huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Can Lộc là một huyện đồng bằng ven biển của Hà Tĩnh, diện tích đất tự nhiên 30.068 ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp 9100 ha. Phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân; Tây giáp huyện Đức Thọ; Tây Nam giáp huyện Hương Khê; Đông Nam giáp huỵên Thạch Hà; Đông giáp Huyện Lộc Hà. Thị trấn Nghèn có đường Quốc lộ 1A đi qua, cách Thành phố Vinh 30 km về phía Bắc và Thành phố Hà Tĩnh 20 km về phía Nam.
Dân số toàn huyện năm 1930 có 59.000 người, năm 2014 dân số đã lên tới 134.000 người. Can Lộc có 23 đơn vị hành chính, trong đó có 22 xã và 1 thị trấn; có 212 thôn xóm và 12 khối phố, có 384 chi bộ trực thuộc đảng uỷ.
Địa hình chia làm 2 vùng : vùng bán sơn địa, vùng đồng bằng ven sông. Dãy núi Hồng Lĩnh điệp trùng 99 "đỉnh non tiên" tạo nên bức tường thành che chắn gió, bão phía Đông Bắc. Dãy Trà Sơn với 4 mạch núi song song cài bện vào nhau chạy dài trên 15 km và dựa lưng vào dãy Trà Sơn hùng vĩ, che chắn bớt gió Tây Nam trong mùa nắng nóng. Ở giữa đồng bằng lác đác nổi lên những đồi núi nhỏ. Cảnh rừng núi, đồng bằng, sông ngòi đan xen hài hoà, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên, hiền hoà, tươi mát.
Sông Nghèn là tên gọi chung cho các sông Cài, sông Hạ Vàng, sông Thuần Châu và sông Kênh Cạn. Đây là tàn dư của một phá cổ, men theo dải đất thấp trũng, chạy quanh co từ đầu tới cuối huyện theo hướng Đông Bắc - Tây Nam; cùng với các tuyến đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 15, Tỉnh lộ 7, Tỉnh lộ 6,
Tỉnh lộ 2 chạy qua huyện, các tuyến đường liên huyện, liên hương thông suốt đến tận các cơ sở tạo thành mạng lưới giao thông thuỷ, bộ giữa nhiều vùng trong huyện và địa bàn khác trong tỉnh rất thuận lợi.
Vì vậy, Can Lộc trở thành một địa bàn có ý nghĩa chiến lược cho các hoạt động cách mạng của ta và trọng điểm đánh phá của kẻ địch qua các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, cũng như việc mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá, tăng cường củng cố an ninh, quốc phòng hiện nay.
Kiến tạo tự nhiên của huyện Can Lộc tạo ra khả năng phát triển kinh tế nông, lâm, ngư, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, du lịch và mở rộng giao lưu văn hoá trong và ngoài tỉnh.
Đồng bằng Can Lộc được phù sa của sông La, sông Lam bồi tích tạo ra những cánh đồng phì nhiêu, từ lâu đã có hệ thống đê điều và các công trình thuỷ lợi đảm bảo nguồn nước cho trồng trọt. Tiếp cận với vùng đồng bằng là vùng bán sơn địa Trà Sơn, Hồng Lĩnh, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc. Ngoài ra còn có ao, hồ để phát triển nghề nuôi trồng, đánh bắt và chế biến hải sản.
Do vị trí, đặc điểm tự nhiên của huyện Can Lộc, bên cạnh những thuận lợi chung của một vùng nhiệt đới và của một huyện đồng bằng ven biển pha trung du, nên nắng hạn, bão lụt lớn diễn ra thất thường. Chính vì vậy mới có câu "Tháng năm năm tật, tháng mười mười tật". Nắng nóng, hạn hán; mưa dầm, gió bấc kéo dài ở các vụ đông - xuân, thu mùa, làm cho sản xuất bấp bênh, thường xuyên gặp thiên tai mất mùa lớn, đã gây ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng lương thực, rau màu của bà con nông dân cuối mỗi mùa thu hoạch. Thời tiết ở mỗi vùng nhỏ cũng khác nhau, có khi hai làng ở sát nhau nhưng làng này có mưa đủ nước làm mùa, làng kia vẫn nắng hạn, không cày cấy được. Từ đặc điểm tự nhiên đó, Can Lộc đã hình thành nên những vùng sản xuất các sản phẩm với tập quán làm ăn khác nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau tạo ra một số sản phẩm hàng hoá trao đổi với các nơi khác.
