1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An

119 387 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Sự cần thiết của đề tài Trong công cuộc đổi mới đất nước, kinh tế không ngừng phát triển đờisống nhân dân được cải thiện và nâng cao, tuy nhiên một bộ phận người laođộng NLĐ đời sống còn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ MINH HẢI

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGHỆ AN - 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ MINH HẢI

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị

Mã số: 60.31.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS VŨ THANH SƠN

Trang 3

NGHỆ AN - 2015

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là đề tài nghiên cứu của cá nhân tôi Tất cả cácnội dung trong đề tài này được tôi tìm tòi nghiên cứu và phát triển, dưới sựhướng dẫn khoa học của PGS TS Vũ Thanh Sơn Các số liệu kết quả nghiêncứu trong đề tài hoàn toàn là trung thực./

Tác giả luận văn

Trần Thị Minh Hải

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu luận văn “Hoàn thiện quản lý thu Bảo hiểm

xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, bản thân tôi đã được sự quan tâm,tạo điều kiện giúp đỡ của các thầy cô giáo và các cơ quan có liên quan đã giúp

đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo TrườngĐại học Vinh, giáo viên hướng dẫn PGS.TS.Vũ Thanh Sơn, Tỉnh ủy, Hộiđồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, BHXH tỉnh Nghệ An, Sở Laođộng - Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An, các quý cơ quan và các anh, chị

đã giúp đỡ trong thời gian qua./

Nghệ An, tháng 9 năm 2015

Tác giả

Trần Thị Minh Hải

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN I LỜI CẢM ƠN II DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VI DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ VII

MỞ ĐẦU 1

1 Sự cần thiết của đề tài 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7

7 Kết cấu của luận văn 7

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC 8

1 1 Các khái niệm liên quan 8

1.1.1 Khái niệm về bảo hiểm 8

1.1.2 Khái niệm về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm xã hội bắt buộc 9

1.2 Đặc điểm, nguyên tắc và vai trò của bảo hiểm xã hội bắt buộc 11

1.2.1 Đặc điểm của bảo hiểm xã hội bắt buộc 11

1.2.2 Nguyên tắc của bảo hiểm xã hội bắt buộc 14

1.2.3 Vai trò của bảo hiểm xã hội bắt buộc 14

1.3 Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 17

1.3.1 Xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh cơ chế thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 19

1.3.2 Tổ chức thực hiện thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 19

1.3.3 Quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 26

1.3.4 Kiểm tra, thanh tra, kiểm soát thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 29

1.4 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 29

1.4.1 Tỷ lệ nợ đọng bảo hiểm xã hội bắt buộc 30

1.4.2 Tỷ lệ số đơn vị nợ/ số đơn vị tham gia 30

1.4.3 Số tiền nợ bình quân của một lao động 31

Trang 7

1.5 Quản điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về bảo hiểm xã hội 31

1.5.1 Quản điểm của Đảng về bảo hiểm xã hội 31

1.5.2 Chính sách của Nhà nước về bảo hiểm xã hội 34

1.6 Kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm 35

1.6.1 Kinh nghiệm từ một số địa phương trong nước 35

1.6.2 Bài học rút ra cho bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An 40

Kết luận chương 1 41

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 43

2.1 Hệ thống quản lý bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An 43

2.1.1 Tổ chức bộ máy 43

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An 44

2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 46

2.2.1 Điều kiện tự nhiên 46

2.2.2 Nhân tố kinh tế - xã hội 47

2.3 Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An 50

2.3.1 Các văn bản quy định về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện hành 50

2.3.2 Tổ chức thực hiện thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 52

2.3.3 Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 64

2.3.4 Kiểm tra, kiểm soát thu BHXH bắt buộc 74

2.4 Tác động của bảo hiểm xã hội đến kinh tế - xã hội trên địa bàn 75

2.4.1 Bảo hiểm xã hội đối với người lao động và gia đình họ 75

2.4.2 Bảo hiểm xã hội đối với người sử dụng lao động 76

2.5 Đánh giá chung về công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An 77

2.5.1 Thành tựu 77

2.5.2 Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 80

Kết luận chương 2 85

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 86

3.1 Định hướng về hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An 86

Trang 8

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh

Nghệ An 90

3.2.1 Hoàn thiện bộ máy tổ chức thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của BHXH tỉnh Nghệ An 90

3.2.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thu BHXH bắt buộc 91

3.2.3 Đẩy mạnh cải cách hành chính đối với thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 94

3.2.4 Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 95

3.2.5 Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, phối hợp liên ngành trong công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh 97

3.2.6 Xây dựng cơ chế tài chính khuyến khích mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và giảm nợ BHXH bắt buộc 99

3.2.7 Cung cấp thông tin về việc tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động 100

3.3 Một số kiến nghị 101

3.3.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc 101

3.3.2 Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam 102

3.3.3 Kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phương 103

Kết luận chương 3 103

KẾT LUẬN 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH Bảo hiểm xã hội

CNTT Công nghệ thông tin

SXKD Sản xuất kinh doanh

TLNĐ-BNN Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ

Trang

Sơ đồ:

SƠ ĐỒ 2.1 VỊ TRÍ BHXH NGHỆ AN TRONG HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ

BHXH 43

SƠ ĐỒ 2.2 MÔ HÌNH TỔ CHỨC BHXH NGHỆ AN 44

BẢNG 2.1 SỐ ĐƠN VỊ THAM GIA BHXH BẮT BUỘC GIAI ĐOẠN 2010-2014 54

BẢNG 2.2 TÌNH HÌNH THAM GIA BHXH BẮT BUỘC CỦA NLĐ TRONG CÁC ĐƠN VỊ TỪ NĂM 2010 - 2014 56

BẢNG 2.3 TIỀN THU BHXH BẮT BUỘC GIAI ĐOẠN 2010-2014 65

BIỂU ĐỒ 2.1 SỐ TIỀN THU BHXH BẮT BUỘC GIAI ĐOẠN 2010-2014 66

BẢNG 2.4 TỶ LỆ HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH THU BHXH BẮT BUỘC GIAI ĐOẠN 2010-2014 68

BẢNG 2.5 MỨC LÃI PHẠT CHẬM ĐÓNG TỪ 2010 - 2014 69

BẢNG 2.6 SỐ TIỀN NỢ BHXH BẮT BUỘC GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 70

BIỂU ĐỒ 2.2 SỐ TIỀN NỢ BHXH BẮT BUỘC GIAI ĐOẠN 2010-2014 71

BẢNG 2.7 TỶ LỆ NỢ BHXH BẮT BUỘC GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 72 BẢNG 2.8 SỐ NGƯỜI HƯỞNG CHẾ ĐỘ BHXH TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2014.75

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Trong công cuộc đổi mới đất nước, kinh tế không ngừng phát triển đờisống nhân dân được cải thiện và nâng cao, tuy nhiên một bộ phận người laođộng (NLĐ) đời sống còn bấp bênh không đảm bảo do gặp phải những rủi ronhư thiếu việc làm, ốm đau, tuổi già không có thu nhập…Để bù đắp một phầnthiếu hụt đó, từ năm 1995 Đảng ta đã cụ thể hoá đường lối chính sách bằngchế độ Bảo hiểm xã hội (BHXH), được bổ sung, đổi mới và hoàn thiện cácchế độ, chính sách BHXH theo quy định tại chương III Bộ luật lao động đượcQuốc hội thông qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1995, vàNghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ

BHXH là một trong những chính sách trụ cột chính của hệ thống ansinh xã hội (ASXH), góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảođảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội Đây là chínhsách quan trọng nhất để bảo vệ NLĐ, đảm bảo thay thế hoặc bù đắp mộtphần thu nhập của NLĐ khi họ giảm hoặc mất thu nhập do bị ốm đau, thaisản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bị thất nghiệp, hết tuổi lao độnghoặc chết…Trên cơ sở đóng góp của NLĐ, người sử dụng lao động(NSDLĐ) vào quỹ BHXH và có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luậtnhằm ổn định đời sống cho NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần bảođảm an toàn cho xã hội

Để phù hợp với điều kiện KT - XH phát triển, trình độ dân trí ngàycàng cao, Luật BHXH số 71/2006/QH11 được Quốc hội nước cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/6/2006 Sự ra đời của Luật BHXHđánh giá một bước tiến quan trọng của ngành BHXH Đối tượng tham giaBHXH bắt buộc không còn tập trung vào các đơn vị HCSN, các DN nhà nước

Trang 12

nữa mà được mở rộng tới các DN ngoài quốc doanh như DN tư nhân, công tytrách nhiệm hưu hạn, hợp tác xã, hộ kinh doanh các thế…, số người tham giangày càng tăng, số thu BHXH bắt buộc năm sau luôn cao hơn năm trước.Song song với thu BHXH bắt buộc thì việc chi trả các chế độ BHXH choNLĐ ngày càng thuận lợi, mức chi trả ngày càng cao, đối tượng thụ hưởngngàng càng rộng hơn Do đó, cần có một lượng tiền đủ lớn để đảm bảo chocông tác chi trả các chế độ BHXH bắt buộc đầy đủ, đúng quy định cho NLĐ.

