo viên Tiểu học ở Mỹ: Theo trường Viện Đại học
công nghệ Texas là một trường đa ngành, đa nghề, có 6 trường Đại học là thànhviên, trong đó có trường Đại học Giáo dục có các chương trình đào tạo Đại học vàSau Đại học, đào tạo GV, các cán bộ quản lý, … [67] Chương trình đào tạo GV cótrình độ Đại học các cấp từ Mẫu giáo, Tiểu học đến Trung học Chính phủ mỗibang quản lý các quy chế về việc cấp bằng SP
Trong các bang của Mỹ thì bang Texas chương trình đào tạo GV là 4 năm.Năm thứ nhất và thứ 2 đầu SV học các môn đại cương (Gồm: Lịch sử, toán, ngoạingữ ) tại trường Đại học và các cơ sở khác của trường, SV sẽ chọn một môn họcchính Năm 3 năm 4 SV được học khóa đào tạo về NVSP (Như: Tâm lý, giáodục ) và các khóa chuyên môn (Như nội dung chương trình sách giáo khoa,phương pháp DH bộ môn, ) Khóa học chuyên môn được dạy nhiều hơn các khóahọc sư phạm Học kỳ cuối cùng của khóa học, SV được đi TTSP dưới sự hướngdẫn của một số GV có kinh nghiệm Sau khi hoàn thành khóa học theo chươngtrình, SV được cấp bằng Cử nhân và Chứng chỉ SP SV học Đại cương và cácchuyên ngành chính trong 4 năm, được cấp bằng Cử nhân Năm cuối SV học cáckhóa SP và thực tập SP, được cấp Chứng chỉ SP Năm cuối cho phép SV được họcchương trình Thạc sĩ Những SV nào muốn đi sâu vào lĩnh vực này phải học nămthứ 6 tại trường ĐHSP và hoàn thành khóa học được cấp bằng Thạc sĩ Năm thứ 6
SV đi thực tập ở các trường phổ thông: “GV được trả tiền lương” và đảm nhiệmgiảng dạy ở trước lớp, dưới sự hướng dẫn của một số GV có kinh nghiệm Sau khihoàn thành chương trình SV mới được cấp chứng nhận làm nghề GV
Chương trình đào tạo GV Tiểu học ở Úc (Anh, Niu Dilân, Canađa cũng tương tự): Chương trình đào tạo tuân thủ theo hướng mô hình đào tạo nối tiếp
nghĩa là: SV hoàn thành ba năm học với hai môn: Chính và phụ, sau đó được họcmột năm về kiến thức chuyên môn NVSP (hay còn gọi là chứng chỉ SP) Việc đăng
kí học khóa đào tạo GV được coi như là một hình thức bảo đảm chất lượng, đangrất phố biến tại các nước trên thế giới
1.1.3.3 Chương trình đào tạo GV Tiểu học ở Việt Nam hiện nay.
Trang 21Hình thức đào tạo nhiều loại hình, nhiều chương trình khung đào tạo đều cónhững ưu điểm, nhược điểm nhất định Đối với SV tốt nghiệp ở các trường ĐHSP,hầu như các em đã xác định được và định hướng nghề nghiệp gắn mình với nghề
DH ngay từ ban đầu, nên có ý thức và trách nhiệm rèn luyện, tu dưỡng, trau dồichuyên môn nghiệp vụ cho bản thân trong việc học tập để phục vụ cho việc hànhnghề sau này được tốt hơn Còn chương trình đào tạo CĐSP hầu như các em vẫnchưa xác định được ngành nghề mà mình đang được đào tạo sau đó có xin đượcviệc làm hay là không, có nên gắn bó với ngành nghề hay không, Đối với các khoa
SP hay các trường Đại học, Cao đẳng SP ngoài những ưu điểm trên, còn có nhữngthuận lợi khác như là: Có thể học các kiến thức đại cương, kiến thức ngành chungtrong một số khoa khác nhau trong trường chuyên nghiệp nơi đang học Có một sốhạn chế của chương trình khung là không sử dụng được những người đã được đàotạo ở những ngành, nghề không phải SP, hay sau một thời gian công tác có cảmgiác hứng thú với ngành nghề DH này và muốn chuyển sang nghề DH này
1.1.3.4 Cấu trúc chương trình đào tạo GV Tiểu học ở Việt Nam.
Chương trình khung giáo dục Đại học, SĐSP trình độ Đại học, Cao đẳng banhành theo Quyết định số 28/2006/QĐ- Bộ GD & ĐT ngày 28/6/2006 của Bộtrưởng, gồm: Khối lượng kiến thức chung cho cả khóa đào tạo của tất cả các ngànhhọc là 210 đơn vị học trình (đvht), 1 đvht tính bằng 15 tiết lí thuyết, chưa kể nộidung giáo dục thể chất (5 đvht) và giáo dục quốc phòng (165 tiết) Trong đó khốilượng kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu là 80 đvht, khối lượng kiến thức giáodục chuyên nghiệp là 130 đvht (Gồm cả 10 đvht cho thực tập sư phạm và 10 đvhtlàm khoá luận tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp)
Chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đã trở thành cấutrúc chương trình truyền thống của các trường, đáp ứng được yêu cầu về nguồnnhân lực trong nước thời gian qua Tuy nhiên, trong quá trình đào tạo theo chươngtrình này cũng còn những vấn đề bất cập, hạn chế, kết quả thực tiễn chưa đáp ứngđược những yêu cầu đặt ra trong sự thay đổi của xã hội CNH – HĐH ngày nay
Trang 22Những năm gần đây, căn cứ vào quyết định số 43/2007/QĐ - Bộ Giáo dục
và Đào tạo ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc banhành Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính qui theo hệ thống tín chỉ đãđược các trường Đại học và Cao đẳng bắt đầu áp dụng, trong đó có các trường SP.Chương trình khung giáo dục Đại học theo hệ thống tín chỉ cho ngành SP với khốilượng kiến thức từ 132-140 tín chỉ, kiến thức giáo dục đại cương: 29-40 tín chỉ,kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 101-103 tín chỉ Kiến thức bổ trợ và Khóa luậntốt nghiệp (Hoặc các học phần thay thế): 7- 8 tín chỉ Vì vậy trong quá trình đàotạo theo hệ tín chỉ cũng còn những vấn đề bất cập, hạn chế, kết quả thực tiễn chưađáp ứng được những yêu cầu đặt ra
Theo chương trình khung của Bộ GD&ĐT ban hành, tổng thời gian dànhcho các môn Tâm lý học, Giáo dục học và Lý luận DH chuyên ngành còn hạn chế,chiếm tỷ lệ trong chương trình rất thấp [8]
1.2 Chuẩn nghề nghiệp GV Tiểu học
1.2.1 Nghề dạy học
1.2.1.1 Quan niệm về nghề dạy học
Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động của con người, mà trong đó nhờ
được đào tạo mà con người có được những tri thức, những KN, những kỹ xảo,những kinh nghiệm để làm ra các loại sản phẩm, vật chất hay tinh thần nào đó
nhằm đáp ứng nhu cầu, mục đích của xã hội [27].