Lúa gạo là sản phẩm chính. Ngoài các sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp như: lúa, gạo, chè, lạc, trâu, bò, lợn, cá, gỗ, củi, giang, nâu, còn có những sản phẩm thủ công nghiệp chế biến từ nguyên liệu nông, lâm, hải sản, khoáng sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và cung cấp công cụ cho sản xuất; có nhiều làng nghề với các ngành thủ công truyền thống như : mật mía, chiếu cói Nghèn; vải lụa Tràng Lưu, Tỉnh Thạch; đồng Vĩnh Gia; đúc lưỡi cày Vĩnh Hoà; Một số chợ xuất hiện khá sớm, trở thành trung tâm mua bán, trao đổi giữa nhiều vùng lớn như chợ Nghèn, chợ Nhe, chợ Tổng, chợ huyện thị, chợ Lù, chợ Lối… Ở đây, mạng lưới chợ nông thôn và thủ công nghiệp phát triển đã dần dần hình thành tầng lớp thị dân, tuy chưa nhiều, ở rải rác, vốn liếng còn nhỏ, nhưng họ đã có vai trò nhất định trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng trong và ngoài huyện.
Can Lộc có nền văn hoá phát triển sớm, là một trong những huyện "trội hẳn về văn học" trong phủ Đức Quang; nhân dân thuận hoà, hiếu học. Qua các thời kỳ thi cử nho học, số người đỗ đạt khá cao. Kể từ khoa thi thế kỷ XIII thời Trần đến khoa thi cuối cùng năm 1919 thời Nguyễn, Can Lộc có 42 người đỗ đại khoa (Chiếm 1/3 tổng số người đỗ đại khoa của tỉnh Hà Tĩnh) và hàng trăm người đỗ hương cống, cử nhân…Can Lộc cũng là vùng có nhiều di sản văn hoá truyền thống phong phú, lâu đời. Núi Nghèn có cửu diện tháp (chín mặt đặc sắc) dựng từ thời Lý; Núi Hồng có chùa Hương Tích, dựng từ thời Trần, được xếp là "Đệ nhất danh lam", "Châu Hoan”, có nhiều làng mạc nổi tiếng về hát ví dặm, hát phường vải, đò đưa… Tràng Lưu, Phổ Minh được coi là vùng quê ví dặm, phường vải đẹp nết, đẹp người. Có nhiều làng nổi tiếng về hát bội, chơi cù trong những ngày lễ hội như "trò Kẻ Lù", "cù Kẻ Chòi", vật Thuần thiện… Văn hoá dân gian ở Can Lộc đã góp phần tạo nên nét cốt cách riêng của văn hoá dân gian Hà Tĩnh.
Nằm trong vùng đất "phiên trại" phía Nam của Tổ quốc ngày xưa, đồng thời là vùng đất đứng chân của nghĩa quân trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc, nhân dân Can Lộc đã có những đóng góp xứng
đáng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước qua các thời kỳ. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, Can Lộc đã sản sinh ra nhiều danh thần, tướng giỏi có công với nước, với dân, được lưu danh vào sử sách và là tấm gương sáng cho lớp lớp con cháu Can Lộc hôm nay và mai sau noi theo.
Quá trình đấu tranh lâu dài với thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm để xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước đã hun đúc nên những phẩm chất cao quý của người dân Can Lộc. Đó là lòng yêu nước, yêu quê hương nồng nàn và tinh thần cách mạng kiên cường, bất khuất; tinh thần lao động cần cù, hiếu học; ý thức đoàn kết cộng đồng, tương thân, tương ái trong chiến đấu, lao động sản xuất và xây dựng cuộc sống; tính thuần hậu, cương trực, chuộng công bằng, trọng lẽ phải... Đó là những phẩm chất tốt đẹp được lưu truyền từ thế hệ trước, sang thế hệ sau, tiếp tục được nhân lên và toả sáng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế
Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu đúng định hướng; kết cấu hạ tầng ngày càng được tăng cường. Huyện đã tiếp tục xác định phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở và toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới.