Để đạt được mục tiêu đó thì việc tham gia BHXH bắt buộc đóng góp vào quỹBHXH bắt buộc là một nhiệm vụ rất quan trọng, có thể coi quỹ BHXH bắtbuộc là sự sống còn của hệ thống BHXH, đảm bảo cho hệ thống hoạt độngtheo đúng chức năng nhiệm vụ

Công tác thu BHXH bắt buộc là nguồn hình thành cơ bản nhất trongquá trình tạo lập quỹ BHXH; đồng thời là khâu bắt buộc đối với đối tượngtham gia BHXH thực hiện trách nhiệm của mình Vì vậy, công tác thu BHXHbắt buộc là khâu quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của việcthực hiện chính sách BHXH của nước ta

Trong những năm qua, công tác triển khai thực hiện chính sách, phápluật về BHXH ở Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng đã đạt kết quả khảquan; việc chi trả lương hưu và giải quyết các chế độ trợ cấp cho đối tượng cóliên quan được thực hiện kịp thời Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác thuBHXH bắt buộc còn một số hạn chế, yếu kém, nổi bật là một số vấn đề như:Diện bao phủ BHXH bắt buộc còn thấp, tình trạng trốn đóng BHXH bắt buộccòn nhiều, tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc (trên số lao động thuộc diện thamgia BHXH bắt buộc) chỉ đạt dưới 65%; tỷ lệ nợ tiền BHXH bắt buộc còn lớn,chiếm tỷ lệ bình quân 8.19% so với tổng tiền phải thu trong giai đoạn 2010-

2014, tình trạng gian lận trong việc đăng ký tham gia, kê khai quỹ lương đóngBHXH bắt buộc cho NLĐ còn nhiều

Trang 13

Trước thực trạng như trên ở BHXH Nghệ An và trước nguy cơ chung

về mất cân đối quỹ BHXH trong tương lai gần, vấn đề hoàn thiện quản lý thuBHXH bắt buộc càng trở nên quan trọng Đây chính là lý do tôi lựa chọn đề

tài: “Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh Nghệ

An” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

Nghiên cứu đề tài này, tác giả mong muốn và hi vọng những kết quảnghiên cứu có thể được ứng dụng trong thực tế, góp phần hoàn thiện quản lýthu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu, bài báo bàn luận về cơchế thu và quản lý thu BHXH đó là:

“Thực trạng quản lý thu BHXH hiện nay và các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thu”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, do Tiến sĩ Nguyễn

Văn Châu, nguyên Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ nhiệm đề tài, bảo vệnăm 1996

Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện cơ chế thu BHXH ở Việt Nam” của tác giả

Phạm Trường Giang (2009) Luận án nghiên cứu sự phối hợp giữa các bộphận trong hệ thống thu BHXH từ đó phát hiện ra những tồn tại, bất cập Trên

cơ sở đó, luận án đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế thu BHXH

ở Việt Nam

Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện quản lý thu BHXH khu vực DN ngoài

quốc doanh ở Việt Nam” của tác giả Trần Quốc Túy, Ban tuyên truyền

-BHXH Việt Nam Đề tài nghiên cứu quá trình tổ chức thực hiện thu -BHXHkhu vực ngoài quốc doanh từ năm 1995-2000; làm rõ thêm cơ sở lý luận vàthực tiễn về quản lý thu BHXH khu vực này, thực trạng và giải pháp hoànthiện quản lý thu BHXH khu vực ngoài quốc doanh ở Việt Nam

Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh

Thanh Hóa” (2010) của tác giả Nguyễn Văn Tám Tác giả trên cơ sở vận

Trang 14

dụng lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý thu BHXH, luận văn phân

tích thực trạng công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, từ đó

đề xuất những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện quản lý thu BHXH trên địabàn tỉnh Thanh Hóa

Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình quản lý

thu BHXH (1999) của tiến sĩ Dương Xuân Triệu, Giám đốc trung tâm thông

tin khoa học BHXH Việt Nam, bảo vệ năm 1999.Trên cơ sở nghiên cứu 5 môhình quản lý thu BHXH của các nước trong khu vực và trên thế giới, tác giả

đã làm rõ một số khái niệm xung quanh vấn đề thu BHXH, thực trạng quản lýthu BHXH phù hợp với từng loại đối tượng ở Việt Nam

Ngoài ra, trước vấn đề nợ đọng BHXH ở Việt Nam, và cũng là nỗibức xúc của các nước thành viên ASEAN Ngày 16/9/2010, tại Hà Nội, đãdiễn ra hội nghị Hiệp hội An sinh xã hội ASEAN (ASSA) 26, với chủ đềhội thảo chính là “Các biện pháp thu hồi nợ đọng BHXH”, giúp các nướcthành viên đóng góp, chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm trong công tác thu hồi nợđọng BHXH

Những nghiên cứu kể trên đã căn cứ trên cơ sở lý thuyết về quản lýthu, tình hình thực tế công tác thu ở một số nước trên thế giới, và thực trạngcủa từng địa phương trong nước theo từng giai đoạn để có những phân tích,tìm ra những phương pháp để hoàn thiện công tác quản lý quỹ BHXH, hoànthiện công tác quản lý thu BHXH nói chung, hay của một địa phương, một

số nhóm đối tượng thu…cho phù hợp Tuy nhiên, tình hình thực tế ở mỗi địaphương khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau đặc biệt trong giai đoạnhiện nay với những sự thay đổi nhanh chóng trong phát triển KT - XH cũngnhư những chính sách mới trong quán lý nhà nước về BHXH đặt ra nhữngyêu cầu khác nhau trong công tác quản lý thu để đạt được hiệu quả Công tácthu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang có những hạn chế, chưa

Trang 15

mang lại kết quả như mong muốn, nhưng cũng chưa có đề tài nào nghiêncứu một cách có hệ thống về quản lý thu BHXH bắt buộc ở Nghệ An Đâycũng chính là lý do tác giả chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ của mình.Trong luận văn, tác giả đã tham khảo những đề tài nghiên cứu liên quan trên

để có cái nhìn tổng quan về quản lý thu BHXH nói chung, để tiếp cận vấn đềquản lý thu ở những góc độ khác nhau, xem xét những giải pháp mà những

đề tài đã đưa ra để gợi ý thêm những giải pháp phù hợp trên địa bàn tỉnhNghệ An Đồng thời, tác giả cũng nghiên cứu về tình hình thực tế trong giaiđoạn hiện nay trên địa bàn, kết hợp với những chính sách mới và những dựbáo trong thời gian tiếp theo để đưa ra những định hướng, giải pháp nhằmhoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An Nghiêncứu sẽ góp phần giúp BHXH tỉnh Nghệ An có những gợi ý về giải pháp cóthể thực hiện nhằm hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn;đồng thời cũng có thể là những gợi ý mà một số địa phương khác có thể vậndụng sáng tạo cho phù hợp

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là luận giải cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn

cứ cho việc xây dựng các giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộctrên địa bàn tỉnh Nghệ An, góp phần nâng cao chất lượng bảo hiểm cho cácđối tượng hưởng lợi trong xã hội

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết phù hợp về quản lý thu BHXH bắt buộc;

- Đánh giá thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnhNghệ An;

- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu BHXH bắtbuộc tại tỉnh BHXH tỉnh Nghệ An

Trang 16

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Các nội dung liên quan đến công tác quản lý thu BHXH bắt buộc: Quytrình thu BHXH bắt buộc, các nội dung quản lý thu BHXH bắt buộc, Các yếu

tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH bắt buộc

- Phạm vi nghiên cứu

Quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn từnăm 2010 - 2014, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXHbắt buộc cho giai đoạn 2015-2020

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn, các phương pháp chủ yếu tác giả đã sử dụng, vận dụng

và phối hợp trong nghiên cứu gồm: Phương pháp tổng hợp, phân tích so sánh,

để hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về BHXH và quản

lý thu BHXH bắt buộc;

Sử dụng phương pháp thống kê số liệu theo thời gian, sử dụng các bảngbiểu, sơ đồ; tính toán định lượng và so sánh một số chỉ tiêu để phân tích đểđánh giá về thực trạng hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXHNghệ An một cách khoa học

Nguồn dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu đề tài gồm: Thu thập các

dữ liệu, thông tin từ các báo cáo báo cáo, các nghiên cứu được công khai trêncác phương tiện thông tin đại chúng về các vấn đề liên quan đến công tác thuBHXH bắt buộc nói chung và trên địa bàn Nghệ An nói riêng