Nghề là một dạng lao động đòi hỏi ở con người một quá trình đào tạochuyên biệt, có những kiến thức, KN, kỹ xảo chuyên môn nhất định Nghề cũngđược ảnh hưởng của sự phân công lao động xã hội nhất định
Theo tác giả Geofrey Petty [17] trong: “Dạy học ngày nay” cho rằng: DH là
một quá trình hai chiều Trong đó học là một quá trình tiếp thu tinh thần tiềm ẩn
mà GV không kiểm soát trực tiếp được Người học hình thành sự hiểu biết của cánhân đối với nội dung DH và thu nhận được những khả năng Việc học ấy là một
nỗ lực đúng đắn, nó thường sẽ không hoàn chỉnh và không chính xác trong lần thửđầu tiên Trong quá trình DH, người học nâng cao trình độ của mình qua việc hiệu
Trang 23chỉnh những quan niệm sai và bổ sung hiểu biết, nhờ đó ngày càng xích gần hơntới chỗ đạt được kết quả học tập lý tưởng
Khi nói về việc dạy và học ở các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm, vai tròcủa nhà giáo Đại học trong thời đại thông tin, thì tác giả Lâm Quang Thiệp đã
khẳng định: "Dạy là việc giúp cho người học tự mình chiếm lĩnh những kiến thức, kĩ
năng và hình thành hoặc biến đổi những tình cảm, thái độ".[56]
Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt: Dạy học là một bộ phận của quá trình tổng thểgiáo dục nhân cách toàn vẹn là quá trình quan hệ qua lại giữa GV với SV, giữa GVvới học sinh để truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học, KN, kỹ xảo, hoạt độngnhận thức trong thực tiễn, trên cơ sở hình thành thế giới quan, phát triển NL sángtạo và phát triển phẩm chất nhân cách người học theo mục đích của giáo dục Vìvậy, chức năng của DH là hình thành các tri thức, khái niệm quy luật, lý thuyếtkhoa học, các KN, kỹ xảo chung, chuyên biệt của hoạt động nhận thức và thựchành Kết quả trực tiếp của quá trình dạy học là học thức, gồm phương pháp nhậnthức, hành động, năng lực chung và chuyên biệt của người học [45]
Quan các ý kiến nêu ở trên cho chúng tôi thấy một điều rằng DH là mộtnghề hay còn gọi là nghề dạy học và nó có những đặc điểm nổi bật: Nghề DH làmột trong những lĩnh vực hoạt động lao động trí óc đặc biệt:
+ Người GV DH phải có đầy đủ kiến thức, KN, kỹ xảo về chuyên môn,nghiệp vụ môn học mà mình được đào tạo đảm nhiệm
+ Cái đích cuối cùng đặt ra là đào tạo ra những con người có phẩm chất và
NL đáp ứng được cho nhu cầu của xã hội
+ Dụng cụ lao động chính là hệ thống tri thức khoa học của người GVtruyền dạy cho học sinh, hệ thống các hoạt động tổ chức theo mục đích SP nhấtđịnh, là nhân cách của người GV
+ Đối tượng của nghề DH là những con người có nhân cách xác định, tồntại, phát triển như một thực thể xã hội, có ý thức, chủ động tiếp thu, đúc rút của sựgiáo dục
Trang 24+ Cái sản phẩm cuối cùng của nghề DH là phẩm chất, nhân cách, tri thứccủa con người học sinh đạt được.
