1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho đoàn viên, thanh niên huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay

98 607 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 554 KB

Nội dung

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, để tìm ra những giải pháp khả thi, gópphần hữu hiệu vào việc nâng cao chất lượng giáo dục chủ nghĩa yêu nước chođoàn viên, thanh niên, đáp ứng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT

GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CHO ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ

TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Trang 2

NGHỆ AN - 2015

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT

GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CHO ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ

TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chính trị học

Mã số: 60 31 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS TRẦN VIẾT QUANG

Trang 4

NGHỆ AN - 2015

Trang 5

Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn độngviên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.

Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tàikhoa học này nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Tác giả rấtmong nhận được những góp ý của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp

Trân trọng cảm ơn!

Vinh, ngày tháng 10 năm 2015

Tác giả

NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

TRANG PHỤ BÌA

NGHỆ AN - 2015 2

LỜI CẢM ƠN 3

MỤC LỤC 4

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5

MỞ ĐẦU 6

NỘI DUNG 12

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CHO ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN 12

1.1 Khái quát chung về chủ nghĩa yêu nước và giáo dục chủ nghĩa yêu nước

1.2 Sự cần thiết giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho đoàn viên, thanh niên hiện nay

Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CHO ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH 41

2.1 Khái quát đặc điểm tình hình tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

2.2 Công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho đoàn viên, thanh niên huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CHO ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN HUYỆN CAN LỘC TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .66

3.1 Phương hướng giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho đoàn viên, thanh niên huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho đoàn viên, thanh niên huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Trang 7

ĐVTN Đoàn viên thanh niên

HĐND Hội đồng nhân dân

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là động lực mạnh mẽ của dân tộcViệt Nam trong đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập Trong lịch sử hàng ngànnăm của dân tộc ta, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam luôn được phát huy cao độ,lòng yêu nước đã được khắc sâu vào tâm khảm của bao thế hệ con người ViệtNam Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân ta có một lòngnồng nàn yêu nước Đó là truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi

Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi Nó kết thành một làn sóng vôcùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm

tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”

Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước

đã tạo lập cho mình một nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với nhữnggiá trị truyền thống tốt đẹp và cao quý Trước hết, đó là lòng yêu nước thươngnòi, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, là tình yêu quêhương, đất nước, yêu giếng nước sân đình, gắn bó với thiên nhiên, với cộngđồng, đoàn kết thủy chung, quý trọng nghĩa tình, cần cù, yêu lao động, hiếu học,sáng tạo, dũng cảm, kiên cường bất khuất, nhân ái, khoan dung, v.v

Trong quá trình cách mạng Việt Nam, chúng ta luôn kiên định mục, lýtưởng mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội; kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tích cực đổi mới toàndiện và hội nhập quốc tế sâu rộng Để bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vững bước đi lên theo con đường xã hội chủnghĩa, để xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh, đòi hỏi phải nâng cao tinh thần yêu nước, tăng cường giáo dục chủ nghĩayêu nước cho con người Việt Nam Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho các thế hệ

người Việt Nam, đặc biệt cho đoàn viên, thanh niên là việc làm cấp bách và có ý

nghĩa rất quan trọng

Trang 9

Thời gian qua, việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho đoàn viên, thanh

niên ở nước ta nói chung và ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nói chung có những

chuyển biến tích cực, với những nội dung thiết thực và nhiều hình thức đa dạng,phong phú, sinh động, phù hợp với từng đối tượng cụ thể Tuy nhiên, nhữngchuyển biến phức tạp của tình hình thế giới, sự công kích, chống phá của các thếlực thù địch và cùng với đó là những tác động của mặt trái cơ chế thị trường, sựsuy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đãảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu, lý tưởng, niềm tin của đoàn viên, than niên Vìvậy, cần phải tăng cường công tác giáo dục thế hệ trẻ, chú trọng và nâng caohiệu quả giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho đoàn viên, thanh niên, giúp họ thấm

nhuần mục tiêu, lý tưởng cách mạng, từ đó động viên, khích lệ, làm cho họ có ý

thức và trách nhiệm hơn nữa đối với vận mệnh của đất nước, góp phần vào sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng xây dựng quê hương Can Lộc,quê hương của mười cô gái Đồng Lộc ngày càng giàu đẹp, văn minh

Yêu nước một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam và là một đềtài có sức thu hút lớn đối với các nhà nghiên cứu Những năm qua, đã có nhiềutài liệu, công trình nghiên cứu ở dưới những góc độ khác nhau được công bố

Đó là những văn kiện của Đảng, những bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ ChíMinh, các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các nhà nghiên cứu khoa học Trên

cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, để tìm ra những giải pháp khả thi, gópphần hữu hiệu vào việc nâng cao chất lượng giáo dục chủ nghĩa yêu nước chođoàn viên, thanh niên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượngnguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; hướng tới mụctiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, thực hiện lýtưởng của Đảng “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” Các công trìnhtiêu biểu sau:

Tác phẩm: “Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội” (1959) của cố Thủ

tướng Phạm Văn Đồng, Nxb Sự thật Đây là tác phẩm đã khẳng định thời đại

Trang 10

của chúng ta là thời đại của chủ nghĩa yêu nước gặp chủ nghĩa xã hội Đi sâu

nghiên cứu về chủ nghĩa yêu nước phải kể đến tác phẩm: “Mấy vấn đề về chủ

nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” (1981) của tác giả Trần Xuân

Trường, Nxb Quân đội nhân dân Việt Nam - Hà Nội Tác phẩm đã tập trungphát họa mối quan hệ biện chứng giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủnghĩa quốc tế vô sản là không tách rời mà gắn liền với nhau, cùng sự thống nhấtgiữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong cách mạng Việt

Nam; GS.Trần Văn Giàu “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam”

(2011), Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Tác phẩm này đã cho chúng

ta cái nhìn khái quát về các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam,trong đó truyền thống yêu nước là giá trị cao nhất trong hệ giá trị tinh thần củadân tộc Việt Nam

“Chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Tiến sỹ Lương Gia Ban, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội (1999), “Giữ gìn và

phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, một nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại”

của Lương Quỳnh Khuê, Tạp chí Triết học, số 4, (1992); “Từ chủ nghĩa yêu

nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh” do Phó Giáo sư - Tiến

sỹ Nguyễn Hùng Hậu chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội (2008) Trongcác công trình nghiên này, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu phân tích, làm rõkhái niệm, những truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam, về lý tưởngcách mạng, về truyền thống yêu nước, giáo dục chủ nghĩa yêu nước và vai tròcủa việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thế hệ trẻ Việt Nam

Liên quan đến vấn đề giáo dục chủ nghĩa yêu nước đã có nhiều đề tài,

nhiều công trình nghiên cứu, tiêu biểu như: “Tài liệu giáo dục chủ nghĩa yêu

nước Việt Nam” do Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương biên soạn (2008);

“Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống cho thanh

thiếu niên tỉnh Nghệ An”, Nxb Nghệ An, PGS TS Đoàn Minh Duệ, Nxb Nghệ

An (2004); “Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại

Trang 11

học Vinh”, TS Đinh Thế Định; “Giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên hiện nay” của Phạm Đình Nghiệp (2004), Nxb Thanh Niên; “Giáo dục đạo đức cho thanh niên học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay” của

Trần Minh Đoàn, v.v

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đều có ý nghĩa quan trọng

về mặt lý luận và thực tiễn, là nguồn tư liệu rất phong phú, thiết thực để nghiêncứu vấn giáo dục đoàn viên, thanh niên Tuy nhiên, chưa có công trình nào đềcập một cách trực tiếp, chuyên sâu đến việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước chođoàn viên, thanh niên huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

Từ những lý do nêu trên và với cương vị là một cán bộ làm công tác văn

hóa, tác giả chọn vấn đề:“Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho đoàn viên, thanh

niên huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận

văn Thạc sĩ Khoa học Chính trị, chuyên ngành Chính trị học

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nhằm nâng cao chất lượng giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho đoàn

viên, thanh niên huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, góp phần đổi mới căn bản, toàn

diện giáo dục, đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TW, đào tạo nguồnnhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tếquốc tế trong giai đoạn hiện nay và xây dựng, phát triển văn hóa, con người ViệtNam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước

Nâng cao hiệu quả giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho đoàn viên, thanh niênhuyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc trong giai đoạn hiện nay

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về chủ nghĩa yêu nước và giáo dục củachủ nghĩa yêu nước cho đoàn viên, thanh niên hiện nay

- Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho đoàn

viên, thanh niên huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Trang 12

- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục

chủ nghĩa yêu nước cho đoàn viên, thanh niên huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

trong giai đoạn hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa yêu nước và giáo dục chủ nghĩayêu nước cho đoàn viên, thanh niên

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho đoàn viên, thanh niên rất

rộng, đa dạng và phong phú Song, trong giới hạn một luận văn Thạc sĩ, đề tàichỉ tập trung đi sâu nghiên cứu vấn đề giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho đốitượng là đoàn viên, thanh niên

- Luận văn khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho

đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng cácphương pháp sau đây:

- Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dụcchủ nghĩa yêu nước

- Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp như: điềutra xã hội học, phân tích, thống kê, lịch sử, lôgíc, so sánh, v.v

6 Những đóng góp của đề tài

Với những nội dung được tác giả nghiên cứu trong đề tài này có ý nghĩa vềmặt lý luận cũng như thực tiễn trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho

đoàn viên, thanh niên huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh,trong giai đoạn hiện nay.

