nước cho đoàn viên, thanh niên huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay
3.2.1. Nâng cao nhận thức về giáo dục chủ nghĩa yêu nước, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, sự điều hành quản lý của các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở đối với công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện
Thứ nhất: Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể từ huyện đến cơ sở phải xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho đoàn viên, thanh niên. Xem đây là nhiệm vụ thường xuyên và
quan trọng của các Cấp uỷ, tổ chức Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể. Đưa nhiệm vụ giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho đoàn viên, thanh niên vào Nghị quyết của các cấp uỷ Đảng, vào kế hoạch bồi dưỡng của Trung tâm chính trị huyện và vào chương trình hành động của chính quyền, các ban ngành đoàn thể. Phân công cụ thể phụ trách công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho đoàn viên, thanh niên. Cụ thể hoá nhiệm vụ, chương trình, nội dung công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho cán bộ đảng viên và nhân dân, gắn với việc phát động các phòng trào thi đua yêu nước một cách sâu rộng trong toàn đảng, toàn dân. Vì yêu nước thì phải thi đua và thi đua là yêu nước
Thứ hai: Không ngừng đổi mới phương pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho đoàn viên, thanh niên. Tập trung nghiên cứu, tìm ra những hướng sáng tạo, tự đổi mới về hình thức giáo dục, với phương châm biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục. Gắn giáo dục chủ nghĩa yêu nước với tổ chức các hoạt động phong trào phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên từng địa bàn cơ sở và thôn xóm, làm cho giáo dục chủ nghĩa yêu nước mang ý nghĩa thiết thực thu hút được sự quan tâm của mọi người.
Các tổ chức Đoàn từ huyện đến cơ sở cần làm tốt công tác tham mưu, phối hợp, chú trọng đổi mới phương thức giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho đoàn viên, thanh niên. Trong đó, đẩy mạnh hơn nữa việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho đoàn viên, thanh niên thông qua các phong trào, hành động cụ thể, để bồi dưỡng, giáo dục, vun đắp những giá trị tốt đẹp cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện.Trong thời gian tới, để đạt được kết quả tích cực hơn nữa, Ban Chấp hành Đoàn các cấp tập trung vào một số giải pháp như: tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện những tiêu chí cụ thể để rèn luyện trong từng đối tượng đoàn viên; tăng cường quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước: tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về Đảng, về Bác Hồ nhằm giúp cho đoàn
viên, thanh niên hiểu rõ hơn về truyền thống hào hùng của dân tộc; thường xuyên phát hiện và nêu gương người tốt việc tốt, khen thưởng kịp thời để khích lệ tinh thần cho đoàn viên, thanh niên và cũng từ đó đẩy mạnh và nhân rộng những tấm gương này cho đoàn viên, thanh niên noi theo.
Thứ ba: khẳng định công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho đoàn viên, thanh niên là một trong những nội dung cơ bản của công tác giáo dục. Nhằm tiếp tục xây dựng thế hệ đoàn viên, thanh niên giàu lòng yêu nước, tự lực, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động, học tập trở thành những công dân tốt của đất nước. Cổ vũ đoàn viên, thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến, góp phần to lớn vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
3.2.2. Đổi mới nội dung giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho đoàn viên, thanh niên trong giai đoạn cách mạng hiện nay
Giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong đoàn viên, thanh niên để không ngừng bổ sung và phát huy chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giai cấp, sống trong nước cũng như ở nước ngoài, trong đoàn thể, trong Đảng cũng như ngoài đoàn thể, ngoài Đảng. Để làm được việc đó, nhiệm vụ hàng đầu là phải đẩy mạnh và không ngừng giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong toàn dân.
Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cần quan tâm đến trọng điểm là đoàn viên, thanh, thiếu niên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết. Nhà trường, cơ quan, xí nghiệp, đường phố, nông thôn, các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, các đoàn thể, nhất là Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên
Tiền Phong Hồ Chí Minh và đội Nhi đồng Hồ Chí Minh, phải coi trọng bồi dưỡng thanh, thiếu niên, giác ngộ chủ nghĩa yêu nước trong thanh, thiếu niên Việt Nam để thanh, thiếu niên thấm đậm chủ nghĩa yêu nước. Trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho đoàn viên, thanh niên cần coi trọng giáo dục yêu thương con người, hướng dẫn cho họ hình thành lý tưởng, niềm tin, thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng để họ trở thành lớp người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa hồng,vừa chuyên.