Giá trị sản xuất bình quân hàng năm tăng trên 15%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông nghiệp từ 40% (năm 2010) còn 30,2%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng từ 29% lên 34% (KH 32%); thương mại - dịch vụ từ 31% lên 35,8%. Bình quân thu nhập đầu người năm 2015 ước đạt 27,5 triệu đồng, tăng 16,5 triệu đồng so với đầu nhiệm kỳ.
Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch được tập trung chỉ đạo; huy động tốt các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất, kinh doanh. Đã hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Quy hoạch chi tiết vùng, lĩnh vực.Tổng
nguồn vốn huy động đầu tư trên địa bàn trong 5 năm đạt 6.500 tỷ đồng, bình quân mỗi năm trên 1.100 tỷ đồng (bằng 140% so với kế hoạch). Đến nay, có hơn 20 dự án trọng điểm được triển khai, trong đó đã hoàn thành đưa vào sử dụng một số công trình quan trọng. Đã vận động nhân dân hiến đất, ngày công lao động và huy động được trên 300 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa để làm đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng các thiết chế văn hóa, các trường học, trạm y tế, các công phúc lợi khác ở cơ sở.
Tập trung khai thác tiềm năng lợi thế của từng vùng, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, từng bước tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tập trung chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi; dồn điền đổi thửa; áp dụng các tiên bộ KHKT, đưa cơ giới vào sản xuất. Tổng sản lượng lương vượt 1,2 vạn tấn so với KH, chiếm 1/5 tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh. Giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đạt trên 75 triệu đồng/ha/năm Đã xây dựng 273 mô hình đạt doanh thu từ 100 triệu đồng đến trên 01 tỷ đồng/năm. Đến 30/6/2015 toàn huyện có 948 mô hình, trong đó có 21 mô hình có doanh thu trên 1.000 triệu đồng, có 25 mô hình từ 501 - 1.000 triệu, có 229 mô hình từ 100 - 500 triệu, có 673 mô hình từ 50 - 100 triệu; Về loại hình sản xuất: Chăn nuôi 433, Tổng hợp 275, Cây ăn quả 208, Cây lâm nghiệp 32 mô hình; có 20 mô hình trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư 27/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ban hành khá đồng bộ cơ chế chính sách, đề án phát triển chăn nuôi theo hướng vừa tập trung, vừa phân tán, khuyến khích phát triển chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ theo hướng liên kết với doanh .
Đã hình thành 3 vùng kinh tế để tập trung phát triển sản phẩm chủ lực theo từng vùng:
+ Vùng Trà Sơn: phát triển cây ăn quả mà chủ lực là cam, bưởi và chăn nuôi quy mô lớn chủ lực là lợn và bò. Trong nhiệm kỳ các xã vung Trà Sơn đã trồng mới hơn 350 ha cây ăn quả; hiện có hơn 280 ha cho thu hoạch (cam
170ha, bưởi 110ha), giá trị thu nhập đạt trên 300 triệu đồng/ha, hiệu quả gấp 5 lần trồng lúa.
+ Vùng giữa: Trọng điểm về lương thực, tập trung thâm canh lúa và phát triển chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ, phát triển nuôi trồng thủy sản.
+ Vùng ven Hông Lĩnh: ngoài diện tích trồng lúa, sản phẩm chủ lực là rau củ quả, chăn nuôi lợn, bò, gia cầm và dành diện tích khô cạn tập trung ven quốc lộ 1A và chân núi Hồng Lĩnh xây dựng các khu CN, TTCN, DV.