Thông qua luận văn này có thể làm tài liệu phục vụ cho cán bộ nghiêncứu, giáo viên giảng dạy, cho các cấp ủy Đảng, Đoàn thanh niên, Mặt trận và

Trang 13

các tổ chức đoàn thể từ huyện đến cơ sở trong công tác vận động tuyên truyềngiáo dục chủ nghĩa yêu nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Từ đó gópphần nâng cao chất lượng giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho cán bộ, đảng viên vànhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

7 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luậnvăn được kết cấu gồm 3 chương, 6 tiết

Trang 14

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC

CHO ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN

1.1 Khái quát chung về chủ nghĩa yêu nước và giáo dục chủ nghĩa yêu nước

1.1.1 Khái niệm yêu nước và chủ nghĩa yêu nước

Yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất, đã được củng cố quahàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các quốc gia biệt lập Yêu nước làtrạng thái tình cảm xã hội mang tính phổ biến của nhân dân các quốc gia, củacác dân tộc trên thế giới Tình cảm yêu nước bắt nguồn từ yêu nhà, yêu quêhương xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình Cùng với sự phát triển của ý thức

xã hội, tình cảm đó được nâng lên thành tư tưởng yêu nước, chi phối hành độngcủa mỗi con người Trải qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử, gắn liền với

sự nghiệp dựng nước và giữ nước, tư tưởng yêu nước có thể phát triển thành chủnghĩa yêu nước, là cơ sở lý luận, chi phối quan niệm sống, tồn tại và phát triểncủa cả dân tộc

Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm khoa học, đúng đắn vàlogic về khái niệm “yêu nước” Theo tác giả Trần Văn Giàu thì “yêu nước đượchình thành từ hai khái niệm “yêu” và “nước” “Yêu” theo nghĩa chung nhất, làtrạng thái tình cảm của chủ thể này đối với một chủ thể khác ở mức cao và đượcgắn kết với chủ thể đó ở một khía cạnh hay mức độ nhất định “Nước” ở đây cónghĩa là đất nước, quê hương, Tổ quốc, quốc gia, non sông” [22, tr 38]

Mặt khác, khái niệm “nước” khi gắn với khái niệm “yêu” thì nó không chỉdừng lại ở khía cạnh thiên nhiên, địa lý, lãnh thổ nữa mà nó bao hàm cả conngười, cộng đồng và cả phong tục tập quán, văn hóa của các dân tộc sinh sốngtrên lãnh thổ đó “Yêu nước là một khái niệm thuộc về phạm trù đạo đức, tình

Trang 15

cảm của nhân dân ở mỗi quốc gia Tinh thần yêu nước là sự kết hợp chặt chẽgiữa lý trí với tình cảm cách mạng, tinh thần yêu nước không phải là tình cảmbình thường mà tình cảm đó đã đạt đến trình độ, giá trị cao về tư tưởng cũngnhư lý luận chính trị, nó mang tính tự giác và bền vững” [22, tr 23].

Yêu nước là trạng thái tình cảm xã hội mang tính phổ biến ở mọi dân tộc.Tùy theo những điều kiện địa lý tự nhiên, truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa,

sự phát triển kinh tế - xã hội, tâm lý dân tộc,… mà tư tưởng, tình cảm yêu nước

có những đặc điểm khác nhau, đối với mỗi dân tộc cũng khác nhau

Yêu nước Việt Nam không phải chỉ là khái niệm trừu tượng mà có nộidung rất cụ thể, vì nước là tập hợp của làng, làng là cộng đồng của dân Do đó,yêu nước là yêu làng, tình yêu đó được hình thành và phát triển trong quá trìnhlịch sử và văn hoá chung Đó là mẫu số chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam.Điều này được thể hiện sâu sắc trong các câu truyện huyền thoại Việt Nam,trong lễ hội và phong tục tập quán Việt Nam Văn hoá có vị trí quan trọng trong

sự phát triển của dân tộc Việt Nam, trong đó yêu nước là bậc thang giá trị caonhất của văn hoá Vì vậy, bảo vệ văn hoá dân tộc chủ yếu là bảo vệ bản sắc dântộc gắn với bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia Ý thức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổquốc gia cũng là một nội dung quan trọng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

Tinh thần yêu nước là nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xãhội mà nội dung là tình yêu và lòng trung thành đối với Tổ quốc, là lòng tự hào

về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc Trảiqua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử, gắn liền với sự nghiệp dựng nước vàgiữ nước, tư tưởng yêu nước có thể phát triển thành chủ nghĩa yêu nước và nócũng là cơ sở lý luận chi phối quan niệm sống, tồn tại và phát triển của cả dântộc Hay nói cách khác “yêu nước” là nguyên tắc đạo đức chính trị, một tình cảm

xã hội mà nội dung bao trùm của nó là tình yêu và lòng trung thành với Tổ quốc,

là sự tự hào về quá khứ và hiện tại về Tổ quốc, đất nước mình, là sự quyết tâm

và ý chí bảo vệ tổ quốc, bảo vệ non sông đất nước

Trang 16

Yêu nước là truyền thống văn hóa đứng đầu trong bảng giá trị văn hóatinh thần của dân tộc ta Nó ăn sâu vào máu, vào tâm tư, tình cảm, vào tiềm thứccủa mỗi con người Việt Nam Mỗi khi có giặc ngoại xâm, tinh thần yêu nướccủa dân tộc ta lại trỗi dậy thành làn sóng mạnh mẽ, nhấn chìm bè lũ cướp nước

và bán nước để bảo vệ nền độc lập dân tộc Để minh chứng về vấn đề này, mộtviên tướng quân sự của Mỹ đã từng thú nhận rằng: Mặc dù đã đẩy chiến tranhlên mức độ cao nhất, với sự hỗ trợ đắc lực của vũ khí chiến đấu hiện đại nhưngvẫn bị chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đánh bại Chúng phải thốt lên: Đây là vùngđất ma quỷ, Việt Cộng không phải là người, Việt Cộng không phải cấu tạo bằng

da bằng thịt Và đây cũng chính là nguyên nhân giúp quân và dân ta dành thắnglợi trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc

Chủ nghĩa yêu nước là nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xãhội, là một phạm trù thuộc lĩnh vực ý thức xã hội bao gồm tư tưởng và tình cảmcủa một dân tộc Nội dung chính của chủ nghĩa yêu nước là tình yêu và lòngtrung thành với Tổ quốc Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, hoàn cảnh lịch sử,

tự nhiên của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc mà quá trình phát triển từ tình cảm yêunước, tư tưởng yêu nước thành chủ nghĩa yêu nước xuất hiện có khác nhau vànội dung, đặc điểm của chúng cũng không giống nhau Đó là thể hiện mối quan

hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù của chủ nghĩa yêu nước Yêu nước làtruyền thống cực kì quý báu của dân tộc ta được hình thành trong quá trình lịch

sử lâu dài dựng nước và giữ nước, là tư tưởng, tình cảm thiêng liêng nhất trongmỗi con người Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, đã là người Việt Nam, đã là con Lạccháu Hồng thì ít hay nhiều, ai cũng có lòng yêu nước Đây là truyền thống mangtính chất nhân đạo và nhân văn cao cả Theo Hồ Chí Minh, yêu nước là truyềnthống quý báu của dân tộc ta Người viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêunước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổquốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành làn sóng vô cùng

Trang 17

mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả

lũ bán nước và lũ cướp nước” [28, tr 247] Lịch sử nghìn năm của dân tộc ViệtNam đã ghi nhận những trang oanh liệt của nhân dân đấu tranh để xây dựngnước nhà và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc mình

Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từthời cổ đại đến hiện đại Tinh thần yêu nước luôn giữ vị trí chuẩn mực cao nhấtcủa đạo lý và đứng đầu trong bậc thang giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc ViệtNam, là động lực nội sinh to lớn của cộng đồng dân tộc Việt Nam, tạo nên sứcmạnh vô địch trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và trong công cuộcxây dựng đất nước Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trở thành giá trị truyền thốngquý báu được hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử, là nguyên khí quốc gia và

là giá trị văn hóa tinh thần vô giá, là sức mạnh phi thường cho dân tộc ta vượtqua nhiều khó khăn, thử thách

Chủ nghĩa yêu nước là giá trị thiêng liêng chung của toàn dân tộc ViệtNam bao gồm người sống ở trong nước và người đang sống ở nước ngoài, là sứcmạnh tiềm tàng trong lòng dân tộc, là nguồn lực không bao giờ cạn trong suốtchiều dài lịch sử đất nước và là đặc trưng tiêu biểu của tính cách con người ViệtNam Tiềm năng tinh thần dù to lớn bao nhiêu muốn biến thành sức mạnh vậtchất đều cần phải biết thường xuyên khơi dậy, phát huy

Ngày nay, truyền thống đó đang là động lực to lớn đưa công cuộc xâydựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa đi đến bến bờ thắng lợi Trongtình hình mới, điều kiện mới, với khẩu hiệu “Tất cả vì dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng và văn minh” Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sảnViệt Nam đang phát huy bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa yêu nước để xây dựngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Như vậy, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là một phạm trù thuộc lĩnh vực tưtưởng và tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với Tổ quốc Nội dung chính củachủ nghĩa yêu nước là tình yêu và lòng trung thành với Tổ quốc Trong thời kỳ

Trang 18

hòa bình ngày nay, chủ nghĩa yêu nước cũng có sự khác biệt so với thời chiến.