Đề tài cũng sử dụng các thông tin, số liệu từ Chi cục Thống kê tỉnhNghệ An (Số lao động, DN, dân số ); từ Sở Kế hoạch Đầu tư Nghệ An ,

và sử dụng các tài liệu, báo cáo nội bộ và số liệu về kết quả thu BHXHbắt buộc từ Phòng thu BHXH, phòng Kế hoạch Tài chính BHXH tỉnhNghệ An

Trang 17

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

và tương lai Đối với NLĐ, do sự hiểu biết về quyền lợi của mình còn thấp,lại sợ mất việc làm nên chưa quan tâm đến chế độ BHXH bắt buộc, từ đó đưa

ra những biện pháp khắc phục Nhờ vậy, luận văn đã đóng góp hệ thống cácbiện pháp khả thi mang ý nghĩa thực tiễn cao nhằm làm tăng số lao động đượctham gia BHXH bắt buộc, đảm bảo quyền lợi của NLĐ Đồng thời đảm bảonguồn thu BHXH bắt buộc giảm sự thất thoát, hoàn thiện được công tác thutrên địa bàn tỉnh

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược bố cục gồm ba chương

Chương 1 Lý luận chung về bảo hiểm xã hội và quản lý thu bảo hiểm

xã hội bắt buộc Chương 2 Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa

bàn tỉnh Nghệ An Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội

bắt buộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Trang 18

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ

THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

1 1 Các khái niệm liên quan

1.1.1 Khái niệm về bảo hiểm

Theo Dennis Kessler, bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất

hạnh của số ít (1)

Theo Monique Gaullier (2), bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên

là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thựchiện mong muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy

ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bênkhác: đó là người bảo hiểm Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn

bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê

Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ định nghĩa rằng bảo hiểm là một cơ

chế, theo cơ chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyểnnhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người đượcbảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hạigiữa tất cả những người được bảo hiểm

Luật Kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (2000) quy định rằng Kinh

doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinhlợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảohiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảohiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người đượcbảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm

(1) Dennis Kessler, Risque No 17, Jan-Mars 1994 [25].

(2) Monique Gaultier, Généralité sur l'assurance, Projet d'assur, L'école supérieur des Finances et de la Comptabilité de Hanoi - FFSA, Hanoi-1994[25].

Trang 19

Bản chất của bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số

người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu Bảo hiểm hoạtđộng dựa trên Quy luật số đông (the law of large numbers)

1.1.2 Khái niệm về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm xã hội bắt buộc

Trong hoạt động của đời sống xã hội cũng như trong hoạt động SXKD,ngoài những biến cố đã được con người tính toán một cách khoa học và được

dự báo trước, con người luôn luôn phải đối mặt với những rủi ro bất ngờ cóthể xảy ra do những nhiều nguyên nhân như: thiên tai (bão lụt, động đất, hạnhán…), tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, ốm đau, dịch bệnh, hỏahoạn… Những bất trắc, rủi ro đó thường gây nên những hậu quả khó lường,làm ảnh hưởng đến đời sống xã hội, hoạt động sản xuất và ảnh hưởng tới sứckhỏe của con người Bởi vậy ngay từ khi xã hội loài người xuất hiện thì nhucầu an toàn đối với con người cũng xuất hiện và đó là một trong những nhucầu vĩnh cửu BHXH ra đời và trở thành giải pháp hữu hiệu giúp con ngườivượt qua những khó khăn, rủi ro trong cuộc sống và trong quá trình lao động

BHXH xuất hiện và phát triển cùng với quá trình phát triển kinh tế - xãhội của nhân loại Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì nước Phổ (nay lànước Cộng hòa liên bang Đức) là nước đầu tiên trên thế giới ban hành chế độbảo hiểm ốm đau, đánh dấu sự ra đời của BHXH Đến nay, BHXH trở thànhnền tảng cơ bản của hệ thống ASXH của mỗi quốc gia, được thực hiện ở hầuhết các nước trên thế giới và ngày càng phát triển Mặc dù đã có quá trìnhphát triển tương đối dài, nhưng cho đến nay còn có nhiều khái niệm vềBHXH, chẳng hạn như:

Theo từ điển Bách khoa: "BHXH là sự đảm bảo, thay thế hoặc bù đắp

một phần thu nhập cho NLĐ khi họ mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già,

Trang 20

tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm đảm bảo, an toàn đời sống cho NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn

xã hội" [26].

- Công ước 102 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm

về BHXH như sau: “BHXH là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành

viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội dẫn đến việc ngừng hoặc giảm sút đáng

kể về thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già, và chết; đồng thời bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con” [24] Khái niệm này đã phản ánh được sự kết hợp hai mặt của

BHXH là mặt kinh tế và mặt xã hội

- Theo Bộ luật Lao động “BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắpmột phần thu nhập cho NLĐ khi họ bị mất hoặc giảm khoản thu nhập từnghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm donhững rủi ro xã hội thông qua việc hình thành, sử dụng một quỹ tài chính do

sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, nhằm góp phần đảm bảo an toànđời sống của NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xãhội” [1, tr.7]

BHXH cũng được tiếp cận dưới những góc độ khác nhau:

- Dưới góc độ chính sách: BHXH là một chính sách xã hội, nhằm giảiquyết các chế độ xã hội liên quan đến một tầng lớp đông đảo NLĐ và bảo vệ

sự phát triển kinh tế - xã hội, sự ổn định chính trị quốc gia

- Dưới góc độ tài chính: BHXH là một quỹ tài chính tập trung, đượchình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia và có sự hỗ trợ của Nhànước

Trang 21

- Dưới góc độ thu nhập: BHXH là sự đảm bảo thay thế một phần thunhập khi NLĐ có tham gia BHXH bị mất hoặc giảm thu nhập.

- Dưới góc độ quản lý: BHXH là công cụ quản lý của Nhà nước để điềuchỉnh mối quan hệ kinh tế giữa NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước; thực hiện quátrình phân phối và phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong xã hội

Theo quy định tại Điều 3 Luật BHXH được Quốc hội nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6

năm 2006 như sau: “BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu

nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ

sở đóng vào quỹ BHXH” [13].

Như vậy, BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thunhập cho NLĐ, khi họ gặp phải biến cố, rủi ro làm suy giảm sức khỏe, mấtkhả năng lao động, mất việc làm, chết; gắn liền với quá trình tạo lập một quỹtiền tệ tập trung được hình thành bởi các bên tham gia BHXH đóng góp vàviệc sử dụng quỹ đó cung cấp tài chính nhằm đảm bảo mức sống cơ bản chobản thân NLĐ và những người ruột thịt của NLĐ trực tiếp phải nuôi dưỡng,góp phần đảm bảo an toàn xã hội

Có 2 loại BHXH: bắt buộc và tự nguyện

BHXH tự nguyện là loại hình BHXH mà đối tượng tham gia hoàn toàn

tự nguyện đóng góp mức phí và thụ hưởng theo quy định

BHXH bắt buộc là gì? Theo quy định tại điều 3 Luật BHXH: bảo hiểm

xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia [13].

1.2 Đặc điểm, nguyên tắc và vai trò của bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.2.1 Đặc điểm của bảo hiểm xã hội bắt buộc

Trang 22

Cùng với quá trình phát triển, tiến bộ của loài người, BHXH bắt buộcđược coi là một chính sách xã hội quan trọng của bất kỳ nhà nước nào, nhằmbảo đảm an toàn cho sản xuất, cho đời sống vật chất và tinh thần của mọingười trong xã hội Với tư cách là công cụ quan trọng nhất để quản lý xã hội,nhà nước phải can thiệp và tổ chức bảo vệ quyền lợi chính đáng cho NLĐ,đặc biệt là để giải quyết mối quan hệ thuê mướn lao động giữa chủ và thợ.Yêu cầu giới chủ phải thực hiện những cam kết đảm bảo điều kiện làm việc

và nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần cho giới thợ, trong đó có nhu cầu vềtiền lương, về chăm sóc y tế, về chăm sóc khi bị ốm đau, tai nạn, trả lương khiNLĐ đến tuổi nghỉ hưu Đồng thời, bản thân NLĐ cũng phải có trách nhiệmgiành một khoản thu nhập chi trả cho bản thân mình khi có những rủi ro xảy

ra Mặt khác, nhà nước được coi như là một người chủ sử dụng lao động củamọi NLĐ, vì vậy NSDLĐ không đủ để trang trải cho những khoản chi choNLĐ khi họ không may gặp phải rủi ro thì Nhà nước phải có trách nhiệmtrích một phần ngân sách để bảo đảm đời sống cơ bản cho NLĐ Như vậy, cóthể rút ra đặc điểm cơ bản của BHXH bắt buộc khác với loại hình BHXH tựnguyện ở những điểm như sau:

Một là, BHXH bắt buộc được hình thành trên cơ sở quan hệ lao động,giữa các bên cùng tham gia và được hưởng BHXH Nhà nước ban hành cácchế độ, chính sách BHXH bắt buộc, tổ chức ra cơ quan chuyên trách, thựchiện nhiệm vụ quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH Chủ sử dụng và NLĐ cótrách nhiệm đóng góp để hình thành quỹ BHXH bắt buộc NLĐ (bên đượcBHXH) và gia đình của họ được cung cấp tài chính từ quỹ BHXH bắt buộckhi họ có đủ điều kiện theo chế độ BHXH quy định Đó chính là mối quan hệcủa các bên tham gia BHXH bắt buộc Đây là điểm khác biệt căn bản củaBHXH bắt buộc so với các loại hình BHXH tự nguyện khác

Trang 23

Hai là, phân phối trong BHXH bắt buộc là phân phối không đều, nghĩa

là không phải ai tham gia BHXH bắt buộc cũng được phân phối với số tiềngiống nhau Phân phối trong BHXH bắt buộc vừa mang tính bồi hoàn vừakhông mang tính bồi hoàn Những biến cố xảy ra mang tính tất nhiên đối vớicon người là thai sản (đối với lao động nữ), tuổi già và chết, trong trường hợpnày, BHXH bắt buộc phân phối mang tính bồi hoàn vì NLĐ đóng BHXHchắc chắn được hưởng khoản trợ cấp đó Còn trợ cấp do những biến cố làmgiảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm, những rủi ro xảy ra tráingược với ý muốn của con người như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp, là sự phân phối mang tính không bồi hoàn; có nghĩa là chỉ khi nàoNLĐ gặp phải tổn thất do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thìmới được hưởng khoản trợ cấp đó

Ba là, BHXH bắt buộc hoạt động theo nguyên tắc "cộng đồng - lấy sốđông bù cho số ít" tức là dùng số tiền đóng góp nhỏ của số đông người thamgia BHXH để bù đắp, chia sẻ cho một số ít người với số tiền lớn hơn so với sốđóng góp của từng người, khi họ gặp phải những biến cố rủi ro gây tổn thất

Bốn là, hoạt động BHXH bắt buộc là một loại hoạt động dịch vụ công,mang tính xã hội cao; lấy hiệu quả xã hội làm mục tiêu hoạt động Đây làđiểm khác biệt rõ rệt của BHXH bắt buộc so với các loại hình BH mang tínhkinh doanh khác Vì, với các loại hình dịch vụ BH khác, hoạt động của nó làtối đa hóa lợi nhuận, các công ty BH, các tập đoàn BH cả trong nước và nướcngoài thực hiện hoạt động kinh doanh hoàn toàn vì mục đích lợi nhuận Hoạtđộng BHXH bắt buộc là quá trình tổ chức, triển khai thực hiện các chế độ,chính sách BHXH của tổ chức quản lý sự nghiệp BHXH đối với NLĐ thamgia và hưởng các chế độ BHXH Là quá trình tổ chức thực hiện các nghiệp vụthu BHXH bắt buộc đối với NSDLĐ và NLĐ; giải quyết các chế độ, chính

Trang 24

sách và chi BHXH cho người được hưởng; quản lý quỹ BHXH và thực hiệnđầu tư bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH.

1.2.2 Nguyên tắc của bảo hiểm xã hội bắt buộc

BHXH bắt buộc có những nguyên tắc hoạt động mang tính phổ biến vànhất quán đó là:

Thứ nhất, BHXH bắt buộc là một hình thức hoạt động nhằm phân tánrủi ro, hỗ trợ lẫn nhau giữa những đơn vị, cá nhân cùng tham gia bảo hiểmthực hiện theo nguyên tắc "cộng đồng - lấy số đông bù cho số ít" Hình thànhđược quỹ bảo hiểm tập trung càng lớn, mức độ an toàn quỹ bảo hiểm càngcao, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính đáp ứng yêu cầu chi trả càng kịp thời,đầy đủ hơn cho người được thụ hưởng

Thứ hai, quỹ BHXH bắt buộc được hình thành chủ yếu từ sự đóng gópcủa những bên tham gia bảo hiểm Quỹ phải được tính toán cân đối thu - chimột cách khoa học dựa trên quy luật số lớn để xác định mức đóng góp của đốitượng tham gia và mức hưởng thụ do quỹ phải chi trả; sao cho quỹ phải được

ổn định, vững chắc trong bất kỳ hoàn cảnh nào vẫn phải đảm bảo đủ nguồnlực tài chính để chi trả kịp thời, đầy đủ các khoản bồi thường, trợ cấp cho đốitượng được thụ hưởng

Thứ ba, quỹ BHXH bắt buộc được quản lý và sử dụng theo chế độ tàichính và luật pháp của nhà nước quy định Quỹ tạm thời nhàn rỗi được thựchiện các hoạt động đầu tư vừa góp phần cung cấp nguồn vốn để phát triểnkinh tế - xã hội; vừa để bảo toàn và tăng trưởng quỹ Khi thực hiện hoạt độngđầu tư quỹ phải đảm bảo an toàn; hạn chế rủi ro, thất thoát quỹ đến mức thấpnhất, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và đảm bảo khả năng thanh toán linh hoạt

1.2.3 Vai trò của bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.2.3.1 Vai trò của bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động

và gia đình của họ

Trang 25

Ở bất kỳ hoàn cảnh, thời điểm nào, rủi ro luôn luôn rình rập, đe dọacuộc sống của mỗi người gây gánh nặng cho cộng đồng và xã hội Rủi ro phátsinh hoàn toàn ngẫu nhiên, bất ngờ không lường trước được nhưng xét trênbình diện xã hội, rủi ro là một tất yếu Phòng ngừa và hạn chế những tác độngtiêu cực của rủi ro đối với con người và xã hội là nhiệm vụ, mục tiêu hoạtđộng của BHXH bắt buộc, có thể thấy một số vai trò của BHXH bắt buộc đốivới cá nhân:

- Thứ nhất, BHXH bắt buộc có vai trò ổn định thu nhập cho NLĐ vàgia đình họ Khi tham gia BHXH bắt buộc, NLĐ phải trích một khoản phí nộpvào quỹ, khi gặp rủi ro, bất hạnh như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động làmcho chi phí gia đình tăng lên hoặc phải ngừng làm việc tạm thời Do vậy, thunhập của gia đình bị giảm, đời sống kinh tế lâm vào tình cảnh khó khăn, túngquẫn Nhờ có chính sách BHXH bắt buộc mà họ được nhận một khoản tiềntrợ cấp đó bù đắp lại phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm để đảm bảo ổn địnhthu nhập, ổn định đời sống, tạo cho NLĐ luôn yên tâm làm việc

- Thứ hai, ngoài việc đảm bảo đời sống kinh tế, BHXH bắt buộc tạođược tâm lý an tâm, tin tưởng Khi đó tham gia BHXH bắt buộc góp phầnnâng cao đời sống tinh thần cho NLĐ đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúccho nhân dân

1.2.3.2 Vai trò của bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với xã hội

- Thứ nhất, tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước, NSDLĐ và NLĐ,mối quan hệ ràng buộc, chặt chẽ, chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ rủi ro chỉ cóđược trong quan hệ của BHXH bắt buộc Tuy nhiên, mối quan hệ này thể hiệntrên giác độ khác nhau NLĐ tham gia BHXH bắt buộc với vai trò bảo vệquyền lợi cho chính mình, đồng thời phải có trách nhiệm đối với cộng đồng

và xã hội NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc là để tăng cường tình đoàn kết

và cùng chia sẻ rủi ro cho NLĐ nhưng đồng thời cũng bảo vệ, ổn định cuộc

Trang 26

sống cho các thành viên trong xã hội Mối quan hệ này thể hiện tính nhânsinh, nhân văn sâu sắc của BHXH bắt buộc.