Rèn luyện và đào tạo ra những con người DH là lĩnh vực hoạt động lao độngđào tạo ra những con người có phẩm chất đạo đức, tri thức khoa học, KN, kỹ xảođáp ứng cho nhu cầu phát triển của xã hội
Mục tiêu của người GV là giáo dục thế hệ trẻ (thế hệ đi sau) một cách toàndiện, chuẩn bị cho họ những phẩm chất và NL đáp ứng nhu cầu xã hội trong nhữngđiều kiện cụ thể Nghề DH là nghề lao động mang tính trí tuệ lôgic và mang tính
SP có giá trị rất quan trọng trong việc góp phần "Tạo ra con người" và tái sản xuấtsức lao động trí tuệ cho xã hội
1.2.1.2 Một số đặc điểm của nghề dạy học
Theo các tài liệu [7], [26], [27] … thì nghề DH có đặc điểm:
+ Là một ngành nghề tái sản xuất sức lao động xã hội, đối tượng chính làhọc sinh, SV với những nhân cách xác định, tồn tại và phát triển trong xã hội, phải
có ý thức, chủ động tiếp thu giáo dục Sản phẩm cuối cùng của người GV là conngười cụ thể và nhân cách con người
+ Là một ngành nghề lao động trí óc có tính chuyên nghiệp cao đòi hỏi tính
khoa học, tính lôgic, tính chính xác, tính nghệ thuật cao
+ Là một ngành nghề đòi hỏi ở mỗi con người GV phải có những kiến thức,
kĩ năng, kỹ xảo về chuyên môn nghiệp vụ của ngành học mà mình được đảmnhiệm
+ Là một hệ thống công cụ tri thức khoa học của người GV sẽ truyền đạt lại
cho học sinh, những hoạt động được tổ chức theo mục tiêu sư phạm nhất định,phương tiện kỹ thuật và các thiết bị phục vụ công việc DH và giáo dục, nhân cáchcủa tập thể học sinh và xã hội
Khi nói về nghề DH, đặc trưng của người GV, theo tác giả Michel Develay
với đề tài nghiên cứu: “Một số vấn đề về đào tạo giáo viên” tác giả cho rằng:
“Người giáo viên là người trung gian thành thạo tạo ra các tình huống học - dạy vừa thích hợp với nội dung môn học, vừa thích hợp với người học” [63] Với
Trang 25những đặc thù của nghề DH thì theo chúng tôi nhận thấy một điều rằng nghề DH
có sự khác biệt với những ngành nghề khác trong xã hội đó là: “Nghề dạy học là
một ngành nghề trong lao động mà đặc biệt là lao động trí óc, để đào tạo ra những sản phẩm đặc biệt và quan trọng đó là tạo nên những phẩm chất nhân cách của mỗi con người để đáp ứng được với nhu cầu của xã hội”.
1.2.2 Chuẩn của nghề nghiệp giáo viên Tiểu học
1.2.2.1 Khái niệm về chuẩn
Theo [46] từ điển Tiếng Việt “Chuẩn” có nghĩa là: "Cái được chọn làm căn
cứ để đối chiếu, để hướng tới theo đó làm cho đúng, là vật được chọn làm mẫu để thể hiện một đơn vị đo lường, là cái được công nhận đúng theo qui định hoặc thói quen trong xã hội".
Ta có thể hiểu chuẩn là: Chuẩn năng lực là những năng lực vốn có được
chọn làm căn cứ để đối chiếu, để mỗi giáo viên hướng tới tự rèn luyện bản thân làm theo năng lực và đúng theo chuẩn đó.
Chuẩn được làm căn cứ dùng để:
+ Các cơ quan và cán bộ quản lý giáo dục nhằm đánh giá, xếp loại, lậpchương trình, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng
+ Nhằm nhân rộng các mô hình và chương trình đào tạo ở các cơ sở giáodục và đào tạo chuyên nghiệp
+ Người GV phải biết tự đánh giá NL nghề nghiệp, có kế hoạch rèn luyện tudưỡng đạo đức, rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ
1.2.2.2 Chuẩn kỹ năng nghề GV Tiểu học.
Theo [3] chương trình chuẩn KN nghề giáo viên Tiểu học, có các tiêu chuẩnnhư sau:
- Tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống (5 tiêu chí)
- Tiêu chuẩn về lĩnh vực kiến thức (5 tiêu chí)
- Tiêu chuẩn về lĩnh vực kỹ năng sư phạm (5 tiêu chí)
- NL phát triển nghề nghiệp (2 tiêu chí)
- NLDH (8 tiêu chí)
Trang 26- NL giáo dục (6 tiêu chí).
Trong đó tiêu chuẩn “NLDH” có các tiêu chí như sau:
- TC1: Xây dụng kế hoạch dạy học
- TC2: Đảm bảo kiến thức môn học.
- TC3: Đảm bảo chương trình môn học.
- TC4: Vận dụng các phương pháp dạy học.
- TC5: Sử dụng các phương tiện dạy học
- TC6: Xây dựng môi trường học tập.
- TC7: Quản lý hồ sơ dạy học.
- TC8: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
1.3 Năng lực dạy học môn Toán.
1.3.1 Quan niệm về năng lực.
Thuật ngữ “Năng lực” do R.W White đưa ra năm 1959, từ đó đến nay có rấtnhiều quan điểm khác nhau về năng lực
Theo Edmund Short C (1985), năng lực gồm các yếu tố sau:
(a) Hành vi hoặc việc thực hiện các nhiệm vụ một cách độc lập, có chủ đíchcủa con người
(b) Khả năng lựa chọn và vận dụng các kiến thức, kĩ năng phù hợp để giảiquyết nhiệm vụ và lý giải được sự lựa chọn đó
(c) Mức độ về khả năng thực hiện nhiệm vụ được xác định thông qua quátrình hoạt động công khai, minh bạch Mức độ này có thể dao động vì nó liênquan đến những phán xét về giá trị, phẩm chất hay trạng thái của một con người,bao gồm tính cách, hành vi, kiến thức, kĩ năng, các hoạt động thực tế, mức độ đạtđược, và cả động cơ, thái độ, năng khiếu,
Theo tài liệu của tác giả A.G.Côvaliôp [6]: “Năng lực là một tập hợp hoặc
tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu lao động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao”.
Trang 27Theo tác giả Xavier Roegiers [64]: “Năng lực là sự tích hợp các kỹ năng tác
động một cách tự nhiên lên các nội dung trong một loạt tình huống cho trước để giải quyết những vấn đề do tình huống này đặt ra”.