Nó không còn là hình ảnh cầm súng xông pha ngoài chiến trường để tiêu diệtđịch mà lại vô cùng gần gũi và thân quen Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêunước có khi rõ ràng, dễ thấy, nhưng cũng có khi ẩn giấu kín đáo rất khó nhận ra.Yêu nước trở thành sức mạnh tiềm tàng thường trực trong lòng dân tộc, là nguồnlực không bao giờ cạn trong suốt chiều dài lịch sử đất nước và là đặc trưng tiêubiểu của tính cách con người Việt Nam Vì thế, chúng ta cần phải thường xuyênkhơi dậy, giáo dục, bồi dưỡng và phát huy chủ nghĩa yêu nước Hiện nay, nước

ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm thực hiệnthắng lợi sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh, vữngbước tiến lên chủ nghĩa xã hội Đây là sự nghiệp hết sức vẻ vang nhưng đầy khókhăn gian khổ, phức tạp và chưa có tiền lệ Để hoàn thành sự nghiệp này, mộtđộng lực quan trọng hàng đầu là phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước trong mỗicon người Việt Nam, trong đó tầng lớp thanh niên là người chủ tương lai của đấtnước để thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới do Đảng đề ra

1.1.2 Cơ sở hình thành, phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

Lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng không có cái gì ra đời từ mảnh đấttrông không, mà phải dựa trên những cơ sở nhất định Chủ nghĩa yêu nước ViệtNam được hình thành và phát triển trên nguyên lý đó

Thứ nhất: đó là sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, với quê hương

xứ sở và cộng đồng.

Lòng yêu nước thường bắt đầu từ tình yêu quê hương xứ sở, nơi sinh ra

và lớn lên của mỗi người, từ sự gắn bó giữa những thành viên của gia đình, cộngđồng, làng xã rồi đến quốc gia, dân tộc Đây là cơ sở chung hình thành chủnghĩa yêu nước Tuy nhiên, cơ sở này không hoàn toàn giống nhau đối với cácquốc gia, các dân tộc do điều kiện tự nhiên, xã hội và lịch sử cụ thể khác nhauquy định Đất nước Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á, với

bờ biển kéo dài, nằm trên các tuyến giao thông đường biển huyết mạch, khí hậu

Trang 19

và tài nguyên thiên nhiên ưu đãi: khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao và môitrường sinh thái phong phú rất thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp.Song, bên cạnh những điều kiện tự nhiên thuận lợi ấy thì cũng có những khókhăn nhất định, thậm chí còn khắc nghiệt, như: bão tố, hạn hán, lũ lụt, dịchbệnh đầy thử thách đối với con người Vì vậy, trong quá trình tổ tiên ta trụ lạikhai phá mảnh đất này, đã phải đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên Điều đó làmcho sự cố kết cộng đồng, sự gắn bó giữa các thành viên lại với nhau trở thànhyêu cầu tự nguyện, tất yếu để tồn tại và phát triển Tất cả những thành tựu trongquá trình xây dựng quê hương xứ sở đều thấm đượm mồ hôi, nước mắt vàxương máu của bao thế hệ cha ông Từ đó, mọi người dân Việt Nam đều nặngtình, nặng nghĩa với quê hương, xứ sở Đó là một cơ sở bền chắc cho tình yêuquê hương đất nước.

Bên cạnh đó, nền kinh tế của Việt Nam chủ yếu là nền kinh tế nôngnghiệp trồng lúa nước, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên Điều đó tự nótạo nên sự gắn bó rất chặt chẽ giữa con người với nhau, cùng nhau chung taygóp sức khai thác thiên nhiên, làm công trình thủy lợi để dẫn thủy nhập điền,đắp đê phòng lũ lụt, xây dựng xóm làng đất nước Từ những đặc điểm đó đã tạonên sự cố kết của cộng đồng người Việt từ rất sớm Tình yêu bắt nguồn mộtcách tự nhiên, giản dị từ tình yêu làng xóm, quê hương Từ những xúc cảm vớicây đa, bến nước, sân đình, với lũy tre làng, với những mái nhà đơn sơ, vớinhững con đường thân thuộc, đó chính là tình yêu Tổ quốc, tình yêu đối với nonsông, đất nước

Thứ hai: Quá trình lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Đất nước ta có vị trí địa lí rất quan trọng, do đó lịch sử nước ta là lịch sửcủa dựng nước luôn luôn gắn liền với giữ nước Chống giặc ngoại xâm là đặcđiểm của nhiều dân tộc trên thế giới để tồn tại và phát triển Mỗi nước có mộtkiểu đấu tranh chống giặc ngoại xâm khác nhau, riêng đối với nước ta việcchống giặc ngoại xâm có những đặc điểm sau đây:

Trang 20

- Hiếm có một dân tộc nào như dân tộc ta phải chống ngoại xâm nhiềulần Kể từ kháng chiến chống Tần thế kỷ III trước Công nguyên đến cuộc khángchiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, trong hơn 22 thế kỷ ấy thì có hơn 12 thế kỷdân tộc ta phải tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ách đô

hộ của nước ngoài Độ dài thời gian, tần số xuất hiện, số lượng các cuộc khángchiến và khởi nghĩa, chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam lớn hơn nhiều sovới các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới

- Trong các cuộc chống giặc ngoại xâm, dân tộc ta phải đương đầu vớinhững kẻ thù mạnh hơn ta rất nhiều Đó là các cuộc đấu tranh lịch sử giữa dântộc ta với nhiều đế chế phong kiến hùng mạnh bậc nhất ở phương Đông thời cổ -trung đại và với các cường quốc tư bản chủ nghĩa thời cận - hiện đại Các cuộcchiến đấu rất không cân sức đó đã diễn ra hết sức ác liệt nhưng cuối cùng dântộc ta đều giành được thắng lợi Như vậy, có thể nói rằng sự sống còn và conđường chiến thắng kẻ thù của dân tộc ta là do biết huy động sức mạnh đại đoànkết của toàn dân tộc

- Việc bảo vệ đất nước và bảo vệ giống nòi, bảo vệ bản sắc dân tộc cóquan hệ gắn bó rất mật thiết với nhau, hỗ trợ tác động qua lại lẫn nhau cùng pháttriển Qua hàng ngàn năm đô hộ nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc

đã ra sức thực hiện ý đồ thâm độc đồng hóa dân tộc ta, hàng trăm năm nô dịchnhân dân ta, bọn thực dân, đế quốc phương Tây đã ráo riết thực hiện chính sáchchia rẽ dân tộc ta, đồng hóa văn hóa với chiêu bài “khai hóa văn minh” Song,tất cả các âm mưu, thủ đoạn đó của chúng đều thất bại hoàn toàn

Từ những đặc điểm trên đây đã tác động rất sâu sắc đến toàn bộ tiến trìnhlịch sử của dân tộc Việt Nam, ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn hóa Việt Nam vàcác sản phẩm tinh thần của dân tộc Nó rèn giũa, hun đúc chủ nghĩa yêu nướccủa dân tộc, truyền thống đoàn kết, ý chí thống nhất đấu tranh, thống nhất dântộc; tạo nên khí phách anh hùng, quật cường của dân tộc Việt Nam, sẵn sàngchịu đựng mọi hy sinh gian khổ bảo vệ nền độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và

Trang 21

chủ quyền quốc gia, dân tộc Đó là cơ sở vững chắc, là nội dung quan trọng củachủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

Ba là: Nền văn hoá thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Nét tiêu biểu, đặc sắc của nền văn hoá dân tộc Việt Nam là sự phong phú,

đa dạng và thống nhất cao Đặc điểm này được thể hiện trong quá trình hìnhthành và phát triển của nền văn hoá Việt Nam:

Văn hóa Việt Nam là sự hòa nhập của ba trung tâm văn hóa trong thời kỳ

cổ đại: Đó là văn hóa Đông Sơn với nhà nước Văn Lang Âu Lạc ở miền Bắc;văn hóa Sa Huỳnh với Vương quốc Chăm Pa ở miền Trung và văn hóa Óc Eovới Vương quốc Phù Nam ở Nam Bộ Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, cácnền văn hóa đó đã nhập vào dòng chảy chung của văn hóa Việt Nam Trong đóvăn hoá Đông Sơn giữ vai trò chủ yếu qua các thời: Đại Cồ Việt, Đại Việt, ĐạiNam tới Việt Nam ngày nay Đó là tính đa dạng và thống nhất của lịch sử vănhoá Việt Nam Hiện nay, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, có 54 dân tộcanh em cùng sinh sống, làm ăn trên lãnh thổ Trong đó, dân tộc Kinh (Việt)chiếm khoảng 87% dân số, sống tập trung ở đồng bằng, đô thị và rải rác ở miềnnúi, trung du Các dân tộc thiểu số còn lại chiếm khoảng 13%, chủ yếu sống ởmiền núi, trung du Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng tạo nên bức tranh đầymàu sắc, đa dạng và phong phú của nền văn hóa Việt Nam

Mặt khác, tuy có nhiều dân tộc sinh sống nhưng có một tộc người đa số(người Kinh) tạo thành một trung tâm phát triển của lịch sử - văn hóa Đồngthời, các tộc người đó lại sống gắn bó với nhau trong một quốc gia thống nhấtlâu đời dưới sự quản lý của Nhà nước Trung ương thống nhất Trong quá trìnhdựng nước và giữ nước càng gắn bó các tộc người lại trong một vận mệnhchung, cả cộng đồng có một cơ sở chung, một nền văn hoá thống nhất trong tính

đa dạng, một ý thức chung về vận mệnh cộng đồng dân tộc Việt Nam Quá trìnhdựng nước và giữ nước càng làm gắn bó các tộc người lại trong một vận mệnh

Trang 22

chung, cả cộng đồng có một nền văn hóa thống nhất trong tính đa dạng, một ýthức chung về vận mệnh cộng đồng và về một tổ tiên chung là vua Hùng.