- Thứ hai, BHXH bắt buộc thể hiện tính nhân đạo cao đẹp, tạo chonhững người bất hạnh có thêm những điều kiện, những lực đẩy cần thiết đểkhắc phục những biến cố xã hội, hoà nhập vào cộng đồng, kích thích tính tíchcực của xã hội trong mỗi con người giúp họ hướng tới những chuẩn mực của

“Chân - Thiện - Mỹ” nhờ đó có thể chống lại tư tưởng “Đèn nhà ai nhà ấyrạng” BHXH bắt buộc là yếu tố tạo nên sự hòa đồng mọi người, không phânbiệt chính kiến, tôn giáo, chủng tộc, vị thế xã hội đồng thời giúp mọi ngườihướng tới một xã hội nhân ái, cuộc sống công bằng, bình yên

- Thứ ba, BHXH bắt buộc thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫnnhau tương thân tương ái của cộng đồng Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trongcộng đồng là nhân tố quan trọng, giúp đỡ những người bất hạnh là nhằm hoànthiện những giá trị nhân bản của con người, tạo điều kiện cho một xã hội pháttriển lành mạnh và bền vững

- Thứ tư, BHXH bắt buộc góp phần thực hiện bình đẳng xã hội trêngiác độ xã hội, BHXH bắt buộc là một công cụ để nâng cao điều kiện sốngcho NLĐ Trên giác độ kinh tế, BHXH bắt buộc là một công cụ phân phối lạithu nhập giữa cãc thành viên trong cộng đồng Nhờ sự điều tiết này, NLĐđược thực hiện bình đẳng không phân biệt các tầng lớp trong xã hội

1.2.3.3 Vai trò bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với nền kinh tế

- Thứ nhất, khi chuyển sang cơ chế thị trường, thì sự phân tầng giữa cáclớp trong xã hội trở nên rõ rệt Đồng thời tạo ra sự bất bình đẳng về thu nhậpgiữa các ngành nghề khác nhau trong xã hội Nhưng rủi ro xảy ra trong cuộcsống không loại trừ một ai, nếu rơi vào những người có hoàn cảnh kinh tế khókhăn thì cuộc sống của họ trở nên bần cùng, túng quẫn BHXH bắt buộc đãgóp phần ổn định đời sống cho họ và gia đình họ

Trang 27

- Thứ hai, đối với các DN, khi những NLĐ không may gặp rủi ro thì đãđược chuyển giao cho cơ quan BHXH bắt buộc chi trả Nhờ vậy tình hình tàichính của các DN được ổn định hơn Hệ thống BHXH bắt buộc đã bảo đảm

ổn định xã hội tạo tiền đề để phát triển kinh tế thị trường

- Thứ ba, khi tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ sẽ phát huy tinh thầntrách nhiệm, gắn bó tận tình của NLĐ trong các DN làm cho mối quan hệ thịtrường lao động được trở nên lành mạnh hơn, thị trường sức lao động vậnđộng theo hướng tích cực góp phần xây dựng và có kế hoạch phát triển chấtlượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường

- Thứ tư, quỹ BHXH bắt buộc do các bên tham gia đóng góp được tích

tụ tập trung rất lớn, phần quỹ nhàn rỗi được đem đầu tư cho kinh tế tạo ra sựtăng trưởng, phảt triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho NLĐ

- Thứ năm, BHXH bắt buộc vừa tạo động lực cho các thành phầnkinh tế phát triển, nhưng mặt khác tạo ra sự bình đẳng giữa các tầng lớpdân cư thông qua hệ thống phân phối lại thu nhập góp phần lành mạnh hóathị trường lao động Các bên tham gia BHXH bắt buộc đều phải đóng gópvào quỹ Quỹ này dùng để trợ cấp cho một số NLĐ tham gia BHXH bắtbuộc khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập Theo quy luật “số đông bù số ít”BHXH bắt buộc thực hiện phân phối lại thu nhập cả theo chiều dọc vàchiều ngang Thực hiện chức năng này BHXH bắt buộc góp phần thực hiệncông bằng xã hội

1.3 Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Trong một hệ thống BHXH có đóng góp, hệ thống thu các khoản đónggóp có một tầm quan trọng đặc biệt Các khoản đóng góp là nguồn tài chính

mà hệ thống BHXH phụ thuộc vào, là cơ sở để hình thành quỹ tài chính tậptrung đảm bảo chi trả các chế độ BHXH bắt buộc

Trang 28

Để đảm bảo nguồn thu vào quỹ BHXH bắt buộc nói riêng và các quỹtài chính nói chung, đòi hỏi phải có cơ chế thu Để tìm hiểu rõ hơn, tác giả đãnghiên cứu, làm rõ nội hàm khái niệm cơ chế thu BHXH bắt buộc.

Cơ chế thu BHXH bắt buộc là tổng thể các yếu tố bao gồm: luật pháp, chính sách, bộ máy, biện pháp… để chỉ đạo, triển khai và thực hiện công tác thu BHXH, nhằm thực hiện mục tiêu an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội.

Như vậy, theo cách hiểu của tác giả, cơ chế thu BHXH bắt buộc sẽ baogồm các bộ phận:

- Chính sách, pháp luật về thu BHXH bắt buộc: Chính sách, pháp luật

về BHXH là cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện.Chính sách, pháp luật về thu BHXH bắt buộc bao gồm các quy định về đốitượng, mức đóng BHXH, phương thức đóng và các chế tài xử lý đối với cáctrường hợp không tuân thủ quy định về thu BHXH bắt buộc

- Chủ thể thu BHXH bắt buộc: BHXH là chính sách của Nhà nước nhằm

đảm bảo ASXH, vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển của mỗiquốc gia Bởi vậy, ngoài các quỹ BHXH do tư nhân quản lý, các quỹ BHXH doNhà nước quản lý thì chủ thể thu BHXH bắt buộc là Nhà nước Tuy theo hệthống tổ chức của từng nước, chủ thể thu BHXH bắt buộc bao gồm:

+ Các cơ quan QLNN về BHXH

+ Các cơ quan sự nghiệp tổ chức thu BHXH

- Biện pháp, hình thức thu: Là cách thức tổ chức thực hiện các chính

sách, pháp luật để thu nộp BHXH, bao gồm cả các biện pháp bắt buộc, cưỡngchế các đối tượng thu chấp hành quy định về thu BHXH bắt buộc, sự phốihợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc tổ chức thực hiện các chính sách,pháp luật về thu BHXH bắt buộc

- Đối tượng thu (người nộp): Trong hệ thống chính sách thu BHXH bắt

buộc của các nước trên thế giới đều quy định đối tượng thu BHXH bắt buộc

Trang 29

là NLĐ và NSDLĐ Tuy nhiên, do điều kiện KT - XH, chính trị của từngquốc gia khác nhau nên trách nhiệm đóng góp (tỷ lệ đóng góp) của NLĐ,NSDLĐ có khác nhau.

1.3.1 Xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh cơ chế thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Để tiến hành quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội, Nhà nước với tưcách là chủ thể quản lý phải sử dụng các công cụ quản lý tác động lên các chủthể quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý của mình Trong hệ thống cáccông cụ quản lý và điều chỉnh kinh tế -xã hội của Nhà nước thì luật pháp làcông cụ đặc biệt quan trọng

Luật pháp, chính sách và các quy định liên quan đến thu BHXH bắtbuộc là công cụ quan trọng để cơ quan BHXH thực hiện việc thu BHXH bắtbuộc, đồng thời cơ quan BHXH dùng công cụ này để tác động lên các đốitượng thu và thụ hưởng BHXH bắt buộc nhằm đạt mục tiêu quản lý củamình Chính vì vậy, bộ phận cấu thành đầu tiên của cơ chế thu BHXH bắtbuộc phải nói đến chính là hệ thống luật pháp, chính sách trong lĩnh vực thuBHXH bắt buộc

Luật pháp, chính sách và các quy định liên quan đến thu BHXH bắtbuộc là sự thể chế hóa thành quyền và nghĩa vụ đối với các đối tượng liênquan đến thu và thụ hưởng BHXH Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến

cơ chế thu BHXH bắt buộc, ngoài vai trò của luật pháp nói chung cần phải đạtđược hai mục đích: Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động thu BHXH bắtbuộc, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của người được thụhưởng BHXH bắt buộc

1.3.2 Tổ chức thực hiện thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Trang 30

Thứ nhất, quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Việc xác định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là nhiệm vụ quantrọng trước tiên trong quản lý thu BHXH bắt buộc Đối tượng tham giaBHXH bắt buộc gồm: Cả NLĐ và NSDLĐ đều phải tham gia đóng góp

NLĐ tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợpđồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩquan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công

NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị

sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xãhội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổchức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trênlãnh thổ Việt Nam; DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chứckhác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho NLĐ

Công tác quản lý đối tượng tham gia yêu cầu cơ quan BHXH phải xácđịnh được những đơn vị có trách nhiệm phải đăng ký tham gia BHXH bắt buộccho NLĐ để thông báo, hướng dẫn các đơn vị kịp thời đăng ký tham gia và đóng

đủ tiền BHXH cho cơ quan BHXH theo quy định của pháp luật Việc quản lýchặt chẽ đối tượng tham gia là một vấn đề quan trọng, giúp tránh được thất thu

Trang 31

BHXH bắt buộc.