Công nghiệp - TTCN có chuyển biến; dịch vụ, du lịch và thương mại khá sôi động, tạo đà tăng trưởng cho những năm tiếp theo. Đã hình thành Khu công nghiệp Hạ Vàng và một số cụm TTCN, làng nghề.... Hệ thống chợ nông thôn được nâng cấp và đổi mới mô hình quản lý; mạng lưới dịch vụ, bán buôn, bán lẻ khá phát triển. Tiềm năng, lợi thế về du lịch tiếp tục được khai thác, phát huy. Lượng khách tăng nhanh, chiếm hơn 50% tổng lượt khách toàn tỉnh. Các dịch
vụ bưu chính, viễn thông khá đa dạng. Hầu hết các hộ gia đình có phương tiện nghe nhìn, máy điện thoại và nhiều hộ sử dụng Internet…,
Công tác tài chính, ngân sách, tín dụng chuyển biến khá tích cực. Nhiệm vụ ngân sách thường xuyên được chỉ đạo quyết liệt, thu ngân sách trên địa bàn hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu theo hướng tích cực.Thu ngân sách năm 2010 từ đấu giá cấp quyền SDĐ 29/46 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 62%, còn lại các sắc thuế khác và phí, lệ phí 38%; thu ngân sách năm 2015 ước đạt trên 121,5 tỷ đồng, trong đó thu từ đấu giá cấp quyền SDĐ đạt 50tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 41%, còn lại các sắc thuế khác và phí, lệ phí chiếm 59%. Chi ngân sách cấp xã theo số liệu quyết toán năm 2010: Chi đầu tư phát triển 59,3/138 tỷ đồng, bằng 33%; đến năm 2014, chi đầu tư phát triển đạt 168 tỷ đồng/339,7 tỷ đồng, bằng 49,5%.. Chi ngân sách đảm bảo nguyên tắc, chế độ, ưu tiên chi cho đầu tư phát triển, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, môi trường tiếp tục được tăng cường. Đã hoàn thành Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2015 - 2020,
dự án đo vẽ bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau chuyển đổi giai đoạn 2. Thành lập HTX môi trường ở 23 xã, thị trấn. Đến nay, 87% người dân được sử dụng nước sạch (tăng 24% so với năm 2010), gần 80% số hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh (tăng 24% so với năm 2010).
Việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống có tiến bộ. Nâng cao nhận thức của người dân trong tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thay đổi tập quán sản xuất theo kiểu truyền thống, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững.
2.1.3. Tình hình phát triển văn hoá- xã hội
Văn hóa - xã hội chuyển biến tích cực theo hướng xã hội hóa; đời sống tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Chất lượng các hoạt động văn hóa, thể thao, truyền thông tiếp tục được nâng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Phong trào ''Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" được đẩy mạnh. Đến nay, toàn huyện có 85% gia đình văn hoá, gần 30% gia đình thể thao, 108 thôn, khối phố văn hóa, đạt tỷ lệ 51% (tăng 24% so với đầu nhiệm kỳ). Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa cả vật thể và phi vật thể được chú trọng theo hướng xã hội hóa.
Giáo dục và đào tạo đạt nhiều kết quả quan trọng, giữ vững truyền thống đơn vị tốp đầu. Thực hiện sáp 2 trường mầm non, 10 trường tiểu học, 6 trường trung học cơ sở, có 51 trường đạt chuẩn và tái đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được nâng lên, 100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đạt 95,3% (tăng 4,1%), phổ cập giáo dục THCS đạt 95% (tăng 3%); phổ cập giáo dục bậc trung học đạt 85% (tăng 6,6%), trong đó có 5 xã đạt chuẩn toàn diện. Hoàn thành chương trình tiểu học 100%; tốt nghiệp THCS 97,8%; tốt nghiệp THPT 99,8%, giáo dục mũi nhọn chuyển biến tích cực.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy, học được tăng cường, toàn huyện huy động được 225 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất trường học, trong đó ngân sách địa phương và nhân dân đóng góp gần 140 tỷ đồng.
Công tác y tế, chăm sóc khỏe, dân số - kế hoạch hóa gia đình ngày càng được quan tâm. Cơ sở vật chất ngành y được tăng cường, 100% trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia (tăng 4 trạm so với năm 2010), trong đó 8 trạm đạt chuẩn mức 2. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt gần 65%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm 0,82%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm còn