Như vậy, sự hình thành mang tính đa dạng và phong phú nhưng thốngnhất cao của nền văn hóa gắn liền với sự thống nhất của cộng đồng trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Chủ nghĩa yêu nước, ý thức cộng đồng trênnền tảng gắn kết từng thành viên với gia đình; gia đình - làng, xã - dân tộc, Tổquốc, là một bộ phận tạo thành nền văn hóa Việt Nam, vừa kết tinh những giá trịtiêu biểu, vừa chi phối sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam

Bốn là: Quá trình hình thành và thống nhất sớm của quốc gia, dân tộc Việt Nam.

Quá trình hình thành và thống nhất sớm của quốc gia dân tộc Việt Namcũng là một cơ sở của chủ nghĩa yêu nước Sự phát triển của xã hội loài ngườidiễn ra qua các hình thái kinh tế xã hội kế tiếp nhau Từ hình thái kinh tế xã hộiCộng sản nguyên thủy -> Chiếm hữu nô lệ -> Phong kiến -> Tư bản chủ nghĩa

và cuối cùng là Chủ nghĩa Cộng sản mà giai đoạn đầu là Chủ nghĩa xã hội Hìnhthái kinh tế xã hội sau bao giờ cũng kế thừa các giá trị của hình thái kinh tế xãhội trước Trong quy luật vận động chung đó, do những điều kiện, đặc điểmriêng của mình mà mỗi quốc gia có thể phát triển, bỏ qua hình thái kinh tế xã hộinày hay hình thái kinh tế xã hội khác Những điều kiện, đặc điểm riêng đó củamỗi nước trong các nấc thang phát triển đều có ảnh hưởng sâu sắc đến sự pháttriển văn hóa, trong đó có chủ nghĩa yêu nước

Quá trình hình thành và thống nhất dân tộc Việt Nam có những đặc điểmsau đây:

Việt Nam không trải qua chế độ Chiếm hữu nô lệ, chế độ Phong kiếncũng mang những đặc điểm của phương Đông của Việt Nam, khác xa với chế độphong kiến phương Tây Ở nước ta không có thời kì tồn tại của chế độ lãnh địavới quan hệ lãnh chúa và nông nô, không trải qua thời kì phân quyền cát cứ lâudài Nhà nước tập quyền ra đời sớm và phát triển mạnh, chi phối toàn bộ sự pháttriển của xã hội

Trang 23

Quá trình thống nhất quốc gia và hình thành dân tộc sớm ở Việt Namcũng tác động sâu sắc đến sự phát triển của chủ nghĩa yêu nước, ý thức cộngđồng, tạo nên tinh thần đoàn kết, sự cố kết cộng đồng Đây là cơ sở quan trọngcủa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

Cùng với quá trình thống nhất quốc gia là quá trình hình thành và thốngnhất dân tộc, tức là quá trình các cộng đồng dân cư gắn bó với nhau trên một cơ

sở của tư tưởng, tình cảm chung trong một nền văn hóa chung

Trong quá trình hình thành dân tộc Việt Nam, sự cố kết cộng đồng dân tộcđược xây dựng và phát triển trên nền tảng của các hình thái kinh tế xã hội vớiđặc điểm riêng nói trên và trên cơ sở kết cấu xã hội cụ thể của Việt Nam mà nềntảng dựa trên cơ sở chính là trục Nhà (gia đình) - Làng (công xã nông thôn) -Nước (quốc gia dân tộc) Đây là quan niệm tổng quát, toàn diện về đất nước, dântộc và quốc gia, nó bao quát những yếu tố cơ bản về lịch sử văn hóa lãnh thổ vàthể chế văn hóa nhà nước Sự tự nhận thức này đạt tới trình độ khá toàn diện vềquốc gia dân tộc và là cơ sở hình thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

1.1.3 Nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

1.1.3.1 Dân tộc Việt Nam đoàn kết, cần cù, dũng cảm, hiếu học, yêu lao động

Truyền thống đoàn kết, cần cù, dũng cảm, hiếu học, yêu lao động là mộttrong những nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước Nó được hình thành vàphát triển trong điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên và xã hội không ít những khókhăn, khắc nghiệt ngay từ những buổi đầu dựng nước và giữ nước

Việt Nam, về mặt tự nhiên, là quốc gia có nhiều thiên tai, đặc biệt là bãolụt và hạn hán, áp thấp nhiệt đới và gió mùa đông bắc, gây không ít khó khăncho sản xuất nông nghiệp Bên cạnh đó, về mặt xã hội, nước ta liên tục phải đấutranh chống giặc ngoại xâm Nhưng trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc,người dân Việt Nam vẫn kiên trì bám đất, bám làng, vừa sản xuất vừa đánh giặc

để tồn tại và bảo vệ đất nước Sống trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ như vậy,

Trang 24

nhưng nhờ có đức tính cần cù, đoàn kết, dũng cảm mà nhân dân ta đã vượt quamọi gian lao khó khăn thử thách ấy để phát triển, từng bước tự khẳng định mìnhtrên con đường phát triển của dân tộc.

- Đoàn kết: Lịch sử Việt Nam cho chúng ta thấy rằng lòng yêu nước và sựđoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi Nhờsức mạnh ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng các thế lực phong kiến phương Bắcxâm lược và giữ vững quyền tự do, dân chủ Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta đãgiành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống đế quốc, thực dân và ngày nayđang thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng Nếu không giác ngộ, tổ chứcquần chúng lại thì không có sức mạnh Bài học lớn rút ra từ việc đoàn kết nhưmột chân lý của thời đại Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Một dân tộc dù nhỏ yếu,nhưng đoàn kết chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và Đảng của

nó, đi đúng đường lối của Chủ nghĩa Mác - Lênin, thì nhất định đánh thắng được

đế quốc xâm lược” [26, tr 208] Vì đoàn kết đưa cách mạng đến thành công, nênBác Hồ đã nêu ra một nguyên lý nổi tiếng:

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”.Đại đoàn kết dân tộc trở thành một động lực chủ yếu để xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc

- Cần cù, yêu lao động: Để có bát cơm thơm ngon, người nông dân củachúng ta đã phải “một nắng hai sương”, quanh năm suốt tháng’ bán mặt cho đấtbán lưng cho trời’ Hình ảnh người nông dân trong những câu ca dao, tục ngữViệt Nam còn đó: “Trên đồng cạn dưới đồng sâu; chồng cày, vợ cấy, con trâu đibừa” Ông cha ta thường dạy con cháu phải biết quý trọng thành quả lao động củacon người: “Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Đức tính cần cù, chịu khó, chịu khổ trong lao động cũng như trong cuộcsống thường ngày Đối với mỗi người, lao động là điều phải làm, vì có lao độngmới có lúa, ngô, khoai và tất cả mọi thứ cần thiết cho cuộc sống Không thể ở

Trang 25

không bởi “nhàn cư vi bất thiện” Vì thế, người xưa nhắc nhở “Có làm thì mới

có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho” hoặc “Thế gian chuộng của, chuộngcông, nào ai có chuộng người không bao giờ”

Đức tính cần cù được đúc kết bằng câu tục ngữ ngắn gọn, trải mấy ngànnăm vẫn còn giá trị với thời gian “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” Bốnyếu tố này luôn đi liền với nhau thì mùa màng sẽ bội thu, no ấm… “Ai ơi chớ bỏruộng hoang, bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu”

Ngày nay, cần cù sáng tạo được biểu hiện càng rõ nét trong lao động sảnxuất, trong khoa học - kỹ thuật, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Các phongtrào thi đua rộng rãi và thường xuyên trên mọi lĩnh vực: ở biên cương, nơi đồngruộng, trong nhà máy xí nghiệp, trong nhà trường Tại Đại hội Thi đua yêunước lần thứ VIII và tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”lần thứ IV do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức, Phó Chủ tịch nướcNguyễn Thị Doan đã phát biểu toàn thể nhân dân hăng hái thi đua lao động cần

cù, sáng tạo và tiết kiệm, tích cực ủng hộ và tham gia vào việc sắp xếp lại doanhnghiệp Nhà nước, tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp, cải cách thủ tục hànhchính, khai thác cao nội lực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, có nhiều môhình, điển hình làm ăn giỏi, nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh để chiếm lĩnh thịtrường trong nước và xuất khẩu

Đặc biệt trong quá trình đổi mới đất nước, với mục tiêu “dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”, hơn bao giờ hết truyền thống cần cù,sáng tạo càng được phát huy cao độ

- Dũng cảm: Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cầnthiết và đáng quý trọng ở mỗi con người Dù ở nơi đâu, khi làm bất cứ một việc

gì, con người đều cần lòng dũng cảm Trong những cuộc kháng chiến chống kẻthù xâm lược “Trăm năm đô hộ giặc Tây, ngàn năm đô họ giặc Tàu”, lúc nàochúng ta cũng có rất nhiều những tấm gương dũng cảm, vì nước quên thân, luônsẵn sàng đối mặt với kẻ thù, với khó khăn gian khổ, thậm chí cả hy sinh mất