Từ điển Tiếng Việt [46]: Năng lực là điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn
có để thực hiện một hoạt động nào đó, là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao Chúng
ta có thể hiểu khác NL là những đặc điểm tâm lý cá nhân của con người đáp ứngđược yêu cầu của một loạt hoạt động nhất định là điều kiện cần thiết để hoàn thành
có kết quả tốt đẹp loại hoạt động đó
Theo tác giả Phạm Minh Hạc [18]; [19] cho rằng: “Năng lực là một tổ hợp
tâm lý của một người”, tổ hợp này vận hành theo một mục đích nhất định tạo ra
kết quả của một hoạt động nào đó
Năng lực là một tổ hợp thuộc tâm lý phức tạp, là điểm hội tụ của nhiều yếu
tố như: Tri thức, KN, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệmđạo đức NL là một vấn đề trừu tượng của Tâm lý học, hệ thống các thuộc tính cánhân của mỗi con người, khả năng hoàn thành tốt hoạt động của cá nhân, một tổhợp thuộc tâm lí phức hợp gồm kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm và nghệ thuậtcũng như thái độ của chủ thể với đối tượng trong quá trình hoạt động
Năng lực và KN có mối liên hệ rằng buộc với nhau, NLDH là một thuộctính, là đặc điểm tính cách con người, KNDH là một thao tác riêng của những hoạtđộng DH trong các dạng hoạt động đó NLDH là một năng lực hệ thống các KN,nhưng KN chưa chắc đã hình thành NL, nếu thiếu hệ thống và độ bền chắc của hệthống KN cơ bản Hoạt động của GV, với chủ thể là nhà giáo dục gồm 2 dạng hoạtđộng: Dạy học và giáo dục Vì vậy khi nghiên cứu NLDH của giáo viên, thì ta nênnghiên cứu hệ thống các kĩ năng tương ứng với các hoạt động dạy học
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng năng lực là khả năng đơn lẻ của cá nhân,được hình thành dựa trên sự lắp ghép các mảng kiến thức và kỹ năng cụ thể (Vídụ: “Năng lực toán học” được hình thành qua việc học kiến thức cơ bản về toán vàcác kỹ năng giải các bài tập toán, )
Trang 28Chúng ta có thể phân năng lực thành 2 nhóm chính:
- Nhóm lấy dấu hiệu tố chất tâm lí để định nghĩa, ví dụ: "Năng lực là một
thuộc tính tích hợp nhân cách, là tổ hợp các đặc tính tâm lí của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động xác định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả".
- Nhóm lấy dấu hiệu về các yếu tố tạo thành khả năng hành động để định
nghĩa, ví dụ: "Năng lực là khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái
độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong những tình huống đa dạng của cuộc sống" hoặc "Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống".
- Xét về cấu trúc, năng lực có năng lực chung và năng lực riêng (Cụ thể).Năng lực chung là tổ hợp nhiều khả năng thực hiện những hành động thành phần(Năng lực riêng/ Năng lực thành phần), giữa các năng lực riêng có sự lồng ghép và
có liên quan chặt chẽ với nhau Tuy nhiên, khái niệm “Chung” hay “Riêng” hoàntoàn chỉ là tương đối, bởi vì một năng lực gồm các năng lực riêng và năng lực riênglại là năng lực chung của một số năng lực Trong chương trình đánh giá học sinhQuốc tế PISA đã đưa ra một số sơ đồ về năng lực như sau:
…
…
NL chung
Trang 29NLDH là một hệ thống các KN, kỹ xảo của một cá nhân, của mỗi con người
GV để có thể làm tốt công việc DH
Theo các nhà Toán học Đức đã khuyến nghị (2008): “Chúng ta cần tạo nên
những cầu nối giữa những nội dung toán học có liên quan của quá trình học, những năng lực nào đó có thể được phát triển một cách đặc biệt ở các nội dung nào? Nhưng nội dung nào đó đóng góp vào định hình năng lực dạy học của người giáo viên toán tương lai? Cần phải được xem xét từ quá trình liên tục đó” Mục
đích của khuyến nghị này là tìm mối liên hệ giữa các nội dung quan trọng của quátrình dạy và học Các nội dung quan trọng ở đây là các nội dung mang tính giáodục và tác động trực tiếp đến việc tìm hiểu về toán học, sau đó mới nghĩ tới nănglực giải quyết các tình huống SP khi giảng dạy
Theo [3], [11], [43], [58], [66]các năng lực sư phạm bao gồm:
(1) Năng lực giao tiếp với học sinh và phụ huynh học sinh
(2) Năng lực phối hợp giáo dục trong và ngoài nhà trường
(3) Năng lực tổ chức các dạng hoạt động của học sinh
(4) Năng lực nắm vững kiến thức khoa học cơ bản, khoa học giáo dục
(5) Năng lực hiểu học sinh trong quá trình giảng dạy và giáo dục
(6) Năng lực nắm vững phương pháp giảng DH và vận dụng các phươngpháp đó có hiệu quả trong thực tiễn giáo dục
Theo [60], [66] tổ chức liên bang về đánh giá và trợ giúp GV của Mỹ năm
1987, đã đề xuất tiêu chí đánh giá năng lực của người GV:
(1) Hiểu biết về môn học và có khả năng tạo ra môi trường SP để truyền đạtnhững hiểu biết của GV cho học sinh
(2) Hiểu biết về khả năng nhận thức của học sinh để xây dựng phương phápgiảng dạy phù hợp
(3) Có kiến thức về sự đa dạng của học sinh để xây dựng phương pháp DHđối với từng đối tượng học sinh
(4) Có khả năng giao tiếp và tổ chức các hoạt động nhằm tạo ra môi trườnghọc tập lành mạnh
Trang 30(5) Phải xây dựng chương trình học đi đôi với hành.