Đảng ta đã chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Vì vậy giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, cần phải tích cực đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa chiến lược, góp phần đào tạo lớp người mới, năng động, sáng tạo, đủ sức giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn xây dựng đất nước. Nghị quyết 29, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8, khóa XI khẳng định: Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ kiến thức thụ động một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho đoàn viên, thanh niên.
Vì vậy trong các trường học trên địa bàn huyện cần phải thường xuyên quan tâm giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh, đây là môi trường tập trung rất lớn số lượng đoàn viên, thanh niên. Trường học không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức văn hóa mà phải coi trọng giáo dục đạo đức lối sống, truyền thống văn hóa, tinh thần và chủ nghĩa yêu nước cho học sinh, với phương châm dạy làm người, dạy chữ và dạy nghề. Các cơ sở giáo dục là môi trường rất quan trọng trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho đoàn viên, thanh niên, ngay từ buổi ban đầu ngồi trong ghế nhà trường phải thổi vào tâm hồn các em lòng yêu nước,
thương dân, kính trọng cha, mẹ, thầy, cô; biết ơn những người đã ngã xuống để đất nước được thanh bình, trên cơ sở đó để hình thành nhân cách lối sống tích cực. Tuy nhiên, người Trung Hoa đã từng tổng kết “nghe thì quên, nhìn thì nhớ và làm thì hiểu”. Bởi vậy, các phương pháp dùng lời nói nếu có sự hỗ trợ một cách hợp lý của các phương tiện trực quan và thực hành sẽ nâng cao được sự chú ý, thêm phần hấp dẫn đối với việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước.
Triết học và đạo đức học mácxít đều khẳng định rằng vận động, phát triển là một quá trình tự thân, quá trình đó có nguyên nhân, nguồn gốc ngay trong bản thân sự vật, trong việc giải quyết những mâu thuẫn vốn có trong lòng bản thân sự vật, hiện tượng. Giáo dục là một quá trình hai mặt, một mặt đó là sự tác động từ bên ngoài vào đối tượng giáo dục, mặt khác thông qua sự tác động này làm cho đối tượng tự biến đổi, tự hoàn thiện mình. Đây chính là quá trình tự giáo dục.
Con người với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức, quá trình cải tạo thế giới, là chủ thể của mọi quan hệ xã hội, thông qua hoạt động giáo dục (trong đó có mặt thứ hai của giáo dục là tự giáo dục) con người có khả năng tự biến đổi nhân cách của mình một cách có ý thức. Đoàn viên, thanh niên là những người được giáo dục bởi nhà trường, gia đình và xã hội, cùng với quá trình được giáo dục đó thì tự giáo dục là một quá trình để đoàn viên, thanh niên tự hoàn thiện nhân cách của mình, sao cho phù hợp với yêu cầu của cuộc sống. Để đáp ứng những đòi hỏi, yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống, của xã hội, do đó đoàn viên, thanh niên phải phát huy cao độ tính tự giác và tính chủ động, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, trong việc giữ gìn các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc.
Đoàn viên, thanh niên với những nét đặc thù về tâm sinh lý lứa tuổi, với một trình độ nhận thức và năng lực tư duy nhất định, quá trình giáo dục và tự giáo dục sẽ giúp cho đoàn viên, thanh niên không chỉ nắm vững những kiến thức cơ bản, mà còn nắm vững những tri thức đạo đức đã được nhà trường trang bị,
cùng với giao tiếp xã hội, đoàn viên, thanh niên sẽ chuyển những kiến thức được học đó thành niềm tin cá nhân, thành những tình cảm đạo đức và được thể hiện ngay trong hành vi ứng xử hàng ngày của giới trẻ.
Đạo đức truyền thống là nội dung cơ bản thể hiện văn hóa của con người - văn hóa đạo đức, là mặt giá trị của con người, nó hướng con người vươn tới những giá trị đích thực của cuộc sống. Đạo đức ở mỗi con người không phải tự nhiên mà có mà đó là kết quả của cả quá trình phấn đấu, rèn luyện vô cùng khó khăn gian khổ. Người có đạo đức phải là người được giáo dục, qua quá trình giáo dục và tự giáo dục. Thông qua hoạt động và giao lưu, con người hiểu rõ hơn về vai trò của lương tâm, nghĩa vụ, ý thức danh dự và các phẩm chất đạo đức cần thiết của cá nhân đối với đời sống cộng đồng. Điều 40 Luật Giáo dục quy định: “Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng” [39, tr 32].