Trang 26

mát Lòng dũng cảm là một trong những phẩm chất vô cùng quan trọng của conngười Bởi trong cuộc đời mình, chúng ta luôn phải đối diện với khó khăn, thửthách Lòng dũng cảm là nghị lực, là sức mạnh, là ý chí kiên cường để conngười có thể vượt lên mọi gian nan thử thách, để có được sức mạnh chế ngựthiên nhiên, chiến thắng kẻ thù và nhiều khi là để chiến thắng chính bản thânmình Những tấm gương chiến sỹ cách mạng ung dung, bình thản, không hề run

sợ trước mũi súng quân thù, đó là dũng cảm Chị Võ Thị Sáu vẫn ung dung mỉmcười, chị vẫn hái những đóa hoa tươi cài lên mái tóc cho dù đang bị kẻ thù ápgiải ra bãi bắn Hay Lượm chú bé thoăn thoắt bước đi dưới làn đạn quân thù đểđưa cho được bức thư đề “thượng khẩn” Chị Trần Thị Lý không hề run sợ vàkhông chịu khuất phục trước những đòn tra tấn dã man của giặc Hay tấm gương

về cậu bé Lê Văn Tám dũng cảm rang lạc bán cho kẻ thù nhậu say để rồi châmlửa đốt kho xăng của chúng… Trước những khó khăn, hiểm nguy, con ngườivẫn quyết tâm làm việc, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ mà mình đượcgiao, đó là dũng cảm

Trong cuộc sống hoà bình, chúng ta vẫn hàng ngày, hàng giờ chứng kiếnnhững hành động dũng cảm Dũng cảm vạch trần những việc làm sai trái củangười khác dù đó là những kẻ có chức có quyền; những chiến sĩ công an dũngcảm bắt tội phạm để giữ cho nhân dân có cuộc sống thanh bình; một bạn họcsinh sẵn sàng lao xuống dòng nước chảy xiết đề cứu bạn… Những con ngườidũng cảm ấy đã góp phần làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn

Chiến thắng được người khác đã rất khó khăn, nhưng chiến thắng đượcchính bản thân mình còn khó khăn hơn nhiều Dũng cảm để nhìn ra và nhậnnhững sai lầm, khuyết điểm của mình; dũng cảm để chiến thắng những ham muốn

cá nhân, những tham vọng và những nhu cầu vô tận của mình Không đủ nghị lực

để vượt qua khó khăn, đã bao người rơi vào cạm bẫy của những cám dỗ, để rồi trởnên nghiện ngập, trộm cắp… Không đủ dũng cảm để nhìn thẳng vào sự thật, để

Trang 27

sửa chữa những sai lầm khuyết điểm mà bao người ngày càng dấn sâu vào conđường tội lỗi, để rồi khi có đủ dũng khí nhìn lại thì đã quá muộn.

Chúng ta đã nghe nói rất nhiều đến lòng dũng cảm Đó là một phẩm chấtcủa những người anh hùng, làm nên những tấm gương anh dũng, song đó cũng

là phẩm chất không thể thiếu trong mỗi con người

Cuộc sống ngày càng khó khăn, để tồn tại con người phải đối diện với baonhiêu thử thách, gian lao Nếu không có đủ nghị lực và nếu không có lòng dũngcảm, chúng ta sẽ rất khó có được sự thành công trong cuộc sống Dũng cảm làmột phẩm chất mà chúng ta có thể bồi dưỡng thông qua rèn luyện

- Hiếu học: Việt Nam là một đất nước ngàn năm văn hiến Dân tộc ViệtNam vốn có truyền thống hiếu học lâu đời Người Việt Nam lấy sự học làm điềucăn bản để thực hiện đạo lý làm người, “nhân bất học bất tri lý” Do đó, trongsuốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, qua mọi giai đoạn thăng trầm củalịch sử, giáo dục luôn là một lĩnh vực được coi trọng và đề cao

Từ ngày có Đảng, nhất là từ sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945thành công, việc học tập là nhu cầu của cuộc sống đã được thể hiện một cáchnhất quán trong đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước Ngay từ ngày đầumới giành được độc lập, khi vận mệnh nước nhà đang như ngàn cân treo sợi tóc,Đảng và Bác Hồ đã chủ trương cùng một lúc chống giặc đói, chống giặc dốt vàchống giặc ngoại xâm, xem chống giặc dốt cũng quan trọng, cấp bách nhưchống giặc đói để dân được ấm no và chống giặc ngoại xâm để bảo vệ nền độclập nước nhà Trong suốt cuộc đời hy sinh cho đất nước, cho dân tộc, Bác Hồchỉ có một ham muốn: “Ham muốn tột bậc là nước nhà được hoàn toàn độc lập,nhân dân được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũngđược học hành” Như vậy, Bác xem sự học là nhu cầu thiết yếu như cơm ăn, áomặc hàng ngày Bác còn cảnh báo: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”

Hiện nay học tập đã bắt gặp xu thế của thời đại khi trên thế giới, giáo dục vàđào tạo đã trở thành yếu tố quyết định tương lai của mỗi dân tộc, sự phát triển của

Trang 28

mỗi quốc gia, trong bối cảnh toàn cầu hoá phát triển rộng khắp, cách mạng khoahọc công nghệ đạt những bước tiến kỳ diệu, cách mạng thông tin bùng nổ mạnh

mẽ, tri thức của nhân loại tăng trưởng không ngừng Đảng ta cũng khẳng định giáodục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu Trong vòngmấy chục năm gần đây, tri thức nhân loại tích luỹ được đã bằng tổng số tri thức cóđược trong hai thiên niên kỷ trước đó Người ta dự báo đến năm 2020, tri thức nhânloại sẽ tăng gấp 4 lần so với tri thức đã có năm 2000 Công nghệ phát triển với tốc

độ ngày càng nhanh, vòng đời của công nghệ ngày càng được rút ngắn Tri thức đãtrở thành tài nguyên quan trọng nhất và sự tụt hậu về tri thức trở thành nguyên nhânchủ yếu tạo ra sự cách biệt thành công giữa người này với người khác, khoảng cáchphát triển giữa vùng, các quốc gia, dân tộc với nhau

Thời đại ngày nay đòi hỏi con người phát triển kiến thức về nhiều mặt, do

đó giáo dục có nhiệm vụ chuẩn bị cho người học kiến thức toàn diện Tuy nhiên,kiến thức nhận được ở các trường phổ thông và đại học sẽ nhanh chóng lạc hậunếu không được bổ sung bằng những kiến thức mới phù hợp với sự phát triển vàđáp ứng yêu cầu của từng lĩnh vực, từng môi trường, từng hoàn cảnh

Trong bối cảnh quốc tế đó, khi làn sóng kinh tế tri thức đang dâng trào,chúng ta không thể thực hiện công nghiệp hoá đất nước theo mô hình cũ của cácnước đi trước, mà phải gắn công nghiệp hoá với hiện đại hoá Nói một cáchkhác, chúng ta phải chuyển nền kinh tế chủ yếu còn là kinh tế nông nghiệp cùngmột lúc vừa sang nền kinh tế công nghiệp vừa sang nền kinh tế tri thức trên một

số lĩnh vực nhất định

1.1.3.2 Yêu quê hương xứ sở, gắn bó trong cộng đồng dân tộc

Chủ nghĩa yêu nước xuất phát từ tình yêu quê hương, xứ sở trước hết làxóm, làng, là cộng đồng, làng xã, Nền văn minh nông nghiệp lúa nước đã tạonên sự gắn kết các thành viên của cộng đồng làng xã với nhau Yêu quê hương,

xứ sở là tình cảm gắn liền với thiên nhiên và con người ở quê hương, gắn vớicộng đồng

Trang 29

Người Việt Nam không chỉ yêu quê hương, yêu cảnh vật thân thuộc nơi

mà họ sinh ra và lớn lên mà họ còn ý thức được về truyền thống của mình Họbiết giữ gìn những gì tinh túy nhất của văn hóa, của lề thói cộng đồng mình Vìvậy, dù trải qua hàng nghìn năm xâm lược các thế lực ngoại xâm với nhữngchính sách đồng hóa thâm độc, nhưng nhờ có tinh thần yêu nước, yêu văn hóa,nhân dân đã đứng dậy đấu tranh bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc Đồng thời, còntiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho văn hóa dân tộc, tạonên nền văn hóa Việt Nam tiến tiến nhưng đậm đà bản sắc dân tộc Đó cũngchính là biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước

Tình yêu quê hương xứ sở của người Việt Nam còn được mở rộng trên cơ

sở từ làng đến nước, giữ làng là để giữ nước, có làng có nước Vì vậy trong quanniệm cổ truyền, dân tộc ta có quan niệm rất rõ, nói về Tổ quốc chính là nói vềquốc gia của mình, mà đất nước gắn liền với gia đình, quê hương và làng xóm.Việc nước, việc làng, việc nhà, trong xóm ngoài làng, trong làng ngoài nước.Tình cảm đó là chất keo gắn chặt các thế hệ người Việt Nam trong một cộngđồng gia đình - làng, xã - Tổ quốc, thấm đậm tư tưởng, tình cảm thương nước,thương nhà, thương người, thương mình Mỗi người dân Việt Nam, đều đặt lợiích của Tổ quốc lên trên hết, khi có giặc ngoại xâm, sẵn sàng hy sinh thân mình,lúc hòa bình biết chăm lo xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước Lòng yêunước của dân tộc ta đã trở thành chủ nghĩa yêu nước GS.Trần Văn Giàu viết:

“Chủ nghĩa yêu nước là sản phẩm của bản thân lịch sử Việt Nam được bắt đầu

từ tình cảm tự nhiên của mỗi người đối với quê hương mình tiến lên thành lýtưởng và hệ thống tư tưởng làm chủ của nhận thức đúng sai, tốt xấu, nên chăng

và chỉ đạo rất nhiều phương lược xây dựng và bảo vệ nước nhà” [23, tr 7]

1.1.3.3 Có trách nhiệm, nghĩa vụ với đất nước trong mọi hoàn cảnh

Đảng ta luôn xác định xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng là tráchnhiệm của toàn Đảng, toàn dân ta, đặc biệt là thanh niên Để làm được điều này,

Trang 30

đòi hỏi đoàn viên, thanh niên phải có sự nhận thức đúng đắn vai trò và tráchnhiệm của mình đối với đất nước Tuổi trẻ phải thực sự giác ngộ Chủ nghĩa Mác

- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước,tuyệt đối trung thành với Đảng và nhân dân Lòng trung thành của sinh viên,phải được phát huy và nâng cao thành đức hy sinh, sẵn sàng xả thân vì tự do của

Tổ quốc Vì thế, xây dựng đức hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

xã hội chủ nghĩa, thanh niên phải có lý tưởng sống rõ ràng, có tinh thần và tráchnhiệm cao, nhạy cảm và chủ động hơn trong mọi tình huống

Ngày nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển, sựxung kích, hy sinh cống hiến của đoàn viên, thanh niên không chỉ bằng xương,bằng máu, không phải là sự xung trận mà còn biểu hiện ở tinh thần ham học hỏi,

ý thức phấn đấu vươn lên làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại Chấp nhận mộtcách tự nguyện sự thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần, đến với những khó khăn

để cống hiến sức trẻ, trí tuệ của mình cho đất nước

Xã hội luôn vận động và phát triển, đòi hỏi thanh niên phải là người cótinh thần xung kích, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trongmọi lĩnh vực, nhất là trong học tập cũng như trong lao động sản xuất Vai tròxung kích của đoàn viên, thanh niên được thể hiện trong việc học tập nâng caotrình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức, lối sống, rèn luyện bản lĩnh chính trị,bồi dưỡng ước mơ, lý tưởng cao đẹp Sinh viên cần xung kích vào phong trào thiđua học tốt, hăng say học tập nghiên cứu

Bên cạnh đó, vai trò xung kích của thanh niên trong giai đoạn hiện naycòn được thể hiện trong việc rèn luyện thông qua các phong trào đoàn và côngtác thanh niên, là lực lượng xung kích chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương,chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước

1.1.3.4 Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại

Nhân cách Hồ Chí Minh là nhân cách của một vĩ nhân không chỉ ở tầm dântộc, mà ở tầm thời đại, tầm nhân loại Chính vì thế, Người đã được thế giới tônvinh là danh nhân văn hóa Trong thế giới biến động như hiện nay thì nhân cách

Trang 31

trong sáng, thanh tao của Hồ Chí Minh lại càng nổi cao vời vợi Chủ tịch Hồ ChíMinh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cuộcđời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta Người đã để lại tài sản vôgiá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinhnhững giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại Học tập và làmtheo tấm gương đạo đức của Bác là niềm vinh dự và tự hào đối với toàn thể dântộc Việt Nam Đối với đoàn viên, thanh niên học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, qua đó để giáodục, rèn luyện mình trở thành người chủ tương lai của đất nước.

Đoàn viên, thanh niên phải nâng cao chí khí cách mạng “trung với nước,hiếu với dân”; không sợ gian khổ, hi sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất vàanh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu trong sự nghiệp cách mạng Là sinh viêntrong thời đại ngày nay phải giữ vững lập trường quan điểm của bản thân mình

để góp phần bảo vệ nước nhà Phải tin tưởng sâu sắc ở lực lượng và trí tuệ củatập thể, của nhân dân; tăng cường đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao ý thức

tổ chức và kỷ luật; kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do

Luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn và giản dị; chống kiêu căng,

tự mãn; chống lãng phí, xa hoa; thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh

để giúp nhau cùng tiến bộ.Phải ra sức nâng cao trình độ lý luận chính trị, vănhoá, khoa học, kĩ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều hơn cho Tổquốc, cho nhân dân

“Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là chuẩn mực đạo đức truyềnthống trong quan hệ “đối với mình” được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, vậndụng và phát triển phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, trở thànhchuẩn mực cơ bản của đạo đức cách mạng Người là một tấm gương mẫu mực

về “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”

Tích cực lao động, học tập với tinh thần lao động sáng tạo, có năng suất,

chất lượng, hiệu quả cao; biết quý trọng công sức lao động và tài sản của tập thể,của nhân dân; không xa hoa, lãng phí, không phô trương, hình thức; biết sử dụng

Trang 32

lao động, vật tư, tiền vốn của Nhà nước, của tập thể, của chính mình một cách

có hiệu quả

Học tập và làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cầnnâng cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, kiên quyết đấu tranh chống

tâm lý tự ti, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi; phê phán các biểu hiện vong bản, vọng

ngoại, ảo tưởng trước chủ nghĩa tư bản

Sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càngcao đối với sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của conngười Việt Nam, đồng thời tạo ra những thuận lợi và những thử thách mới đốivới mỗi chúng ta trong lĩnh vực đạo đức Hơn lúc nào hết, hiện nay toàn Đảng,toàn dân ta phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức, tiếp tục xây dựng, hoànthiện những chuẩn mực đạo đức đúng đắn, tiến bộ; đẩy mạnh giáo dục, rènluyện và tăng cường quản lý đạo đức trong Đảng và trong nhân dân Kế thừatruyền thống đạo đức tốt đẹp của ông cha, học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh là một trong những biện pháp quan trọng để khắc phục sự suythoái về đạo đức, lối sống trong giới trẻ nói chung và trong sinh viên nói riêng,làm lành mạnh nền đạo đức xã hội, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, xãhội, tạo động lực cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững Vấn đề cơ bảnnhất khi thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh làmỗi người chúng ta phải nhận thức đầy đủ vị trí của vấn đề đạo đức, thườngxuyên tự giác, nỗ lực học tập, rèn luyện, tu dưỡng theo gương Bác Hồ vĩ đại.Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, chúng ta còn có thể họctập qua chính những tấm gương thầy cô, bè bạn xung quanh để giúp chúng tahoàn thiện bản thân mình hơn

1.1.4 Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

“Giáo dục” tiếng Anh - “Education” - vốn có gốc từ tiếng La tinh

“Educare” có nghĩa là “làm bộc lộ ra” Có thể hiểu “giáo dục là quá trình, cáchthức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được giáo dục”

Trang 33

Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơigợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của ngườidạy và người học theo hướng tích cực, nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cáchngười học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, đáp ứng các nhu cầu tồntại và phát triển của con người trong xã hội.

Hay nói cách khác quá trình giáo dục là quá trình mà dưới sự tổ chức, chỉđạo có mục đích các loại hình hoạt động phong phú, các mối quan hệ nhiều mặtcủa người được giáo dục đối với người khác, với thế giới xung quanh, các dạnggiao lưu đa dạng giữa họ với nhau và giữa họ đối với những người lớn tuổi khác,nhằm hình thành cho người được giáo dục quan điểm, niềm tin, định hướng giátrị, lý tưởng, động cơ, thái độ, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen ứng xử đúng đắn trongcác quan hệ đạo đức, chính trị, pháp luật, thẩm mỹ, lao động, vệ sinh… thuộccác lĩnh vực đời sống xã hội

Giáo dục bao gồm việc dạy và học, và đôi khi nó cũng mang ý nghĩa như

là quá trình truyền thụ, phổ biến tri thức, truyền thụ sự suy luận đúng đắn,truyền thụ sự hiểu biết Giáo dục là nền tảng cho việc truyền thụ, phổ biến vănhóa từ thế hệ này đến thế hệ khác Giáo dục là phương tiện để đánh thức vànhận ra khả năng, năng lực tiềm ẩn của chính mỗi cá nhân, đánh thức trí tuệ củamỗi người Dạy học là một hình thức giáo dục đặc biệt quan trọng và cần thiếtcho sự phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách học sinh Quá trình dạy học nóiriêng và quá trình giáo dục nói chung luôn gồm các thành tố có liên hệ mangtính hệ thống với nhau: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương phápgiáo dục, phương tiện giáo dục, hình thức tổ chức và chỉ tiêu đánh giá

Như vậy, quá trình giáo dục là quá trình tác động của rất nhiều nhân tố,bao gồm cả nhân tố khách quan và chủ quan, bên ngoài và bên trong… Đó làảnh hưởng của các sự kiện kinh tế - chính trị, pháp chế - hành chính, tư tưởng -văn hoá, tâm lý - tập quán… của xã hội; các ảnh hưởng của hoạt động giáo dụccủa nhà trường, gia đình, các đoàn thể… từng ngày, từng giờ tác động đến sựhình thành và phát triển nhân cách học sinh, của người học

Trang 34

Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho đoàn viên, thanh niên trongthời kỳ mới chính là nhằm khơi dậy và phát huy tinh thần và nghị lực, trí tuệ vàtài năng của thế hệ trẻ để tập trung phát triển kinh tế, xây dựng đất nước ngàycàng giàu mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc thân yêu và thành quả cách mạng,gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, giữ vững định hướng chủ nghĩa xã hội,bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao uy tín và vị thế của ViệtNam trên trường quốc tế.

Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho đoàn viên, thanh niên trongthời kỳ mới là giáo dục cho họ dù ở hoàn cảnh nào cũng phải nỗ lực hoànthành tốt nhiệm vụ của mình, thực hiện tốt nghĩa vụ và trách nhiệm công dân,phấn đấu góp phần đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, từng bước vươnlên theo kịp các nước trong khu vực và thế giới; làm cho đoàn viên, thanh niênthể hiện lòng yêu nước của mình bằng hành động dũng cảm, sáng tạo, xungkích trong phát triển kinh tế; năng động, nhạy bén “đi tắt đón đầu” trongnghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ Bên cạnh đó, sinh viênphải không ngừng nâng cao lòng tự hào dân tộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản Việt Nam và tương lai tươi sáng của đất nước, tiền đồ của dântộc; trung thành với mục tiêu lý tưởng là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn; tự giác chấp hànhnghiêm chỉnh mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luậtNhà nước

1.2 Sự cần thiết giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho đoàn viên, thanh niên hiện nay

1.2.1 Vai trò của đoàn viên, thanh niên trong tiến trình cách mạng

Sau gần 30 năm đổi mới và phát triển đất nước, nhất là sau 25 năm thựchiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóaVII), Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóaX), tình hình thanh niên có những chuyển biến mạnh mẽ, đan xen cả những yếu

Trang 35

tố tích cực và tiêu cực, trong đó yếu tố tích cực giữ vai trò chủ đạo Thế hệ thanhniên thời kỳ mới có đạo đức, nhân cách, tri thức, sức khỏe, tư duy năng động vàhành động sáng tạo; tiếp nối truyền thống hào hùng của Đảng và dân tộc Khôngngại khó khăn, gian khổ, tình nguyện vì cộng đồng; có trách nhiệm với gia đình,

xã hội; có ý chí vươn lên trong học tập, lao động, lập thân, lập nghiệp, làm giàuchính đáng, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu Dù còn nhiềutâm trạng khác nhau, song đa số thanh niên luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo củaĐảng và phát triển đất nước

Dưới sự lãnh đạo của đảng, từ ngày thành lập đến nay các thế hệ đoànviên, thanh niên giương cao ngọn cờ lý tưởng của đảng, của đoàn, quyết tâmphấn đấu hy sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hộichủ nghĩa, cũng như làm nghĩa vụ quốc tế cao cả Đoàn viên thanh niên đả đónggóp sức lực trí tuệ cũng như mồ hôi xương máu cùng với nhân dân cả nước làmnên cách mạng tháng tám khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, làm nênchiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu và đại thắng Mùa xuân năm 1975thu giang sơn về một mối cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội Khi đấtnước thanh bình, thực hiện đường lối đổi mới của đảng, đẩy mạnh CNH- HĐHđất nước, các thế hệ thanh niên không ngừng học tập nâng cao trình độ về mọimặt Với tinh thần tuổi trẻ giữ nước và thanh niên lập nghiệp, đẩy mạnh cácphong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên, thanh niên, thi đua lao động giỏi,lao động sáng tạo, làm chủ công nghệ tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho tiêudùng, đời sống và xuất khẩu

Bên cạnh đưa sức trẻ, cống hiến tài năng là ra của cải vật chất cho xã hội.Đoàn viên thanh niên luôn phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước, hàng vạnthanh niên có mặt trên tất cả mọi miền của tổ quốc cầm chắc tay súng, bảo vệvùng trời, biên giới, hải đảo của Tổ quốc Đó là tinh thần yêu nước của đoànviên, thanh niên trong phong trào cánh mạng, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, xâydựng đất nước

Trang 36

1.2.2 Vai trò của việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho đoàn viên,

thanh niên

Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới,đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nướcViệt Nam ngày càng trở nên giàu đẹp thì chúng ta cần phải có nguồn lực conngười vững mạnh, đó phải là những con người mới xã hội chủ nghĩa, nhữngcon người phát triển toàn diện về mọi mặt, vừa hồng vừa chuyên Với chiếnlược phát triển con người toàn diện phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc, thế hệ trẻ Việt Nam là đối tượng cần phải chú ý đầu tiên, bởi vì họ làchủ nhân tương lai của đất nước Chính vì vậy, việc giáo dục chủ nghĩa yêunước cho đoàn viên, thanh niên có một ý nghĩa hết sức quan trọng, khẳngđịnh điều đó là do:

Một là: Vị trí, vai trò của đoàn viên, thanh niên trong sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc.

Tại Hội nghị Trung ương 7, khoá X, Đảng ta xác định: “Thanh niên là lựclượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai,vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm côngviệc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khoẻ và sáng tạo” [33, tr 40]

Thực tiễn cách mạng Việt Nam chỉ cho chúng ta thấy rằng, đoàn viên,thanh niên là những người gắn bó với phong trào cách mạng của Đảng bằngnhiệt huyết, lương tâm và chính những phẩm chất tốt đẹp của mình Có thể kểmột số phong trào lớn như: tuổi trẻ lập thân, lập nghiệp, thanh niên tình nguyện,mùa hè xanh hiện nay đã chứng minh đoàn viên, thanh niên luôn là lực lượng xãhội đặc biệt Với họ, sức sống của tuổi trẻ, tri thức khoa học, bản lĩnh chính trị

và phẩm chất đạo đức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau Mặt khác, đoàn viên,thanh niên còn là lực lượng dự bị cho đội ngũ trí thức của đất nước và khi họ trởthành những trí thức thì sự đóng góp của họ cho đất nước càng to lớn, càng có ýnghĩa hơn

Trang 37

Hai là: Sự chống phá của các thế lực thù địch.

Đoàn viên, thanh niên là những chủ nhân tương lai của đất nước, là người

kế tục sự nghiệp bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, góp phần vào sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc Chính vì vậy, họ trở thành mục tiêu tấn công của các thế lựcphản động, đang cản trở con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Hiện nay các thế lực thù địch ngày càng đẩy mạnh hoạt động chốngphá, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủnghĩa, chuyển hóa Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa “Tự diễnbiến” là một trong những mục tiêu cơ bản và hết sức nguy hiểm đã được chủnghĩa đế quốc sử dụng từ nhiều năm nay để chống phá các nước xã hội chủnghĩa Thực tế cho thấy, “tự diễn biến” trước hết và chủ yếu là về tư tưởngchính trị Khi tư tưởng chính trị bị chệch hướng, sẽ làm cho bộ máy Đảng,Nhà nước bị chia rẽ và nguy cơ tự sụp đổ của chế độ là điều khó tránh khỏi.Trong những năm qua, tùy từng đối tượng và phạm vi tác động mà các thếlực thù địch sử dụng thủ đoạn, nội dung, hình thức và phương pháp thúc đẩy

“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” khác nhau; trong đó, giới trẻ là một mụctiêu quan trọng của chúng

Thủ đoạn chúng thường sử dụng là: ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, phủ nhậnChủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm chủtrương của Đảng Chúng quy kết Chủ nghĩa Mác - Lênin sai lầm từ gốc rễ; mởchiến dịch bịa đặt, bôi nhọ lãnh tụ Hồ Chí Minh và các cán bộ cấp cao củaĐảng, Nhà nước; truyền bá các tư tưởng, lối sống thực dụng phương Tây, vănhoá tư sản, các tệ nạn xã hội, quan điểm phản động, thông qua sách, báo, truyện,băng, đĩa hình, blog Chúng tìm mọi cách để làm cho đoàn viên, thanh niênhiểu sai vai trò vai trò lãnh đạo của đảng, con đường mà đảng và Bác Hồ đả lựachọn; tạo sự thờ ơ về chính trị, dẫn đến lơ là, mất cảnh giác, mất phương hướng,mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, xa rời bản chất giai cấp công nhân, từng bước suyyếu về chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội

Trang 38

Bên cạnh đó, lợi dụng một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tưtưởng chính trị, phai nhạt mục tiêu, lý tưởng và những yếu kém, khuyết điểm,hạn chế của ta, chúng tìm đủ mọi cách để làm giảm lòng tin của đoàn viên,thanh niên vào vai trò lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới Chúng còn lợidụng cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để gây mâu thuẫn,chia rẽ trong nội bộ Đảng và Nhà nước ta Đặc biệt, chúng ra sức tuyên truyền,kích động đòi xóa bỏ Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam; đòi bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Những âm mưu, thủ đoạn của chúng đềunhằm chống phá nền tảng chính trị, tạo nên quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyểnhóa” cả về tư tưởng và hành động.

Là những chủ nhân tương lai của đất nước, là người kế tục sự nghiệp xâydựng đất nước, đoàn viên, thanh niên đả trở thành mục tiêu tấn công của các thếlực phản động đang cản trở con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Vớichiến lược “Diễn biến hoà bình”, chúng đang từng giờ, từng ngày tác động vàođoàn viên, thanh niên trên các mặt tư tưởng, chính trị, lối sống, đặc biệt là đạođức nhằm làm xói mòn niềm tin đối với Đảng, làm băng hoại về mặt đạo đứcvới mục đích biến họ thành những con người ích kỷ, chỉ biết có mình, quay lưngvới sự nghiệp xây dựng đất nước mà cha ông đã mất bao nhiêu mồ hôi, xươngmáu, hy sinh phấn đấu để xây dựng, bồi đắp nên Do đó, bên cạnh việc dạychữ, thì việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho đoàn viên, thanh niên càng trởnên cấp thiết hơn

Hội nghị Trung ương 7, khoá X của Đảng đánh giá: “Công tác giáo dục,ngăn ngừa và đấu tranh với những tác động, lôi kéo thanh niên của các thế lựcthù địch, sự truyền bá lối sống nước ngoài không phù hợp với truyền thống vănhoá dân tộc còn nhiều yếu kém, thậm chí bị buông lỏng” [33, tr 40] Thực tế ấyđòi hỏi chúng ta phải sớm khắc phục, phải giúp cho mọi thanh niên có ý thứcngăn ngừa, phòng chống mọi âm mưu thù địch của các thế lực phản động trongnước cũng như ngoài nước

Trang 39

Ba là: Sự tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế.