(6) Biết cách nhận xét đánh giá chính thống và không chính thống
(7) Phải có trách nhiệm trong việc luôn nâng cao trình độ nghề nghiệp
(8) Có khả năng tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, phụ huynh, xã hộinhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh
Nhóm các tác giả Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng [24], đãđưa ra các nhóm NLSP như là:
NLDH gồm có các năng lực thành phần như sau:
+ Năng lực chuẩn bị: Chọn lựa tài liệu tham khảo phù hợp để chuẩn bị cho
hoạt động giảng dạy, xác định mục tiêu của bài giảng, các yêu cầu về kiến thức và
kĩ năng DH, chọn các phương pháp, hình thức giảng dạy và kĩ thuật giảng dạycũng như thiết bị tương ứng, dự kiến các khả năng xảy ra và các phương án xử lí.Tất cả các KN cụ thể phải được chuẩn bị đầy đủ và được viết ra dưới dạng một bản
kế hoạch
+ Năng lực thực hiện: Thể hiện trong quá trình thực hành giảng dạy và giáo
dục, gồm các KN: Ổn định lớp, kiếm tra bài cũ, định hướng tới nội dung mới, luyệntập KN, phát triển kiến thức, kiểm tra và khuyến khích học sinh Trong quá trìnhthể hiện năng lực thực hiện, có các yếu tố sau đây cần quan tâm:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ của GV : Đây là NL quan trọng trong quá trình
hình thành NLDH cho GV Khi đánh giá một GV có NL giảng dạy tốt, chắc chắnngười ta phải xem xét chủ yếu đến năng lực diễn đạt, trình bày của GV Khả năngdiễn đạt trong sáng, lời nói hấp dẫn, truyền cảm và giàu hình ảnh của GV sẽ làyếu tố quan trọng đảm bảo cho giờ dạy thành công Ngôn ngữ của con người thể
Trang 31hiện dưới dạng nói, viết và là biểu hiện của trình độ tư duy, do vậy không thể chấpnhận cách biện hộ cho những GV diễn đạt kém là do “Chuyên môn giỏi nhưng yếu
về NLDH” Trước đây, khi thiếu các phương tiện hiện đại, thì ngôn ngữ của GV làyếu tố chủ đạo trong quá trình giáo dục Ngày nay, các phương tiện đa dạng vàphong phú có trợ giúp đắc lực cho GV nhưng cũng không thể thay thế được hoàntoàn lời thầy giảng bài
- Năng lực sử dụng các thiết bị và phương tiện DH: Năng lực này không thể
thiếu được của GV ở bất cứ cấp học nào trong giai đoạn hiện nay Thiết bị vàphương tiện vừa là yếu tố điều kiện tốt để phục vụ cho giảng dạy và học tập, đồngthời cũng là yếu tố kích thích tính tư duy sáng tạo, nghiên cứu cho GV và học sinh.Trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, có một số hiện tượng quá
lệ thuộc và lạm dụng vào các thiết bị và phương tiện dạy học dẫn đến việc biến đổicác mô hình dạy học cổ điển của xã hội, coi thường hình thức thuyết trình lí thuyếtcủa giáo viên, xem nhẹ hoạt động trao đổi trực tiếp giữa người dạy và người học Trong điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn thì điều quan trọng hơn là phải dạy chongười học có những ý tưởng mới, phải có tính sáng tạo “Suy nghĩ mới trên các nềntảng vật liệu đã có sẵn”
- Năng lực hoạt động xã hội trong và ngoài trường: Trọng tâm của quan hệ
giao tiếp là giữa người dạy và người học Mối quan hệ này đòi hỏi người GVkhông những huy động khả năng của mình để thiết lập các quan hệ DH có hiệu quả
mà quan trọng là bằng quá trình giao tiếp, tác động giáo dục đến người học Giaotiếp giữa GV với học sinh không chỉ đảm bảo tính chất sư phạm của nhà giáo trongcác hoạt động chuyên môn mà còn thông qua đó thể hiện sự quan tâm đến ngườihọc với thái độ ân cần, lịch thiệp trong các phạm vi trong và ngoài giờ học Ngoài
ra, hoạt động giao tiếp của GV trong xã hội hiện nay còn đòi hỏi phạm vi mở rộng,
đó là gia đình học sinh, các lực lượng xã hội khác, đặc biệt là những thành phầnliên quan đến sản phẩm giáo dục
+ Năng lực đánh giá: Giúp GV nắm được trình độ và khả năng tiếp thu bài
của học sinh để xác nhận kết quả của một hoạt động, bổ sung điều chỉnh trong DH
Trang 32Để tạo được uy tín thì người GV phải có quan điểm đánh giá khách quan, chínhxác và công bằng Thái độ và hành vi trung thực, khách quan của nhà giáo dục phảiđảm bảo các yêu cầu của nhiệm vụ giáo dục, mặt khác tạo ra sức cảm hóa lớn đốivới người học kể cả đánh giá thành công hay hạn chế của học sinh Khả năng đánhgiá đúng của giáo viên với người học sẽ tác động mạnh mẽ đến kết quả tự học, kếtquả tự rèn luyện đạo đức cho người học và bản thân giáo viên [47].
1.3.3 Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học
Chúng tôi đề xuất một số năng lực cụ thể cần đạt đối với SV ngành Giáo dụcTiểu học như sau:
Năng lực 1) Năng lực tìm mối liên hệ tri thức Toán học ở cấp Tiểu học vớinhững tri thức Toán học hiện đại
Năng lực 2) Năng lực khắc phục khó khăn, sai lầm của học sinh trong quátrình lĩnh hội những kiến thức, trong quá trình giải toán
Năng lực 3) Năng lực thiết kế, thực hiện bài soạn, đánh giá kết quả học tậpcủa học sinh
Năng lực 4) Năng lực giải toán Tiểu học, hệ thống hóa các dạng, các cáchgiải cho từng dạng bài toán, đúc kết và biết cách trang bị những tri thức phươngpháp tương ứng với mỗi nội dung DH
Năng lực 5) Năng lực phát triển trí tuệ cho học sinh trong DH môn Toán ởtrường Tiểu học Tổ chức các hoạt động nhận thức trong dạy học môn Toán ởtrường Tiểu học
Năng lực 6) Năng lực vận dụng Lý luận và PPDH môn Toán Tiểu học vào
DH môn Toán ở trường Tiểu học để đạt được mục tiêu giáo dục Tiểu học
Năng lực 7) Năng lực vận dụng tri thức Toán học vào thực tiễn: Giải thíchnhững vấn đề, hiện tượng trong thực tiễn có liên quan đến Toán học, giải quyết cácvấn đề, bài toán do thực tiễn đặt ra
Để đáp ứng được tiêu chuẩn về NLDH môn Toán Tiểu học nói trên, khôngnhững GV đều phải ý thức được là trách nhiệm chung và chú ý trong quá trình DH,
Trang 33mà bản thân các SV, các GV Toán Tiểu học tương lai cũng phải nỗ lực tự bồidưỡng, nâng cao NLDH cho bản thân mình.