Cùng với quá trình giáo dục là quá trình tự giáo dục (tự học), quá trình tự giáo dục là một quá trình “tự thân vận động”, đòi hỏi phải có một nghị lực, một ý chí và quyết tâm cao để chiến thắng chính bản thân mình. Nếu không tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên thì rất dễ bị gục ngã trước những cám dỗ của đồng tiền và tâm lý hưởng thụ.
Đoàn viên, thanh niên cần hình thành thói quen tự giác và tính chủ động trong học tập, tự học có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình học tập, tích lũy kiến thức, là mục tiêu của phương pháp dạy học mới. Đồng thời, tự học đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ngày nay. Dister Werg, nhà tâm lý học người Đức đã viết: “Người thầy giáo tồi truyền đạt chân lý, người thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lí”. Phương pháp dạy học tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho người học không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu của dạy học.
Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội, sẽ “học một biết mười” như cha ông ta thường nói. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động tự học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động.
Bên cạnh học tập kiến thức văn hóa thì phải tạo cho đoàn viên, thanh niên có nhận thức việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước là một nội dung cần phải kéo dài suốt cả đời người. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói: việc giáo dục đạo đức của mỗi cá nhân giống như việc rửa mặt hàng ngày. Học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, cả xã hội tương lai sẽ gánh vác chức năng giáo dục. Nhưng qua thực tế nghiên cứu chúng ta thấy rằng không phải đoàn viên, thanh niên nào cũng thấy được giá trị, ý nghĩa của việc tự học. Bên cạnh việc học tập, đoàn viên, thanh niên cần rèn luyện cho bản thân kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, thường xuyên trau dồi đạo đức lối sống và nhân cách, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, khiêm tốn, giản dị, trung thực và có ý thức kỷ luật, gương mẫu trong mọi hoạt động và có tinh thần trách nhiệm cao.
Việc phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện chủ nghĩa yêu nước của đoàn viên, thanh niên là một trong những nội dung quan trọng. Tính tự giác, tính chủ động, vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện chủ nghĩa yêu nước của đoàn viên, thanh niên là con đường tất yếu đối với sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của thế hệ trẻ ngày nay.
3.2.3. Đa dạng hóa những hình thức, phương pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho đoàn viên, thanh niên
Việc đa dạng hóa những hình thức, phương pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nước hiện nay có vai trò rất quan trọng và cần thiết. Để giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho đoàn viên, thanh niên có hiệu quả cần kết hợp nhiều hình thức,
phương pháp khác nhau như: tham quan dã ngoại thực tế ở các bảo tàng, khu di tích lịch sử, hay cùng ăn cùng ở cùng làm với nhân dân,… nhằm giúp cho đoàn viên, thanh niên giảm bớt căng thẳng áp lực trong những giờ học lý thuyết trên lớp, mang lại hứng thú cho đoàn viên, thanh niên.
Hoạt động ngoại khóa có vai trò hết sức quan trọng, hoạt động ngoại khóa là hoạt động ngoài giờ học chính khóa, thường diễn ra ngoài lớp, ngoài phạm vi trường học. Ngoại khóa là hoạt động học tập, bổ sung, làm phong phú cho học tập chính khóa, tạo sự phấn khởi, khích lệ cho đoàn viên, thanh niên học tập. Là hình thức giáo dục trực quan, đáp ứng yêu cầu, sở thích của đoàn viên, thanh niên. Hoạt động ngoại khóa không những nâng cao khả năng tư duy độc lập mà còn tăng cường khả năng sáng tạo học tập trong đoàn viên, thanh niên, kích thích khả năng tìm tòi khám phá những kiến thức mới của người học. Đồng thời, đoàn viên, thanh niên có thể hiểu sâu hơn về những giá trị của lịch sử, giá trị văn hóa của dân tộc. Học tập ngoại khóa rất cần thiết, vì đoàn viên, thanh niên được tận mắt tiếp xúc với những hình ảnh, hiện vật, từ đó củng cố kiến thức cho môn học, giúp cho đoàn viên, thanh niên chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động.
Hoạt động ngoại khóa theo hình thức tham quan các bảo tàng, các di tích