Thứ hai, xác định căn cứ và phương thức thu BHXH bắt buộc

* Căn cứ thu BHXH bắt buộc

Trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước về tiền lương làm căn

cứ đóng BHXH như: Điều 149 - Bộ Luật Lao động, Luật BHXH ban hànhkèm theo Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ vàcác Thông tư, Văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể hoá, hoặc giải thích rõ cácvấn đề liên quan đến tiền lương làm căn cứ thu BHXH bắt buộc của NLĐ,được quy định cụ thể như sau:

- Tiền lương hàng tháng làm căn cứ thu BHXH bắt buộc là tiền lương,tiền công theo ngạch, bậc hoặc lương theo cấp bậc, chức vụ, lương hợp đồng;các khoản hệ số chức vụ, thâm niên chức vụ bầu cử, hệ số chênh lệch bảo lưu(nếu có)

- NLĐ hưởng lương theo chế độ tiền lương thuộc hệ thống thang lương,bảng lương do Nhà nước quy định, được tính theo mức tiền lương tối thiểu doNhà nước quy định tại thời điểm thu BHXH bắt buộc

- Tiền lương hàng tháng làm căn cứ thu BHXH bắt buộc của NLĐ làmviệc trong các đơn vị liên doanh, DN có vốn ĐTNN theo mức lương ghi tronghợp đồng lao động, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Nhànước quy định tại thời điểm đóng

* Mức đóng và phương thức thu BHXH bắt buộc

Mức đóng BHXH bắt buộc

Mức đóng BHXH bắt buộc là tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc và về tiềnlương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc

Về tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc: Để quản lý mức đóng, trước hết Nhà

nước phải xây dựng tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc phù hợp theo từng giaiđoạn, từng thời kỳ khác nhau

Trang 32

Thực tế ở nước ta, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc cũng có sự thay đổi quatừng thời kỳ.

- Giai đoạn trước năm 1994:

Chính phủ ban hành Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961 về điều lệtạm thời về BHXH có hiệu lực thi hành từ 01/01/1962 Theo quy định tại điều

lệ này, đối tượng tham gia mới chỉ là toàn thể CBNV nhà nước ở các cơ quan,

xí nghiệp, lâm trường, tỷ lệ đóng chỉ ở 4,7% tổng quỹ lương và lấy từ nguồnNSNN Nguồn quỹ này do 2 ngành quản lý lúc bấy giờ là Bộ nội vụ (1% vàTổng công đoàn Việt Nam (3.7%)

Qua các giai đoạn phát triển của đất nước, tỷ lệ đóng được điều chỉnhphù hợp với chính sách tiền lương và việc làm Giai đoạn 01/1962-09/1986, tỷ

lệ đóng BHXH bắt buộc là 4,7%; giai đoạn từ 10/1986 -01/1988, tỷ lệ là 6%;giai đoạn từ 03/1988-12/1994, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc là 15%

- Giai đoạn từ 01/1994 đến 12/2006:

Giai đoạn này Nhà nước đã thực hiện nhiều cải cách toàn diện về chínhsách BHXH Cụ thể, Chính phủ ban hành Nghị định số 66/CP ngày30/09/1993 và Nghị định số 43/CP ngày 22/06/1994, trong đó nêu rõ quỹBHXH được hình thành từ nguồn đóng góp của NLĐ, NSDLĐ Đối tượngtham gia BHXH bắt buộc cũng mở rộng nhiều ra các thành phần kinh tế ngoàinhà nước; tỷ lệ đóng góp giai đoạn này là 20%, trong đó NLĐ là 5%, NSDLĐ15% Sau đó, rất nhiều văn bản của Chính phủ được ban hành nhằm sửa đổi,

bổ sung các chính sách, chế độ BHXH

- Giai đoạn từ 01/01/2007

Luật BHXH được ban hành có hiệu lực, quy định cụ thể về tỷ lệ đónggóp của NSDLĐ, NLĐ và từng quỹ thành phần của quỹ BHXH Theo đó,mức đóng BHXH bắt buộc là 20% đến hết năm 2009, sau đó cứ 2 năm tănglên 2% và sau đó ổn định ở mức 26% từ năm 2014 trở đi; trong đó, NLĐ chỉphải đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, còn NSDLĐ ngoài 2 quỹ trên còn phải

Trang 33

đóng vào quỹ ốm đau thai sản và quỹ TLNĐ-BNN

Về tiền công, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc

Luật BHXH đã quy định rõ về tiền lương, tiền công đóng BHXH bắtbuộc tại điều 94, cụ thể:

- NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quyđịnh thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc,cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượtkhung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) Tiền lương này được tính trên cơ sởmức lương tối thiểu chung

- Đối với NLĐ đóng BHXH bắt buộc theo chế độ tiền lương doNSDLĐ quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc làmức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động

- NLĐ là người quản lý DN thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXHbắt buộc là mức tiền lương do Điều lệ của công ty quy định

- Trường hợp mức tiền lương, tiền công quy định trên cao hơn haimươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóngBHXH bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung

Tại Quyết định 1111/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam ngày25/10/2011, có hiệu lực từ 01/01/2012 có quy định thêm: Mức tiền lương, tiềncông đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mứclương tối thiểu chung hoặc mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng:

NLĐ đã qua học nghề (kể cả lao động do DN dạy nghề) thì tiền lương,tiền công đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tốithiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc độc hại thì cộng thêm 5%

Như vậy, mức đóng BHXH bắt buộc đã được quy định rõ ràng về tỷ lệđóng góp từng thời kỳ của NLĐ, NSDLĐ cũng như về tiền lương làm căn cứđóng BHXH Cơ quan BHXH cần căn cứ vào hồ sơ của đơn vị và người tham

Trang 34

gia lập lên để kiểm tra, xác định mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóngBHXH của từng lao động, và tính toán chính xác số tiền đơn vị phải đóng cho

cơ quan BHXH hàng tháng Đồng thời, cơ quan BHXH cần chủ động kiểmtra, đối chiếu quỹ lương tham gia BHXH bắt buộc và quỹ lương tại đơn vịcũng như việc thực hiện trích tiền đóng BHXH của NLĐ, để đảm bảo việcthực hiện các quy định này

Phương thức đóng BHXH bắt buộc

Tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm từng ngành nghề, các đơn vị thamgia BHXH có thể có phương thức đóng khác nhau:

Phương thức đóng hàng tháng: Hàng tháng, chậm nhất đến ngày cuối

cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương,tiền công tháng của những NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từtiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc của từng NLĐ theo mứcquy định để nộp cho cơ quan BHXH

Phương thức đóng hằng quý hoặc 6 tháng một lần: Đối với đơn vị là

DN thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiềnlương, tiền công cho NLĐ theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh có thể đóng hằngquý hoặc 6 tháng một lần trên cơ sở đăng ký phương thức đóng với cơ quanBHXH Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủtiền vào quỹ BHXH

Đóng theo địa bàn: Cơ quan, đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnhnào thì đăng ký tham gia đóng BHXH bắt buộc tại địa bàn tỉnh đó theo phâncấp của cơ quan BHXH tỉnh Chi nhánh của DN đóng BHXH bắt buộc tại địabàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh

Trên cơ sở những quy định đó, cơ quan BHXH phải thực hiện theo dõiquản lý quá trình thực hiện của đơn vị, đảm bảo thực hiện đúng; tránh trườnghợp nợ và nợ đọng kéo dài Đối với trường hợp chậm đóng, cần tính lãi phạt

Trang 35

chậm nộp, gửi thông báo đôn đốc đơn vị thường xuyên, lập biên bản đối chiếuthu nộp và căn cứ vào mức độ vi phạm để có hình thức xử lý thích hợp.