Kinh tế thị trường đã góp phần to lớn giải phóng các tiềm năng kinh tếnhư tài nguyên, vốn, khoa học công nghệ, nguồn lực con người kích thích sảnxuất phát triển, tăng năng xuất lao động, đem lại hiệu quả tích cực về mọi mặtcủa đời sống xã hội, tạo nền tảng vật chất vững vàng để nâng cao đời sống nhândân, nâng cao dân trí và mức hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần Kinh tế thịtrường và mở cửa góp phần đa dạng hóa nền sản xuất, tạo điều kiện thuận lợicho quá trình dân chủ hóa các thành phần kinh tế, thúc đẩy nhanh tiến trình hộinhập kinh tế Điều đó tạo cơ hội, động lực cho đoàn viên, thanh niên tiếp thu cáctri thức khoa học và tinh hoa văn hóa nhân loại, hướng cho họ hăng hái vươn lên

vì ngày mai lập nghiệp với một ý thức mới để trở thành người trí thức tương lai.Kinh tế thị trường vận động theo những quy luật kinh tế khách quan và hoạtđộng trên cơ sở pháp luật đã góp phần hình thành những phẩm chất của ngườilao động mới cho đoàn viên, thanh niển như: ý thức trách nhiệm của cá nhân đốivới xã hội, ý thức giữ gìn uy tín, ý thức tôn trọng pháp luật, tính kỷ luật tronglao động, Song, bên cạnh đó cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế cũng cónhững mặt tồn tại và hạn chế nhất định:

Thứ nhất, dưới sự tác động của quy luật giá trị, kinh tế thị trường đặc biệt

nhấn mạnh đến lợi ích vật chất, lợi ích cá nhân Đây là điều kiện thuận lợi làmnảy sinh lối sống thực dụng, chạy theo lợi ích vật chất tầm thường, chủ nghĩa cánhân, vị kỷ làm ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục chủ nghĩa yêu nước chodoàn viên, thanh niên Lối sống sùng bái đồng tiền, coi đồng tiền là tất cả ýnghĩa cuộc sống đang như một thứ “bệnh dịch” nguy hiểm có thể lây lan nhanhtrong xã hội Vì tiền, vì lợi ích bản thân, người ta có thể bất chấp đạo lý, phápluật, sử dụng mọi biện pháp, kể cả những thủ đoạn xấu xa, đê hèn nhất làm giàubằng mọi giá, sẵn sàng chà đạp lên những giá trị đạo đức tốt đẹp như nhân ái,danh dự, uy tín của mình

Thứ hai, nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay còn đang trong giai

đoạn hình thành, chưa phát triển đồng bộ, luật pháp chưa đáp ứng được yêu cầu

Trang 40

của thực tiễn, còn nhiều kẽ hở và bất cập, tạo cơ hội cho các hành vi phạm phápnhư: tham nhũng, buôn lậu, làm hàng giả, trốn thuế nảy sinh và tồn tại, tácđộng tiêu cực tới đời sống đạo đức xã hội nói chung và giáo dục chủ nghĩa yêunước cho đoàn viên, thanh niên nói riêng Hơn bất cứ cơ chế kinh tế nào, kinh tếthị trường đòi hỏi xã hội cần được quản lý và vận hành theo pháp luật Tuynhiên, ở nước ta hiện nay, hệ thống pháp luật còn chưa đồng bộ và cụ thể, chưathực sự phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống Mặt khác, nền kinh tếthị trường chưa phát triển hoàn thiện, thị trường lao động, thị trường bất độngsản, còn hết sức sơ khai, non trẻ Trong bối cảnh như vậy, nhiều người đã lợidụng kẽ hở của pháp luật, “lách luật” để làm giàu bất chính Tình trạng đó ảnhhưởng xấu đến sự hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách của đoàn viên,thanh niên, họ dễ bi quan, mất niềm tin vào chế độ, vào tương lai của đất nước.

Thứ ba, trong nền kinh tế thị trường, sự phân hóa xã hội diễn ra sâu sắc,

khoảng cách giữa các vùng miền ngày càng chênh lệch Những nơi có hạ tầngtốt sẽ gặp lợi thế trong sản xuất, kinh doanh, những nơi hạ tầng thấp kém sẽ gặpkhó khăn Đó là sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, dẫn đến sự khác biệt

về mức sống, sinh hoạt, mức hưởng thụ văn hóa cũng như nâng cao đời sốngtinh thần, tất yếu dẫn đến sự phân tầng trong xã hội, làm nảy sinh mâu thuẫntrong xã hội Thực tế cũng đã cho chúng ta thấy ở thành thị thì có điều kiện vềkinh tế, mua sắm những thứ vật dụng đắt tiền phục vụ cho việc hưởng thụ cuộcsống, còn ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa vẫn còn nhiều hộ nghèo chạy ăntừng bữa Tình trạng này dễ dẫn đến nảy sinh những mâu thuẫn, xung đột,những bất bình đẳng trong xã hội, làm cho thế hệ trẻ trong đó có đoàn viên,thanh niên không còn tin tưởng vào chế độ, tình yêu quê hương đất nước cũng bịgiảm xuống

Thứ tư, kinh tế thị trường là mảnh đất của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa

thực dụng vô đạo đức, đặc biệt kích thích hoạt động giao tiếp với các hành viứng xử nhằm đạt được lợi ích cá nhân bằng mọi giá Các hành động thực tế của

Ngày đăng: 24/01/2016, 10:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Ban Tuyên giáo Trung ương (biên soạn), Tài liệu giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu giáo dục chủ nghĩa yêunước Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
5. PGS.TS.Lương Gia Ban (2013), Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục đạo đức mới cho sinh viêntrong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: PGS.TS.Lương Gia Ban
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốcgia - Sự thật Hà Nội
Năm: 2013
6. PGS. TS. Nguyễn Lương Bằng (2003), Phát huy chủ nghĩa yêu nước trong tầng lớp sinh viên Việt Nam hiện nay, (Viết cùng Lê Thị Thanh Hà), Thông báo khoa học, Đại học Vinh, số 31 (2003) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy chủ nghĩa yêu nướctrong tầng lớp sinh viên Việt Nam hiện nay
Tác giả: PGS. TS. Nguyễn Lương Bằng
Năm: 2003
7. PGS. TS. Nguyễn Lương Bằng (2006), Truyền thống đạo đức trọng nhân nghĩa và ảnh hưởng của nó đối với sinh viên hiện nay, Tạp chí Giáo dục, Số 4, tr.13 - 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thống đạo đức trọng nhânnghĩa và ảnh hưởng của nó đối với sinh viên hiện nay
Tác giả: PGS. TS. Nguyễn Lương Bằng
Năm: 2006
8. PGS .TS. Nguyễn Lương Bằng (2001), Kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết hợp truyền thống và hiện đạitrong quá trình đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: PGS .TS. Nguyễn Lương Bằng
Năm: 2001
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Đường lối cách mạng củaĐảng cộng sản Việt Nam
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2012
10. Doãn Thị Chín (2004), Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống chosinh viên Việt Nam hiện nay
Tác giả: Doãn Thị Chín
Năm: 2004
11. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác - Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
12. PGS.TS. Đoàn Minh Duệ (chủ biên), (2004), Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống cho thanh thiếu niên tỉnh Nghệ An, Nxb Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Những giải pháp nhằm nângcao chất lượng giáo dục truyền thống cho thanh thiếu niên tỉnh Nghệ An
Tác giả: PGS.TS. Đoàn Minh Duệ (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 2004
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấphành Trung ương khóa VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1993
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín ban chấp hành trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín banchấp hành trung ương khóa IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị ban chấp hànhTrung ương Đảng khóa X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2009
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
17. Đoàn Nam Đàn (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên
Tác giả: Đoàn Nam Đàn
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
18. Phạm Văn Đồng (1959), Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nxb Sựthật
Năm: 1959
19. TS .Trần Thị Anh Đào (2010), Công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác giáo dục lý luận chính trị chosinh viên Việt Nam hiện nay
Tác giả: TS .Trần Thị Anh Đào
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
20. TS. Đinh Thế Định (2005), Những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống cho sinh viên đại học Vinh, Đề tài khoa học cấp bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Những giải pháp nâng cao chất lượng giáodục truyền thống cho sinh viên đại học Vinh
Tác giả: TS. Đinh Thế Định
Năm: 2005
21. Trần Minh Đoàn, Giáo dục đạo đức cho thanh niên học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay. Luận văn Thạc sỹ khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục đạo đức cho thanh niên học sinh theo tưtưởng Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay
22. GS. Trần Văn Giàu (2011), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộcViệt Nam
Tác giả: GS. Trần Văn Giàu
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2011
23. GS. Trần Văn Giàu (1980) Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb KHXH Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc ViệtNam
Nhà XB: Nxb KHXH Hà Nội

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w