Để phát triển NL thì chủ yếu do các GV thuộc các bộ môn Toán cơ bản đảmnhiệm còn những năng lực còn lại chủ yếu do các GV thuộc tổ bộ môn Phươngpháp đảm nhiệm
1.3.4 Kỹ năng dạy học môn Toán của sinh viên Tiểu học
1.3.4.1 Quan niệm về kỹ năng, quá trình hình thành và rèn luyện kỹ năng
a Quan niệm về kỹ năng
Quan điểm thứ nhất: KN về mặt kỹ thuật của hành động, coi KN như một
phương tiện để thực hiện hành động mà con người nắm vững Đại diện cho quanniệm này có nhóm các tác giả như: V.X.Cudin, A.G.Coovaliôv, V.A.Krutetxki, …
Điển hình tác giả V.A.Krutetxki cho rằng: “KN là phương thức thực hiện hoạt
động - cái mà con người lĩnh hội được” [62] Với quan điểm này KN đã được nhấn
mạnh về mặt kỹ thuật, kĩ năng được coi như là phương thức thực hiện hành độngphù hợp với mục đích và điều kiện hành động nhưng chưa được chú trọng đến kếtquả hành động
Quan điểm thứ 2: KN là một dạng biểu hiện của NL của chủ thể hành động
và nhấn mạnh đến kết quả của hành động Đại diện quan điểm này có các tác giảA.V.Petropxki, G.G.Golubev, P.A.Rudich, Nguyễn Quang Uẩn, Đặng ThànhHưng, Điển hình là khái niệm KN theo quan điểm tác giả Đặng Thành Hưng
cho rằng: “Kĩ năng là một dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri
thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học - tâm lý khác của cá nhân như nhu cầu, tình cảm, ý chí tính tích cực cá nhân để đạt được két quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay quy định” [33] Với quan điểm này cho ta thấy KN là dạng chuyên biệt của NL
thực hiện hành động cá nhân, KN là hình thức biểu hiện của khả năng hay NL, chứkhông phải khả năng hay NL KN chính là hành vi hay hành động được cá nhânhành động tự giác và thành công xét theo những yêu cầu, quy tắc, tiêu chuẩn nhấtđịnh Quan niệm trên tương đối toàn diện và khái quát về kĩ năng
Trang 34Quan điểm thứ ba: KN là hành vi ứng xử Đại diện quan điểm này có nhóm
các tác giả S.A.Morales, W.Sheator, J.N.Richard, Điển hình là tác giả
J.N.Richard với định nghĩa: “Kĩ năng là hành vi thể hiện ra hành động bên ngoài
và chịu sự chi phối của cách cảm nhận và suy nghĩ của cá nhân” [65] Với quan
điểm KN là hành vi, tác giả chưa quan tâm nhiều đến kỹ thuật của nó Hiểu KNtheo cách này sẽ gặp khó khăn khi rèn luyện KN và thiết kế các công cụ đo lường,đánh giá kĩ năng
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiếp cận khái niệm KN theo quan
điểm của tác giả Đặng Thành Hưng: “Kĩ năng là một dạng hành động được thực
hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học - tâm lý khác của cá nhân (chủ thể có kĩ năng đó) như nhu cầu, tình cảm,
ý chí tính tích cực cá nhân để đạt được két quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay quy định” [33] Quan niệm này kĩ
năng được hiểu là dạng chuyên biệt của NL Vì vậy chúng tôi tìm hiểu về NL,nghiên cứu về khái niệm này chúng tôi nhận thấy NL là một vấn đề trừu tượng củatâm lý học Khái niệm này đến nay vẫn có nhiều kiểu tiếp cận và diễn đạt khácnhau Tuy nhiên, để phù hợp với phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi lựa chọn
khái niệm NL theo quan điểm tác giả Phạm Minh Hạc: “Năng lực là một tổ hợp
đặc điểm tâm lý của một người, tổ hợp này vận hành theo một mục đích nhất định tạo ra kết quả của một hoạt động nào đấy” [18], [19].
Bản thân tôi thì cho rằng: KN là khả năng hoàn thành tốt có hiệu quả của hệ
thống những thao tác hành động hay hoạt động nào đó trên cơ sở là vận dụng kiến thức và kinh nghiệm đã có của bản thân để hành động sao cho phù hợp với mục đích và nội dung yêu cầu đặt ra.
b Quá trình hình thành và rèn luyện KN
Theo tài liệu [21]; [34]; [40], [41]; [54]; [55], quá trình hình thành KN baogồm các giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn 1: Có KN sơ cấp, con người ý thức được mục đích hành động,
tìm kiếm các hành động dựa trên vốn hiểu biết KN, kỹ xảo của đời sống
Trang 35+ Giai đoạn 2: Biết cách làm nhưng không thể đầy đủ, con người có hiểu
biết về cách thức thực hiện hành động, sử dụng các kỹ xảo đã có nhưng không phải
là các kỹ xảo chuyên biệt dành cho hoạt động
+ Giai đoạn 3: Có KN chung nhưng mang tính riêng lẻ Con người có nhiều
KN phát triển cao nhưng còn mang tính chất riêng lẻ, các KN này cần cho cácdạng hoạt động khác nhau
+ Giai đoạn 4: Có KN phát triển cao, con người biết sử dụng sáng tạo vốn
hiểu biết và kỹ xảo đã có Không những ý thức được mục đích hành động mà còn ýthức được cả động cơ lựa chọn cách thức để đạt được mục đích
+ Giai đoạn 5: Là sự phát triển cao nhất của giai đoạn, có tay nghề, con
người biết sử dụng một cách thành thạo, có sáng tạo đầy triển vọng các kĩ năngkhác nhau
Vì vậy, KN chỉ được hình thành thông qua luyện tập Để hình thành KN cho
SV, các GV phải trang bị cho các em SV các tri thức về KN, GV làm mẫu để SVquan sát việc thực hiện các thao tác, GV giúp SV tiến hành thực hành, luyện tậpcác thao tác về KN cần hình thành
Rèn luyện KN bao gồm: Hình thành KN, củng cố và nâng cao KN Trên cơ
sở KN đã được hình thành, để củng cố, nâng cao dần các cấp độ KN của SV, GVphải giúp các em có được nhận thức, phải tạo cơ hội để các em luyện tập, củng cố
KN với các yêu cầu nâng cao dần dần
1.3.4.2 Kỹ năng dạy học và KNDH môn Toán Tiểu học
a Kỹ năng dạy học:
Kĩ năng dạy học là những hành động thực hiện có kết quả các thao tác haymột loạt các thao tác của những hành động khi giảng dạy bằng cách lựa chọn, vậndụng những tri thức khoa học, những tri thức nghiệp vụ, những cách thức và quytrình hợp lý
Từ quan niệm trên ta thấy một số đặc trưng của KNDH là:
+ Tổ hợp các hoạt động giảng dạy đã được GV nắm vững
+ Có quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập của học sinh, sinh viên
Trang 36+ Hệ thống bao hàm những KNDH chuyên biệt.