Thứ ba, xây dựng quy trình thu BHXH bắt buộc

Quy trình, hồ sơ là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý thuBHXH bắt buộc Quản lý quy trình thu bao gồm cả quản lý việc thực hiệnđúng quy định về trình tự hồ sơ thủ tục tham gia BHXH của NLĐ, ĐV SDLĐ

và cả quản lý cơ quan BHXH trong việc tiếp nhận, giải quyết, lưu trữ hồ sơ

Quy trình thu BHXH bắt buộc đã được quy định cụ thể trong Quyếtđịnh số 902/QĐ-BHXH ngày 26/06/2007 quy định về quản lý thu BHXH,BHYT bắt buộc, và hiện nay được thay thể bởi Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 về việc ban hành quy định quản lý thu BHXH,BHYT, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT Theo đó, khi đơn vị mới đi vào hoạtđộng, hoặc có sự biến động về lao động (bao gồm ký hợp đồng mới, chấmdứt hợp đồng, thay đổi tiền công, tiền lương, thay đổi chức danh công việc)thì trong vòng 30 ngày phải làm hồ sơ thủ tục để báo với cơ quan BHXH

Cơ quan BHXH sẽ căn cứ vào đó để giải quyết (điều chỉnh các thông tin trên

sổ BHXH, tính toán lại số tiền thu cho đơn vị ) Hồ sơ thủ tục cũng nhưquy trình luân chuyển hồ sơ, thời hạn giải quyết hồ sơ cũng được quy định

cụ thể, chi tiết đến từng bộ phận

Các loại hồ sơ, thủ tục trong hồ sơ thu BHXH bắt buộc cũng được phâncấp trách nhiệm rõ giữa các cấp Ví dụ, hồ sơ truy thu trong năm tài chính thìthuộc thẩm quyền giải quyết của huyện, nếu ngoài năm tài chính và sau01/01/2007 thì cấp tỉnh, trước đó thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXHViệt Nam

Yêu cầu về quản lý hồ sơ, quy trình yêu cầu cơ quan BHXH cần:

- Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra kiểm soát hồ sơ theo đúng quyđịnh: Khi đơn vị hoặc NLĐ thực hiện các giao dịch phát sinh (tăng giảm lao

Trang 36

động, mức đóng ), người tiếp nhận hồ sơ cần kiểm tra tính đầy đủ, chính xác

về các loại hồ sơ giấy tờ cũng như các nội dung thông tin Sau khi giải quyết

hồ sơ, thực hiện lưu trữ và trả hồ sơ cho đơn vị theo đúng quy định

- Giải quyết công việc nghiệp vụ phát sinh chính xác, đúng quy trình vềviệc luân chuyển hồ sơ giữa các bộ phận nghiệp vụ, giữa BHXH huyện vàBHXH tỉnh, BHXH Việt Nam và đảm bảo về thời hạn giải quyết hồ sơ

* Lập và giao kế hoạch thu BHXH bắt buộc

- BHXH huyện: Căn cứ tình hình thực hiện năm trước và khả năng mởrộng trong năm tới lập 02 bản "Kế hoạch thu BHXH bắt buộc" năm sau, gửi

01 bản đến BHXH tỉnh trước ngày 05/11 hàng năm

- BHXH tỉnh: Lập 02 bản "Kế hoạch thu BHXH bắt buộc" năm sau(Mẫu số 13-TBH), gửi BHXH Việt Nam 01 bản trước ngày 15/11 hàng năm

1.3.3 Quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

- BHXH tỉnh và BHXH huyện không được sử dụng tiền thu BHXH bắtbuộc vào bất cứ mục đích gì (trường hợp đặc biệt phải được Tổng Giám đốcBHXH Việt Nam chấp thuận bằng văn bản)

- Hàng quý, BHXH tỉnh (Phòng Kế hoạch-Tài chính) và BHXH huyệngửi thông báo quyết toán cho phòng Thu hoặc bộ phận Thu;

- BHXH Việt Nam thẩm định số thu BHXH bắt buộc theo 6 tháng hoặchàng năm đối với BHXH tỉnh

* Phân cấp quản lý thu BHXH bắt buộc

- BHXH Việt Nam (Ban Thu BHXH) chịu trách nhiệm tổng hợp, phânloại đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức, quản

lý thu BHXH bắt buộc; Kiểm tra, đối chiếu tình hình thu nộp BHXH bắtbuộc, cấp sổ BHXH và thẩm định số thu BHXH bắt buộc

- BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH tỉnh).+ BHXH tỉnh (phòng Thu BHXH) trực tiếp thu: Các đơn vị do Trungương quản lý đóng trụ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố; Các đơn vị trên địa bàn

Trang 37

do tỉnh quản lý; Các DN có vốn ĐTNN, tổ chức quốc tế; Lao động hợp đồngthuộc DN lực lượng vũ trang; Các đơn vị đưa lao động Việt Nam đi làm việc

có thời hạn ở nước ngoài; Những đơn vị BHXH huyện không đủ điều kiện thuthì BHXH tỉnh trực tiếp tổ chức thu

+ Phòng Thu BHXH có trách nhiệm: Tổ chức, hướng dẫn thu BHXHbắt buộc; Định kỳ quý, năm thẩm định số thu BHXH bắt buộc đối với BHXHhuyện; Phối hợp với phòng Kế hoạch Tài chính lập và giao kế hoạch, quản lýtiền thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh quản lý

- BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là BHXHhuyện) trực tiếp thu BHXH bắt buộc: Các đơn vị trên địa bàn do huyện quảnlý; Các đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiệm vụ thu; Hướng dẫn, tổ chứcthực hiện quản lý thu, nộp BHXH bắt buộc;

* Quản lý tiền thu BHXH bắt buộc

Quản lý tiền thu bao gồm quản lý số tiền phải thu BHXH bắt buộc, sốtiền thực tế đã thu được của từng đơn vị tham gia BHXH bắt buộc

Trên cơ sở tỷ lệ thu BHXH bắt buộc ở từng thời kỳ, quỹ lương tham giacũng như tiến độ thực hiện trích nộp BHXH bắt buộc của đơn vị, cơ quanBHXH tính toán chính xác số tiền phải nộp BHXH bắt buộc, số tiền phải nộpphạt chậm đóng của từng đơn vị Đồng thời, hàng tháng thực hiện thông báokết quả đóng BHXH cho từng đơn vị và yêu cầu các đơn vị chuyển nộp tiềnphải thu BHXH bắt buộc kịp thời

Tiền thu BHXH bắt buộc được để lại tại đơn vị hàng tháng bằng 2%quỹ lương của đơn vị để kịp thời chi trả cho NLĐ khi bị ốm đau, thai sản vàhàng quý thực hiện quyết toán với cơ quan BHXH, phần còn lại nộp về cơquan BHXH Từ 01/01/2012, tiền thu BHXH bắt buộc từ đơn vị không thutrực tiếp tiền mặt tại cơ quan BHXH mà nộp trực tiếp hoặc chuyển khoảnvào tài khoản chuyên thu BHXH của cơ quan BHXH, trường hợp cá biệt

Trang 38

phải thu bằng tiền mặt thì cơ quan BHXH phải nộp tiền vào ngân hàng ngaytrong ngày.

Tiền thu BHXH bắt buộc được chuyển tập trung về quỹ BHXH đểBHXH Việt Nam quản lý sử dụng theo quy định, BHXH cấp tỉnh, huyệnkhông được sử dụng tiền thu vào bất cứ việc gì (Trường hợp đặc biệt phảiđược Tổng giám đốc BHXH Việt Nam chấp thuận bằng văn bản) BHXHhuyện, thành phố có trách nhiệm thu đầy đủ, đảm bảo an toàn và chuyển nộp

về BHXH Việt Nam kịp thời

Hàng quý, BHXH tỉnh thẩm định số thu của các huyện; BHXH Việt Namthẩm định theo định kỳ 6 tháng hoặc một năm đối với BHXH tỉnh, thành phố

- Chậm nhất vào ngày cuối tháng, cơ quan, đơn vị quản lý đối tượngphải nộp đủ số tiền đã được xác định vào tài khoản chuyên thu của cơ quanBHXH nơi đăng ký tham gia BHXH bắt buộc Nếu chậm nộp từ 30 ngày trởlên so với kỳ hạn phải nộp thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật

xử phạt hành chính về BHXH, cơ quan, đơn vị còn phải nộp tiền lãi theo mứclãi suất tiền vay quá hạn do ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thờiđiểm truy nộp

- BHXH huyện chuyển tiền thu BHXH bắt buộc về tài khoản chuyênthu của BHXH tỉnh vào ngày 10 và ngày 25 hàng tháng Riêng tháng cuốinăm chuyển toàn bộ số tiền thu BHXH bắt buộc của huyện về BHXH tỉnhtrước 24 giờ ngày 31/12

- Hàng tháng BHXH tỉnh chuyển tiền thu BHXH bắt buộc về tài khoảnchuyên thu của BHXH Việt Nam vào các ngày 10, 20 và ngày cuối tháng.Nếu số dư trên tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh quá 5 tỷ đồng, thìBHXH tỉnh phải chuyển bổ sung ngay về BHXH Việt Nam Riêng tháng cuốinăm chuyển hết số tiền thu BHXH bắt buộc về BHXH Việt Nam trước 24 giờngày 31/12

Trang 39

1.3.4 Kiểm tra, thanh tra, kiểm soát thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát thu là một trong những nội dungquan trọng của quản lý thu BHXH bắt buộc, vì nó bảo đảm cho việc thuBHXH bắt buộc được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đồng thờibảo đảm cho việc sử dụng nguồn thu đúng mục tiêu đề ra

Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát thu BHXH bắt buộc được thựchiện bởi chính cơ quan BHXH, đồng thời có sự phối hợp của nhiều cơ quan,ban, ngành khác Trong đó, chịu trách nhiệm chính là thủ trưởng của các đơn

vị Quá trình thực hiện thu BHXH bắt buộc, thủ trưởng của các đơn vị phảithường xuyên tự kiểm tra, đối chiếu với chế độ, chính sách về quản lý thu,bảo đảm thu đúng, thu đủ đúng với chính sách và chế độ quy định Cơ quanbảo hiểm cấp trên và các cơ quan liên ngành có trách nhiệm tổ chức thực hiệnchế độ kiểm tra thường xuyên, định kỳ và không định kỳ đối với các đơn vị,

cá nhân có nghĩa vụ thu, nộp và sử dụng BHXH bắt buộc

Khi ý thức và trình độ tự giác chấp hành nộp BHXH bắt buộc của NLĐchưa cao, khi mà họ chưa nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ tham giaBHXH bắt buộc thì khi đó vai trò kiểm tra, thanh tra, kiểm soát thu BHXHbắt buộc còn đóng vai trò quan trọng trong cơ chế thu BHXH bắt buộc Cóthể nói rằng còn có chính sách thu BHXH bắt buộc thì còn phải chú ý, đề cao

và thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm soát thu BHXH bắt buộc

1.4 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Yêu cầu của quản lý thu là đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời: Thuđúng là đúng đối tượng, đúng mức đóng (của NLĐ, của NSDLĐ), không đểthất thoát nguồn thu, đúng về quy trình thủ tục Thu đủ là tính toán đảm bảo thuđầy đủ số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, thu kip thời là thu đúng tiến độ theophương thức đóng BHXH của đơn vị, tránh nợ, nợ đọng BHXH bắt buộc

Trang 40

Để đánh giá công tác quản lý thu, sử dụng phương pháp đánh giá theokết quả Một đơn vị thực hiện quản lý thu tốt sẽ có kết quả về tổng tiền thucao, tỷ lệ nợ thấp, vi phạm quy trình quy định ít.

Trên cơ sở đó, những chi tiêu cơ bản được sử dụng để đánh giá là:

1.4.1 Tỷ lệ nợ đọng bảo hiểm xã hội bắt buộc

- Khái niệm: Tỷ lệ nợ đóng BHXH bắt buộc là tỷ lệ phần trăm tổng số

tiền BHXH nợ đóng so với tổng số tiền BHXH bắt buộc phải thu

Cách tính:

- Tử số là tổng số tiền BHXH nợ đóng bắt buộc;

- Mẫu số là tổng số tiền BHXH bắt buộc phải thu trong kỳ bằng tổng sốtiền BHXH bắt buộc nợ đóng kỳ trước chuyển sang cộng tổng số tiền BHXHbắt buộc phải thu phát sinh trong kỳ

Tỷ lệ nợ đóng

Tổng số tiền nợ đóng BHXHTổng số tiền BHXH phải thu trong kỳ x 100Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp mức độ thu kịp thời, hoàn thành côngtác thu BHXH bắt buộc của bộ phận thu BHXH Tỷ lệ này càng nhỏ phản ánh

số nợ đóng BHXH bắt buộc so với tổng số phải thu BHXH bắt buộc càngthấp, ngược lại khi tỷ lệ này càng cao phản ánh quy mô nợ lớn, phạm vi nợđóng BHXH bắt buộc diễn ra phổ biến Đây là chỉ tiêu tổng hợp vừa đánh giáquy mô nợ và phạm vị nợ BHXH bắt buộc

1.4.2 Tỷ lệ số đơn vị nợ/ số đơn vị tham gia

- Khái niệm: Tỷ lệ đơn vị nợ đóng BHXH bắt buộc là tỷ lệ phần trămtổng số đơn vị BHXH bắt buộc nợ đóng so với tổng số đơn vị tham gia BHXH

Ngày đăng: 24/01/2016, 10:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. BHXH Việt Nam (2011), Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý thu BHXH, BHYT;quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày25/10/2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành Quyđịnh quản lý thu BHXH, BHYT;quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT
Tác giả: BHXH Việt Nam
Năm: 2011
3. BHXH Nghệ An (2012), Quyết định số 553/QĐ-BHXH ngày 22 tháng 10 năm 2012 về việc ban hành Quy định về hồ sơ, quy trình tiếp nhận, luân chuyển và thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính về BHXH,BHYT, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 553/QĐ-BHXH ngày 22 tháng10 năm 2012 về việc ban hành Quy định về hồ sơ, quy trình tiếp nhận,luân chuyển và thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính vềBHXH,BHYT
Tác giả: BHXH Nghệ An
Năm: 2012
4. BHXH Nghệ An, Báo cáo tổng kết năm 2010,2011,2012, 2013,2014, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết năm 2010,2011,2012, 2013,2014
5. BHXH - Liên đoàn lao động - Sở lao động TBXH tỉnh Nghệ An (2013), Chương trình phối hợp công tác năm 2013 giữa BHXH-Liên đoàn lao động và Sở lao động thương binh & xã hội tỉnh Nghệ An, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình phối hợp công tác năm 2013 giữa BHXH-Liênđoàn lao động và Sở lao động thương binh & xã hội tỉnh Nghệ An
Tác giả: BHXH - Liên đoàn lao động - Sở lao động TBXH tỉnh Nghệ An
Năm: 2013
6. BHXH - Liên đoàn lao động - Sở lao động TBXH tỉnh Nghệ An (2014), Chương trình phối hợp công tác năm 2014 giữa Sở Lao động thương binh xã hội-BHXH-Liên đoàn lao động tỉnh Nghệ An, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình phối hợp công tác năm 2014 giữa Sở Lao độngthương binh xã hội-BHXH-Liên đoàn lao động tỉnh Nghệ An
Tác giả: BHXH - Liên đoàn lao động - Sở lao động TBXH tỉnh Nghệ An
Năm: 2014
7. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2012), Nghị quyết số 21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH,BHYT giai đoạn 2012-2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghịquyết số 21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với côngtác BHXH,BHYT giai đoạn 2012-2020
Tác giả: Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
Năm: 2012
8. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2013), Nghị quyết số 26-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghịquyết số 26-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ Anđến năm 2020
Tác giả: Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
Năm: 2013
9. Nguyễn Văn Định (Chủ biên), Giáo trình Bảo hiểm, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Bảo hiểm
Nhà XB: NXB Đại họcKinh tế quốc dân
11. Phạm Trường Giang (2006), Bàn về một số nhân tố tác động đến thu BHXH ở Việt Nam, Tạp chí BHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về một số nhân tố tác động đến thuBHXH ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Trường Giang
Năm: 2006
12. Nguyễn Văn Châu (1996), Thực trạng quản lý thu BHXH hiện nay và các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thu, Luận văn tiến sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng quản lý thu BHXH hiện nay vàcác biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thu
Tác giả: Nguyễn Văn Châu
Năm: 1996
13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật BHXH số 71/2006/QH11, NXB Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: LuậtBHXH số 71/2006/QH11
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 2006
14. Đỗ Văn Sinh (2005), Hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam
Tác giả: Đỗ Văn Sinh
Năm: 2005
15. Nguyễn Văn Tám (2010), Hoàn thiện quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện quản lý thu BHXH trên địabàn tỉnh Thanh Hóa
Tác giả: Nguyễn Văn Tám
Năm: 2010
16. Phạm Đỗ Nhật Tân (Chủ biên) (2008), Giáo trình chuyên đề chuyên sâu quản lý thu BHXH ở Việt Nam, NXB Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chuyên đề chuyênsâu quản lý thu BHXH ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Đỗ Nhật Tân (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 2008
17. Dương Xuân Thiệu và Nguyễn Văn Gia, Giáo trình Quản trị BHXH (2009), NXB Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị BHXH(2009)
Tác giả: Dương Xuân Thiệu và Nguyễn Văn Gia, Giáo trình Quản trị BHXH
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 2009
18. Trần Quốc Túy, Hoàn thiện quản lý thu BHXH khu vực ngoài quốc doanh ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện quản lý thu BHXH khu vực ngoài quốcdoanh ở Việt Nam
19. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 1215/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1215/QĐ-TTg phê duyệtChiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2020
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2013
20. Tỉnh ủy Nghệ An (2013), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020", Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020
Tác giả: Tỉnh ủy Nghệ An
Năm: 2013
21. UBND tỉnh Nghệ An (2010), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 tỉnh Nghệ An, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5năm 2011-2015 tỉnh Nghệ An
Tác giả: UBND tỉnh Nghệ An
Năm: 2010
23. UBND tỉnh Nghệ An (2013), Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 22-CTr/TU của Tỉnh ủy Nghệ An về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chính sách BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020", Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng đối với chính sách BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020
Tác giả: UBND tỉnh Nghệ An
Năm: 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w