+ Thực hiện các thao tác phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phương tiệnnhất định
b Kỹ năng DH môn Toán Tiểu học:
Kĩ năng dạy học môn Toán là một quá trình thực hiện có kêt quả các thaotác hay một loạt các thao tác của hoạt động DH môn Toán của người giáo viênTiểu học bằng cách lựa chọn, vận dụng những tri thức khoa học Toán học vàchuyên môn NVSP, những hình thức và quy trình hợp lý để đạt được mục đích vàmục tiêu DH đã đặt ra
c Những kỹ năng cần rèn luyện nhằm phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm Giáo dục tiểu học
Căn cứ vào “Chuẩn đầu ra” của một số trường ĐHSP, CĐSP, hệ thống KN
mà SV cần đạt sau khi tốt nghiệp phải là kết quả đào tạo cả về tri thức khoa học, trithức giáo dục và phương pháp DH bộ môn Hệ thống tri thức khoa học trong cácmôn chung, các môn cơ sở, các môn chuyên ngành Hệ thống tri thức khoa họcgiáo dục nằm trong các môn Giáo dục học, Tâm lí học, PPDH bộ môn, NVSP.Những môn học này trang bị cho SV những KN giáo dục, DH, giao tiếp
Vì vậy, GV dạy Toán Tiểu học trong tương lai, ngoài kinh nghiệm đã có về
KN nghề “Sản phẩm tích hợp” của khoa học Toán học và khoa học Giáo dục Chấtlượng người GV là sản phẩm của quá trình đào tạo cở sở, cơ bản ban đầu ở trường
SP và của toàn bộ quá trình dạy học, tự giáo dục, tự nghiên cứu, … trong hoạtđộng nghề nghiệp, trong môi trường giáo dục thực tiễn đa dạng, phong phú của xãhội hiện nay
Trên đây chúng tôi đã đề xuất những hướng phát triển NLDH đó phải đượcthể hiện qua những KN, chúng tôi cho rằng rèn luyện cho SV những KN: KN giảiToán, KN vận dụng cơ sở lý luận DH bộ môn Toán Tiểu học vào thực tiễn, KN bồidưỡng và phát triển tư duy cho học sinh, KN soạn bài giảng, KN tổ chức điềukhiển quá trình lên lớp, KN kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
Trang 37Hiện nay, mô hình đào tạo song song không có khoảng thời gian nhất địnhchỉ dành cho việc dạy nghề, vấn đề phát triển NLDH môn toán cho SV ngành Giáodục tiểu học ở các trường SP chủ yếu thông qua các học phần Phương pháp DHchuyên môn và NVSP.
Ngoài ra, quá trình DH môn Toán phụ thuộc vào những hoạt động DH trênlớp của người giáo viên và những hoạt động giáo dục khác Phụ thuộc vào sự quantâm đến việc học ở nhà của học sinh thế nào, phụ thuộc vào điều kiện xã hội, kinh
tế của gia đình người học
1.3.4.3 Phương hướng rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học
Quan điểm của chúng tôi là muốn có KNDH tốt trong DH môn Toán Tiểuhọc, thì người GV Tiểu học phải là người có NL giải Toán Tiểu học tốt, phải nắmvững lý luận và vận dụng tốt phương pháp DH môn Toán Tiểu học vào thực tiễn
DH môn Toán ở cấp Tiểu học Những tri thức Toán học và phương pháp DH đóphải thể hiện qua sự chuẩn bị giáo án, bài giảng Cuối cùng những điều đã được
GV chuẩn bị ở nhà phải được thể hiện tốt ở lớp
Do vậy chúng tôi đề xuất một số biện pháp phát triển NLDH, rèn luyệnnhững KN cơ bản trong DH môn Toán Tiểu học cho SV ngành Giáo dục tiểu học ởcác trường Đại học và Cao đẳng SP, các biện pháp phát triển NL giải Toán cao cấpcho SV ngành Giáo dục tiểu học, các biện pháp phát triển NLDH vận dụng lý luận
và phương pháp DH môn Toán Tiểu học vào thực tiễn DH môn Toán ở Tiểu học,các biện pháp phát triển NL tổ chức, thực hiện, điều hành giờ dạy, ứng dụng côngnghệ thông tin trong DH ở trên lóp
1.4 Thực trạng về việc dạy học theo hướng phát triển năng lực dạy học Toán cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học ở các trường CĐSP hiện nay
Để tìm hiểu về việc thực trạng phát triển NLDH Toán cho SV Giáo dục Tiểuhọc ở các trường CĐSP hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát như sau:
1.4.1 Mục đích khảo sát
Trang 38Chúng tôi tiến hành khảo sát tìm hiểu và đánh giá thực trạng phát triểnNLDH Toán cho SV ở các trường CĐSP hiện nay để có cơ sở thực tiễn cho việc đềxuất các biện pháp góp phần phát triển NLDH cho SV.
1.4.2 Đối tượng và thời gian khảo sát
1.4.2.1 Đối tượng:
Để có cơ sở thực tiễn cho đề tài, chúng tôi phát phiếu điều tra tới các đốitượng: GV thuộc bộ PPDH Toán Tiểu học các trường CĐSP; SV ngành Giáo dụctiểu học của các trường CĐSP; giáo viên Tiểu học một số trường thuộc địa bàntỉnh Bình Phước Số lượng cụ thể như sau:
- GV thuộc bộ môn PPDH Toán tiểu học của một số trường CĐSP:
- SV ngành Giáo dục Tiểu học của một số trường SP gồm có:
Trang 391.4.3 Các công cụ khảo sát
Dụng cụ để khảo sát là những phiếu điều tra về mức độ cần thiết của việcphát triển năng lực dạy học Toán cho SV ngành Giáo dục tiểu học ở các trườngCĐSP gồm có:
- Phiếu lấy ý kiến của một số GV dạy phương pháp giảng dạy ở Khoa Tiểu
Kết quả phiếu hỏi ý kiến 10 cán bộ giảng dạy khoa Tiểu học của 3 Trường
SP có đào tạo SV SP ngành Giáo dục tiểu học gồm: CĐSP Tây Ninh, CĐSP Long
An, CĐSP Bình Phước về sự cần thiết phải phát triển NLDH cho SV SP ngànhGiáo dục tiểu học cho thấy: 100% (25/25) ý kiến cho rằng việc phát triển NLnghiên cứu nội dung bài dạy cho SV là rất cần thiết, trên 90% (23/25) ý kiến khẳngđịnh việc phát triển NL lựa chọn phương pháp, hình thức và phương tiện DH phùhợp với nội dung bài học cũng cần được chú trọng, có trên 80% đồng tình việcphát triển cho sinh viên NL soạn giáo án, khả năng điều tiết, diễn đạt ứng xử, …
Kết quả phát phiếu hỏi ý kiến của 30 GV dạy Toán của Trường Tiểu họctrên địa bàn tỉnh Bình Phước có tham gia hướng dẫn TTSP cho SV khoa Tiểu họcTrường CĐSP Bình Phước năm học 2014 - 2015 thu được: SV Khoa Tiểu học ởcác trường SP hiện nay khi tham gia thực tập tại các trường Tiểu học bên cạnh các
em có NLDH ở mức Khá, còn số lượng các em chỉ đạt ở mức độ Trung bình hoặcchưa đạt, trong đó yếu nhất là KN đọc biểu cảm và thế hiện cử chỉ, nét mặt (54%)
ý kiến đánh giá chưa đạt), kỹ năng đặt câu hỏi cũng là hạn chế của SV (39%) ýkiến đánh giá chưa đạt (54%) ý kiến đánh giá mức độ Trung bình, KN chuẩn bị bàilên lớp, soạn giáo án, KN làm đề kiểm tra cũng chỉ mới đạt ở mức độ Trung bình,
Trang 40đặc biệt khả năng xử lý các tình huống DH còn chưa đáp ứng được yêu cầu DHhiện nay (82%), NL đánh giá cuối mỗi giờ dạy còn hạn chế ở mức độ trung bình.Như vậy có thể nhận thấy GV dạy Toán tiểu học ở các trường Tiểu học đánh giámức độ đạt được về kĩ năng DH trên lớp hiện nay của SV chưa cao, cần phải chútrọng thêm việc phát triển NLDH Toán cho SV trong các trường SP.
Kết quả thăm dò ý kiến của 105 SV Khoa Tiểu học các trường SP có đào tạongành SP Giáo dục tiểu học gồm các trường nêu trên về các yếu tố ảnh hưởng đếnviệc phát triển NLDH của SV ngành Giáo dục tiểu học cho thấy ý kiến đánh giácủa SV về các yếu tố ảnh hưởng nhiều tới mức độ đạt được về NLDH của SV SPngành Giáo dục tiểu học là: 85%, ý kiến cho rằng hoạt động giảng dạy các mônNVSP ngành Tiểu học cho SV sẽ có tác động rất nhiều, bên cạnh đó có 83% ýkiến khẳng định việc tự phát triển NLDH của bản thân sinh viên có ảnh hưởng rấtnhiều tới mức độ đạt được, đồng thời có 62% ý kiến đánh giá phong cách SP củacán bộ giảng dạy khoa Tiểu học ở trường SP sẽ ảnh hướng rất nhiều tới việc họchỏi và phát triển NLDH của sinh viên, 98.3% ý kiến khẳng định ảnh hưởng nhiềunhất đến kết quả phát triển năng lực DH của SV là nắm vững kiến thức và kĩ nănggiải toán của bản thân, …
Từ kết quả khảo sát ở trên có thể cho chúng ta một số nhận định về NLDHcủa SV Giáo dục tiểu học ở các trường CĐSP như sau:
- Hiện nay SV chưa có ý thức nhiều về KN soạn giáo án, chưa quan tâmnhiều đến chuẩn kiến thức - KN Toán Tiểu học Kiến thức Toán Tiểu học chưavững, KN giải toán còn yếu KN thiết kế các câu hỏi và các hoạt động trong DHtrên lớp còn hạn chế, khả năng lựa chọn và sử dụng PPDH chưa phù hợp cho từngbài giảng, khả năng vận dụng các thành tố cơ sở trong DH toán Tiểu học còn yếu,chưa có kĩ năng vận dụng công nghệ thông tin trong DH, kĩ năng trình bày, diễnđạt, ngữ điệu khi thực hiện giảng dạy trên lớp chưa đáp ứng yêu cầu dạy học ởtrường Tiểu học hiện nay, việc rèn luyện kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tậpchưa được chú trọng nhiều